Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại.
Cái trên là câu hỏi tu từ thôi:-). Tôi nghĩ là chúng ta nên dùng cái tên quá phổ biến trong tiếng Việt là Kim Jong-un, Kim Chŏng'ŭn thì chú thích bên cạnh thôi. Nếu máy móc thì rất khổ cho những người muốn tìm ông này mà xem. Tôi thì hay tìm qua Google, chứ cái search của Wiki đôi lúc không thỏa mãn cho lắm.--115.75.0.219 (thảo luận) 13:37, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Khó khăn gì đâu, trong bài đã ghi rõ các tên khác của ông ta chứ đâu có lấy mất cái tên Kim Jong-un đâu ? Ông này là công dân CHDCND Triều Tiên vậy hãy dùng cách chuyển tự La Tinh của CHDCND Triều Tiên - trừ khi ông ta có cái tên thông dụng Viết bằng tiếng Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:17, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nhưng trong tiếng Việt toàn dùng là Kim Jong-un và cái quan trọng thứ hai là không mấy ai biết cái tên này. Chưa kể hệ chữ La Tinh của Triều tiên quá chú trọng vô mảng phát âm nên ngoài Triều Tiên có ai dùng.--115.75.0.219 (thảo luận) 14:39, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Sholokov không đọc câu của tôi à: "cái tên kỳ lạ này có phổ biến trong tiếng Việt" hay có ai từng dùng viết báo chí không?. Hồi là tiếng Hán. Tiếng Hán vay qua tiếng Việt rồi thành tiếng Hán-Việt. Đòi Kim Jong-un có tên tiếng Việt mới dùng thì tôi bó tay với bạn.--115.75.60.171 (thảo luận) 13:36, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ chúng ta có chút gì đó nhầm lẫn ở đây. Từ Hán-Việt không phải là tiếng TQ hay tiếng Hán mà là từ tiếng Việt (dù nó gốc Hán). Vì vậy Kim Chính Ngân thì đúng là cách đọc theo kiểu tiếng Việt rồi. Nếu Kim Chính Ngân là tên thông dụng thì ta ưu tiên cho nó; nhưng ở đây có vẻ như Kim Chính Ngân không thông dụng lắm nên ưu tiên dùng Kim Chŏng'ŭn. Ông này là người dân CHDCND Triều Tiên vì vậy nên dùng cách chuyển tự La Tinh mà CHDCND Triều Tiên áp dụng. Tôi không đồng tình với việc dùng 1 kiểu chuyển tự La Tinh của nước ngoài cho người dân Triều Tiên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:59, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Từ gốc Hán là từ tiếng Việt! Tôi thật bó tay với cách suy nghĩ này. Tôi không cãi này về cái vấn đề rộng ở trên, quay trở lại vấn đề bài này, quan trọng là tiếng Việt không ai dùng cái tên Kim Chŏng'ŭn và đây là Wikipedia tiếng Việt. Biết bao nhiêu lần cái nguyên tắc phổ biến tất thắng này đã được nêu rõ ra rồi, như trong bài Park Chung Hee hay Châu Tinh Trì. Có vẻ như Sholokov vì cái lý do gì đó vẫn rất kiên trì đến độ kì lạ trong vấn đề Hán Việt và tiếng Triều Tiên.--115.75.60.171 (thảo luận) 14:17, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn cái vế "đây là wikipedia tiếng Việt" thì cách hiểu đúng phải là thế này: tên viết bằng tiếng Việt > tên chuyển tự La Tinh của nước sở tại > tên kiểu khác. Tại sao wikipedia tiếng Việt dùng Moskva thay cho Moscow trong khi báo đài ghi Moscow đầy ra đó ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:39, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái quy tắc tất thắng của bạn có một chỗ không được hay cho lắm đó là không tôn trọng cách viết tên của các dân tộc khác. Nói theo kiểu cực đoan quá khích là nó đang chà đạp lên văn hóa và tự tôn của dân tộc khác. Đừng bắt người Triều Tiên chuyển tự La Tinh theo kiểu Anh và cũng đừng bắt người Anh dùng cách chuyển tự La Tinh theo kiểu Triều Tiên. Wiki tiếng Anh dùng các tên như Moscow, John Komnenos,... vì ở đấy nó là wiki tiếng Anh, ưu tiên tiếng Anh. Còn wiki tiếng Việt ưu tiên tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh, tiếng Pháp,... nên không có lý do gì dùng 1 cách chuyển tự ngoại bang cho người dân CHDCND Triều Tiên cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:04, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn kiếm đâu ra cái việc người Triều Tiên có cái chuyển tự La Tinh cho người châu Âu này vậy? Chưa kể các nhóm ngôn ngữ Châu Âu nó khác hoàn toàn với ngôn ngữ Châu Á khi Châu Âu các từ bình thường có thể chuyển đổi qua lại với nhau vì hầu như có có cùng một nguồn gốc. Châu Á tuyệt đại đa số chuyển tự La Tinh dựa theo cách phát âm của tiếng có gốc Romano (Romano-language). Ngoài ra tôi nhắc lại rằng đây không phải là chà với chả đạp gì, vì chúng ta vẫn để cái tên phiên âm của họ ra như một chú thích. Chứ nhìn vào cái tên này ai biết chủ thể là cháu trai của Kim Nhật Thành??? Và Wikipedia không phải là nơi để đưa tự tôn dân tộc lên! Nó cần thứ gì phổ dụng, bách khoa và nhiều người biết. Lập luận như bạn thì chúng ta phải đổi Bắc Kinh thành Beijing vì Bắc Kinh là cách chuyển tự La Tinh của ngoại bang Việt Nam, không phù hợp với tinh thần của của dân tộc Trung Hoa.--115.75.60.171 (thảo luận) 16:19, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Như tôi đã giải thích, theo cái giải thích phía trên của bạn thì tên Bắc Kinh không được dùng, vì nó là cách chuyển viết qua La Tinh của ngoại bang Việt Nam, dân tộc Trung Hoa là phải dùng Beijing mới chính xác; không được áp đặt tên nước ngoài cho dân tộc Trung Hoa; vì nó chà đạp tinh thần và tự tôn dân tộc Trung Hoa????. Xét cái trường hợp Kim Chŏng'ŭn là tiếng Việt hay cái tên Kim Jong-un đã được du nhập qua tiếng Việt là tiếng Việt ở đây? Nói thẳng thắn ra ở đây, tôi thấy Sholokov muốn dùng tiếng Hán-Việt là Kim Chính Vân theo kiểu mà Triều Tiên Thái Tổ hay Quảng Khai Thổ Thái Vương vì cái lý do nào đó tôi không được rõ. Khi thấy cái tên Hán-Việt này không ai dùng thì bày ra trò tinh thần dân tộc để dùng cái tên hết sức không có nơi nào khác ngoài Wikipedia đang phải dùng? Bất chấp không ai biết cái tên này! Không ai dùng cái tên này trong tiếng Việt!--115.75.60.171 (thảo luận) 04:05, ngày 1 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Kim Jong-un hay Kim Chŏng'ŭn chẳng có cái nào là tên tiếng Việt cả. Vì Kim Chŏng'ŭn là cách chuyển tự của CHDCND Triều Tiên nên ta phải dùng nó, vì đây là bài nói về một người dân CHDCND Triều Tiên.
Bạn đang cố tình không hiểu luận điểm của tôi thì phải. Thôi nói lại lần cuối, bạn có đủ khả năng hiểu được thì tôi nói tiếp, còn nếu không hiểu nổi thì nói tiếp chỉ phí nhời. Wiki tiếng Việt ưu tiên tiếng Việt thì phải hiểu như thế này: tên thông dụng viết bằng tiếng Việt > tên chuyển tự La Tinh của ngôn ngữ nước sở tại >> tên kiểu khác. Cụ thể là:
Ưu tiên tên thông dụng bằng tiếng Việt lên hàng đầu vì đây là wiki tiếng Việt.
Dưới mức đó, ưu tiên cách chuyển tự La Tinh của nước sở tại vì chúng ta phải tôn trọng cách đặt tên của chính nước họ. Ở đây lưu ý ưu tiên tên chuyển tự La Tinh (chứ không phải tên viết bằng chữ Kirin, chữ giun dế,...) vì tiếng Việt hiện nay viết bằng chữ La Tinh.
Cuối cùng không có tất cả những cái trên thì mới dùng những tên kiểu khác, xét theo độ phổ biến.
Ồ, có thể tôi sai vì tôi thấy cái lịch sử mà anh bạn Giúp Việt phải vất vả đi revert các sửa đổi kiểu này của bạn nên tôi nghĩ thế. Xin lỗi nếu nó vô quá là vô căn cứ.
Quay trở lại vấn đề, bạn đang cố tình không hiểu luận điểm của tôi thì phải. Thôi nói lại lần cuối, bạn có đủ khả năng hiểu được thì tôi nói tiếp, còn nếu không hiểu nổi thì nói tiếp chỉ phí nhời. Cái Bắc Kinh không phải là một cách chuyển tự/phiên âm ra một hệ ngôn ngữ La Tinh là tiếng Việt của 北京 à?. Vậy vì sao ở đây cái Beijing không được dùng thay cho cái Bắc Kinh nếu cái lập luận của bạn là đúng?
Tôi nói cho bạn hiểu cái Wiki này nó dựa trên mức độ phổ biến của tên gọi để quyết định, như cái tên Bắc Kinh nó đựơc dùng quá phổ biến đến mức không thể tranh cãi được trong tiếng Việt rồi (bạn nói tiếng Hán Việt là một phần trong tiếng Việt ấy); vì vậy chúng ta dùng nó chứ không phải dùng cái Beijing do người Tàu dùng. Vấn đề này cũng giống như cái Kim Jong-un trong tiếng Việt đang dùng, nó tuy gốc Anh nhưng đang chiếm ưu thế tuyệt đối so với mọi tiếng khác; như là cái cách mà Pác Chung Hi hay Park Chung Hee đã vào tiếng Việt thay cho Bak Jeong-hi vậy. Kim Jong-un là cái tên đang được dùng tuyệt đối trong tiếng Việt, nên tiêu đề không thể là cái Kim Chŏng'ŭn quá sức xa lạ này. Tại sao Wikipedia lại cố gắng phát minh ra cái mới bất chấp mọi xu hướng dùng tiếng Việt? Ngay cả trang VOA vốn do các bác Việt kiều hay dùng tiếng Hán-Việt viết bài họ vẫn dùng Kim Jong Un chứ không phải Kim Chính Vân [1]. Nên bạn cố gắng dùng cái tên lạ lẫm này là quá sức không hợp lý và không theo bất cứ quy tắc nào ngoài cái quy tắc bạn tự nghĩ ra.--115.75.43.69 (thảo luận) 05:19, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái gì vậy, không nhẽ hóa ra chữ Bắc với chữ Kinh trong lời nói hằng ngày là tiếng Việt, và khi dùng để xưng tên một người TQ hay một thành phố TQ tự nhiên nó biến thành tiếng Tầu à ?
Kim Chŏng'ŭn cũng chẳng phải là kết quả của cách chuyển tự La Tinh mới do tôi tự sáng chế mà là cách chuyển tự của CHDCND Triều Tiên đối với tên ông này. Ông này người CHDCND Triều Tiên thì dùng cách chuyển tự của CHDCND Triều Tiên đi. Cái chữ Kim Chính Vân thì đúng là ít phổ biến rồi nên không "ưu tiên tiếng Việt" được rồi - nếu giả sử nó phổ biến thì phải chuyển bài này về Kim Chính Vân. Đấy là tại sao wiki Việt này dùng Bắc Kinh, Bình Nhưỡng thay cho Beijing, Pyongyang. Nếu như cái wiki này dựa trên độ phổ biến như bạn nói thì chắc phải đổi Moskva về Moscow, chuyển Ukraina về Ukraine, chuyển Brasil về Brazil,... vì hẳn là người ta biến đến chữ Moscow, Ukraine, Brazil,... nhiều hơn mấy chữ kia. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:45, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi thấy ý-kiến của Sholokhov hợp-lý. Ta nên để "Kim Chŏng'ŭn" là tên đầu bài còn những tên gọi hay cách viết khác, dù phổ-biến hơn hay kém đều chuyển về đó. Như vậy ai tra-cứu vẫn tìm được. Điều nữa là đây là tên riêng. Họ viết sao, ta viết vậy. Duyệt-phố (thảo luận) 16:18, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi thấy quý vị nên sử dụng cái tên đã được dùng phổ biến gần như quốc tế hóa hơn là vin vào cái kiểu tự tôn dân tộc hay ngoại bang như trên này. Họ viết sao nhưng chúng ta không cần nghe theo. Vì đôi lúc nó gây khó và là giảm tính bách khoa.--RommelA (thảo luận) 16:22, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xin đưa ra trường-hợp "Phan Chu Trinh" và "Phan Châu Trinh". Tuy cách viết Phan Chu Trinh nhiều hơn nhưng ông người gốc Quảng Nam, đọc là Châu chứ không đọc là Chu nên tên bài, nhất là tên riêng thì hãy để dạng nguyên-thủy của cá-nhân đó. Vài lời góp ý. Duyệt-phố (thảo luận) 02:58, ngày 3 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tất nhiên, chúng ta vẫn tôn trọng cái đúng, còn trong trường trường hợp này không có tên nào là đúng hay sai cả. Tên dạng nguyên thủy thì phải viết bằng Hangul chứ đâu phải Latinh. Bách khoa toàn thư là để phục vụ người đọc phổ thông, đâu chỉ những nhà chuyên môn.Quangbao (thảo luận) 03:20, ngày 3 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ý Vì Triều Tiên đóng cửa không truyền bá văn hóa ra nước ngoài nên cái tên này của họ không được biết đến ở Việt Nam. Khiến cho cái tên Kim Jong Un rất phổ biến, Wikipedia nên theo quy tắc phổ biến.--RommelA (thảo luận) 07:38, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đổi thành Kim Jong-un. Quả thật tôi không thể nhận ra được đây là người thừa kế của Triều Tiên cho tới khi đọc bài vì cái tên này. Tôi nghĩ cái tên này không phổ biến, Wikipedia tiếng Việt nên dùng Kim Jong-un. Điều này cũng cần áp dụng cho toàn bộ các bài nhân vật và địa danh trên bán đảo Triều Tiên trừ hai cha con Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật và một số địa danh như là Bình Nhưỡng do hoàn cảnh chiến tranh trước người VIệt hay dùng Hán Việt cho hai nhân vật này.--Augusta (thảo luận)
Đồng ý Đối với các ngôn ngữ dùng chữ viết phi Latin, tên bài viết (không phải bài đổi hướng) nên sử dụng các dạng chuyển tự phổ biến trên thế giới và dễ hiểu đối người Việt. Các quy tắc về dấu thanh khi chuyển tự của Triều Tiên thì mấy ai biết? Nó ngược hẳn với trường hợp Moskva (quá quen thuộc, lại không có dấu) hay México (tiếng Tây Ban Nha cũng dùng chữ viết Latin). Hungda (thảo luận) 08:38, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã nói rõ: Thứ nhất: Tên quá lạ như Kim Chŏng'ŭn thì chỉ có wiki (hiện giờ) mới dùng. Với ý của bạn bài Iași (có phiên âm rồi), bài Fall Weiß thì trong bài lại dùng chủ yếu là Fall Weiss (điều này là do trước đây bài tên Fall Weiss nhưng có thành viên đã đổi). Tại enwiki đối với các bài chưa được thảo luận kỹ hoặc ít nổi tiếng thì hay có sự đổi tên do chưa thống nhất, còn như bài Ho Chi Minh vẫn giữ không dấu. Hoặc là ghi theo tên gốc (nếu có kiểu viết Latinh) hoặc là dùng tên phổ biến. Viwiki ta lại nửa vời rồi.Yduocizm (thảo luận) 08:23, ngày 29 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi không có ý định lèo lái wiki theo một chuẩn mực cứng nhắc nào, chủ yếu là tôi theo WP:TEN, chẳng có khái niệm "wiki bạn", "wiki tôi" đâu. Tôi biết thế nào bạn cũng lại thêm dòng ý kiến phía sau, và tôi cũng không đủ kiên nhẫn với người "nhiệt tình" như bạn. Thôi, có gì thì bạn đưa xuống mục ý kiến nhé, ở đây lại làm loãng phiếu.Yduocizm (thảo luận) 01:49, ngày 31 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ýTên riêng viết theo đúng bản phiên âm do nước đó lựa chọn, nếu không có từ quá phổ biến trong tiếng Việt từ trước. Xem các trường hợp tên tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Phạn,... trên Wikipedia này. Chỉ có mấy bài mới do các bạn trẻ viết là lúc nào cũng chăm chắm "nhìn thấy quen" để bỏ qua sự thống nhất về ý tưởng mà thôi. Tân (thảo luận) 01:12, ngày 17 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
DHN đổi hướng Kim Jong-un do có bút chiến giữa rất nhiều thành viên và Sholokhov! Vì vậy phần mềm tính là DHN khởi tạo cái tên Kim Jong-un. Còn Duyệt-phố ban đầu là Kim Jong-un; tới gần đây mới đổi thành cái Kim này. Bạn nên tìm lý do khác, vì thảo luận mà ủng hộ cho đầy phiếu kiểu liên kết liên minh thì không thể gọi là đồng thuận được. Ở Wikipedia tiếng Anh thì nhân vật/địa danh/ cái gì Anh và các nước khối Anh/cựu thuộc địa Anh làm ra viết spelling Anh còn phần còn lại thì Spelling Mỹ. Bạn hiểu sai nó rồi!--RommelA (thảo luận) 05:37, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ýTôi cũng nghĩ nên để Kim Chŏng'ŭn như là tên chính của bài, tuy nhiên phải giải thích các cách phiên âm có thể có, đồng thời tạo thêm các tên phiên âm như Kim Jong-un và chuyển hướng, tại vì Kim Chŏng'ŭn thì chắc là chả ai type chữ này lên google mà search. Trong khi chúng ta đang cố xóa bỏ những cái tên kiểu như Lômônôxốp hay Niu Óoc, thì không có lí do gì ta lại từ chối dùng Kim Chŏng'ŭn cả. Còn việc ký âm Latin cho các tên của Triều Tiên hay bất kỳ một tên nào có nguồn gốc hệ mẫu tự khác vốn dĩ là 1 việc không đúng, chẳng qua nhân loại không có 1 ngôn ngữ chung nên ta đành tạm chấp nhận cách này.Đường trần đâu có gì... (thảo luận) 05:54, ngày 31 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tới ngày 2/10 (khi biểu quyết bắt đầu). Thành viên chỉ có 16 sửa đổi. Xem:
# 07:07, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (khác sử) Bệnh Alzheimer
07:18, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (khác sử) Mục Kiền Liên (→Xuất thân)
19:17, ngày 15 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Trầm Tử Thiêng
23:25, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Màng trinh (→Lịch sử)
23:03, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Thanh Thúy (ca sĩ)
23:02, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Thanh Thúy (ca sĩ)
22:24, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Thanh Thúy (ca sĩ)
22:21, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Thanh Thúy (ca sĩ)
22:17, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Thanh Thúy (ca sĩ)
22:16, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Thanh Thúy (ca sĩ)
22:14, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) M Thanh Thúy (ca sĩ) (Trang mới: Thanh Thúy là tên thật, sinh tại Huế ngày 2 tháng 12 trong một gia đình có 5 chị em trong số có Thanh Mỹ và Thanh Châu, có chồng là sĩ quan không quân c...)
22:05, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (khác sử) Wikipedia:Chỗ thử (Đề mục mới: - →Thanh Thúy (ca sĩ))
13:54, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (khác sử) Avantasia (→Liên kết ngoài)
23:25, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (khác sử) Sonata Ánh trăng
23:22, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (khác sử) Sonata Ánh trăng (→Bản Sonate viết cho đàn dương cầm (Piano) số 14 của Beethoven.)
23:21, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (khác sử) Sonata Ánh trăng (→Nghe nhạc phẩm)
23:13, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (khác sử) M Sonata Ánh trăng (Trang mới: == Bản Sonate viết cho đàn dương cầm (Piano) số 14 của Beethoven. == Bản sonate viết cho đàn dương cầm số 14 op. 27 No. 2 ở cung Đô thăng thứ c...)
Những người cần bỏ phiếu nên xem xét thật kĩ trường hợp Triều Tiên, Hàn Quốc, đây là trường hợp tương đối đặc thù vì văn hóa đại chúng Hàn Quốc là cực kì phổ biến tại Việt Nam nên không thể bắt wikipedia đi theo hướng xa rời độc giả để gọi diễn viên nổi tiếng Lee Young Ae là I Yeong-ae, Choi Ji-woo là Choe Mi-hyang, Kim Tae-hee thành Gim Tae-hui, toàn những cái tên mà không ai biết đấy là ai được. GV (thảo luận) 02:20, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi cũng tán đồng việc lấy phiên âm tiếng Việt làm chuẩn (dù có thể có dị bản khác nhau. VD như Москва thì nên dùng Moskva hoặc Mát-xcơ-va hơn là Moscow. Trong trường hợp tiếng Triều Tiên cũng vậy, Kim Nhật Thành quá phổ biến hơn là Kim Il-sŏng (Bắc Hàn) hay Gim Il-seong (Nam Hàn). Nếu có dùng phiên âm Việt thì phải dùng Kim In Song hoặc Gim In Song. Tương tự với tên cháu nội ông, theo tôi thì do nhân vật mới xuất hiện, chưa hình thành tên gọi phổ biến trong tiếng Việt, nếu lấy đối chuẩn là tiếng Anh thì hơi vội. Trong trường hợp này, theo tôi nên dùng đối chuẩn là Kim Chŏng'ŭn, phiên âm Việt là Kim Chong Un, phiên âm Hán Việt là Kim Chính Vân là khả dĩ hợp lý. Thái Nhi (thảo luận) 02:37, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bổ sung thêm: Việc lấy Google để đối chuẩn có phần thiếu hợp lý trong trường hợp này vì 1. Bản thân từ khóa Kim Chŏng'ŭn rất ít được sử dụng đơn giản vì lý do kỹ thuật, kể cả trong trong tiếng Việt; 2. Kim Jong-un so ra dễ gõ (type) và phần lớn các tài liệu tra cứu qua tiếng Anh. Trong trường hợp bản địa hóa, thì phiên âm Kim Chong Un là phiên âm Việt gần nhất cho cả Kim Chŏng'ŭn và Kim Jong-un, dù kết quả tìm kiếm của nó hẻo hơn nhiều (15.600 kết quả). Thái Nhi (thảo luận) 02:45, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi có ý kiến thế này, Triều Tiên (hay Hàn Quốc) có ngôn ngữ và chữ viết riêng của họ, việc Latinh hóa chỉ nhằm mục đích cho người nước ngoài có thể đọc gần đúng phần nào ngôn ngữ của họ. Người nước ngoài ở đây là những người hoàn toàn mù tịt về ngôn ngữ Triều Tiên, và chỉ biết về bản chữ cái Latinh cơ bản. Còn trong chữ Kim Chŏng'ŭn là cách Latinh theo cách của McCune-Reischauer, rõ ràng nhìn vào thì chả ai biết đọc như thế nào cả, trừ khi đã có tham khảo và tìm hiểu trước. Giống như khi người nước ngoài nhìn vào chữ Việt của chúng ta, khi gặp những chữ ă,ơ,ư... họ cũng chả thể nào mà biết đọc được, vì những chữ đó nằm ngoài hệ thống chữ Latinh cơ bản và thông dụng. Ngay cả ở nước ta cũng có 2 luồng suy nghĩ khác nhau khi viết các danh từ riêng tiếng nước ngoài, một là bê nguyên xi tiếng Anh ra, 2 là phiên âm ra tiếng Việt 100%. Việc này xem thời sự trên VTV chúng ta gặp như cơm bữa, tại sao lại "Bắc Cáp-ca" mà không phải "Bắc Kavkaz", trong khi "Tổng thống Obama", mà không là "Tổng thống Ô-ba-ma"...
Chúng ta không phải người Triều Tiên nên chả ai bắt chúng ta phải đọc đúng tên như người bản địa, chỉ cần đọc gần đúng hay ít nhất, đọc và viết sao cho chúng ta hiểu với nhau là được. Như vậy thì Kim Jong-un rõ ràng hợp lý hơn Kim Chŏng'ŭn. Báo đài truyền thông ở VN đã sử dụng Kim Jong-un rồi, hà tất chúng ta phải thay đổi theo hướng quá xa lạ như vậy, đôi khi còn làm cho người ta đọc tầm bậy ra nữa, Kim Chŏng'ŭn chỉ nên dùng để tham khảo thêm thôi.JesperDo (thảo luận) 07:01, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ báo đài không phải là bách khoa và cách viết của họ không nhất định. Còn về việc cái tên nghe lạ thì cũng kiểu như Ōsaka với Osaka (chỉ có điều 2 cái này tương đối giống nhau). việc Latinh hóa nhằm mục đích cho người nước ngoài có thể đọc gần đúng phần nào ngôn ngữ của họ thì ta nên tôn trọng cũng như các bài về người hay địa danh tiếng Việt vẫn phải có ă, ơ, ư... Bongdentoiac (thảo luận) 07:24, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Jesper Do để ý là nhiều bài bên wiki Anh vẫn để các ký tự lạ hoắc và nhiều bài tên người Việt vẫn để dấu đó thôi. Ngay trong bài viết tôi đã để cái tên Kim Jong Un chình ình ngay đầu bài rồi mà. Với lại cái chữ Kim Chŏng'ŭn thì nhìn vào cũng có thể đoán định được là phát âm của nó dạng như thế nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:02, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
@GV: Đọc thảo luận của anh tôi lại giật mình nhớ lại có lần tranh cãi cũng vì cái tên, nó đã một phần giúp tôi đặt ra nguyên tắc đặt tên bài cho mình, còn anh không lẽ đang đi theo "tiêu chuẩn kép" của riêng mình? Xem bài viết México. Tân (thảo luận) 01:14, ngày 17 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng là tôi đang sử dụng tiêu chuẩn kép ở đây vì:
Văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam là cực kì phổ biến, tên tuổi các diễn viên, ca sĩ, ngôi sao giải trí của Hàn Quốc là rất quen thuộc với người dân Việt Nam, giờ ta không thể "bắt" họ phải đọc theo một cái tên hoàn toàn xa lạ như vậy (Choe Mi-hyang thay cho Choi Ji-woo???).
Trường hợp México là khác vì các cách gọi Mê-xi-cô, Mê-hi-cô, Mehico, Mexico đều được sử dụng ở Việt Nam với mức độ phổ biến tương đương nhau, hoặc có hơn kém thì không đáng bao nhiêu, vì vậy để thống nhất tên gọi ta cần sử dụng một quy tắc nào đó, và quy tắc ta nên sử dụng là quy tắc tên gốc tiếng Latinh hoặc tên chuyển tự Latinh (trường hợp Moskva thống nhất cho các tên gọi Moscow, Mát-xcơ-va, Mátxcơva). GV (thảo luận) 01:39, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Họ chuyển tự theo ký âm của tiếng Anh. Như Moon đọc là Mun, Geun đọc thành Geơn, và yeong đọc thành /Yong/ hay /Young/. Vì vậy Moon Geun Young và Mun Geun-yeong là đồng tính khác hình. Nếu Sholokhov muốn học thì bạn có thể học một khóa English phonology để biết thêm chi tiết. Thay vì lên đây mà than khóc gây rối loạn như vầy. Đó cũng là lý do mà tới nay không có diễn viên nào của Hàn ra sức phản đối khi tên mình được ký âm bằng tiếng Anh, hay tôi chưa thấy cả Bắc Triều Tiên phản đối việc này.--74.52.75.242 (thảo luận) 05:33, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nói tới nói lui rồi thì ai cũng muốn áp đặt quan điểm của mình lên, rồi tìm đủ thứ lý do để bảo vệ cho nó mà không ai nghĩ rằng chuyện mình làm cần tạo tiền lệ thống nhất và hợp lý cho Wikipedia. Việc nói trắng nói đen, nói xa nói gần có gì là chính xác khi tất cả đều xuất phát từ cảm tính? Cái này phổ biến hơn, cái kia ít phổ biến hơn, cái này áp đảo, cái kia ít áp đảo........ Tôi là người thích các nguyên tắc, và khi mọi người thảo luận không vì một nguyên tắc mà để tạo ra sự hỗn loạn thì tôi xin kiếu. Tên gì mà chả được. Tân (thảo luận) 08:16, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có. Cũng giả sử luôn, nếu sau này các nước Âu Mỹ đổi cách viết tên từ tên trước họ sau sang họ trước tên sau thì lúc đó wiki ta cũng phải đổi hết tên các nhân vật nước họ. Mặc dù có thể lúc đó chắc phải lập 1 con bot làm việc này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:53, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)
Mục đích của biểu quyết này là gì đây ta?. Bác nào nói rõ giùm. 222.252.113.31 (thảo luận) 08:24, ngày 29 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời