Thảo luận:Nguyễn Nhạc
Bài viết này đã từng là ứng cử viên cho bài viết chọn lọc. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Gốc họ Hồ
sửaBa anh em Tây Sơn gốc họ Hồ, tôi thấy trong bài có nêu rõ tổ tiên họ Hồ, nhưng mà bản thân ba anh em, Nguyễn Huệ là Hồ Thơm còn Nhạc và Lữ thì tìm không ra, bác nào có nguồn hàm lâm thì dẫn giúp tôi với, tôi thấy bên wiki tiếng Anh viết là Hồ Nhạc.
Tên chữ Hán
sửaNhà Tây Sơn là các người nông dân mà một số rất lớn không có khả năng đi học, do đó ông Nguyễn Nhạc có thể có tên chữ Hán không? Mekong Bluesman 17:45, 6 tháng 9 2006 (UTC)
- Ít nhất thì có tên bằng chữ Nôm, vì vào thời Tây Sơn tất cả tài liệu được quy định viết bằng chữ Nôm. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:54, 6 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi đồng ý. Có một thành viên vô danh tiếp tục cho các tên chữ Hán vào các bài viết về nhân vật, đa số trường hợp không làm cho tôi có câu hỏi - ngay cả với Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm - nhưng trong trường hợp của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ thì tôi có câu hỏi. Mekong Bluesman 19:14, 6 tháng 9 2006 (UTC)
- Các bạn có thấy trong Việt Nam sử lược, tác giả Trần Trọng Kim viết cả tên chữ Hán của Đinh Hạng Lang, thái tử bị giết khi mới khoảng 5 tuổi, có lẽ còn chưa học chữ không? Hạng Lang cũng như các nông dân Tây Sơn, không biết chữ và không biết tên mình viết thế nào bằng chữ Hán. Nhưng tác giả viết để làm gì? Để dành cho người đọc. Tên nhân vật lịch sử là do sử cũ chép lại, tên Nguyễn Nhạc là do sử Lê mạt, Tây Sơn và Nhà Nguyễn chép ra cái chữ Hán Việt mà người Việt Nam ta gọi là "Nhạc". Các chữ "Nhạc" có thể khác nhau (tôi không rành chữ Hán) do thái độ của người viết muốn hạ thấp hay đề cao (như chữ "Việt": người Hoa cai trị nên dùng một bộ chữ, mang nghĩa "bèn" không đề cao, người Việt tự dùng bộ khác, mang nghĩa "vượt" để tự đề cao), nhưng nói chung đều đọc là "Nhạc". Tôi rất hoan nghênh bạn thành viên đã hỗ trợ phần viết chữ Hán cho bài viết được hoàn chỉnh.--Trungda 02:58, 14 tháng 11 2006 (UTC)
Thể loại
sửaVì ông này "Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu" nên xếp ông vào thể loại:Thương nhân Việt Nam chăng Lưu Ly (thảo luận) 06:13, ngày 15 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Bà nào?
sửaIP 118... đang đòi chú thích là bà nào trong các bà vợ Nguyễn Huệ bị ông anh Nhạc hiếp. Đó chính là điều các sử gia ngày nay nghi ngờ về cách viết của sử gia nhà Nguyễn (viết lố, cố bôi nhọ Thái Đức) nên họ gạt bỏ đây là nguyên nhân mâu thuẫn chính dẫn đến anh em đánh nhau. Không bao giờ có chú thích chỉ ra tên bà nào đâu, đừng đòi chú thích nữa.--Trungda (thảo luận) 18:01, ngày 28 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Bạn có thể nói, viết rõ lại đây đoạn nào trong "Lịch sử nội chiến" của Tạ Chí Đại Trường viết về việc này và nguyên văn ntn được k? 118.71.182.182 (thảo luận) 02:54, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Sách của ông Trường cũng ko nêu tên bà nào bị ông anh chồng "xơi" đâu.--Trungda (thảo luận) 11:27, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi đã bổ sung với vài quyển sử trong tay.--Trungda (thảo luận) 11:54, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Tuổi
sửaÔng này sinh năm nào, tuổi con gì? 118.71.182.182 (thảo luận) 03:11, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Bạn tìm được nguồn tốt thì hãy bổ sung.--Trungda (thảo luận) 04:14, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Theo Việt Nam Sử lược ông này là dòng dõi nhà Hồ và cha là Hồ Phi Phúc. Sau muốn nổi dậy mới lấy họ mẹ là Nguyễn. Sao lại để tên cha là Nguyễn được. Llevanloc (thảo luận) 22:36, ngày 20 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Xóa đoạn không nguồn
sửaĐoạn nói Nhạc tự xin nhường ngôi chỉ là thông tin 1 chiều từ Huệ; nên ghi rõ là “theo tờ chiếu lên ngôi” chứ không nên khẳng định. nhất là có bằng chứng cho thấy Nguyễn Nhạc vẫn sử dụng niên hiệu Thái Đức sau năm 1788.
Tôi xóa hai đoạn không hề dẫn nguồn trong bài viết. Nội dung chủ quan, một chiều, non wiki. Thí dụ:
Hành động đó của Nguyễn Nhạc rất đúng đắn và nếu như vua em không sớm ra đi để hoàn thành việc tiêu diệt Nguyễn Ánh, thống nhất giang sơn, xây dựng Việt Nam hùng mạnh, người đời sau sẽ còn ca ngợi đức độ của ông. => viết sử thi à?