Thảo luận:Lịch sử Trung Quốc
Bài viết này đã từng là ứng cử viên cho bài viết chọn lọc. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Dự án Lịch sử | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lời người dịch
sửaBài này dịch từ http://www.hyperhistory.com/, ai biết xin wiki hóa dùm. Thanks.
Phần này có trước khi có bài viết
sửaTrước hết tôi xin đặt vấn đề chính danh ở đây. Có một nước (quốc gia) nào gọi là "Trung Quốc" hay không? Anh - Mỹ gọi là "China", Pháp gọi là "Chine", chính thức gọi là "Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc" (cộng sản) hay "Trung Hoa Dân Quốc" (Đài Loan ngày nay), và thời Việt Nam Cộng Hòa gọi "Trung Hoa" để chỉ đất nước của người Hoa (còn Việt Nam là đất nước của người Việt). Nếu cho rằng Trung Quốc là cách gọi tắt của "Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc" thì liệu cách gọi đó có chính danh hay không, vì rõ ràng nếu dịch sang tiếng Việt thì đó là "Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" tức là "Nuớc Trung Hoa" theo thể chế "Cộng Hòa Nhân Dân". Các quốc gia Phương Tây từ hồi nào tới giờ người ta vẫn gọi "China" là "China" hoặc "Chine" là "Chine" vì người ta biết cái nước đó từ hồi nào tới giờ vẫn thế: nếu nước đó là China thì dân đó là Chinese, nếu nước đó là Chine thì dân đó là Chinois. Nhưng tại sao ngày trước người Việt ta gọi nước đó là Trung Hoa và người dân nước đó là người Hoa, thì từ sau khi chế độ cộng sản được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam thì nước đó được đặt tên là Trung Quốc và người dân nước đó là người Trung ? Liên hệ tới vấn đề này là lãnh thổ Miền Nam bán đảo Triều Tiên có tên gọi chính thức là "Đại Hàn Dân Quốc" tức là Nước Đại Hàn theo Tam Dân Chủ Nghĩa (Dân Tộc Sinh Tồn, Dân Quyền Tự Do, Dân Sinh Hạnh Phúc) - tương tự như Trung Hoa Dân Quốc từ sau Cách Mạng Tân Hợi (1911). Vậy mà bây giờ lại có tên Hàn Quốc được Việt Nam (cộng sản) gọi cách chính thức, còn trước đây thì chế độ Việt Nam Cộng Hòa gọi là Đại Hàn. Nếu chúng ta gọi nước đó là Trung Quốc và người dân nước đó là người Trung thì chúng ta có gọi đúng tên nước đó và tên người dân nước đó hay không? Và một khi gọi như vậy thì chúng ta có bị trở ngại gì đối với sử sách ngày xưa hay không? (Vì hình như sử sách xưa kia gọi nước đó là nước Trung Hoa thì phải ?) Và khi gọi nước đó là Trung Quốc thì nước đó là "Nước Trung Quốc" hay là "Nước Trung Hoa" ? Tên chính của nước đó là Trung Hoa hay Trung Quốc ? Theo thiển nghĩ của tôi thì chúng ta phải chính danh cho được nước đó là nước Trung Quốc và người dân nước đó là người Trung, hay nước đó là nước Trung Hoa và người dân nước đó là người Hoa, bấy giờ chúng ta viết về lịch sử nước đó mới thực sự không bị tranh cãi. Tôi hy vọng vấn đề được đặt ra trên đây là vấn đề tiên quyết cho đề mục của trang này. Rất mong ý kiến của tôi được quý vị lưu ý. Kính, Hồ Thanh Tâm. (e-mail: tamthho@yahoo.com) 138.88.126.141
- Xin bạn hãy xem Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nguyễn Hữu Dụng 01:16, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thưa bạn, theo tôi hiểu thì hàng ngàn năm nay đến giờ tại Đại lục Trung Quốc vẫn gọi nước họ là Trung Quốc, Trung Hoa là từ mới có sau này vào năm 1894 khi Tôn Trung Sơn đặt tên cho chế độ Cộng hòa (hay Dân quốc) mới thành lập; "Hoa" 華 nghĩa là "màu mỡ", "rực rỡ" (ban đầu là chỉ một ngọn núi ở Hà Nam) và "Trung Hoa" 中華 ban đầu để chỉ mảnh đất giàu văn hóa Hà Nam của Trung Quốc và mang nghĩa ngợi ca, bóng bẩy còn Trung Quốc trung tính (neutral) hơn. Mong anh đọc thêm bài Trung Quốc và các bài khác trước khi cho thêm ý kiến. Nguyễn Thanh Quang 01:24, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Xin nói thêm bài này nói về Lịch sử Trung Quốc tức là lịch sử mấy nghìn năm nay của Trung Quốc, còn lịch sử của Trung Hoa tức là Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc và Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ có trong trong thời gian gần đây. Nguyễn Thanh Quang 13:49, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Đây là một vấn đề khá cơ bản về Trung Hoa.
Trong bộ sách "Bước thăng trầm của các triều đại phong kiến Trung Hoa" do tác giả Cát Kiếm Hùng làm chủ biên (dịch giả Phong Đảo), phần nói về nhà Tần đã chỉ rõ: Từ đời Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc được phương Tây biết tới. Bởi thế những chữ: China hay Chine, Sino... đều từ phiên âm chữ Sin (Tần) trong tiếng Hoa mà ra. Có thế mới hiểu tầm vóc và công nghiệp của nhà Tần. Dù tồn tại ngắn ngủi, nhà Tần vẫn có vai trò nhất định của nó.
Trung Quốc là nước ở giữa. Người Trung Hoa coi mình là trung tâm mà các nước xung quanh đều là "mọi rợ" nên xưng chữ "trung" với nghĩa như vậy. Còn Hoa mới là tên dân tộc. Sau này, cũng như trường hợp Tần, sự phát triển lưu thông văn hóa do nhà Hán tạo ra với phương Tây (điển hình là con đường tơ lụa), người ta gọi người Trung Hoa là người Hán.
Tôi chưa từng nghe thấy khái niệm gọi họ là "người Trung" bao giờ. Muốn biết rõ nguồn cọi Trung Hoa, phải căn cứ vào cổ sử, không thể chỉ tìm hiểu từ những thời Tôn Trung Sơn trở lại đây mà có thể hiểu được.
--203.160.1.43 06:54, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC) trungda@yahoo.com
Tính chính xác của các thông tin
sửaTôi đọc sơ qua chút đã thấy một lỗi không nhỏ:
- qua lòng chảo Hà Bắc (Hubei). Hồ Bắc mới đúng.
Vấn đề chung của bài này: Quá dài! Tên riêng và thuật ngữ thì vô vàn, mà không có một nguồn tài liệu gốc Hán nào đi theo, vậy ai tin? Đọc tên Hán Việt gần như là phỏng đoán. Nên cân nhắc xem là làm tiếp hay trước hết tóm gọn lại, bổ sung từ Wiki Anh, Trung, Đức v.v... Thân mến --Baodo 02:01, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Re: Tính chính xác của các thông tin
sửaTôi đã ghi địa chỉ trang web nơi tôi tải thông tin về để dịch ở đầu trang. Vì đây là bản của người nước ngoài viết nên không hề có tên gốc Hán kèm theo, các tên riêng hay địa đanh có âm Hán-Việt là do tôi suy đoán nên phải để từ nguyên bản kèm theo trong dấu ngoặc còn những từ không đoán được thì để nguyên.
Về sử Trung Quốc thì nước mình đã có nhiều người viết rồi nhưng tôi muốn đưa bản này lên để mọi người có thể so sánh sự khác biệt giữa cách viết sử của người mình và của phương Tây.
Vì chưa có nhiều thời gian sửa chữa nên chắc cũng có nhiều lỗi, nếu ai có lòng sửa giúp xin cảm ơn.
Nhận xét
sửaCó thể tôi làm gọn lại bài theo ý anh Baodo. Nhưng tính chính xác của bài thì người viết xem lại nhá. Lưu Ly 04:05, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Khi làm gọn có điều là phải cắt bớt những đoạn "miêu tả". Người dịch có đồng ý không ạ. Lưu Ly 04:07, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Sửa chữa
sửaBạn nào định sửa thì gộp 2 phần về Tần Thủy Hoàng làm một và thêm thời nhà Đường vào, còn cắt xén thì cứ thoải mái.Coconut1002su 05:50, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Khi cắt, đừng "vứt" đi, mà cho vào các bài viết chi tiết về từng gia đoạn. Xem tiêu bản về Lịch sử Trung Quốc mới cho vào để biết danh mục các bài trong lịch sử TQ. Xem thêm bài Lịch sử Việt Nam để biết cấu trúc, nội dung chi tiết cho vào các bài chi tiết.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:00, ngày 17 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Nhà Hán
sửaCho tôi hỏi, nhà Hán và nước Hán có phải là một không ? Cám ơn. Casablanca1911 05:27, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Bạn thử xem phần nhà Hán mới xem có hiểu thêm được gì không, tôi cũng không biết rõ.Coconut1002su 13:43, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Đọc phần nhà Hán do bạn mới viết, tôi đã phân biệt được hai khái niệm này rồi. Thanks. Casablanca1911 04:24, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Nhà Đường
sửaTrích dẫn:
- Con trai và là người thừa kế của Thái Tông là Cao Tông, vốn ốm yếu và lại làm cho Trung Quốc rơi vào xung đột và giết chóc. Chúng bắt đầu khi người thiếp của Cao Tông là Võ Tắc Thiên, tìm cách thúc đẩy ông ta đưa bà lên thay hoàng hậu. Võ Tắc Thiên dùng những phương cách truyền thống để tống khứ những kẻ đối nghịch: bà giết hoàng hậu cùng một số kẻ khác.
Cho hỏi: Chữ chúng ở đây là nhắc tới những nhân vật nào ở phần trước?
Newone 04:46, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Chúng là những cuộc xung đột và giết chóc.Nguyễn Trường Thịnh 07:05, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Cách viết thời gian
sửaTôi thấy cách viết thời gian trong mục Lịch sử Trung Quốc chưa ổn lắm. Thí dụ, năm 200 trước Công nguyên hiển thị là 200 BC nhưng trong tiếng Việt BC lại không là chữ viết tắt của từ nào cả. Sách ở Việt Nam kí hiệu “trước Công nguyên” là tr.CN. Tôi nghĩ nên viết theo cách này.Quocdong 12:15, ngày 6 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Bản quyền
sửaTôi (người dịch) đã gửi thư xin phép dịch và nhận được câu trả lời như sau:
- Thank you for your interest in the World History Chart.
- I'm not sure if you refer to the printed book or to
- hyperhistory website.
- But in any case if you wish to use the China text
- please feel free to do so with reference to World History Online
- With best wishes
- Andreas
Không biết như thế này đã đủ điều kiện bản quyền chưa.
Nguyễn Trường Thịnh 10:13, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Trả lời này là bằng văn bản có đóng dấu hay fax, hay email? Nên sớm đưa ra bằng chứng rõ ràng hơn để biểu quyết phục hồi bài viết! Newone 12:25, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Mr. Andreas trả lời cho tôi bằng Email.Nguyễn Trường Thịnh 01:18, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Nguồn tài liệu tham khảo
sửaKhông nên xóa bài này, nên để làm nguồn tài liệu tham khảo, nó sẽ được mọi người kiểm tra tra chéo giữa các nguồn tài liệu từ các tiếng nước ngoài. Tôi thấy bài này rất nhiều thông tin hữu ích --duongdttt 17:11, ngày 14 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Nước Lỗ
sửaCó ai biết nước Lỗ nằm ở giai đoạn nào trong lịch sử Trung Quốc không nhỉ, tôi tìm trong bài không thấy nhắc đến ? Casablanca1911 06:13, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Nước Lỗ là một nước chư hầu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Bạn xem bài về giai đoạn đó sẽ biết thêm. Khổng Tử cũng là người nước Lỗ đấy.Nguyễn Trường Thịnh 06:31, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Các giai đoạn
sửaỞ đây sau thời Tây Tấn thiếu hẳn giai đoạn nói về thời Đông Tấn, Ngũ Hồ loạn Hoa và Nam Bắc triều, từ năm 304-589 tức là gần 300 năm, một thời kỳ đầy biến động có đến hàng trăm người xưng đế xưng vương.
Có thể nguyên bản tiếng Anh còn thiếu nhưng chúng ta, bằng vốn kiến thức của mình, nên bổ sung. Đây là lịch sử Trung Quốc kia mà, đâu phải lịch sử phương Tây mà lại phụ thuộc vào bản tiếng Anh?
--Trungda 07:34, 14 tháng 8 2006 (UTC)
Về phiên âm
sửaSẽ tuyệt với hơn nếu các chữ phiên âm tiếng Anh được chuyển thành từ Hán Việt. Tôi mới phát hiện ra chữ vua Jiajing và chữa thành vua Gia Khánh (con vua Càn Long).--Trungda 07:31, 14 tháng 8 2006 (UTC)
Về dịch thuật
sửaRất nên tránh việc dùng văn "Tây" vào văn bản ta như nhiều bạn trẻ làm báo chí, thậm chí trên truyền hình ở ta hiện nay hay mắc phải, đó là bệ nguyên xi mẫu câu bị động trong tiếng Anh, tiếng Pháp vào văn ta. Cho nên tôi đã sửa "... bị ngăn chặn bởi quân đội của vua Gia Khánh" bằng "... bị quân đội của vua Gia Khánh ngăn chặn"
Tương tự như thế, với đoạn trích mà một thành viên đã tham gia: "chữ CHÚNG được hiểu là những cuộc chém giết". Tôi tin chắc đây là chữ THEY trong nguyên bản tiếng Anh. Đây là tiếng Việt, người Việt Nam không bao giờ dùng văn như vậy. Trong tiếng Việt, chúng ta buộc phải nhắc lại là: "Những cuộc chém giết đó..." chứ không thể dùng chữ CHÚNG như văn tiếng Anh được.
Thiết nghĩ những lỗi như vậy không nên mắc phải nữa
--Trungda 04:21, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Bạn phê bình rất đúng về lỗi văn "tây", rất hoan nghênh bạn tiếp tục đóng góp vào việc biên tập. Bởi vì Wikipedia là bách khoa toàn thư mở, ai cũng tham gia viết được, nên không tránh khỏi là có lỗi, thậm chí nhiều lỗi còn tệ hơn nữa kia (sai kiến thức). Chỉ có cách là chúng ta tích cực sửa lỗi thì sẽ tốt hơn. Avia (thảo luận) 08:12, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Bài quá dài
sửaCó những mục đã nói trong bài xem thêm rồi. Ta có nên viết cụ thể lại trong bài chính hay không? Ví dụ như phần Hán triều dài sòng sọc?Thái Nhi 11:57, 14 tháng 8 2006 (UTC)
- Phần nói về nhà Hán, Tây Tấn, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hiện quá dài cần tóm lược lại và chuyển chi tiết vào các bài tương ứng cho cân đối với các tiểu mục khác. Nguyễn Thanh Quang 03:06, 27 tháng 9 2006 (UTC)
- Đúng vậy, cần tách những phần quá dài thành bài riêng hoặc bổ sung cho bài chính đang có (một số "Bài chính" thì lại sơ sài hơn!)--Trungda 08:05, ngày 22 tháng 4 năm 2007 (UTC)
- Bài quá dài, vậy mà vẫn thiếu Tam Hoàng Ngũ Đế.Ti2008 (thảo luận) 03:52, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Lúa nước
sửacái phần mà trung quốc ho dạy dân an nam tồng lúa nước thì nên xem lại đi bởi vì trong các bộ sử và truện dân gian đều có nhac rằng thời hùng vương đã tròng lúa nước rồi đó thôi. chả lẽ dân mình trồng được lúa từ trước đó rồi đến thời bắc thuộc thì ngươi trung quốc sang dạy lai à? — thảo luận quên ký tên này là của Song 1 (thảo luận • đóng góp).
- Đúng vậy. Ngoài ra, việc dùng trâu cày đã được nhắc đến ít nhất từ thời An Dương Vương rồi. Bài này phải xem lại thôi. Còn các từ "kháng chiến" và "du kích" (mà không phải "khởi nghĩa" nghe cũng rất kỳ.) Tmct 09:47, 7 tháng 10 2006 (UTC)
Thóc gạo lúa, gạo tẻ, gạo nếp, đều nói về chất tinh bột, đã xuất hiện trong tích Bánh Dầy/Giầy, Bánh Chưng (Xem Wikipedia trước) đời Hùng Vương nước ta. Lúa thường trồng dưới ruộng có nước, gọi là đồng sâu, và ruộng không nước, thường phải tát nước, gọi là đồng cạn. Nhiều sắc tộc trồng lúa bên ngàn, rất ít nước, thường có ầm độ và nước mùa. [bổ túc do thành viên: Trần Văn Sơn, email: vantranus@gmail.com). — thảo luận quên ký tên này là của 76.217.90.135 (thảo luận • đóng góp).
Nhà là gì
sửaTừ Nhà Hạ, Nhà Thương, Nhà Chu, Nhà Tần, Nhà Thanh... được định nghĩa là một triều đại
- Nhà Tần là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc
- Nhà Chu nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong..
- Nhà Thanh thỉnh thoảng cũng được gọi là Triều Mãn Thanh, là một triều đại do dòng họ Aisin Gioro (Ái Tân Giác La)ở Mãn Châu thành lập ở nơi hiện nay tại đông bắc Trung Quốc. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.
Ở những câu khác thì có nghĩa khác:
- Những người tạo lập ra quốc gia đó có thể là nhà Tần, một dân tộc tàn nhẫn và táo bạo ở miền viễn tây tới Trung Quốc
- Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác
- Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ
- Vì không có những văn bản ghi chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa được biết đến kỹ lưỡng.
- Những bản ghi chép sớm nhất còn lại của Trung Quốc có niên đại từ thời Nhà Thương
- Nhà Tần đem quân tiêu diệt nhà Chu
- Thế nhà Hán, nhà Tần gồm có những gì? Nó là triều đại, thế thì "triều đại" này là của tất cả các đời vua của một giòng tộc hay gộp nhiều triều đại(mỗi vua có một triều đại). Triều đại là đời vua, trong đời này có bao gồm cả triều đình, triều chính, quân và dân, lãnh thổ vào đó không?
- Nhà Hán là tên chung của các quốc gia có vua họ Lưu? Bao gồm cả vua, triều đình, pháp chế lãnh thổ, dân, văn hóa...từ năm x đến năm y.
- Nhà Hán/ Minh là tên gộp chung tất cả các đời vua họ Lưu/Chu từ năm... đến năm... gọi là nhà Hán vì các vua đó dùng chung tên nước là Hán/Minh
Câu hỏi của tôi có vẻ ngô nghê nhưng từ điển thì ngay câu đầu phải nói lên định nghĩa và dùng thống nhất cho một khái niệm trừu tượng. Từ nhà này thật dễ hiểu mà lại khó. Mong các bạn chỉ dẫn.
Nghilevuong 12:35, 7 tháng 10 2006 (UTC)
Niên đại nhà Chu
sửaBài ghi niên đại nhà Chu trong một đề mục lớn, từ 1056 - 256 TCN. Đúng ra phải là 1066-256 TCN. Song tôi cũng không định phê phán điều này. Thực ra, các nhà sử học Trung Quốc, từ thời Tư Mã Thiên đến nay đã chỉ ra rằng, chỉ từ năm 841 TCN khi Chu Lệ vương bị phế, các năm tháng mới rõ ràng, có số đếm chính xác, còn trước đó đều ước lệ và không chắc chắn. Tới nay vẫn tồn tại 2 thuyết về niên đại của 3 nhà Hạ, Thương và Chu những năm trước thời điểm 841 TCN. 1 giả thuyết về nhà Chu bắt đầu như wiki đã ghi (1066 TCN), còn giả thuyết khác lại từ năm 1122 TCN, tức là sớm hơn nhiều. Sau này, tới năm 841 TCN, mọi thứ lại "đâu vào đấy", vậy sự co giãn ở đâu? Co giãn ở thời gian trị vì của các vua Tây Chu! Theo thuyết từ 1122 TCN thì một số đời vua được kéo dài ra, còn theo thuyết 1066 thì một số đời cai trị lại ngắn đi. Vậy theo tôi, nếu các đời Tần, Tuỳ, Đường... bên dưới không ghi niên đại ở tên đầu mục thì với Chu cũng nên bỏ mấy con số gây tranh cãi này đi.--Trungda 07:57, ngày 22 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Lã Bất Vi thời Hán?
sửaBài có nói về cuốn Lã thị Xuân Thu của Lã Bất Vi, nhưng lại ghi vào mục thời Đông Hán. Có lẽ nguyên bản tiếng Anh đã nhầm. Nên di chuyển nội dung này về thời Chiến Quốc.--Trungda 09:37, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Bài chọn lọc
sửaBài này có đủ tiêu chuẩn đưa vào bài chọn lọc không nhỉ? Newone 04:56, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Mất cân đối
sửaCó thể thấy các mục trong bài có dung lượng không cân đối. Đặc biệt mục "nhà Hán" quá dài, thậm chí còn dài hơn cả bài chính nhà Hán. Theo tôi nên lược bỏ đoạn một vài đoạn quá sâu. Ví dụ đoạn văn dài dòng giải thích về thuyết Âm Dương:
- "Âm và Dương được coi là hai lực căn bản đối lập trên thế giới. Âm là nữ: mặt trăng, lạnh, nước, trái đất, sự nuôi dưỡng, thức ăn, có tính lặn, mùa thu, mùa đông và vân vân. Dương là nam: mặt trời, lửa, nóng, trời, sự sáng tạo, sự cai trị, mùa thu và mùa hè. Người ta tin rằng nếu Âm đạt tới cực thịnh nó sẽ biến thành Dương, và nếu Dương đạt tới cực thịnh nó lại biến thành Âm - một quan điểm về thế giới mà các nhà khoa học nhiều thế kỷ sau này không coi là có ích. Phái Khổng giáo tin rằng thế giới bao gồm năm yếu tố cơ bản: lửa, đất, kim loại, nước và gỗ (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Họ còn cố gắng hơn nữa nhằm tìm cách làm cho vũ trụ trở nên dễ hiểu hơn bằng cách chấp nhận các ý tưởng từ cuốn Kinh Dịch, vốn coi vũ trụ bị ảnh hưởng bởi sự sắp xếp của những con số, coi những con số không phải là cái loài người tạo ra để đo đếm mà chính chúng tự có quyền năng. Họ tin rằng bằng cách nghiên cứu sự sắp xếp chúng thành nhóm ba (hào) và nhóm sáu (quẻ) một người có thể phán đoán ra bất kỳ hoạt động nào trong thiên nhiên."
Phong kiến
sửa@Tanlocnguyen2014: Tôi nghĩ là nên trả lại tên đề mục về "Thời kỳ đế quốc". Phong kiến là chưa chính xác, kể từ sau "Thôi Ân lệnh", với việ Vũ Đế củng cố tập quyền, gần như cái gọi là phong kiến đã không còn. Vĩnh Lạc Đế Nội các 10:37, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Văn hóa Hồng Sơn?
sửaKhông có nguồn cho thấy VH Hồng Sơn góp phần tạo ra văn minh và đất nước TQ thời đầu khi nó không nằm ở lưu vực Hoàng Hà nơi khởi nguyên văn minh TQ như bài đã ghi, nên xóa "VH Hồng Sơn góp phần định hình văn minh cùng đất nước Trung Hoa" ở đầu bài. 2402:800:9D54:54A7:2F42:A499:490A:95D1 (thảo luận) 15:53, ngày 18 tháng 6 năm 2022 (UTC)