Thảo luận:Lý Thần Tông

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi 123.19.220.150 trong đề tài Tệ




Liên kết tham khảo

sửa

Tệ

sửa

Câu: "Vua Thần Tông cũng đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất mà đã tịch thu của quân dân trước đó. Ông cũng thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay phiên nhau cứ sáu lần một tháng được về làm ruộng. Vì thế, việc sản xuất nông nghiệp của Đại Việt phát triển cao." rõ là copy nguyên từ Sử lược của Trần Trọng Kim rồi mô-đi-phê đi đoạn "phát triển cao" không rõ lấy thông tin từ đâu? Rồi câu "Khác với các vị vua triều trước lo điều hành đất nước, Thần Tông chỉ biết vui chơi." cũng không hề có nguồn dẫn mà ý tứ thì rất biased, chuyện ông vua này thích chuyện người ta tặng mình kì hoa dị thảo không thể che lấp được chuyện ông này vừa lên ngôi (ở tuổi 12!) đã bắt tay vào chỉnh đốn công việc triều đình. DRagonBallz (thảo luận) 07:21, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

có "nông nghiệp phát triển, ko có "cao".--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 07:34, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Độ tin cậy của link này tới đâu? Nội dung thì chép gần như nguyên xi Sử lược của Trần Trọng Kim mà không ghi nguồn gốc, lại còn ghi rất to copyright ở dưới, tệ thật. DRagonBallz (thảo luận) 23:37, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lý Thần Tông mất vào năm 1137 chứ không phải năm 1138. Toàn thư đúng là ghi năm 1138 nhưng phần chú giải, các dịch giả đã hiệu đính và sửa là năm 1137 vì Toàn thư bị chép lệch sự kiện trong các năm 1138 - 1145. Văn bia Đỗ Anh Vũ và Phụng Thánh phu nhân cũng đều ghi năm vua mất là 1137. Đề nghị sửa lại. Rol (thảo luận) 06:55, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thành viên Rol cho biết các dịch giả đã hiệu đính và sửa lại tại phần chú giải cho Toàn thư ở chỗ nào. Tôi chỉ thấy ghi chú số 620 nói rằng có sự chênh lệch giữa Toàn thư với Đại Việt sử lược (năm 1138 đối lại với năm 1137), nhưng không khẳng định là Toàn thư sai và Sử lược đúng ở đâu cả. Meotrangden (thảo luận) 02:53, ngày 12 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn cảm phiền tra cứu bản dịch đầu tiên của Toàn thư năm 1967, chú thích 8 bản kỉ quyển 4 trang 348-349, sẽ thấy người ta phân tích rất dài, so sánh cả Sử lược, Toàn thư, Tống sử trong việc chép chuyện Thân Lợi và chuyện sao chổi, nhật thực v.v... để đi đến kết luận là Sao chổi xuất hiện Tống sử, quyển 30 và Tục tư trị thông giám q.127 đều chép vào tháng tư năm Thiệu Hưng thứ 15 là năm Ất Sửu (1145) thì Toán thư chép vào tháng 4 năm Bính Dần Thiệu Hưng thứ 16 (1146). Tục tư trị thông giám chép vào năm Thiệu Hưng thứ 15 (1145) có tháng 11 nhuận, Toàn thư lại chép tháng nhuận vào năm Thiệu Hưng thứ 16 (1146). Như thế là Toán thư chép chậm 1 năm so với sử nhà Tống. Tại nsao lại có việc chênh lêhcj như vậy ? Chúng tôi thấy là do việc Toàn thư bỏ không chép năm Quý Sửu (1133) nên đã chép sai năm Lý Thần Tông chết. Việt sử lược chép Lý Thần Tôn chết năm Đinh Tị Thiên Chương Bảo Tự thứ 5, tức năm Thiệu Hưng thứ 7 (1137). So sánh Toàn thư với Việt sử lược, chúng ta thầy từ sau năm Quý Sửu, có nhiều việc Việt sử lược chép vào năm trước mà Toàn thư lại chép vào năm sau, năm chết của Lý Thần Tông là một lệ. [...] Chúng tôi cho rằng về điểm này Việt sử lược căn cứ vào tài liệu của sử cũ chép thế là đúng mà Toàn thư chép thế là sai. Do chép sai như thế nên Toàn thư đã kéo dài niên hiệu Thiên Chương bảo Tự thêm một năm thứ 6 và do đó đặt năm đầu niên hiệu Thiệu Minh vào phần sau năm ấy là năm Mậu Ngọ. [...]". Đoạn sau còn chỉ rõ việc chép sai thời gian cuộc nổi dậy của Thân Lợi ở cả Toàn thư và Sử lược nữa cơ. Ngoài ra, thêm 2 cứ liệu này nữa là năm chết của Lý Thần Tông được sáng rõ : bài văn bia Thánh phu nhân Lê thị mộ chí ghi về bà vợ của Lý Thần Tông, ghi năm chết của vua là 1137. Bài văn bia thái úy Đỗ Anh Vũ (bạn chịu khó tra tìm) cũng ghi năm chết của Thần Tông là 1137. Tôi cho rằng căn cứ vào Toàn thư là sai sự thật Rol (thảo luận) 11:54, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời



Xem xét trong cuộc đời và tư cách của Lý Thần Tông, có thể thấy ông là vị vua tuy có chút lòng vì cơ nghiệp nước nhà, nhưng có thể vì lên ngôi vì lúc nhỏ, nên khi lớn lên vua lại ham việc hưởng lạc, ưa điềm lành, sinh hoạt trong cung không được điều độ nên mới dẫn đến cái chết khi còn quá trẻ. Thần Tông tuy không phải là một ông vua nhu nhược hay hôn ám, nhưng cũng chưa thể gọi là tốt lắm. Điều may mắn là dưới thời ông, cơ nghiệp nhà Lý vẫn vững bền qua đến thời Lý Anh Tông, điều đó một phần vì ông thừa hưởng sự thịnh thế của thời tiên hoàng Lý Nhân Tông, một phần vì trong triều còn có người giỏi giúp rập, mà bản thân vua cũng không quá mê muội. 123.19.220.150 (thảo luận) 13:50, ngày 13 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lý Thần Tông”.