Thảo luận:Máy bay tiêm kích/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Tên gọi máy bay
Lưu 1 Lưu 2

Tên, khái niệm

16:00, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)113.173.205.6 (thảo luận) Tôi thấy cần phải đổi lại tên của bài và một số khái niệm. Trong cách hiểu của người Việt dân sự bình thường và các quân nhân chuyên ngành thì "máy bay chiến đấu" là máy bay để chiến đấu nói chung nó phải bao gồm cả máy bay để không chiến (chiến đấu trên không) (là đối tượng bài này đang viết) và cả "máy bay ném bom" (oanh tạc cơ) lẫn "máy bay tấn công mặt đất" (cường kích) là các loại cũng là máy bay chiến đấu nhưng không phải là để không chiến với máy bay địch. Ở đây bạn viết bài dịch tương đương fighter aircraftmáy bay chiến đấu tôi thấy chưa ổn: Ném bom không phải là chiến đấu sao?. Thậm chí máy bay trực thăng vũ trang cũng vẫn được gọi là máy bay chiến đấu (ở đây "fighter" không thể dịch tương đương được với "chiến đấu" trong tiếng Việt). Mà ta nên dịch theo đúng tên chuẩn chuyên ngành là "máy bay tiêm kích"

Theo tôi hiểu máy bay chiến đấu gồm ba loại chính như sau:

  • Tiêm kích: (Tiếng Anh là fighter tất cả các máy bay tiêm kích Mỹ đều có chữ F- fighter đứng đằng trước, tiếng Nga là истребитель) để chiến đấu không chiến chống máy bay địch. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật quân sự trong không quân nên trong loại tiêm kích này lại có sự biến đổi phân ra các loại loại sau:
  • tiêm kích mặt trận đây là loại tiêm kích cổ điển của thế chiến 1 và 2 chức năng là để đánh nhau với máy bay địch trên vùng trời chiến trường, hoặc gần chiến trường, để giành quyền làm chủ trên không. Đây là các máy bay tiêm kích tầm ngắn đánh nhau trong các trận không chiến tầm gần mặt giáp mặt với máy bay địch. Điển hình của loại này là các loại YAK-3,9, MiG-15,17,21 (Liên Xô); Messerschmitt 109 (Đức); Spitfire (Anh); Mustang (Mỹ)
  • Tiêm kích đánh chặn (Tiếng Anh: Interceptor. Tiếng Nga перехватчик) là do sự phát triển của bom hạt nhân và vũ khí tên lửa nên sinh ra loại tiêm kích này để đáp ứng yêu cầu không cho địch mang vũ khí huỷ diệt hàng loạt đến khu vực bảo vệ, là các máy bay tầm xa trang bị tên lửa để đánh chặn máy bay và tên lửa của địch từ rất xa khu vực chiến trường. Máy bay loại này phải đảm bảo ngăn chặn máy bay và tên lửa của địch từ rất xa vì vậy các cuộc đánh nhau thường là phóng tên lửa từ xa chứ không phải là không chiến giáp mặt trong các trận đánh nhào lộn quần đảo trên trời. Điển hình các máy bay chuyên dụng loại này là MIG23, MIG25 của Liên Xô, F15 của Mỹ...
  • Tiêm kích-ném bom: Vừa có thể không chiến là nhiệm vụ của tiêm kích, vừa có thể mang bom làm nhiệm vụ của máy bay tấn công đây là xu hướng từ sau thế chiến 2 khởi đầu bằng không quân Hoa Kỳ nên thường tất cả các loại máy bay F (fighter) của Hoa Kỳ sau thế chiến 2 đều là loại lưỡng dụng tiêm kích-ném bom này (F-16). Sau này Liên Xô và Nga và các nước khác cũng phát triển theo hướng đó và có các loại tương ứng điển hình là MIG29 và các đời máy bay SU của Nga.
  • Máy bay ném bom: Là loại máy bay chiến đấu để tiêu diệt các mục tiêu lớn trên mặt đất, mặt nước. Máy bay ném bom thả bom theo toạ độ, hoặc phóng tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu lớn như thành phố khu căn cứ quân sự...Điển hình là các máy bay ném bom TU của Liên Xô B-29, B-52... của Hoa Kỳ. Máy bay ném bom của Mỹ có chữ B đằng trước nghĩa là Bomber.
  • Máy bay tấn công mặt đất: Là các máy bay để tiêu diệt các mục tiêu di động và nhỏ trên mặt đất mặt nước, để yểm trợ cho bộ binh và tấn công truy đuổi độc lập loại này không ném bom theo toạ độ mà ngắm bắn, ngắm thả bom chính xác vào các mục tiêu nhỏ, di động như xe tăng, xe ô tô, lô cốt, chiến hào, ụ pháo... Điển hình của các loại này là các máy bay tấn công IL-2 của Liên Xô; A4, A6, A10...của Mỹ, Tất cả các máy bay tấn công của Mỹ đều có chữ A đứng trước nghĩa là Attacker--Tô Linh Giang 17:01, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tiêm kích 殲擊 nghĩa là đánh giết, còn chiến đấu 戰鬥 là đánh nhau. Bên Wiki Trung văn họ gọi "fighter aircraft" là chiến đấu cơ, còn tiêm kích cơ thì chuyển hướng về "chiến đấu cơ". Xin cho biết tài liệu chuyên ngành nào trong tiếng Việt có định nghĩa "máy bay tiêm kích" và "máy bay chiến đấu", và "máy bay chiến đấu" theo tài liệu đó có tương đương tiếng nước ngoài là gì? Tôi thì nghĩ tiêm kích và chiến đấu là một. Nguyễn Thanh Quang 09:33, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ điển Bách khoa quân sự VN, 2004, ghi "máy bay chiến đấu" diệt mục tiêu trên không, dưới đất, biển và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khác; được chia ra: "máy bay tiêm kích", tiêm kích - bom, cường kích, ném bom, chống ngầm (ngầm=tàu ngầm), trinh sát. Máy bay chiến đấu thuộc nhóm máy bay quân sự.--Nguyễn Việt Long 11:56, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK, vậy "máy bay chiến đấu" các nước tiên phong (Mỹ, Nga) gọi là gì? Nếu fighter aircraft là "máy bay tiêm kích" thì "máy bay chiến đấu" là combat aircraft? Và military aircraft > combat aircraft > fighter aircraft theo hệ Mỹ? Nguyễn Thanh Quang 05:23, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Rõ ràng theo logic thì phải như vậy rồi nhưng không biết theo lối suy nghĩ người Mỹ người ta có phân rạch ròi theo kiểu như vậy không?.--Tô Linh Giang 09:39, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bên Wiki tiếng Anh họ chuyển hướng "combat aircraft" về "military aircraft", Wiki tiếng Pháp thì để riêng hai khái niệm này, Wiki tiếng Trung thì chuyển hướng "tiêm kích cơ" về "chiến đấu cơ", không biết các Wiki khác thế nào? Nguyễn Thanh Quang 11:42, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Định nghĩa theo BK quân sự Nga

Tôi không có tài liệu của Mỹ nhưng xin đưa định nghĩa về máy bay chiến đấu trong từ điển Bách khoa quân sự của Liên Xô năm 1986 của nhà xuất bản quân sự CCCP (Военный энциклопедический словарь - Воеиздат-1986). Trong mục máy bay chiến đấu (Боевые сомалёты) -- máy bay chiến đấu: Là máy bay quân sự dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất (trên biển) và để thi hành những nhiệm vụ chiến đấu khác. Các loại máy bay chiến đấu bao gồm: Máy bay tiêm kích, máy bay tiêm kích mang bom, máy bay tiêm kích đánh chặn, máy bay ném bom, máy bay chống ngầm (xem thiết bị bay chống ngầm), máy bay tấn công mặt đất, máy bay trinh sát (xem thiết bị bay trinh sát).

Nguyên văn tiếng Nga là như sau: (Tôi gõ tiếng Nga không thạo mò mẫm chậm quá).

Боевые сомалёты: Воен. сомалёты, предназнад. для поражения возд., назем., (мор.) целей и вылполнения др. боевых задач. К Б. c. относятся: Истребители, истребители-бомбадировщикики, Истребители-перехватчики, бомбадировщикики, противолод. сомалёты (см. противолодочные летательные аппараты), штурмовики, разведчики (см. разведывательные летательные аппараты).

Như vậy định nghĩa này gần như trùng khớp với định nghĩa trong từ điển quân sự Việt nam mà bạn Thành viên:Nguyễn Việt Long tìm thấy. Và khá sát với sự phân loại máy bay chiến đấu của bài viết (còn thiếu máy bay chống ngầm và máy bay trinh sát).

Nhưng tôi thấy sự phân loại của tôi ban đầu nếu so với từ điển quân sự Việt nam vẫn có sự khác biệt: Tôi cho rằng Máy bay cường kích là máy bay ném bom (бомбадировщики ví dụ B52), còn theo như bạn Nguyễn Việt Long đưa ra như trên thì cường kích lại là máy bay tấn công (штурмовики).--Tô Linh Giang 15:53, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên gọi máy bay

không có khái niệm "máy bay tấn công" trong tiếng Việt. Sơ bộ tên gọi như sau;

  • Máy bay cường kích (VIệt) = attack aircraft/plane, ground support aircraft/plane (Anh)= avion d'assaut (Pháp)= штурмовик (Nga) = cường/công kích cơ (Hán)
  • Máy bay tiêm kích, máy bay khu trục (tên cũ)=fighter aircraft/plane=avion de chasse, chasseur = истребитель= tiêm kích cơ, chiến đấu cơ, khu trục cơ (tên cũ)
  • Máy bay đánh chặn = interceptor (plane) = avion d'interception, intercepteur = перехватчик = tiệt kích cơ
  • Máy bay ném bom, xưa gọi là máy bay phóng pháo = bomber, bombing airplane = avion de bombardement, bombardier = бомбадировщик = oanh tạc cơ

--Nguyễn Việt Long 17:41, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Attack aircraft còn gọi là ground attack aicraft = avion d'attaque au sol/ avion d'assaut. Nguyễn Thanh Quang 00:19, ngày 7 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thảo luận của Huy Phúc

Huy Phúc.

Chào các bạn.

Tôi đang tìm hiểu về wikipedia. Tôi có một số ý kiến về máy bay. [[MiG-17]]. Hê, Mình định cãi lại một ai đó phân loại máy bay rất...rất chi là "chủ quan". Nhưng đến nay đọc lại thì tự nhiên thấy bài đó đâu rồi ấy.

Theo tôi, rõ ràng Việt Nam không phải là một nước chủ động sản xuất máy bay. Do đó, tiếng Việt cũng khó có thẻ có một định nghĩa thống nhất về các loại máy bay. Chúng ta thường định nghĩa theo các nước cung cấp máy bay cho ta. Tuy nhiên, điều đó chỉ gây khó hiểu bề ngoài, còn nếu nhìn rõ bản chất nghĩa từ, thì việc phân loại máy bay chiến đấu không khó, tương đối thống nhất trên thế giới. Những nước lớn về kỹ thuật quân sự, hiện nay là Nga và Mỹ đều có học thuyết quân sự riêng của họ, qua đó, họ thiết kế các loại máy bay và cơ cấu số lượng sản xuất, trang bị, xuất khẩu.... theo học thuyết quân sự của họ. Phần lớn thế giới theo hai nước này. Ngoài ra, những định nghĩa cơ bản về máy bay cũng như một số vũ khí khác, được các quân đội bậc thầy trong quá khứ tham gia xây dựng. Tất nhiên, ở đây tôi chỉ nói chuyện thuần khoa học quân sự, bao gồm cả khoa học kỹ thuật-kinh tế ở hậu phương và chiến lược chiến thuật ngoài tiền tuyến, nhưng không gồm phạm vi đạo đức, hay có gồm đạo đức nhưng không vì lý do "thiên hướng" nào. Mong các bạn thông cảm. Các quân đội bậc thầy đóng góp vào việc định nghĩa máy bay, có thể kể đến Đức Quốc Xã và Hồng Quân Liên Xô trong thế chiến II. Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta tự hào có một cuộc chiến tranh dũng cảm kiên cường, rất vĩ đại. Và do đó, theo tôi, đã nói chuyện tiếng Việt về máy bay không nên bỏ qua những máy bay đã chiến đấu trên bầu trời miền Bắc từ năm 1964 đến 1972. Vâng, theo ý tôi, đây là một cuộc chiến tranh rất quan trọng, cuộc chiến tranh điện tử quy mô đầu tiên, cuộc chiến chuyển giao hai thế hệ máy bay chiến đấu. Tôi xin bắt đầu bằng phép trích một đoạn trong trang Fas.org. F-4 là máy bay chiến đấu trên không hiện đại nhất của Mỹ lúc đó. Nói rộng hơn, lúc đó người Mỹ có nhiều máy bay chiến đấu trên không tốt hơn, nhưng F-4 là máy bay chủ lực trong nhiệm vụ của nó. Kỹ hơn về F-4 .

The F-4 Phantom II was a twin-engine, all-weather, fighter-bomber. The aircraft could perform three tactical air roles — air superiority, interdiction and close air support — as it did in southeast Asia. First flown in May 1958, the Phantom II originally was developed for U.S. Navy fleet defense and entered service in 1961. The USAF evaluated it for close air support, interdiction, and counter-air operations and, in 1962, approved a USAF version. The USAF's Phantom II, designated F-4C, made its first flight on May 27, 1963. Production deliveries began in November 1963. In its air-to-ground role the F-4 could carry twice the normal bomb load of a WW II B-17. USAF F-4s also flew reconnaissance and "Wild Weasel" anti-aircraft missile suppression missions. Phantom II production ended in 1979 after over 5,000 had been built--more than 2,600 for the USAF, about 1,200 for the Navy and Marine Corps, and the rest for friendly foreign nations, including to Israel, Iran, Greece, Spain, Turkey, South Korea, West Germany, Australia, Japan, and Great Britain. Used extensively in the Vietnam War, later versions of the aircraft were still active in the U. S. Air Force inventory well into the 1990s. F-4s are no longer in the USAF inventory but are still flown by foreign nations.

Tạm dịch, chúng ta đang nói chuỵện bằng tiếng Việt.

Chiếc F-4 Con Ma II là máy bay chiến đấu-ném bom hai động cơ, mọi thời tiết. Máy bay có thể thực hiện ba nhiệm vụ chiến thuật: đảm bảo ưu thế trên không, áp chế mặt đất và hỗ trợ tầm ngắn, như nó đã thực hiện ở Đông Nam Á (chiến tranh Việt Nam, chú thích trong các ngoặc đơn như thế này là của Huy Phúc). Cất cánh lần đầu tháng 5 năm 1958, chiếc Con Ma II ban đầu được thiết kế cho hạm đội Hải Quân phòng ngự và đi vào phục vụ trong năm 1961. Không Lực Hoa Kỳ đã đánh giá máy bay đó cho (mục đích) hỗ trợ tầm ngắn, áp chế mặt đất và đối kháng trên không và, trong năm 1962, chấp thuận phiên bản cho Không Lực. Phiên bản Không Lực Hoa Kỳ của máy bay Con Ma II, ký hiệu F-4C thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 27 tháng 5 năm 1963. Việc sản xuất bắt đầu tháng 11 năm 1963. Ở vai trò đối đất của nó, F-4 có thể mang gấp hai lần so với số bom mà B-17 của Thế Chiến II thường tải. Các loại máy bay F-4 của Không Lực Hoa Kỳ cũng bay trinh sát và luồn lách trong các nhiệm vụ diệt tên lửa đối không. Việc sản xuất máy bay Con Ma II kết thúc năm 1979 sau khi hơn 5000 chiếc được đóng, hơn 2600 chiếc cho Không Lực, khoảng 1200 cho Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến, và còn lại cho những nước thân thiện, bao gồm Israel, Iran (hay chửa, như đã nói, trong ngoặc là Huy Phúc thêm thắt), Hy Lạp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Triều Tiên, Tây Đức, Úc, và Anh Quốc. Đã được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam, những ấn bản sau đó vẫn được biên chế nhiều cho đến những năm 1990 trong Không Lực Mỹ. Các loại F-4 không được biên chế lâu hơn trong Không Lực Hoa Kỳ nhưng vẫn bay bởi nước ngoài.......

Quay trở lại với đề tài của chúng ta, phân loại máy bay chiến đấu trên không. [[MiG-17]], trong đó, tôi đã định nghĩa sơ bộ. F-4 không phải là máy bay chuyên nghiệp không chiến, nó là máy bay đa năng có khả năng không chiến. Chiếc [[F-8]] và F-86 của Mỹ cũng vậy. Người Mỹ thường làm một kiểu máy bay cơ bản, rồi từ đó chế tạo các kiểu nhỏ hơn cho Hải Quân, để Không Chiến hay Tấn Công mặt đất. Những máy bay đa năng như thế gọi là fighter, ký hiệu là F như F-86, F-8, F-4, F-15, F-14, F-16, F-18.... Đôi khi, có những F hơi đặc biệt, như chiếc F-15 hầu như chỉ dùng để không chiến (nhiệm vụ hộ tống, đánh chặn....). Hoặc chiếc F-117 mà cái tên chỉ do lịch sử để lại, hầu như không có khả năng không chiến ( Danh sách một số máy bay chiến đấu Mỹ). F-4 chiến đấu trên bầu trời miền Bắc với MiG-21MiG-17. Các MiG này rất nhỏ, tại sao như vậy, tại sao chiếc MiG-23 rồi MiG-25 sau đó vẫn là máy bay không chiến nhưng lại to lớn. Để trả lời câu hỏi này, cần quay lại thời kỳ 1936-1941. Câu trả lời rõ ràng nhất có được khi đọc hồi ký của Yakovlev Alexander Sergeevich, người đã đấu tranh quyết liệt cho sự ra đời của loại máy bay tiêm kích Liên Xô, nhà thiết kế các Yak-1, Yak-3, Yak-7, Yak-9 những máy bay chiến đấu trên không chủ lực, lực lượng chính bẻ gẫy xương sống Không Quân Đức lừng danh. .Trước chiến tranh Tây Ban Nha, máy bay chưa tham chiến nhiều. Trong chiến tranh này, hầu hết các máy bay mang súng nhỏ 7mm hay 9mm, đối khi có máy bay dùng 12,7mm nhưng ít thấy và bắn chậm. Lúc này. kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều, nên các nhà đầu tư và các nhà thiết kế chưa phân loại rõ ràng máy bay chiến đấu. Liên Xô, Đức và các nước khác đều tự hào với đội máy bay trọng tải nặng, bay chậm, khi ném bom thì chỉ cần một máy bay cũng chặn cả trung đoàn bộ binh hay kỵ binh. Nhưng chiến tranh Tây Ban Nha đem lại những thực tế chiến trường đầu tiên cho máy bay cũng như xe tăng. Người ta nhìn thấy những diễn biến trận đánh cụ thể, từ đó thấy từng nhiệm vụ cụ thể của máy bay. Không may, kỹ thuật ngày đó chưa cho phép một máy bay làm tốt tất cả các nhiệm vụ, khi nó được thiết kế thích hợp với nhiệm vụ này thì lại yếu trong những nhiệm vụ khác. Thế là cũng như xe cơ giới, nhiều loại máy bay ra đời.

Lúc đó, chiến đấu trên không dựa vào súng máy và mắt phi công, máy bay chiến đấu trên không cần linh hoạt để đặt đối phương vào đường ngắm, chỉ chính xác khi phương bay hai máy bay trùng nhau (cùng một đường thẳng, đối đầu hay bám đuôi). Khi nằm ngoài phương này, tốc độ của máy bay đến vài trăm mét giây, khoảng ước lượng điểm chạm của đạn và mục tiêu lớn, khả năng trúng không đáng kể. Súng được gắn cố định trên máy bay. Vì vậy, những máy bay chiến đấu trên không cần nhỏ nhẹ linh hoạt và khó mang bom nặng được. Nhu cầu này làm xuất hiện những máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp, chúng diệt mọi mục tiêu trên không, hộ tống các máy bay ném bom hay đánh chặn máy bay địch. Cuộc chiến đấu của những máy bay này là cuộc nhào lộn hỗn chiến, các phi công tài giỏi cố gắng đặt địch vào đường thẳng trước mặt và tránh để địch làm như vậy, cuộc hỗn chiến này gọi là dogfight. Kết quả cuộc hỗn chiến này không hoàn toàn dựa vào chất lượng máy bay và tay nghề phi công, nó mang nhiều yếu tố rủi do. Vì vậy, một yêu cầu nữa của máy bay không chiến lúc đó là giá thành rẻ để có thể sản xuất được số lượng rất lớn. Những máy bay phản lực vượt thời đại của Đức cuối chiến tranh cũng bị Đồng Minh hạ, không thể thay đổi kết quả chiến tranh. Các máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp đã ra đời như vậy với cái tên interceptor. Tất nhiên ngaỳ đó chưa có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để chúng đánh chặn, còn khi đã có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thì chúng cũng chỉ trơ mắt ra nhìn. Đơn giản, interceptor là máy bay không chiến chuyên nghiệp, thế thôi. Như sau đây, chúng tham gia tích cực trong các cuộc tiến công, chứ không phải ngồi yên bảo vệ mục tiêu.

Mục tiêu cuối cùng của máy bay không phải là không chiến, máy bay chiến đấu trên không chuyên nghiệp chỉ có thể tác động gián tiếp đến cuộc chiến. Nhiệm vụ cuối cùng của không quân vẫn là tiến đánh các mục tiêu không phải máy bay. Để đối đất, ban đầu có những nhiệm vụ chính. Một là ném bom bổ nhào, Hai là ném bom đường dài rải thảm, Ba là cùng lục quân chiến đấu trong những trận đánh khủng khiếp trên chiến trường Đông-Trung Âu. Máy bay ném bom đường dài, Bomber, B được thiết kế mang nặng, bay xa, các chế độ khí động và động lực tiết kiệm, ưu việt và kém linh hoạt. Do đó nó không những không thể nhào lộn không chiến được mà cũng khó có khả năng bổ nhào để ném bom không điều khiển chính xác (còn lâu mới có các thiết bị điện tử dẫn đường cho các loại vũ khí chính xác). Tuy nhiên, để ném bom một phân xưởng hay một nhà máy, hay tàn bạo hơn-đã xảy ra nhiều, là ném bom các khu vực đông dân thì không cần loại bom khoan trúng mục tiêu. Các mục tiêu dân sự thế này ném mỗi quả bom trăm cân cách nhau độ trăm mét là đạt yêu cầu. Các máy bay TU-4 hay B-29 là những máy bay như vậy. Các máy bay này ném bom ở độ cao lớn tránh phòng không, phải được các máy bay chiến đấu trên không hộ tống, từng chặng trên con đường viễn chinh của chúng, các máy bay tiêm kích tiếp sức nhau hộ vệ kẻ hủy diệt này. Các máy bay chiến đấu trên không địch săn lùng ráo riết loại máy bay ném bom đường dài, vì thiệt hại do chúng gây ra rất lớn. Nếu như Thế Chiến I, đại bác khổng lồ cũng chỉ có tầm vài chục km, đầu đạn vài trăm cân thì mỗi máy bay loại này mang được nhiều tấn bom, bay xa hàng ngàn km. Các máy bay ném bom rải thảm tầm xa cũng có các tháp pháo không chiến, nhưng hiệu quả rất thấp, súng này ngo ngoe được chứ không gắn cứng như máy bay tiêm kích, thường bố trí ở đầu và đuôi máy bay. Lúc đầu, các máy bay tiêm kích buộc phải bám đuôi hay đối đầu máy bay đường dài để nổ súng, cũng tự đặt mình vào đường đạn của các tháp pháo không chiến. Nhưng vốn ù lỳ, nên chung kết các máy bay đường dài rất yếu trên không. Ví dụ, các Yak trong Thế Chiến hay MiG-15 ở Triều Tiên cậy súng to bắn chéo, mục tiêu to, sử dụng ngòi nổ tự hủy của đạn, không cần bắn chính xác lắm. Phi công Nhật túm lại xẻ thịt cá voi từ nhiều hướng. Phi công Đức thích chơi solo dùng động tác ngoặt gấp ở khảng cách 1-2km. Do đề tài của chúng ta là chiến đấu trên không nên loại ném bom đường dài dừng ở đây.

Để tiến công các công sự vững chắc thì một quả bom trăm cân nổ cách trăm mét tỏ ra vô dụng. Ngày đó, như đã nói, chưa có thiết bị định vị toàn cầu hay laser, phi công ngắm mục tiêu rồi lao máy bay xuống đó với góc lớn. Bom rơi tiếp theo đường đạn, cắt bom càng gần mục tiêu, hướng bay càng dốc càng chính xác, đây là động tác bổ nhào. Do lao thẳng vào mục tiêu nên máy bay dễ bị hỏa lực bố trí trên mục tiêu ngắm bắn, máy bay cần có chút giáp để sống sót, giáp bảo vệ phi công hay động cơ, ít ra chống được mảnh pháo phòng không hay súng 9mm. Tuy nhiên, vẫn có phương pháp tự vệ nữa là sử dụng bom lớn, cắt ở độ cao lớn, vì dù sao mục tiêu vẫn đứng im, có trượt thì phát sau chỉnh lại chút. Để tiến công cầu cống công sự, cần bom khá lớn và do đó, những máy bay này khó mà dogfight, ít ra khi còn mang bom. Nếu làm to như B-29 thì lại quá ù lỳ để bổ nhào. Nhưng nếu không to như vậy, thì không bay từ Midway đến Okinawa được. B-29Midway cũng không thể có mặt tức khắc khi phát hiện tầu ngầm tiến lại gần tầu sân bay. Vậy là có một loại nữa, không thể là chiến đấu trên không chuyên nghiệp và không thể là ném bom đường dài. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể không chiến được khi mang nhẹ, chính là các máy bay đa năng fighter như F-4 đã nói đến. Cũng trong thế chiến, xuất hiện các máy bay hai chỗ ngồi, phi công lo việc tiến công trước mặt còn người nữa cảnh giới.

Trong các trận chiến đấu như Cuốc-xcơ, mục tiêu vừa có giáp dầy, vừa chuyển động vài chục km/h. Các công sự di động này đánh cách vài chục mét cũng vô dụng, cần nã đạn xuyên giáp chính xác vào nóc hay ném bom lật đổ xe tăng. Đây là các máy bay cùng lục quân chiến đấu, hỗ trợ mặt đất tầm ngắn, close air support. Chúng có đặc điểm tiến công mặt đất rất chính xác, điều này cần tốc độ bay chậm, bay lâu, nhào lộn tốt. Kết cấu này không thích hợp lắm cho không chiến.

Tuy nhiên, việc ra đời các loại máy bay còn phụ thuộc và góc nhìn của giới lãnh đạo. Người Đức tiến hành cuộc cách mạng này nhanh hơn, trong khi Liên Xô vẫn mắc kẹt với những kẻ bảo thủ chống StalinYak. Trên bộ và trên không người Đức thắng áp đảo năm 1941, chỉ có hàng chục triệu người bị giết mới thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học quân sự Soviet. Cuối chiến tranh, cùng với vũ khí trên bộ, các máy bay Xô Đức đã hoàn toàn chuyên nghiệp hóa. Có thể coi người Đức là cha đẻ các loại máy bay. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn nói tiếp những chuyện khi người Đức đã bị loại.

Loại chiến đấu trên không chuyên nghiệp phía Liên Xô điển hình là các YAK. Có thể do chúng nhẹ nên người Tầu sau này đẻ ra cái tên tiêm kích với cường kích, tiêm kích chỉ interceptor còn cường kích của họ là fighter. Còn hồi thế chiến YAK-3, YAK-1 là những máy bay không chiến tầm ngắn. Các YAK-7YAK-9 tầm xa hơn, đều là các tiêm kích theo cách gọi của Tầu. Cuối chiến tranh, Đức cho ra đời một số phát minh. Một là máy bay đánh chặn điểm, cực rẻ nhỏ nhẹ, dùng động cơ phản lực tên lửa (động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hai thành phần, rẻ nhất trên đời này). Những máy bay này có gia tốc, khả năng leo cao vô địch, nhưng tầm rất ngắn. Người Đức cũng đã chế ra tên lửa đất đối không rất giống SAM-2 ta dùng sau này, nhưng điều kiện điện tử lúc đó chưa cho phép hoạt động. Các đầu dò hồng ngoại được phát triển từ năm 1942, hết sức bí mật, may bà Đức đã kịp bại trận. Tên lửa X-4 có lẽ là tên lửa không đối không có điều khiển đầu tiên được sử dụng, lái dây kích nổ âm thanh. Người Đức cũng cho ra đời bản vẽ máy bay interceptor ( Ta-183), với những đặc điểm động cơ tuốc-bin đặt lùi về sau, cánh xuôi, tiến gần đến dạng MIG-15 của thời đại phản lực (tuy nhiên, đây chỉ là bản vẽ nhiều chất ước mơ và động cơ vẫn còn đặt rất xa phía trước thân, xếp vào step mode, bước đệm. Những người vẽ bản vẽ này tưởng rằng chỉ với kết cấu đó máy bay đạt 900km/h. Họ chưa có điều kiện thử nghiệm để thấy rằng cần kết cấu máy bay khác và động cơ mạnh hơn nhiều). Liên Xô cũng đã thử nghiệm máy bay đánh chặn điểm kiểu tên lửa trong lúc khó khăn của chiến tranh. Sau này, máy bay YE-50 cũng dùng động cơ tên lửa tầm ngắn để đối phó với máy bay trinh sát tầm cao trong những năm 1950, tên lửa có người lái, có cánh. Các máy bay này rất nhẹ, trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 3 tấn với YAK-9 và 2550kg của YAK-3. Đây là các máy bay linh hoạt nhất và có tốc độ cao nhất của chiến tranh. Tuy nhiên, YAK chỉ đạt gần 800km/h khi lao xuống trong những điều kiện thí nghiệm. Tốc độ tối đa bay ổn định ngang của nó khoảng 650km/h. Độ cao hoạt động của YAK-3 là 10000 mét nhưng thực tế chỉ ổn định độ cao được ở 8km và chỉ thể hiện thế mạnh linh hoạt khi bay 3km trở xuống. Máy bay mang súng liên thanh bắn đạn phá 20 hoặc 23mm và một vài súng nhỏ hơn, thường là 12,7mm. YAK cực kỳ đơn giản, khả năng sản xuất hàng loạt rất lớn. Các máy bay tiêm kích được sản xuất lớn của Đức cũng không hơn gì. Tuy ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng tính năng chúng trội, nhưng những thử nghiệm chiến thuật nghiêm túc hồi đó cho thấy, cũng như các con số tối đa khác, chỉ là điều kiện ước mơ. Đến nửa đầu năm 1944, Đức vẫn khá hơn Liên Xô sản lượng sản xuất máy bay tiêm kích mạnh. Nhưng Liên Xô bắt đầu làm chủ bầu trời từ chiến dịch Stalingrad, không quân đế chế danh tiếng đã không thể tiếp viện đồng đội qua dải đất 30km.

Người Đức áp dụng động cơ phản lực tuốc-bin trong chiến tranh. Nhưng những động cơ JUMO-004 chỉ có tuổi thọ khoảng 20 giờ, những máy bay phản lực Đức chỉ để lại danh tiếng nhiều hơn là ảnh hưởng tới chiến tranh. Nhìn chung, Thế Chiến cùng YAK chỉ là đoạn mở đầu của các máy bay tiêm kích chiến đấu trên không. Giai đoạn phát triển mạnh nhất của interceptor bắt đầu sau đó, với cái tên MiG=Mikoyan Artem Ivanovich + Gurevich Mikhail Iosifovich.

Như trên đã nói, NhậtMỹ mải mê với các máy bay đa năng fighter và tầu sân bay. Công bằng mà nói, người phát minh ra tầu sân bay và fighter phải là Nhật chứ không phải Mỹ. Khi bắt đầu chiến tranh Thái Bình Dương, Mỹ vẫn tự hào với "Bức Tường Thiết Giáp Hạm", một dãy chiến hạm bọc thép đại bác lớn trong cảng Ngọc Trai, coi đó là biểu tượng sức mạnh Hải Quân. Người Mỹ đã phát minh ra thiết giáp hạm trong nội chiến. Gọi "Thiết Giáp Hạm" là sai, thực ra tên tiếng Anh của chúng là "Battle Ship", tầu chiến đấu. Kết cấu các tàu này như xe tăng, có 3-4 tháo pháo cỡ nòng đến 300-400mm bắn đạn xuyên và vỏ giáp dầy đến 700mm. Battle Ship thay thế thời đại các tuần đương hạm với hàng đống đại bác nhỏ. Tuy nhiên, đại bác dù to đến mấy cũng có tầm bắn và trọng lượng đầu đạn quá không đáng kể so với fighter. Bằng các máy bay này, các tầu sân bay-Aicraft Carrier- "bắn" đạn nặng vài trăm cân đến hàng tấn, xa hàng vài trăm km. Interceptor chuyên nghiệp thiện chiến không có đất trên các tầu sân bay chật chội, vì vậy, máy bay chủ lực của chiến tranh Thái Bình Dương, cũng là vũ khí chủ lực của chiến trường này, là các máy bay đa năng fighter . Người Mỹ từ lâu đã thử nghiệm các tầu mang máy bay, ban đầu là các máy bay đậu nước được cẩu lên tầu, rồi các sân bay nhỏ trên tuần dương hạm, rồi họ cũng có biên chế đáng kể tầu sân bay. Nhưng chính người Nhật từ giữa những năm 1930 đã nhìn thấy thời đại mới, đóng những tầu sân bay lớn nhất thế giới. Ấn tượng về các máy bay ném bom bổ nhào ngày nay nằm trong cảng Ngọc Trai, bên cạnh đài tưởng niệm là xác những Thiết Giáp Hạm bị đánh đắm có bảo tàng nổi làm trên những Thiết Giáp Hạm người ta không cần đến nữa tuy chưa chìm bao giờ. Một trận đánh nữa khẳng định vai trò của fighter trong cuộc chiến này là trận tập kích Nhật mang tên người chỉ huy Doolittle. Các máy bay bỏ bớt thiết bị để mang thêm nhiên liệu và cất cánh được trên tầu sân bay. Mỗi máy bay có trọng lượng cất cánh khoảng 15 tấn, mang 1 tấn bom, ném bom báo thù trận cảng Ngọc Trai. Kết quả đại bại, hình như người Nhật được báo trước bố trí bắn chặn mạnh, các máy bay ném bom không trúng, rồi lạc đường, rồi sân bay dự định trên đất Tầu bị Nhật chiếm từ bao giờ, hầu hết máy bay mất. Trận đánh khẳng định kích thước và trang bị dở người của B-25, nó quá yếu để ném bom đường dài và quá to để dùng như máy bay ném bom bổ nhào. Tuy nhiên, nước Nhật có trình độ kỹ thuật và tài nguyên kém xa Mỹ, sau những thất bại ban đầu, người Mỹ đánh tan nát hạm đội Nhật. Yamamoto bị máy bay không chiến hạ, chết lãng xẹt. Soái hạm mang tên Yamato lại bị các fighter quây lại làm thịt. ( Có khi Nhật bại vì số thằng cha này đen cũng nên). Người Mỹ đã xây dựng lên fighter, từ cấu tạo máy bay đến đội hình, chiến thuật đến chiến lược. Ngay cả việc sử dụng AWACS ngày nay cũng từ Mỹ mà ra.

Máy bay ném bom bổ nhào Liên Xô trong Thế Chiến II mở đầu bằng các Pe, Petlyakov Vladimir Mikhailovich, ông mất 12-01-1942 khi 51 tuổi. Stalin gọi gấp ông về, ông sử dụng máy bay chiến đấu, rơi dọc đường. Dòng Pe dừng lại ở Pe-2.

Tuy nhiên, máy bay fighter được sản xuất đáng kể, tốt nhất của thế chiến lại là Me-262 của Đức. Máy bay cánh ngang, mang hai động cơ phản lực tuốc-bin một luồng khí JUMO-004 hai bên cánh. Tốc độ đạt trên 900km/h, vũ khí gồm 4 khẩu 30mm tổng tốc độ bắn 600 phát/phút. Là máy bay đa năng nhưng khả năng không chiến của nó không tồi. Đặc biệt trong nhiệm vụ đánh máy bay ném bom đường dài thì không máy bay không chiến nào lại được, với tốc độ cao, gia tốc lớn, hỏa lực mạnh, nó vượt lên các máy bay ném bom to lớn, nó ngoặt gấp vượt qua các tháp pháo đối không, hạ gọn bằng hỏa lực mạnh.

Hỗ trợ tầm ngắn close air support ban đầu do fighter thực hiện. Nhưng về sau, yêu cầu đối đất chính xác đã làm nó tách ra. Máy bay cần loại động cơ riêng, có lượng thông qua rất lớn để bay lâu theo đuổi các xe cộ vốn không sợ rơi do hết xăng, cũng cần giáp rất tốt và dáng gọn nhỏ để nhào lộn, cũng cần tầm mắt phi công tốt. Ngoài ra, chúng cần hoạt động trên sân bay tiền tuyến chứ không được tọa trên soái hạm carrier. Những yêu cầu này mâu thuẫn với tốc độ cao của không chiến. Người Đức có bản vẽ chưa kịp đặt tên dự định thay thế cho Henschel Hs-129. Máy bay hỗ trợ mặt đất tầm ngắn, Attacker, chưa kịp đặt tên của Đức trong Chiến Tranh Thế Giới II. Tuy nhiên, con này phát triển hơn Ta-183, nó đã có mẫu thử, nhưng chưa có động cơ phản lực phân luồng khí turboffan (các mẫu thử sử dụng JUMO). Trong chiến tranh Việt Nam, ngụy quân được trang bị máy bay huấn luyện A-37, phát hiện ra máy bay này rất thích hợp cho nhiệm vụ hỗ trợ tầm ngắn close air support. Quân ta thu được cũng dùng đã đời khi đánh biên giới Tây Nam. Mỹ phát triển A-10 năm 1975 để chống lại xe tăng Soviet, sử dụng vũ khí chính là khẩu bắn đạn xuyên DU tốc độ cao G-8. Tuy nhiên, sau đó thời đại điện tử phát triển, vũ khí chống tăng chủ yếu lại là tên lửa có điều khiển, nên máy bay này nhào lộn không được tốt lắm (vốn được thiết kế ổn định trục dọc để bắn súng). Ngày nay, dòng này còn được gọi là máy bay chống thiết giáp hạng nặng. SU-25 được thiết kế với những yêu cầu chính xác, hoàn thiện trong chiến tranh, có thể coi là hoản hảo nhất (đời sau của SU-25SU-39). Trong 3 năm đầu chiến tranh Apgan, 22 máy bay SU-25 rớt. Sau đó, các máy bay này được cải tiến từ kiến thức mà các phát dính đạn đem đến. Một cái yếm bằng thép-titan đặt giữa hai động cơ che chắn máy tính và bướu nhiên liệu giữa, kính và buồng lái giáp tốt hơn, động cơ được thiết kế lại để chịu được 8 phát thủng ở những chỗ không quan trọng, còn những chỗ quan trọng thì đạn 12,7mm bắn không thủng. Nhiên liệu được bố trí lại và được điền đầy bằng khí trơ. Động cơ xuất phát từ R-13 của MiG-21 được thiết kế lại giảm phát xạ hồng ngoại và tăng lượng thông qua, có tên mới R-195 ( đây là động cơ turbofan kỳ quặc, dòng áp thấp không đi bên ngoài mà đi ở lõi trục). Sau đó, không chiếc nào mất nữa trong 8 năm, mặc dù vũ khí của đối phương được hiện đại hóa rất nhiều. Có thể kể vài vụ: một phi công hạ cánh trượt, ngồi trên bãi mìn nổ loạn xạ rồi được xe tăng kéo ra. F-16 PakistanAIM-9 trúng nhưng máy bay vẫn về được. Trong chiến tranh Chechen, 5 SU-25 mất nhưng du kích chỉ dám nhận thành tích 1 (SAM-7 được hoàn thiện đầu dò trong chiến tranh Việt Nam, rất nhậy. Tuy nhiên người Nga vẫn phản đối vụ này, cho là tai nạn). SU-25 trong chiến tranh này cũng chứng tỏ đẳng cấp tác chiến điện tử, chúa du kích cố nhịn, rồi sơ sểnh gọi máy vô tuyến vài chục giây, thế là hết. Người kế nghiệp may hơn, ông ta nghe tiếng o o liền biết là dại dột, nhảy ra cửa sổ lăn vào một cái hố, cả nhà không còn một ai. Các máy bay tấn công mặt đất chuyên nghiệp này người Mỹ đặt trong họ A, Attack. Dĩ nhiên, nhờ tiến bộ điện tử, họ nhà A ngày nay chủ yếu là các trực thăng. Máy bay F-35 đang bắt đầu được trang bị thực chất cũng là A. Cũng dễ thấy, cùng nhiệm vụ chính là đối đất chính xác, nhưng nếu chiến trường cuất hiện F-35 hay A-10, SU-25 thì các trực thăng mất điện, chúng bị khả năng không chiến rất tồi của Attacker có cánh cố định triệt hạ. SU-25SU-39 nổi trội ở mặt này, chúng vọt lên M1 bằng một cơ chế đặc biệt của động cơ. F-35 thì quá hiện đại, có thể coi đã kết hợp được F-16, A-10 và trực thăng vũ trang AH-64.

Các máy bay hỗ trợ tầm ngắn close air support, máy bay đa năng fighter và máy bay chiến đấy trên không chuyên nghiệp interceptor đã có thời định hòa làm một. Đó là các đại diện MIG-23F-111. Máy bay có khoang điện tử lớn, chứa được các máy móc phức tạp đối đất, đối hải và đối không. Để hòa hợp việc nhảy cóc chống tăng với không chiến, người ta dùng bộ cánh cụp xòe. Khi bay chậm, nó xòe ra để thăng bằng và cụp vào biến thành mũi tên khi không chiến. Kiểu này được Đức chế tạo thử nghiệm cũng trong Thế Chiến, ( Me P.1102 ). Mỹ copy nguyên xi năm 1949 với tên Martin XB-51. Cấu tạo này còn thấy trong các máy bay thuộc hàng chủ lực F-14, Tornado. Ngày nay, B-1 của Mỹ và TU-160 Nga làm nhiệm vụ ném bom đường dài, cánh sải rộng chỉ còn phục vụ tốc độ cất hạ cánh thấp. Tại sao dòng cụp xòe xa rời nhiệm vụ không chiến??? chính do xuất hiện của MIG-25. Lý do chi tiết thì ta tạm dừng.

Trước khi nói về MIG-25, đỉnh cao cuối đời của Mikoyan, ta lan man chút.

Cùng thời với MiG-21 có phải F-4 không?? không. F-4 là máy bay đời sau của MIG-21. Máy bay cùng thời của MiG-21 là một máy bay hoàn toàn thất bại trong không chiến, nhưng lại nổi tiếng ở nghề phụ. Đó là chiếc A-12. MiG-21 là máy bay trung gian. Trước MiG-21, các máy bay cánh xuôi sau MiG-19 về trước để lại nhiều vấn đề. Vấn đề gai góc đầu tiên là hiện tượng các MiG-15 hay dừng động cơ đột ngột, nguyên do khi tốc độ dòng khí trong cửa hút bằng tốc độ âm thanh, sóng âm tích năng lượng, gây nổ. MiG-15 hay chết máy khi bổ nhào, lúc đó nó đạt gần tốc độ âm thanh. I-350, bản phát triển của MiG-17 đen đủi, máy bay này hơn MiG-17 chỗ khi bay ngang vượt tường âm thanh, còn MiG-17 sát nút, vấn đề chấn động sóng âm đồng hành M1 không giải quyết được, phá vỡ động cơ và làm dừng chương trình. MiG-21 và các máy bay cùng thời đẩy tốc độ lên M2, cùng với kiểu cánh thân đuôi mới, cửa hút gió khe hẹp gập góc ngăn chấn động âm thanh. Khác biệt quan trọng nhất của MiG-21 là nó đã dùng tên lửa+radar làm vũ khí chủ lực. Đã hết thời ngắm bắn súng mắt thường, chuyển sang thời tác chiến điện tử quá tầm nhìn. Kết cấu radar và cửa hút gió tạo nên mũi đặc trưng của các máy bay thời này. Tuy nhiên, năng lực của máy tính còn hạn chế và người ta chưa thể bỏ đi đăch tính linh hoạt, nên MiG-21 là máy bay trung gian hai thời, nó vẫn còn nhỏ gọn và chiến đấu tầm ngắn. F-4 đã có thể chiến đấu bằng tên lửa tầm xa, máy bay có hai chố ngồi, sĩ quan điều khiển vũ khí lái tên lửa đối không bằng radar trong khi phi công lái máy bay, hoàn toàn đủ điều kiện chiến đầu ngoài tầm nhìn, không cần nhỏ gọn linh hoạt nữa. Bây giờ, những gì làm lên ưu thế khi không chiến. Đó là máy bay mang được tên lửa đối không tầm xa lớn, đúng rồi. Máy bay cũng cần mang theo radar rất mạnh, xa và chính xác. Nếu như cùng một trình độ chế tạo radar thì những radar lớn hơn sẽ thắng, vậy là máy bay cần tải nặng và khoang điện tử lớn để phát hiện và diệt mục tiêu từ rất xa, bây giờ, máy tính đã tự động hóa việc linh hoạt, những tên lửa đối không tất nhiên linh hoạt hơn máy bay có người lái, nên máy bay hoàn toàn không cần linh hoạt nữa. Nó cần phát hiện và diệt được mục tiêu từ xa, bằng radar, máy tính và tên lửa mạnh. Tất nhiên máy bay cũng cần có tầm bay và tốc độ, gia tốc ưu thế nhất trong các loại máy bay để tránh tình trạng nhìn thấy địch mà không làm gì được.

Máy bay A-12 chế tạo liền sau F-4. Nó đắt tiền khủng khiếp, máy bay rỗng nặng 40 tấn làm từ trên 90% titan. Cấu tạo khí động ngang hàng MIG-21 với cửa hút gió và thân hình trụ. Máy bay bè ra thành mép để ổn định trục dọc theo chiều đứng khi bay tốc độ cao. Máy bay có những giải pháp có một không hai. Một là nhiên liệu, được pha trộn từ những hidro carbon no mạch vòng đã được lọc kỹ, có thêm chất napan chống bay hơi. Nhiệt lượng cao nhưng nhiệt độ bắt cháy cao và cháy ổn định, ném diêm vào diêm không bắt lửa mà tắt như ném vào nước. Nhiên liệu này có tên JP-7 (nhiên liệu phản lực số 7), được đánh lửa hóa học chứ không bằng điện. Nhờ nhiên liệu ổn định, nó chứa ngay bằng vỏ máy bay mà không cần ngăn cách. Vỏ máy bay khi hoạt động nóng đến 300 độ C. Thân máy bay được làm mát bằng "toát mồ hôi": khi vỏ máy bay nóng, các lỗ mao dẫn bố trí trên đó rộng ra, nhiên liệu thoát qua đó bay hơi làm nguội. Trước khi máy bay cất cánh, người ta phải hâm nóng nó lên gần nhiệt độ làm việc khi bay, vì máy bay sẽ dài ra đúng kích thước hoạt động. Các vật liệu làm nên các bộ phận cũng hết sức quí giá, phần sau động cơ nóng trắng lên khi bay. Động cơ máy bay lai, khi tốc độ cao, phần lớn không khí không đi qua tuốc-bin phát động mà đến thẳng buồng đốt lần hai affter burner, động cơ từ turbojet chuyển thành ramjet. Khỏi cần nói về làm mát khoang chứa thiết bị, vũ khí và phi công. Máy bay đổ đầy nhiên liệu nặng trên 70 tấn sơn màu tím than thoát nhiệt. Tuy nhiên, lúc này các tên lửa đạn đạo và hành trình đã khá nhiều, nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng máy bay đắt đỏ như thế này không cần thiết nữa, A-12 được cải tiến thành F-12. Radar, tên lửa được chế tạo riêng cho F-12 là loại khí tài không chiến lớn nhất thời đó, có lẽ cũng to nặng nhất đến giờ, nó cũng thực hành bắn trúng ở tầm kỷ lục thời đó. Phương pháp không chiến quá tầm nhìn hai giai đoạn, ban đầu, xạ thủ lái tên lửa bằng radar, khi đến gần mục tiêu, đầu dò hồng ngoại lái tên lửa tự động tiếp cận. Tuy nhiên, khi máy bay muốn đổi hướng, cần phải tiếp đầy nhiên liệu cho nó trên không, vậy nên khó có thể không chiến hiệu quả, vì chẳng có máy bay đối phương nào bay tốn như thế. Mỗi chuyến bay của F-12 về mặt không chiến đã là một thất bại. Lại một lần nữa, A-12 được cải tiến thành SR-71 trinh sát. Trước khi SR-71 thực hiện các chuyến bay, F-12 cải tiến tạm thời mang máy ảnh đã bay chụp ảnh miền Bắc ngày 31-07-1967. Máy bay cất cánh từ Okinawa, bay đến biển Đông được tiếp dầu một lần, rồi bay theo hướng Đông Tây, đến Thái Lan lại tiếp dầu, sau đó bay hướng Bắc Nam đến khu Khe Sanh, ra biển tiếp dầu lần nữa rồi về chỗ xuất phát. Thành công này đã khích lệ nỗ lực dùng đống tiền này. Tuy nhiên, như trên đã nhận định, tên lửa bay tốt hơn những thứ có người lái, sau vụ U-2 bị bắn rụng, việc sử dụng bản trinh sát SR-71 bay vào Liên Sô không được đồng ý. Những chiếc F-12 ngày đó lại tái cải tiến. Lần này, máy bay cõng trên lưng máy bay không người lái, máy bay mẹ gây sự chú ý của hệ thống cảnh giới khi quấy nhiễu biên giới, máy bay con tự động thâm nhập chụp ảnh. Film được máy bay con mang đến một vùng biển. Ở đây, một máy bay chuyên dụng đợi sẵn lấy film từ trên không, rồi được các máy bay chiến đấu hộ tống đem đi. Máy bay mẹ gọi là M-12, con là D-21 (M, D là mẹ và con gái). Con gái sử dụng những kĩ thuật như mẹ, dẫn dường quán tính và đo cao radio, bay theo chương trình vạch sẵn. Động cơ con gái không cần tuốc-bin để xuất phát từ tốc độ thấp. Tuy nhiên, trong một lần thử nghiệm, động cơ con gái không khởi động, làm rớt máy bay mẹ. Thế là chương trình dừng. SR-71 tuy vậy vẫn thừa sức trinh sát sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Sau này thì vệ tinh mạnh lên. Đóng góp lớn nhát của F-12 là chúng trở thành những phòng thí nghiệm bay tốc độ và độ cao lớn. Đến nay, những máy bay này vẫn là những máy bay dùng không khí có người lái đạt được dường bay ngang cao và nhanh nhất. Nó nổi tiếng về mặt này, đến mức người ta quên rằng đó là những máy bay hoàn toàn thất bại so với mục tiêu ban đầu, đối đất và đối không.

Thất bại của A-12 do đâu. Rõ ràng, nó là máy bay trung gian của thời kỳ tự động hóa không chiến, không chiến quá tầm nhìn, nhường linh hoạt cho tên lửa, giữ bề thế cho máy bay mẹ. Đặc điểm trung gian ở chỗ, ý tưởng thiết kế ban đầu tham công tiếc việc, đòi máy bay làm thêm nhiệm vụ của tên lửa. Cũng không trách được, vì lúc đó khoa học phát triển quá nhanh. Hệ động lực của A-12 là hệ động lực của máy bay M2 ngang hàng MiG-21, nhưng đầu tư quá nhiều tiền để bay M3,5 thẳng đường như tên lửa hành trình.

Mikoyan thay thế vị trí của Yak, thiết kế máy bay không chiến chủ lực Liên Xô thời kỳ phát triển động lực. Các nhà thiết kế động cơ Liên Xô đã vượt lên hàng đầu thế giới, sánh cùng các nhà thiết kế máy bay đồng hương. Động cơ MiG-21 là động cơ hai trục lồng nhau đầu tiên của thế giới được áp dụng. Tuy nhiên, động cơ mạnh lại gây nhiều khó khăn cho các nhà thiết kế máy bay. Vấn đề đầu tiên là hiện tượng bốc-dìm đầu máy bay ở tốc độ cao, mà A-12 giải quyết bằng mép bè. Cái mép tách không khí ấy nay vẫn dùng, một số máy bay sử dụng mép lái được, tức là thay đổi độ nghiêng để thay đổi lực dìm đầu máy bay ở những tốc độ rất khác nhau. Vấn đề áp suất làm việc của động cơ cũng làm đau đầu. Khi tốc độ cao, lượng khí vào cửa hút tăng vọt, cách giải quyết của A-12 thì không dùng được vì mỗi lần đổi hướng lại tiếp dầu. Ngoài ra, để bay thẳng như A-12 quá đơn giản, cần những khung cánh khỏe để còn đổi hướng nữa. Những nỗ lực tự cân bằng bày bay chiến đấu bằng khí động đã được A-12 chứng mình là lạc hậu như vậy. Việc ổn định là lái bằng máy tính và các máy đo nhậy đến nay quyết định hệ động lực mạnh mẽ của máy bay không chiến.

Từ khi MiG-25 ra đời đến hết thế kỷ 20, máy tính mạnh lên rất nhiều nhưng cũng chỉ đến đầu thế kỷ 21, các phương pháp nhận dạng mới thực hiện được. Trong suốt thời gian đó, kết cấu MiG-25 trở thành máy bay không chiến mẫu mực. Động cơ máy bay có cửa hút gió và cửa xả điều khiển được. Khi bay nhanh, cửa hút gập xuống làm giảm lượng gió vào đồng thời cân bằng lực dìm đầu máy bay. Khi bay chậm, cửa xả đóng lại tăng áp suất động cơ, kiểu cửa xả này ngày nay là mẫu mực cho các động cơ lái lực đẩy Nga. Máy bay mang theo 500L cồn, để phun vào động cơ khi áp suất giảm đột ngột. Đây là máy bay chiến đấu đầu tiên sử dụng máy tính số điều khiển hoàn toàn hệ thống động lực, từ động cơ đến các cánh lái. Đến khi Mikoyan về hưu, ông vẫn chưa có bộ cánh và động cơ đạt yêu cầu. Sau vài lần gẫy cánh giết phi công thử nghiệm do quá tải và hết dầu hệ thống thủy lực điều khiển máy tính, đến năm 1967 máy bay mới đạt ổn định cánh. Động cơ R-15 có tuổi thọ chỉ vài giờ khi bay hết tốc độ. Đây là động cơ nối tiếp các TRD do Liên Xô tự phát triển từ trước chiến tranh, nó thích hợp với nhiều tốc độ. Nhưng hoạt động đẩy MiG-25 thì động cơ quá nóng và tốn dầu. Động cơ cách nhiệt với phần còn lại của máy bay bằng cái phích bạc nguyên chất. Đến năm 1974, động cơ phản lực phân luồng khí D-30F6 được áp dụng, tiết kiệm nhiên liệu và bền. Đồng thời với vật liệu mới và máy tính mạnh, máy bay đổi tên thành MiG-31. Tốc độ tối đa của MiG-31 thấp hơn của MiG-25, hạ từ M3,2 xuống còn M2,8 nhưng rõ ràng, MiG-25 phần nào giống tên lửa. Động cơ R-15 sau đó cũng được áp dụng rộng rãi cho tên lửa hành trình. Trước khi việc nhận dạng cần các yêu cầu khác về thân cánh máy bay cho tác chiến điện tử, MiG-25, MiG-31 luôn là máy bay có khả năng mang radar và máy tính lớn nhất, có gia tốc và tốc độ lớn nhất trong các máy bay không chiến. Đến đầu thế kỷ 21, tác phẩm này mới không còn là mẫu mực của dòng interceptor chiến đấu quá tầm nhìn.

Trong chiến tranh Việt Nam, một điều không thể tin được là các máy bay dogfight dùng súng bắn rụng các máy bay chiến đấu quá tầm nhìn FBV. Cụ thể là MiG-17 bắn rụng F-4C. Việc đánh giá các tiến bộ kỹ thuật rõ ràng cần xem lại. Cuối chiến tranh, người Mỹ trang bị trở lại súng cho F-4. Người Mỹ cũng thận trọng như vậy khi sao chép MiG-25, họ làm tầm nhìn phi công rộng hơn bằng cách thu nhỏ radar lại chút. F-15 có tốc độ hơi thấp hơn MiG-31, tuy vậy, cũng giống như MiG, các nỗ lực cải tiến để đối đất xem ra mang nặng tính hình thức. Đãng lẽ ra, sau MiG-23F-111, dòng fighter đa năng phải lên ngôi. Vì giờ đây các máy bay không chiến cũng cần có tải nặng, bay xa và bay lâu như yêu cầu đối đất. Đúng như vậy, các Su-27 (bao gồm nhóm máy bay từ Su-27 đến Su-37) đã bắt kịp thời đại. Có một cơ hội cho SU, khi Nikita Khrushchev lên ngôi, ông ta thay đổi nhiều thứ, hạ bệ nhiều người thành đạt dưới thời Stalin. Trong đó có địa vị của phòng thiết kế máy bay MiG. Mikoyan về hưu năm 1963, khi MiG-25 còn 4 năm chưa thử nghiệm xong. F-14F-18 cũng là những máy bay đa năng. F-16 rẻ tiền và làm được nhiều việc.

Nhưng cũng vẫn cần những chúa tể cuả không trung, những máy bay đảm bảo quyền làm chủ bầu trời. Do đó, một số lượng không nhiều các máy bay không chiến chuyên nghiệp MiG-31F-15 vẫn trong biên chế và luôn được cải tiến. Chúng có thể bay chậm, bay gần, tiết kiệm nhiều tấn dầu để mang bom. Nhưng cái đám khí tài chúng mang theo quá đắt, bỏ ra thì không còn là chúng nữa. Vấn đề cơ bản khác biệt của máy bay hỗn chiến và máy bay không chiến quá tầm nhìn ở đâu. Đó là, các máy bay hỗn chiến gặp nhiều may rủi, nên cần rẻ và đông. Còn sức mạnh của các máy bay không chiến điện tử tầm xa là chắc thắng, nên đắt đỏ và không cần nhiều lắm. Cũng vì vậy mà không nên đem chúng đi làm máy bay chống tăng, vốn dĩ lúc nào cũng vác theo bộ giáp. Tuy vậy, bằng trang thiết bị điện tử của mình, các chúa tể không trung chống tăng và đánh chìm tầu biển không tồi.

Chúng ta mới so sánh lớn về đặc điểm, đã thấy đủ loại phức tạp. Còn như MiG-25MiG-31, tuy cùng thân nhưng lại ở hai thế hệ. Huy Phúc bàn điều đó sau. Nhưng theo Huy Phúc. Việc xếp J-10F-16, Lavi không ổn. J-10 là máy bay Lavi đến nay vẫn chưa có trang bị điện tử thích hợp, sử dụng động cơ Su-30 cắt năng lực (lực đẩy và lái lực đẩy). Vậy mà xếp J-10 trên F-16 cả một bậc là điều không hợp lý.

Quay lại trang “Máy bay tiêm kích/Lưu 1”.