Thảo luận:Các dân tộc tại Việt Nam
Untitled
sửaZatrach nên cho biết các tài liệu dẫn chứng về nguồn gốc Cổ Mã Lai vào các liên kết của bài này để độc giả có thể kiểm chứng. Mekong Bluesman 06:17, 2 tháng 6 2005 (UTC)
Đồng ý với ý kiến của Mekong Bluesman, anh Dạ Trạch trích dẫn tài liệu tham khảo nhé. Vấn đề tôi rất quan tâm. Theo tôi hình tam giác giới hạn phạm vi sinh sống của người Việt cổ không thu hep như vậy. Nó phải chiếm 1 phần lớn hơn ở thềm lục địa dưới đáy biển. Với lại, hình tam giác nên là đường nét đứt. Vietbio 07:14, 2 tháng 6 2005 (UTC)
- Tôi thấy phần dưới đây không thực sự thuộc vào đề mục Các dân tộc Việt Nam hiện nay. Dường như nó vẫn là sự nối tiếp của phần lịch sử phía trên. Tôi cắt nó sang phần thảo luận trước để mục từ được phân chia rõ ràng. Mọi người cùng sửa đổi ở đây là sẽ đưa nó trở lại mục từ vào vị trí thích hợp hơn. Vietbio 19:58, 2 tháng 6 2005 (UTC)
Phần đề nghị xem xét
sửaSự biến đổi để có các dân tộc Việt Nam như hiện nay là một tiến trình đi liền với lịch sử Trung Hoa. Tổ tiên người Trung Hoa bắt nguồn từ Trung Á, đến định cư tại phía tây lưu vực sông Hoàng Hà. Sau đó lãnh thổ được mở rộng từ phía tây sang phía đông, đó là thời kỳ Đông tiến. Dấu ấn của nó còn ghi lại trong ngôn ngữ là coi trọng phương đông, ví dụ: Đông cung thái tử. Đến thời nhà Chu, lãnh thổ Trung Hoa vẫn nằm ở phía bắc sông Dương tử. Cùng với sự lớn mạnh về quân sự, Trung Hoa tiến dần xuống phía nam, đó là thời kỳ Nam tiến. Nó cũng để lại dấu ấn trong ngôn ngữ, ví dụ: Kim chỉ nam, Thiên tử ngồi trông về phương nam mà cai trị thiên hạ (Kinh Dịch). Đến đời Tần-Hán, Trung Hoa đã trở thành một đế quốc rộng mênh mông trải dài xuống đến Việt Nam. Những dân tộc thuộc chủng Nam Á phía bắc Việt Nam thuộc về Trung Quốc, chỉ còn lại từ bắc bộ xuống đến đồng bằng sông Mê kông là địa bàn cư trú của người dân Việt Nam. Tất cả gọi là dân tộc Việt Nam. vơi điều kiện ko cho 5klkl,
bbbbbbbbbbbbb
Tài liệu tham khảo
sửa- Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, Nhà xuất bản ĐH và THCN, 1983
- Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, Nhà xuất bản KHXH 1996
- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, Nhà xuất bản TPHCM 2001
Đó chính là ba cuốn sách tham khảo chính để tôi viết các bài liên quan đến Văn hóa Việt Nam, Tín ngưỡng Việt Nam,... Tác giả của những cuốn sách nói trên, trừ Nguyễn Đình Khoa, những người còn lại tôi cũng đã từng tiếp xúc hoặc làm việc một thời gian nên tôi hiểu khá rõ các ý tưởng của các tác giả. Còn rất nhiều các vấn đề khác liên quan đến VH Trung Hoa và Việt Nam như Kinh Dịch, Triết lý Âm Dương,... ngoài các cuốn sách nói trên tôi tham khảo cả các bài viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp trên wikipedia. Các bài viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp có nhược điểm lớn là họ chỉ biết những thứ đó qua cách nhìn của người Trung Quốc (lấy Trung Quốc làm trung tâm) hoặc cách nhìn của người châu Âu (lấy châu Âu làm trung tâm) mà không biết rằng nguồn gốc của chúng bắt nguồn từ phương nam (không phải chỉ ở Việt Nam). Chính vì thế tôi tập chung vào các vấn đề có liên quan đến VHVN, vì nếu chỉ dịch từ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì chúng ta vô tình bỏ qua các đóng góp của cha ông cha. Tất nhiên vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi, ví dụ: [1] hoặc [2] Nhưng nhiều ý kiến cho rằng Đông Nam Á là một trong những nền văn minh sớm nhất của loài người.
Reply: Phần đề nghị xem xét
sửaBài này chưa viết xong nên có những đoạn còn tranh cãi. Ý kiến của các bạn rất quan trọng trong việc làm rõ vấn đề vì nhiều khi bản thân người viết có những cái nhìn không đầy đủ.
To Vietbio: đúng là cái hình tam giác đó chỉ là một phân định rất tương đối khu vực người Việt cổ sinh sống. Nếu mở rộng tới người Đông Nam Á thì theo GS. Phạm Đức Dương thì nó là một hình tròn bao hết cả hình tam giác kia, cộng thêm tất cả các quần đảo Đông Nam Á,... xuống đến tận châu Úc ở phía Nam, Ấn độ ở phía tây, sông Dương Tử ở phía Bắc, Philippines ở phía tây.
- Do tính chất phức tạp của vấn đề. Tôi mở mới bài Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam để anh và mọi người cùng chắp bút, quy tập các bằng chứng và giả thuyết vào đây. Tôi sẽ cố gắng đóng góp phần về SHPT. Có lẽ phần về Nguồn gốc dân tộc Trung Hoa cũng cần phải xây dựng. Vietbio 22:50, 2 tháng 6 2005 (UTC)
Nhật Bản
sửaTheo cuốn sách "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt" do nhà xuất bản Lá Bối phát hành thì chủng tộc Mã Lai sinh sống rộng hơn đến tận Nhật Bản (người Oải Di), tỉnh Sơn Đông Trung quốc... các bạn có điều kiện nên kiểm tra xem. hh m,m
Dân tộc mới
sửaTrong bài Việt Nam#Dân tộc nói "có những dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây", đó là những dân tộc nào? 118.71.180.146 (thảo luận) 01:48, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Đó là người Hoa từ Trung Quốc sang VN từ thế kỷ 17 ở miền Nam đó, 117.0.61.125 (thảo luận) 02:12, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tên bài
sửaTheo tôi tên bài nên là "Người Việt Nam" thì hơn.113.190.209.28 (thảo luận) 09:43, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Nên xem xét lại vấn đề về chung Indonesien
sửaTheo tôi được biết, thì người Indonesians và người Malays là các bộ phận của những nhóm người lớn hơn được gọi là Austronesians – Nam Đảo. Các học giả vẫn tranh cãi về nguồn gốc của nhóm người này. Nhiều học giả lâu nay vẫn cho rằng người Nam Đảo có nguồn gốc từ nam Trung Quốc, sau đó di cư đến Đài Loan rồi tiếp tục đi về phương nam đến Philippines trước khi tản mát khắp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Những người khác thì lại cho rằng người Nam Đảo xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á. Nhưng dù sao thì, KHÔNG AI trong số những học giả tôi được biết, cho rằng “người Mongoloids từ Tây Tạng” có bất cứ mối liên quan nào với người Nam Đảo. (tham khảo thêm ở http://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/05/05/tran-ngoc-them-va-dieu-kien-te-hai-cua-hoc-gioi-viet-nam/). Và nhận định của ông Trần Ngọc Thêm như trong bài (tác giả lấy từ cuốn Cơ sở Văn hóa của ông Trần Ngọc Thêm phải không?) là cần được xem xét lại. Hoặc trình bày các quan điểm khác biệt bên cạnh nhau, hoặc sửa chữa lại. Trường Minh (thảo luận) 13:40, ngày 28 tháng 12 năm 2013 (UTC)
Trung quốc cục kứt, người Nam Đảo là giỏi về biển đảo còn nói về trung quốc thì bạn quá là ảo tưởng trung quốc rồi, người Nam Đảo hay cả người Đông Nam A đều di cư từ Châu Phi sớm hơn trung quốc nhiều ChinQuoc (thảo luận) 14:02, ngày 8 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Người Việt ba miền
sửaTạm để nội dung tại đây để mọi người có thêm ý kiến trước khi đưa lại vào bài. Theo tôi được biết thì người Việt chỉ có 1, việc chia làm 3 miền là do vấn đề cư trú vùng miền chứ không phải là theo dân tộc, ví dụ như một người miền Nam, miền Trung thì có khác gì về sắc tộc so với người miền Bắc, chẵng qua chỉ là nơi cư trú và văn hóa thôi chứ?--Phương Huy (thảo luận) 05:17, ngày 18 tháng 10 năm 2016 (UTC)
Độ chính xác của phần này đang bị tranh chấp. |
- Người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người Việt cổ thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú từ xa xưa trên châu thổ sông Hồng, sông Mã và sông Cả (đồng bằng sông Hồng và Thanh Nghệ Tĩnh) thuộc nền văn minh Đông Sơn, lai tạp với thiểu số các sắc dân Tây Âu (nói tiếng Tày Thái), cũng như các sắc dân Bách Việt (Mân Việt, Đông Âu) và người Hán phương Bắc.
- Người Việt miền Nam Trung Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú trên lãnh thổ thuộc các triều đại Champa từng tồn tại trên lãnh thổ miền Trung Việt từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, thuộc nền văn minh di chỉ Sa Huỳnh. Những sắc dân cổ ở đây bị lai tạp với một lượng đa số người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (phần lớn là lưu dân Thanh Nghệ Tĩnh) và thiểu số Trung Hoa từ phía bắc di cư xuống, với người Khmer và Ấn Độ từ phía tây di cư sang, sau đó chấp nhận chánh sách cưỡng bức đồng hóa của triều đình Đại Việt, hoàn toàn trở thành người Kinh, sử dụng Việt ngữ và theo phong tục tập quán của người Việt chiếm đa số đến từ miền Bắc.
- Người Việt miền Nam Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú trên lãnh thổ thuộc các triều đại Phù Nam từng tồn tại trên châu thổ sông Cửu Long ngày nay, thuộc nền văn minh di chỉ Óc Eo. Những sắc dân cổ này lại lai tạp với một thiểu số người Khmer từ phía bắc di cư xuống sau khi Vương quốc Phù Nam bị người Khmer thôn tính, rồi lại tiếp tục lai tạp với một đa số người Việt miền Nam Trung Bộ, một số nhỏ người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và sắc dân Nam Trung Hoa từ phía đông bắc di cư xuống, chấp nhận chính sách cưỡng bức đồng hóa của triều đình Đàng Trong-Việt Nam-Đại Nam, hoàn toàn trở thành người Kinh, sử dụng Việt ngữ và theo phong tục tập quán thống nhất của người Việt miền Bắc và miền Trung.
Mỗi khi bộ phận người này bị hoạn nạn, như thiên tai bão lụt hạn hán thì kêu gọi: ‘Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Lập tức người trong nước đều cùng nhau quyên góp cưu mang đùm bọc.
Dưới thời vua Minh Mạng áp dụng chính sách thống nhất dân tộc để dễ cai trị, gọi chung ba cộng đồng cùng sử dụng Việt ngữ (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) là người Kinh, tức người do Kinh đô Huế trực trị và đã hoàn toàn thuần phục, để phân biệt với các sắc dân mà triều đình Huế gọi là “man di” chưa được hoàn toàn giáo hóa, thường sống tự trị và tập trung ở vùng rừng núi, thường gọi là người Thượng,...
Để nghị cập nhật
sửaĐể nghị nhà nước cập nhật dân số dân tộc mới nhất 2020 ChinQuoc (thảo luận) 14:04, ngày 8 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- @ChinQuoc: bạn cũng có thể tự tìm nguồn và tự cập nhật dân số dân tộc mới nhất 2020 cũng được mà. JohnsonLee01 (thảo luận) 14:15, ngày 8 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Ko có bạn êi ChinQuoc (thảo luận) 14:22, ngày 8 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Đề nghị thảo luận trước khi xóa thông tin có nguồn. Xotchuacay (thảo luận) 00:43, ngày 5 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 8 tháng 10 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Tôi muốn cải thiện bảng các dân tộc. 118.70.147.17 (thảo luận) 07:27, ngày 8 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- bạn muốn cải thiện như nào? – BLACKPINKIn your area 07:57, ngày 8 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Không thực hiện: thành viên không phản hồi. Anster (thảo luận) 07:38, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 19 tháng 10 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Tôi muốn lùi lại sửa đổi của tôi ! Trieu Thuan Son s (thảo luận) 00:42, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Cái bảng phân loại của tôi là như vậy nè. Bỏ công sức cả buổi sáng để làm ra nó.
Bảng phân loại
sửaNhóm | Phân nhóm | Dân tộc | Dân số | Tên gọi khác |
---|---|---|---|---|
Môn-Khmer | Việt-Mường | Kinh | 82.085.826 | Việt |
Mường | 1.452.095 | Mol, Mual | ||
Thổ | 91.430 | Kẹo, Mọn, Họ, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng | ||
Chứt | 7.513 | Xá La Vàng, Chà Củi, Tắc Củi, Mày, Sách, Mã Liềng, Rục | ||
Bahnar | Ba Na | 286.910 | (Bahnar) Bơ Nâm, Roh, Kon Kde, Gơlar, Kriem, Jơlơng, Rơ Ngao, Tơlô | |
Xơ Đăng | 212.277 | (Sedang) Kmrâng, H'Đang, Con Lan, Brila, Ca Dong, Tơ-dra | ||
Cơ Ho | 200.800 | (Koho) | ||
H'rê | 149.460 | (H're) Chăm Rê, Thạch Bích | ||
M'Nông | 127.334 | (Mnong) | ||
Xtiêng | 100.752 | (Stieng) Xa Điêng, Tà Mun | ||
Giẻ Triêng | 63.322 | Giang Rẫy, Brila, Cà Tang, Doãn | ||
Châu Mạ | 50.322 | |||
Co | 40.442 | (Cor) Trầu, Cùa, Col | ||
Chơ Ro | 29.520 | Châu Ro, Dơ Ro | ||
Rơ Măm | 639 | |||
Brâu | 525 | Brao | ||
Cơ Tu | Bru - Vân Kiều | 94.598 | (Bru) Bru, Vân Kiều, Ma Coong, Khùa, Trì | |
Cơ Tu | 74.173 | (Katu) Ca Tu, Ca Tang, Cao, Hạ | ||
Tà Ôi | 52.356 | (Ta Oi, Tahoy) Tôi Ôi, Ta Hoi, Ta Ôih, Tà Uất, A tuất, Pa Cô | ||
Khmer | Khmer | 1.319.652 | ||
Mảng | Mảng | 4.650 | Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai | |
Kha si-Khơ Mú | Palaung | Kháng | 16.180 | Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng |
Khơ Mú | Khơ Mú | 90.612 | (Khmu) Xá Cẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tênh | |
Xinh Mun | 29.503 | Puộc, Pụa, Xá | ||
Ơ Đu | 428 | Tày Hạt | ||
Kra-Dai | Thái | Thái | 1.820.950 | Táy, các nhóm: Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ |
Tày | 1.845.492 | Thổ | ||
Nùng | 1.083.298 | |||
Sán Chay | 201.398 | Mán, Cao Lan - Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử | ||
Giáy | 67.858 | (Bouyei) Nhắng, Giắng, Sa Nhân, Pấu Thỉn, Chủng Chá, Pu Năm | ||
Lào | 17.532 | Lào Bốc, Lào Nọi | ||
Lự | 6.757 | Lừ, Duôn, Nhuồn | ||
Bố Y | 3.232 | (Bouyei) Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí | ||
Kra | La Chí | 15.126 | (Lachi) Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La Ti, Mán Chí | |
La Ha | 10.157 | Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga | ||
Cờ Lao | 4.003 | (Gelao) | ||
Pu Péo | 903 | (Qabiao, Pubiao) Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán | ||
H'mông-Miền | H'Mông | H'Mông | 1.393.547 | (Hmong) Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc |
Pà Thẻn | 8.248 | Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống | ||
Miền | Dao | 891.151 | (Yao) Mán, Động, Trại, Dìu, Miến, Kiêm, Kìm Mùn | |
Mã Lai-Đa Đảo | Chăm | Chăm | 178.948 | Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm |
Chu Ru | 23.242 | Chơ Ru, Kru | ||
Êđê | 398.671 | (Rhade) Ra đê | ||
Gia Rai | 513.930 | (Jarai) | ||
Ra Glai | 146.613 | (Roglai) Ra Glay, O Rang, Glai, Rô Glai, Radlai | ||
Hán-Tạng | Hán | Hoa | 749.466 | (Overseas Chinese) Tiều, Hán |
Ngái | 1.649 | (Hakka Chinese) Sán Ngái | ||
Sán Dìu | 183.004 | Trại, Trại Đát, Sán Rợ, Mán quần cộc, Mán váy xẻ | ||
Tạng-Miến | Cống | 2.729 | (Phunoi) | |
Hà Nhì | 25.539 | (Hani) U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già | ||
La Hủ | 12.113 | (Lahu) | ||
Lô Lô | 4.827 | (Yi) Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di | ||
Phù Lá | 12.471 | Phú Lá (Xá Phó) | ||
Si La | 909 | Cú Đề Xừ | ||
Khác | Người nước ngoài | 3.553 | ||
Không xác định | 349 | |||
Tổng | 96.208.984 |
– Trieu Thuan Son s (thảo luận) 00:48, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Từ chối. Không có nguồn – — Dr. Voirloup💬 13:08, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Ghi chú: Rối Trieu Thuan Son (đã bị cấm vô hạn}} – 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 𝕾𝖙𝖗𝖆𝖎𝖌𝖍𝖙 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 REPLY 13:10, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Không thực hiện: Thành viên đã bị cấm. Anster (thảo luận) 07:37, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)