Thảo luận:Lịch sử Nhật Bản

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi P.T.Đ trong đề tài Thời điểm chọn lọc
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Nhật Bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhật Bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhật Bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Untitled

sửa

mình muốn tim` ở đây là tên và hình ảnh của cây cầu và đường hâ`m dài nhât' ở Nhật


Nên đưa cụ thể thời đại, đặc biệt những thời đại về sau: ví dụ Meiji từ năm nào đến năm nào? Viethavvh 09:58, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sau khi bổ sung niên đại, tôi thấy việc phân chia "Thời đụng độ với phương Tây", "Thời chiến tranh" v.v. chỉ phản ánh một góc cạnh của lịch sử, chưa hợp lý lắm. Nên chăng quay trở lại với cách phân chia của Lịch sử Nhật Bản trong sách giáo khoa Nhật Bản: Cổ đại, Trung đại, Trung thế, Cận thế, Cận đại, Hiện đại? Viethavvh 10:25, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nội dung bài này, về cơ bản, dịch từ en:History of Japan. Các đề mục thì có điều chỉnh đôi chút. Bài ja:日本の歴史 có cách phân chia thời kỳ phần nào không giống bài tiếng Anh, nhưng tôi thấy cũng chia là rất nhiều kỳ nhỏ.--Tò Mò 13:31, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vì rằng sau khi tôi đưa niên đại vào, thấy có lúc hoặc chẳng biết nhét nó vào năm nào như thời Asuka, hoặc bị gián đoạn, như tiểu thời kỳ Azuchi-Momoyana (1573 – 1603) trong thời đại Muromachi, đầu thời Showa hay cuối thời Showa. Chưa nói đến việc phân chia đầu hay cuối các thời đại cũng tỏ ra khiên cưỡng. Viethavvh 16:07, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng cảm thấy sự phân giai đoạn như bài hiện nay không tốt lắm. Viethavvh đã từng nghiên cứu lịch sử Nhật Bản rồi thì thử đề xuất phương án phân chia mới mà vẫn giữ các thông tin hiện có, tất nhiên có bổ sung nữa mới tốt, được không?--Tò Mò 04:41, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tò Mò cầu kỳ thật, đã sửa lại mục từ tương đối "đẹp" rồi đấy. Tuy nhiên tôi lưu ý bạn một chút, thời Cận đại bạn gộp cả Edo jidai vào thế là hơi dài đấy nhé. Cận đại Nhật Bản chỉ tính từ Meiji trở đi thôi bạn ạ. LSNB được phân kỳ như sau (dĩ nhiên, khi viết lại cho người Việt đọc thì phải khác đi chút chút): Thượng đại - Trung cổ - Trung thế - Cận thế - Cận đại - Hiện đại. Thư thả một chút tôi sẽ vào góp một tay với bạn mục từ này! Khương Việt Hà 15:01, ngày 11 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi xin mạn phép sửa lại LSNB theo những khu vực mà các học giả NB cũng như thế giới về cơ bản là thống nhất: 1. Sơ sử (thượng cổ?), 2. Thượng đại (bắt đầu có lịch sử thành văn) kéo dài tới đầu Heian. 2. Trung cổ: Heian, Trung thế (nội chiến): Kamakura, Nam Bắc Triều, Muromachi. Cận thế (đụng độ với phương Tây): Edo. Cận đại (phát triển theo mô hình phương Tây và bành trướng): Meiji, Taisho. Hiện đại: Showa. và thậm chí hậu hiện đại: Heisei. Nếu các bạn cảm thấy vẫn chưa ổn lắm, xin quay trở lại cách phân kỳ của Tò Mò

Khương Việt Hà 16:38, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin bạn Khương Việt Hà giải thích một chút về sự khác nhau giữa trung cổ và trung thế, giữa cận đại và cận thế. Ở Việt Nam thì cận đại với cận thế là những giai đoạn nào vậy. Mà hậu hiện đại là cụm từ lần đầu tôi nghe thấy đấy nhé. thảo luận quên ký tên này là của Bình Giang (thảo luận • đóng góp).

Tôi chưa rõ bạn hỏi vậy với ý gì (định tìm hiểu thêm hay thấy cách phân chia trên chưa ổn), nhưng cũng xin trả lời bạn một cách hơi chi tiết như sau, kiểu như "giảng bài" ý mà: Nói thì lòng vòng, nhưng quả thật bạn nhìn thì biết: Trung cổ (chuko) trước thời trung thế; Trung thế (chusei) trước thời Cận thế; Cận thế (kinsei) trước thời cận đại, Cận đại (kindai) trước thời hiện đại. Còn hiện đại. Bạn hiểu rồi chứ? Theo dõi "Từ điển Tiếng Việt", Hoàng Phê chủ biên, Viện ngôn ngữ học, H. 1998 thì cũng vòng vo như vậy mà thui, ví dụ: mục từ "Trung cổ", trang 1013: Thời đại giữa cổ đại và cận đại; hay mục từ "Cận đại" trang 119: thời đại lịch sử trước thời hiện đại.

Chính cái tôi đã nói ở trên là câu trả lời rồi (ví dụ: đặc điểm của thời "Trung thế": thời nội chiến, thời của các samurai; hay "Cận thế": thời đụng độ với phương Tây, bước chuẩn bị cho tiến trình cải cách theo mô hình phương Tây). Còn nói nôm na thì Trung thế có thể được coi là hậu kỳ của Trung cổ. Cận thế là sơ kỳ của Cận đại. Đó là đặc trưng của việc phân kỳ lịch sử Nhật Bản không chỉ của các nhà sử học, mà còn là lịch đại của các bộ môn khác như văn học, mỹ thuật Nhật Bản v.v. (có một số thời đại trùng hợp với cách phân kỳ Tây phương, Việt Nam, nhưng có một số thời kỳ, xin nhấn mạnh, là đặc trưng của Nhật Bản). Nếu đọc tài liệu về Nhật Bản, như ja:日本の歴史 là một ví dụ, bạn sẽ hiểu. Đây là một bài viết về lịch sử Nhật Bản, hiển nhiên không thể lấy hệ quy chiếu là cách phân kỳ của Việt Nam, hay của Tây phương, mà phải dựa trên ý kiến của giới sử học Nhật trong lịch sử thành văn Nhật Bản.

Còn về cái gọi là hậu hiện đại thì, bạn đọc mục từ tương đương trên wiki cũng được rồi. Chúng ta đang sống trong nó nên hiển nhiên, nó chưa được giới sử học chính thức công nhận. Để sau này nếu như còn có cái gọi là hậu - hậu hiện đại thì hiển nhiên cái quãng đời bé nhỏ chúng ta đang sống đây rồi sẽ được viết trong chính sử là hậu hiện đại hoặc một tên abc gì gì đó, có phải không bạn? Mọi danh từ riêng có tính võ đoán, vì vậy lớp vỏ ngôn ngữ của nó không nhất thiết phản ánh một khái niệm tuyệt đối chính xác mà chỉ là quy ước. Còn nếu thắc mắc về khái niệm, bạn nên đọc thêm một số tác giả như Jean-Francois Lyotard, Fredric Jameson. Xin lỗi là tôi chỉ đưa một câu nói có tính giả định trong bài viết mà không chia hẳn Heisei ra thành thời hậu hiện đại, nên tạm thời không bàn tiếp ở đây. Nếu bạn cần tài liệu về hậu hiện đại, tôi sẽ cung cấp cho bạn, chẳng hạn bài "Chú giải về chữ Post-" của J. Lyotard, hay bài "Hậu hiện đại-logic văn hóa của chủ nghĩa tư bản hậu kỳ" của F. Jameson, bài "Chủ nghĩa hậu hiện đại, những điều cần biết" của Willliam Grassie.

Quên, còn khái niệm cận đại và cận thế ở VN? VN không dùng khái niệm cận thế mà chỉ dùng khái niệm cận đại. Dĩ nhiên, cận đại Việt Nam khác Nhật Bản, và cũng khác cận đại trong lịch sử thế giới. Trước kia Cận đại ở VN được tính từ khi Pháp xâm lược đến khi hoàn tất quá trình phổ dụng chữ quốc ngữ toàn dân 1858-1930, "vứt bút lông đi nắm bút chì" mà thành quả cao sau đó của nó là Thơ mớiTự Lực Văn Đoàn, hiện đại từ 1930-1975 và đương đại từ 1975 đến nay. Nhưng theo dòng lịch sử mọi khái niệm đều có thể bị cơi nới, chẳng hạn thời gian gần đây cận đại được khu biệt từ đầu thế kỷ 20 đến 1945, hiện đại 1945-1985 và 1985 đến nay là đương đại. Dĩ nhiên, mọi cách phân kỳ đều tương đối, và sẽ thay đổi không chỉ theo thời gian mà theo đặc trưng của quốc gia, châu lục. Khái niệm cổ đại ở VN cũng còn bàn cãi nhiều, nhiều học giả cho rằng văn học Việt Nam không có thời cổ đại, chỉ có thời trung đại. Nhiều khái niệm vẫn được những cây đa cây đề trong giới học thuật dùng với nghĩa tương đối "thoáng", nhập nhèm các thời đại, kiểu như kết hợp: cổ trung đại, cận hiện đại v.v. Trân trọng! Khương Việt Hà 17:47, ngày 13 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Khương Việt Hà đã giảng giải cặn kẽ. Tôi là người nghiên cứu về kinh tế học, nên chỉ biết mỗi cách phân chia lịch sử theo phương thức sản xuất. Nay tôi đã học được thêm nhiều về các cách phân chia giai đoạn lịch sử. Cảm ơn bạn nhiều. --Bình Giang 15:29, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thực ra phân kỳ lịch sử rất tương đối nên bạn cũng biết đấy, mỗi cách phân chia chỉ phản ánh một góc cạnh nào đó của lịch sử, giữa các giai đoạn cũng có những năm bản lề. Tiêu chí phân kỳ cũng là khái niệm còn phải bàn cãi nhiều, theo phương thức sản xuất, theo triều đại, theo những cuộc cách mạng hay theo những mốc lớn trong lịch sử? Nói chung cực kỳ phức tạp, sa vào vấn đề này là những bàn thảo không bao giờ chấm dứt. Sáng nay ngồi nói chuyện với GS. Phạm Vĩnh Cư, sau khi đọc lại bài Tổng thuật Hội thảo phân kỳ lịch sử văn học tại số 9/2001, tạp chí Nghiên cứu văn học lại càng thấy mông lung. Chẳng hạn khái niệm "hiện đại" theo cách hiểu của VN có thể bao hàm trong nó cả cái đang diễn ra, cái hiện nay, do dó giai đoạn lịch sử mang tên hiện đại ở VN, có thể được kéo dài từ 1945 tới nay và chia ra thành 2 thời kỳ hoặc 3 thời kỳ bao gồm trong nó cả hiện đại, hậu hiện đại và đương đại. Tôi dùng những khái niệm như trong bài viết LSNB ở trên sau khi lướt qua mục lục phân kỳ của bộ Lịch sử Nhật Bản (3 tập), Lịch sử văn hóa Nhật Bản (2 tập) của G.B. Samson; Nhật Bản văn học toàn sử (6 tập), Nhật Bản tư tưởng sử (2 tập) của Ishida Kazuyoshi. Tuy nhiên, tôi bỏ khái niệm "Thượng đại" chỉ giai đoạn trước thời Trung cổ, mà dùng khái niệm "Cổ đại". Trân trọng! Khương Việt Hà

Thời điểm chọn lọc

sửa

Xin cho hỏi, thời điểm chọn lọc bài này là khi nào vậy mọi người, cũng như link đề cử? Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 14:08, ngày 6 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

@P.T.Đ: Bài được người quản lý (nay gọi là bảo quản viên)/hành chính viên Mxn đưa sao chọn lọc vào hồi 11:16, ngày 6 tháng 10 năm 2005. Những năm tháng đó chưa có bầu chọn bài chọn lọc, các quản trị wikipedia thường lựa những bài tốt nhất dưới nhãn quan của họ và toàn quyền quyết định việc đưa ra trang chính, thường sẽ bao gồm các thảo luận để thông tin và tìm đồng thuận trước đó (tương tự cách làm việc hiện nay tại ko gian đề cử và chọn bài cho mục "Bạn có biết"). Việt Hà (thảo luận) 16:16, ngày 6 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bác Việt Hà! P.T.Đ (thảo luận) 16:18, ngày 6 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Lịch sử Nhật Bản”.