Thảo luận:Johannes Kepler

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Casablanca1911 trong đề tài Untitled

Untitled

sửa

Super Nova gọi là Sao siêu mới nghe cho hiện đại việc gì phải đổi thành Siêu tân tinh.Nguyễn Trường Thịnh 06:26, ngày 13 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đây không phải là chủ đề hiện đại, đây là chủ đề có từ thời Kepler. Thêm nữa trong tiếng Anh và tiếng nhiều nước châu Âu, họ dùng đến tiếng Latinh để chỉ về vật thể này, họ không nói, ví dụ, "super new star". Thực ra, gọi là gì cũng không quan trọng, quan trọng là nội dung của bài siêu tân tinh. Chúng ta không nên tốn quá nhiều thời gian cho những việc đặt tên nào cho thuận tai người nào. Có giáo sư thiên văn học ở Pháp làm tôi ngạc nhiên khi họ "rất khó chịu" với tên gọi "Sao Hoả" và "một mực" đòi "Hoả Tinh"! Vụ này còn được truyền đạt sang cho vài sinh viên của họ! Tên gọi đâu quá quan trọng nếu ta không nhầm lẫn và hiểu nó nói đến vật thể nào.134.157.5.208 08:02, ngày 13 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tiếng Việt còn thiếu nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên phải mượn từ Hán Việt và cả từ tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, khi đã có một từ thuần Việt miêu tả được chính xác thuật ngữ đó thì chúng ta nên dùng từ thuần Việt đó. Bạn cho rằng "siêu tân tinh" hay "sao siêu mới" không có gì quan trọng, nhưng thực ra chưa chắc một người mới đọc về thiên văn hiểu được "siêu tân tinh" là cái gì, nhưng nếu thấy "sao siêu mới" thì ít nhất người ta cũng có một khái niệm sơ qua về nó. Chưa nói tới, nếu ta dùng "bạch oải tinh" thay cho "sao lùn trắng" và "sao trung tử" thay cho "sao neutron" thì có lẽ là người bình thường phải suy luận một lúc lâu may ra mới hiểu được. Những thuật ngữ chưa có từ thuần việt tương đương,chúng ta vẫn buộc phải sử dụng từ mượn như "biến tinh". Vậy tôi cho rằng trong bài "siêu tân tinh" nên đổi thành "sao siêu mới" và chua thêm chữ: hay còn gọi là "siêu tân tinh" ở dưới.Nguyễn Trường Thịnh 01:23, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy theo bạn người mới đọc sẽ hiểu "sao siêu mới" là gì? Tôi cá là 99% họ sẽ bị hiểu sai. Tôi khuyên bạn đừng đi vào tranh luận thuật ngữ nữa. "Siêu tân tinh" không thuận tai bạn nhưng nó đã tồn tại từ lâu lắm rồi. Siêu sao mới là cách dịch "vô tội vạ" thời nay. Thêm nữa, bạn có chắc là người nói tiếng Anh hiểu được ngay từ supernova, và họ có thể hiểu dễ hơn khi gọi nó là "super new star"?193.52.24.125 07:09, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nhân tiện nói luôn, chúng ta đang dùng sao lùn trắng (và tiếng Anh họ dùng từ tiếng Anh thuần chữ không dùng chữ latinh cho vật thể này) và sao neutron (tiếng Anh cũng dùng tiếng Anh thuần cho vật thể này); do đó bạn đừng lôi chúng vào đây, chẳng có ai bàn cãi gì về chúng cả. 193.52.24.125 07:11, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không có ý muốn tranh cãi về thuật ngữ, chỉ muốn sao cho tất cả mọi người đều dễ hiểu. Nếu cái đã tồn tại từ lâu lắm rôi luôn là đúng thì tại sao ta không gọi ông Lê nin là Liệt Ninh, những ông khác là Phúc lộc đặc nhĩ, Mạnh đức tư cưu, gọi lịch sử Hoa Kỳ là Mỹ quốc luân lý sử do Oách tách lê viết...Nguyễn Trường Thịnh 07:25, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
May là không ai tranh cãi về các tên bạn đưa ra ở trên. Bạn đừng nghĩ "super new star" dễ hiểu. Bạn hiểu như nào về "super new star"? Nó khó hiểu hơn "supernova" nhiều.193.52.24.125 07:26, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không có ý nói về "supernova" và "super new star" (đó là việc của người nói tiếng Anh) mà nói về "sao siêu mới" và "siêu tân tinh".Nguyễn Trường Thịnh 07:34, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trời dĩ nhiên, tôi phải lặp lại câu hỏi của mình cho bạn sao? Bạn đừng nghĩ "siêu sao mới" dễ hiểu. Bạn hiểu như nào về "siêu sao mới"? Nó khó hiểu hơn "siêu tân tinh" nhiều. 193.52.24.125 07:37, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đối với một người Việt bình thường (như tôi chẳng hạn) Sao = sao; siêu = rất, cực kỳ; mới = mới. Vậy "sao siêu mới" hiểu theo nghĩa đó là sao rất mới. Còn Siêu tân tinh thì: siêu = rất, cực kỳ; tân = mới (chưa chắc người thường đã hiểu ngay tân có nghĩa là mới); tinh = không biết là cái gì. Và ghép lại =????. Nguyễn Trường Thịnh 07:44, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Như bạn đã thấy, một người bình thường sẽ hiểu siêu tân tinh "sao rất mới". Thậm chí tôi đã thấy thành viên Zạ Trạch ở đây, một giảng viên vật lý, cũng hiểu siêu tân tinh là sao mới ra đời! Đó là cái bẫy nguy hiểm chờ sẵn cho việc mù quáng dịch thuần Việt. Hơn 1 năm viết bài ở Wikiepdia, tôi luôn ủng hộ cách dùng từ thuần Việt, theo nghĩ là có trong từ điển và các sách có giá trị tham khảo, vì nó dễ hiểu cho người đọc. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng không phải lúc nào dùng từ thuần Việt cũng có thể làm chủ đề có thể hiểu ngay được từ tên gọi. Trong trường hợp này, chúng ta đã hiểu lộn khi đọc tên thuần Việt, siêu tân tinh không phải là sao mới ra lò, đó là giai đoạn cuối của một ngôi sao già sắp chết, nó là một cái chết ngoạn mục. Lý do duy nhất mà chữ "mới" có mặt trong tên gọi là do lịch sử để lại, do Kepler để lại, do các nhà chiêm tinh Trung Hoa để lại (khi quan sát siêu tân tinh 1006, gần 700 năm trước Kepler) khi nhận thức của họ còn sơ khai, họ đặt tên theo cảm giác là sao này mới xuất hiện. Vâng nếu bạn còn giữ chữ "mới" nghĩa là bạn vẫn dùng trong ngữ cảnh lịch sử của nó (từ thời người Việt còn dùng tiếng Hán, từ thời người Anh còn dùng tiếng Latin, cho khoa học). Nếu muốn hiện đại, bạn có thể "bịa" ra "sao chết bùng", ... thuần Việt và hiểu đúng. Nhưng không có sách vở có giá trị tham khảo nào dùng từ này. Và cách tốt nhất để hiểu siêu tân tinh là đọc về nội dung bài viết, thay vì chỉ xem tên gọi. Đó là cách mà hơn 300 triệu người nói tiếng Anh dùng. 193.52.24.125 07:56, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nhân đây tôi cũng thắc mắc là sao Nguyễn Trường Thịnh lại không chọn "sao rất mới"? Còn thuần Việt hơn cả "sao siêu mới" :) Ok, bạn sẽ nói đã có siêu thị, thay cho "chợ rất", khuyến mại thay cho "mời mua".... Tiếng Việt phong phú của chúng ta đôi khi thích Hán hơn thuần?193.52.24.125 08:01, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn nói rất đúng (tôi không bao giờ hiểu chữ mới ở đây = mới ra đời mà mới = mới xuất hiện (một cách đặc biệt - rực sáng)), đương nhiên muốn hiểu thì hãy đọc nội dung bài viết. Nhưng bài viết tên là "Sao siêu mới" chứ không phải là "siêu tân tinh". Và đương nhiên có một số từ thuần Việt có thể thay thế cho từ Hán Việt nhưng nó còn chưa quen thuộc rộng rãi thì ta vẫn có thể dùng nó như "biến tinh" và nhiều ví dụ khác nữa nhưng nếu đã quen thuộc rồi thì ta nên dùng từ thuần Việt. Nguyễn Trường Thịnh 08:09, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Sao mới xuất hiện cũng đâu có đúng :) Nó ở đấy từ lâu rồi, nó chỉ bỗng dưng sáng lên thôi. Có những siêu tân tinh trước đó là sao bình thường, quan sát thấy rõ ràng, sau vụ bùng nổ thì sáng hơn trước, thế thôi. Nó chỉ "mới xuất hiện" khi Kepler và các nhà thiên văn Trung Quốc quan sát, và cái tên bị dính chặt vào thời kỳ lịch sử đó. 193.52.24.125 08:13, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đương nhiên bạn và tôi đều hiểu "siêu tân tinh" hay "sao siêu mới" là cái gì nhưng ở đây chúng ta đang tranh luận về tên bài viết (dễ hiểu cho những người khác).Nguyễn Trường Thịnh 08:18, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy hãy để những người khác làm chuyện đó :)193.52.24.125 08:20, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy cụm từ "sao siêu mới" và "siêu tân tinh" đều được hiểu với mức độ ngang nhau, như vậy, nên hạn chế cụm từ nào có nhiều từ Hán-Việt và sử dụng cụm từ có nhiều từ thuần Việt hơn. Cụm từ "sao siêu mới" đã được sử dụng trong bài Sao lùn trắng và trong bài Vụ nổ lớn nữa nên chúng ta nên dùng từ này cho nhất quán ở Wiki. Các bạn đọc thêm phần Thảo luận:Vụ Nổ Lớn nữa. Casablanca1911 09:04, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lại thêm một ý kiến dở hơi nữa. Nếu "siêu tân tinh" dễ hiểu bằng "sao siêu mới" thì đổi làm gì? Mục đích gì? Yêu tiếng Việt một cách mù quáng. 193.52.24.125 09:09, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi kiểm tra lại không thấy có cụm từ "sao siêu mới" trong bài Sao lùn trắngVụ nổ lớn. Lại thêm một bàn luận lừa đảo nữa?193.52.24.125 09:17, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
À đã thấy, nhưng tác giả bài Sao lùn trắng viết lộn xộn cực kỳ, có lúc dùng "siêu sao" có lúc dùng "sao siêu mới" lúc dùng "sao mới". Còn tác giả Vụ nổ lớnHố đen không biết gì về siêu tân tinh nói riêng và lý thuyết tiến hóa sao nói chung, qua các phát biểu ở Thảo luận:Vụ Nổ Lớn phải nói thêm rằng tác giả đó dùng rất nhiều thuật ngũ sai trong accs bài viết về vật lý khác.193.52.24.125 09:20, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cách thảo luận và sửa bài của 193.52.24.125 có vẻ "độc tài" và "phát xít" nhỉ! Việc đổi là để cho thống nhất, còn tôi viết là hiểu như nhau là đối với những người cũng biết cả nghĩa của từ Hán-Việt, còn dĩ nhiên là số người không biết đến loại từ này thì nhiều lắm. Casablanca1911 09:48, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Kẻ độc tài phát xít này đã thống nhất xong rồi. Siêu sao, sao mới, sao siêu mới, siêu tân tinh... Như vậy thõa mãn chưa ?193.52.24.125 09:49, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chưa đâu, còn các bài đổi hướng của "...siêu" và "siêu..." nữa. Casablanca1911 10:07, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Để đỡ độc tài tôi nhường bạn làm :) 193.52.24.125 10:14, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Được, để tôi làm, nhưng đối với bài này, tôi sẽ chỉ dùng phím di chuyển thôi, lúc đó thì đừng có mà đi cầu cứu ai. Casablanca1911 10:40, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Johannes Kepler”.