Thảo luận:Di truyền học

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Thuật ngữ - Việt hóa hay không?

"trình tự các nucleotide của phân tử DNA hoặc RNA (gọi cách khác là gene)". Thường thì gene là một đoạn DNA.

  1. bạn có thể sửa theo ý bạn thế nào cho đúng Vietbio 18:40, 19 tháng 3 2005 (UTC)

Việt hóa hình

sửa

Nhờ mọi người giúp Việt hóa các hình này:

Tập_tin:Punnett square mendel flowers.svg pollen: hạt phấn, pistil: nhụy

Tập tin:Pedigree-chart-example.svg generation: thế hệ, male: nam, female: nữ, affected male: nam bị bệnh, affected female: nữ bị bệnh, deceased: đã chết

Tập tin:DNA chemical structure.svg 5' end: đuôi 5', 3' end: đuôi 3', phosphate deoxyribose backbone: xương sống phosphate deoxyribose

en:File:Sickle cell hemoglobin shortened.png mutation: đột biến

Tập tin:Gene-duplication.png Before duplication: trước lặp đoạn, After duplication: sau lặp đoạn, duplicated area: vùng được lặp

Tập tin:Genetic code.svg transcription: phiên mã, translation: dịch mã

Tập tin:Eukaryote tree.svg plants: thực vật, fungi: nấm, animals: động vật, bỏ hết các đoạn trong ngoặc, chỉ giữ lại tên khoa học.

Xin cảm ơn. Adia (thảo luận) 03:09, ngày 8 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa nhanh các tập tin: Tập_tin:Punnett square mendel flowers vi.svg, Tập tin:DNA chemical structure vi.svg, Tập tin:Genetic code vi.svg, Tập tin:Eukaryote tree vi.svg. Tôi hiện nay không có công cụ để sửa các hình khác (The Gimp bị hư sau khi cài bàn phím tiếng Việt). NHD (thảo luận) 09:27, ngày 8 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh Dụng và Paris rất nhiều. Adia (thảo luận) 11:11, ngày 9 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ - Việt hóa hay không?

sửa

Đây là ý kiến của NAD tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Di truyền học:

Tuy nhiên cần thống nhất cách viết các thuật ngữ bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Theo tôi thì nên viết bằng tiếng Việt giống như các tài liệu giáo khoa THPT trong đó có những từ chắc chắn phải Việt hóa như gene, DNA, RNA hay allele.

Tiếng Anh Tiếng Việt
DNA ADN
RNA ARN
amino acid axít amin
nucleotide nucleôtit
gene gen
allele alen
base bazơ
enzyme enzim
polymerase polimeraza

 NAD   thảo luận  04:32, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã từng nghĩ về điều này, nhưng quyết định rằng không nên chạy theo sách giáo khoa. Sách giáo khoa Việt hóa hoàn toàn các từ tiếng nước ngoài, kể cả tên người, và điều này không phù hợp khi sử dụng cho một bách khoa toàn thư (ví dụ là cytosine, SGK ghi là xitôzin, và ký hiệu là X - điều này theo tôi rất phản khoa học vì ký hiệu C được dùng cho cytosine đã trở thành ký hiệu mang tính quốc tế). Tuy nhiên với các thuật ngữ cụ thể tôi nghĩ nên như sau:

  • Các thuật ngữ thông dụng sẽ giữ nguyên: bazơ, enzym, axít amin, axít...
  • Một số từ, tôi nhận thấy rằng tốt nhất nên sử dụng các từ tiếng Anh, cũng đã trở thành thuật ngữ quốc tế: polymerase, allele (tiếng Pháp, Đức và Ý đều dùng cách dùng này), nucleotide (Pháp và Ý).
  • Riêng thuật ngữ gene và ADN, ARN thì đúng là rất khó giải quyết. Tuy nhiên tôi thiên về cách dùng DNA và RNA, mặc dù các sách báo tiếng Việt hiện tại đa phần đều ghi là ADN. Thực tế trong giới chuyên môn, theo như tôi được biết, hiện nay đều dùng DNA và RNA (và từ đó cũng nảy sinh ra DNA polymerase, xác định trình tự DNA, mRNA, ncRNA...) Việc sử dụng ADN hay ARN được một cái lợi, đó là quen thuộc với người Việt, tuy nhiên nó lại dẫn đến sự không ăn nhập khi đi cùng với các thuật ngữ trên (ví dụ không người Việt nào viết ARNm, ARNt). Còn thuật ngữ gen, với gene không có mấy khác biệt, lại thông dụng hơn (và không gây phức tạp như DNA, RNA), cho nên tôi lại thiên về cách dùng gen hơn.

Cuối cùng là: Việt hóa thì tốt, nhưng nếu Việt hóa mà lại mất đi sự tiện dụng (phải cố biến từ theo một cách phát âm không rõ ràng, để rồi gây cho người đọc sự khó khăn khi tiếp cận, tìm kiếm thông tin) thì không nên chút nào. Adia (thảo luận) 13:00, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Adia có nhầm lẫn gì không, ARN thông tin và ARN vận chuyển được sách ký hiệu lần lượt là mARN và tARN chứ có phải là ARNm hay ARNt đâu? Việc dùng tên nào một lần nữa phải "chạy theo số đông" rồi, giống như bao cuộc tranh cãi trước đây về tên bài viết.  NAD   thảo luận  07:04, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
NAD thử search xem có nước nào (ngoài VN) viết tắt mARN và tARN? Cách viết này là nửa Anh nửa Pháp (tiếng Pháp ghi là ARNm, ARNt, cách đặt transfer, messenger... lên trước là của tiếng Anh). Viết thế cũng được nhưng thành ra wiki lại cổ súy cho một cách biến từ lộn xộn, lại sử dụng ký hiệu chả nước nào có, thực sự điều đó rất không hay.
Thực ra tôi cũng không muốn tranh cãi nhiều về vấn đề này. Vấn đề Việt hóa thuật ngữ (không chỉ trong sinh học mà cả hóa học) không phải ngày một ngày hai là giải quyết được. Tạm thời tôi đổi toàn bộ DNA, RNA thành ADN, ARN (chỉ sợ lại ghi là ncARN, lại bịa thêm một ký hiệu không ai biết). Adia (thảo luận) 10:43, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Một số ý kiến nhỏ về thuật ngữ:

  • Gene: đa số giáo trình di truyền học bằng tiếng Việt dùng gen, tôi thấy cũng gần với từ nguyên pangen hoặc pangenesis hơn.
  • Genomics: hệ gen học hoặc bộ gen học hoặc khoa học về bộ gen.

Ngoài ra có thể viết thêm về các liên ngành có liên quan, ngoài di truyền y học đã có trong bài như: dược học bộ gen (pharmacogenomics), tin-sinh học (bioinformatics), đạo đức (đạo lý) sinh học (bioethics), ưu sinh học (eugenics) và các vấn đề xã hội có liên quan. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:57, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng muốn dùng gen nhưng cái này thì phải thêm ý kiến mới thống nhất được. Bài này thì gần như lấy từ bài FA bên wiki tiếng Anh, tôi dù muốn viết thêm nhưng cũng không có đủ khả năng (sinh học không phải ngành của tôi, nhất là di truyền học thì càng ít liên hệ). Cũng may các thuật ngữ và khái niệm trong bài en:Genetics khá thông dụng, nhưng muốn đi sâu hơn thì bất khả thi. Adia (thảo luận) 07:16, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bác không phải chuyên ngành mà dịch thế là rất tốt rồi. Nếu có thời gian tôi sẽ tham gia viết thêm. Tôi vẫn ủng hộ cách viết gen vì nó sát với pangen hơn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 10:26, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã nêu đề xuất tại Thảo luận:Gene. Mời mọi người cho ý kiến.

Rất cảm ơn anh Quang đã viết thêm các phần như vậy. Nhưng tôi nghĩ nếu để nhiều đề mục mà nội dung ngắn như vậy thì mất cân đối về cả nội dung và hình thức bài. Hay trước khi anh viết sâu hơn về các mục này, có thể nhập chúng lại thành mục Các vấn đề xã hội liên quan thì hơn chăng? Ngoài ra nhờ anh Quang ghi số trang của những cuốn sách anh vừa chú thích. Cảm ơn nhiều. Adia (thảo luận) 13:39, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy thì một là nhập các đề mục thành một đề mục duy nhất, hai là mở rộng các đề mục con, bỏ các liên kết bài chính vì thực sự bài vẫn chưa đến mức dài lắm. Tôi sẽ bổ sung số trang sau. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 15:47, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Di truyền học”.