Thảo luận:Người Êđê
Chuyển từ bài sang
sửa- Y Bhăm Ênuôl (1923-1975):
BAJARAKA là chữ viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar (người Ba Na), Djarai (người Gia Rai), Rhadé (người Ê Đê) và Kaho (người Cờ Ho); Bham Enuol sinh năm 1923, dân tộc Ê-đê, sinh trưởng tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Năm 1958, Y Bham Enuol cùng một số trí thức người Thượng, thành lập tổ chức BAJARAKA [1]. Tháng 5 năm 1958, Y Bham Ênuôl cùng 16 đại diện sắc tộc khác ký vào 2 kháng thư gởi đến tòa Đại sứ Pháp, tòa Đại sứ Hoa Kỳ, các tòa đại sứ khác tại Sài Gòn và Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt đối xử của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với các sắc tộc thiểu số; kể lại những đóng góp của các dân tộc miền núi trong việc chống lại quân phiệt Nhật, Việt Minh và Việt Cộng; yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng có một "lãnh thổ biệt lập" ("un territoire à part", nguyên văn) [2]. Tháng 9 năm 1958, sau khi BAJARAKA tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Y Bham Enuol bị bắt cùng với những lãnh tụ của phong trào BAJARAKA. Năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, Y Bham Enuol được thả [3] và được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc. Tháng 3 năm 1964, Y Bham Enuol tham gia sáng lập và trở thành chủ tịch Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên[4].Năm 1964, Y Bham Enuol tham gia sáng lập và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Trung ương tổ chức FULRO [5]. Do chủ trương ôn hòa, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn Kinh-Thượng theo phương thức hòa bình, ngày 30 tháng 12 năm 1968, Les Kosem bắt Y Bham Enuol đưa về Phnom Penh giam lỏng. Năm 1975, khi Khmer đỏ tiến chiếm Phnom Penh, Y Bham Ênuôl cùng gia đình chạy vào tòa đại sứ Pháp tị nạn. Bất chấp quy chế ngoại giao, quân Khmer đỏ tràn vào tòa đại sứ bắt tất cả những ai không phải là người Pháp, toàn thể gia đình ông Y Bham Enuol bị quân Khmer đỏ hành quyết trong sân tòa đại sứ.
- Y Moan Ênuôl (1957-2010):
Moan tên đầy đủ là Y Moan Ênuôl, tên thật là Y Bliêo Ênuôl, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1957 tại buôn M’Ðrắk (nay là huyện M’Đrắk, Đắk Lắk) trong một gia đình dân tộc Ê Đê nghèo có 7 anh em, sau chuyển về sinh sống tại buôn Dhă, xã Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Ông thành công với các nhạc sỹ sáng tác phong cách Tây Nguyên như: Trần Tiến, Nguyễn Cường, Y Phôn Ksơr, Mạnh Trí, Linh Nga, Đức Hùng, Quang Dũng, Vũ Lân, Sĩ Hùng... Những ca khúc của Nguyễn Cường được Y Moan biểu diễn rất thành công như "Ơi M’Ðrắk", "Ly cà phê Ban Mê", "Anh muốn sống bên em trọn đời",...Y Moan đã từng biểu diễn ở nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Pháp, v.v...Năm 1997, Y Moan được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú; Ngày 4 tháng 8 năm 2010, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vì những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc.Ông qua đời lúc 15 giờ 25 ngày 1 tháng 10 năm 2010 tại Buôn Ma Thuột sau một chống chọi với căn bệnh ung thư dạ dày, hưởng dương 54 tuổi.
Vui lòng hạn chế chép từ nguồn ngoài vào Wikipedia mà không biên tập. A l p h a m a Talk - Bot - Page 09:02, ngày 3 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Đọc dân tộc ê đê t mắc cười vl ChinQuoc (thảo luận) 16:19, ngày 13 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Tôn giáo
sửaNhắc tin lành hơi bị nhiều nhưng lại phân biệt công giáo, điều này có thể dẫn đến xóa bài, vì súc phạm tôn giáo khác. ChinQuoc (thảo luận) 05:00, ngày 31 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Nguồn
sửaDẫn nguồn ko rõ ràng điều này có thể bị xóa bài vì nghi ngờ. ChinQuoc (thảo luận) 05:02, ngày 31 tháng 3 năm 2020 (UTC)