Ngữ hệ Hán-Tạng
Ngữ hệ Hán-Tạng, trong một số tư liệu còn gọi là ngữ hệ Liên Himalaya, là một ngữ hệ gồm trên 400 ngôn ngữ. Ngữ hệ này đứng thứ hai sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người bản ngữ,[1] trong đó đại đa số (1,3 tỷ) là người bản ngữ các dạng tiếng Trung Quốc. Những ngôn ngữ khác với số người nói đáng kể là tiếng Miến (33 triệu) và cụm Tạng (6 triệu). Các ngôn ngữ còn lại nằm ở vùng Himalaya, khối núi Đông Nam Á cùng rìa đông cao nguyên Thanh Tạng. Phần lớn số này là ngôn ngữ cộng đồng nhỏ ở vùng sâu vùng xa hẻo lánh, nên ít khi được nghiên cứu.
Ngữ hệ Hán-Tạng
| |
---|---|
Ngữ hệ Liên Himalaya | |
Phân bố địa lý | Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á, Bắc Á |
Tiền ngôn ngữ | Hán-Tạng nguyên thủy |
Ngữ ngành con |
|
ISO 639-2 / 5: | sit |
Linguasphere: | 79- (phylozone) |
Glottolog: | sino1245 |
Các phân nhóm của ngữ hệ Hán-Tạng (bằng tiếng Anh) |
Nhiều phân nhóm cấp thấp đã được phục dựng chắc chắn, song việc phục dựng ngôn ngữ nguyên thủy cho toàn hệ vẫn đang ở những bước đầu, nên cấu trúc cấp cao của ngữ hệ Hán-Tạng vẫn chưa rõ ràng. Theo quan niệm truyền thống, ngữ hệ này chia hai ra làm nhánh Hán (các dạng tiếng Trung) và nhánh Tạng-Miến (phần còn lại), song, sự tồn tại của nhánh Tạng-Miến như một nhóm ngôn ngữ cố kết là điều chưa bao giờ được chứng minh. Tuy các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thường hay gộp hai nhóm Kra-Dai (Tai-Kadai) và H'Mông-Miền (Miêu-Dao) vào ngữ hệ Hán-Tạng, đa phần học giả đã bỏ hai ngữ hệ này ra ngoài ngữ hệ Hán-Tạng kể từ thập niên 1940. Đã có nhiều đề xuất về mối quan hệ giữa ngữ hệ Hán-Tạng với các ngữ hệ khác, song không có đề xuất này được chấp nhận rộng rãi.
Lịch sử
sửaMối quan hệ căn nguyên giữa tiếng Trung, tiếng Miến, tiếng Tạng và một số ngôn ngữ khác được đề xuất lần đầu vào thế kỷ XIX, ngày nay được chấp nhận rộng rãi. Từ đề xuất ban đầu với các ngôn ngữ có nền văn học lớn này, ngữ hệ Hán-Tạng đã mở rộng ra để bao gồm nhiều ngôn ngữ ít người nói hơn, đa phần số đó gần đây mới trở thành (hoặc chưa bao giờ là) ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, việc phân loại ngôn ngữ học ngữ hệ Hán-Tạng lại ít tiến triển hơn so với ngữ hệ Ấn-Âu hay ngữ hệ Nam Á. Khó khăn mà khác học giả phải đối mặt gồm: số lượng ngôn ngữ lớn, sự thiếu vắng biến tố ở nhiều ngôn ngữ, sự tiếp xúc lẫn nhau giữa các ngôn ngữ. Hơn nữa, nhiều ngôn ngữ nhỏ chỉ hiện diện ở vùng núi hẻo lánh khó tiếp cận mà cũng thường là vùng biến giới nhạy cảm.[2]
Nghiên cứu thời đầu
sửaVào thế kỷ XVIII, nhiều học giả đã nhận ra nét tương đồng giữa tiếng Tạng và tiếng Miến, hai ngôn ngữ với nền văn học lớn và lâu đời. Đến đầu thế kỷ XIX, Brian Houghton Hodgson cùng vài người nữa chỉ ra rằng nhiều ngôn ngữ phi văn học trên các cao nguyên miền đông bắc Ấn Độ và Đông Nam Á cũng liên quan đến chúng. Cụm từ "Tibeto-Burman" (Tạng-Miến) được James Richardson Logan, người đã thêm nhóm Karen vào, đặt ra cho nhóm này vào năm 1856.[3][4] Cuốn ba của bộ Linguistic Survey of India, do Sten Konow biên tập, được dành riêng cho các ngôn ngữ Tạng-Miến của Ấn Độ thuộc Anh.[5]
Nghiên cứu về các ngôn ngữ "Indo-Chinese" ("Ấn-Trung" hay "Đông Dương") của Logan từ giữa thế kỷ XIX cho thấy rằng vùng này có bốn nhóm ngôn ngữ: Tạng-Miến, Thái, Môn–Khmer và Mã Lai-Đa Đảo. Julius Klaproth (1823) ghi nhận rằng tiếng Miến, tiếng Tạng và tiếng Trung có chung khối từ vựng cơ bản mà ở tiếng Thái, tiếng Môn và tiếng Việt thì khá khác biệt.[6][7] Còn dưới góc nhìn của Ernst Kuhn, nhóm ngôn ngữ này gồm hai nhánh: Hán-Xiêm và Tạng-Miến.[a] August Conrady gọi nhóm này là "Indo-Chinese" trong phân loại năm 1896, dù ông nghi ngờ việc xếp nhóm Karen vào đây. Các thuật ngữ của Conrady được tiếp nhận, dù đương thời từng có nghi ngờ về việc ông loại tiếng Việt ra. Franz Nikolaus Finck (1909) đặt Karen làm nhánh thứ ba trong nhóm Hán-Xiêm.[8][9]
Jean Przyluski là người đặt ra thuật ngữ tiếng Pháp sino-tibétain (Hán-Tạng) và lấy nó làm nhan đề cho một chương trong cuốn Les langues du monde (1924) do Meillet và Cohen biên tập.[10][11] Ông chia ngữ hệ ra làm ba nhánh: Tạng-Miến, Hán và Thái,[10] đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về mối quan hệ với nhóm Karen và H'Mông-Miền.[12] Dịch ngữ tiếng Anh "Sino-Tibetan" xuất hiện lần đầu trong một ghi chú ngắn của Przyluski và Luce năm 1931.[13]
Shafer và Benedict
sửaNăm 1935, nhà nhân loại học Alfred Kroeber khởi động Sino-Tibetan Philology Project, được Works Project Administration tài trợ với trụ sở nằm ở Đại học California, Berkeley. Dự án này nằm dưới sự giám sát của Robert Shafer cho đến năm 1938, rồi được giao cho Paul K. Benedict. Dưới sự chỉ đạo của họ, một ê-kíp gồm 30 nhà phi ngôn ngữ học ra sức so sánh tất cả tư liệu đương có về các ngôn ngữ Hán-Tạng. Kết cả của công trình trên là một bộ sách gồm 15 cuốn, nhan đề Sino-Tibetan Linguistics.[5][b] Tác phẩm này chưa bao giờ được xuất bản chính thức, song đã giúp cung cấp tư liệu cho một loạt bài viết và bộ sách Introduction to Sino-Tibetan gồm năm cuốn của Shafer, cũng như Sino-Tibetan, a Conspectus của Benedict.[15]
Benedict hoàn thành bản thảo năm 1941, song đến năm 1972 nó mới được xuất bản.[16] Thay vì dựng lên một cây phả hệ, ông quyết định phục dựng ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy bằng cách so sánh 5 ngôn ngữ lớn, thỉnh thoảng viện dẫn đến các ngôn ngữ khác.[17] Ông phục dựng sự phân biệt hữu thanh-vô thanh ở phụ âm đầu, với tính bật hơi phụ thuộc cấu trúc từ.[18] Kết quả, Benedict phục dựng các phụ âm đầu sau:[19]
TB | Tạng | Jingpho | Miến | Garo | Mizo | Karen S'gaw | Hán thượng cổ[c] |
---|---|---|---|---|---|---|---|
*k | k(h) | k(h) ~ g | k(h) | k(h) ~ g | k(h) | k(h) | *k(h) |
*g | g | g ~ k(h) | k | g ~ k(h) | k | k(h) | *gh |
*ŋ | ŋ | ŋ | ŋ | ŋ | ŋ | y | *ŋ |
*t | t(h) | t(h) ~ d | t(h) | t(h) ~ d | t(h) | t(h) | *t(h) |
*d | d | d ~ t(h) | t | d ~ t(h) | d | d | *dh |
*n | n | n | n | n | n | n | *n ~ *ń |
*p | p(h) | p(h) ~ b | p(h) | p(h) ~ b | p(h) | p(h) | *p(h) |
*b | b | b ~ p(h) | p | b ~ p(h) | b | b | *bh |
*m | m | m | m | m | m | m | *m |
*ts | ts(h) | ts ~ dz | ts(h) | s ~ tś(h) | s | s(h) | *ts(h) |
*dz | dz | dz ~ ts ~ ś | ts | tś(h) | f | s(h) | ? |
*s | s | s | s | th | th | θ | *s |
*z | z | z ~ ś | s | s | f | θ | ? |
*r | r | r | r | r | r | γ | *l |
*l | l | l | l | l | l | l | *l |
*h | h | ∅ | h | ∅ | h | h | *x |
*w | ∅ | w | w | w | w | w | *gjw |
*y | y | y | y | tś ~ dź | z | y | *dj ~ *zj |
Dù phụ âm đầu trong từ cùng gốc thường có chung vị trí và cách thức phát âm, tính vô-hữu thanh và tính bật hơi lại thường khó đoán biết.[20] Sự thiếu quy tắc này hứng chịu chỉ trích từ Roy Andrew Miller,[21] dù người ủng hộ Benedict cho rằng điều này là do ảnh hưởng của phụ tố đã biến mất.[22] Vấn đề này đến nay vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.[20] Điều này, cùng với khó khăn đương thời trong phục dựng đặc điểm hình thái học, cùng bằng chứng rằng một phần từ vựng trong các ngôn ngữ Tạng-Miến vay mượn từ tiếng Trung, làm Christopher Beckwith cho rằng tiếng Trung không có liên hệ phả hệ với các ngôn ngữ Hán-Tạng khác.[23][24]
Benedict phục dựng cho "ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy" của ông tiền tố gây khiến s-, tiền tố nội động từ hoá m-, bốn tiền tố r-, b-, g-, d- với chức năng không rõ, cũng như ba hậu tố -s, -t, -n.[25]
Nghiên cứu các ngôn ngữ văn học
sửaTiếng Hán thượng cổ là ngôn ngữ Hán-Tạng cổ nhất được ghi chép, với văn liệu có niên đại từ 1200 TCN và một khối văn học đồ sộ từ thiên niên kỷ 1 TCN, song chữ Hán không phải một bảng chữ cái (alphabet). Các học giả đã ra sức phục dựng âm vị học tiếng Hán thượng cổ bằng cách so sánh, đối chiếu thông tin của tiếng Hán trung cổ trong vận thư, cách gieo vần trong các bài thơ cổ cùng thông tin ngữ âm trong chữ Hán. Công trình phục dựng đầu tiên, Grammata Serica Recensa của Bernard Karlgren, được Benedict và Shafer tiếp nhận.[26]
Phục dựng của Karlgren có phần bất hợp lý, do nhiều âm trong đó có phân bố hết sức không đồng đều. Các học giả về sau cải thiện nó bằng cách lấy thông tin từ một số nguồn khác.[27] Một số đề xuất dựa trên từ đồng nguyên trong các ngôn ngữ Hán-Tạng khác, số khác chỉ dựa trên thông tin nội tại của tiếng Trung.[28] Ví dụ, các phục dựng tiếng Hán thượng cổ gần đây đều có hệ thống 6 nguyên âm (như được Nicholas Bodman gợi ý đầu tiên) thay vì 15 nguyên âm như của Karlgren.[29] Tương tự, *l của Karlgren ứng với *r trong cách nhìn ngày nay, với một phụ âm khác được xác định là *l, với bằng chứng củng cố từ cả từ đồng nguyên trong ngôn ngữ khác lẫn trong cách phiên âm danh từ riêng của trí thức người Hán.[30] Đa phần học giả ngày nay đồng thuận rằng tiếng Hán thượng cổ không có thanh điệu, thanh điệu trong tiếng Hán trung cổ bắt nguồn từ một số phụ âm cuối. Một phụ âm phát sinh thanh điệu, *-s, được cho là một hậu tố (chí ít trong một số trường hợp), với yếu tố đối ứng trong các ngôn ngữ khác.[31]
Tiếng Tạng có một nền văn học đồ sộ kể từ khi vương quốc Thổ Phồn tiếp nhận chữ viết vào giữa thế kỷ VII. Những văn liệu cổ nhất của tiếng Miến (như bản khắc Myazedi thế kỷ XII) khá là ít ỏi, song nền văn học nở rộ sau đó. Cả hai có hệ chữ viết bắt nguồn từ chữ Brahmi của Ấn Độ cổ. Đa phần công trình so sánh đều sử dụng dạng viết của những ngôn ngữ này.[32]
Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu tiếng Tangut, ngôn ngữ của nhà nước Tây Hạ (1038–1227). Tiếng Tangut được viết bằng một hệ chữ ảnh hưởng từ chữ Hán, gây nên nhiều khó khăn trong nghiên cứu dù người ta đã tìm được nhiều từ điển đa ngữ.[33]
Cung Hoàng Thành đã so sánh tiếng Hán thượng cổ, tiếng Tạng, tiếng Miến và tiếng Tangut để xác định sự đối ứng âm vị giữa các ngôn ngữ này.[17][34] Ông thấy rằng nguyên âm /a/ trong tiếng Tạng và tiếng Miến ứng với hai nguyên âm tiếng Hán thượng cổ là *a và *ə.[35] Điều này được đem ra làm bằng chứng cho sự tồn tại của nhóm Tạng-Miến, song, Hill (2014) cho thấy rằng có sự đối ứng -ay: *-aj và -i: *-əj giữa tiếng Miến và tiếng Hán thượng cổ, và do vậy xác định rằng *ə > *a xảy ra độc lập ở tiếng Miến và tiếng Tạng (chứ không phải thừa hưởng chung từ một ngôn ngữ tiền thân).[36]
Nghiên cứu thực địa
sửaNhững mô tả về ngôn ngữ không có văn liệu mà Shafer và Benedict sử dụng thường là từ các nhà truyền giáo hay của nhà cầm quyền thực dân với trình độ ngôn ngữ học không đồng đều.[37][38] Hầu hết các ngôn ngữ Hán-Tạng thiểu số được nói ở vùng đồi núi hẻo lánh, trong đó có những vùng chính trị, quân sự nhạy cảm. Cho tới thập niên 1980, hai khu vực thường được nghiên cứu là Nepal và miền bắc Thái Lan.[39] Vào thập niên 1980-90, những công trình mới cho ngôn ngữ vùng Himalaya và Tây Nam Trung Quốc được xuất bản. Đáng chú ý là những nghiên cứu về nhóm ngôn ngữ Khương ở miền tây Tứ Xuyên và vùng lân cận.[40][41]
Phân loại
sửa- Nhóm ngôn ngữ Tây Himalaya
- Nhóm ngôn ngữ Tamang
- Nhóm ngôn ngữ Newar (gồm tiếng Newar, Baram, Thangmi)
- Nhóm ngôn ngữ Kiranti
- Nhóm ngôn ngữ Dhimal (gồm tiếng Dhimal, Toto, Lhokpu)
- Tiếng Lepcha
- Nhóm ngôn ngữ Magar-Kham
- Nhóm ngôn ngữ Chepang-Bhujel
- Nhóm ngôn ngữ Raji-Raute
- Tiếng Dura
- Nhóm ngôn ngữ Bod
- Tiếng Gongduk
- Tiếng Ole
- Nhóm ngôn ngữ Tani
- Nhóm ngôn ngữ Chamdo
- Nhóm ngôn ngữ Kuki-Chin-Naga
- Nhóm ngôn ngữ Mru-Khongso
- Tiếng Pyu
- Tiếng Taman
- Nhóm ngôn ngữ Sal
- Nhóm ngôn ngữ Hán
- Tiếng Bạch
- Tiếng Thổ Gia
- Nhóm ngôn ngữ Nung (gồm tiếng Độc Long, Rawang, Nung)
- Nhóm ngôn ngữ Karen
- Tiếng Gong
- Tiếng Kathu
- Nhóm ngôn ngữ Thái-Long (gồm tiếng Thái Gia, Long Gia, Lư Nhân)
- Nhóm ngôn ngữ Miến-Khương
- Nhóm ngôn ngữ Khương
- Nhóm ngôn ngữ Gyalrong
- Nhóm ngôn ngữ Horpa-Lavrung
- Nhóm ngôn ngữ Nhi Tô (gồm tiếng Ersu, Lizu, Tosu)
- Nhóm ngôn ngữ Na
- Nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến
- ? Nhóm ngôn ngữ Hruso-Miji
- ? Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa
- ? Tiếng Puroik
- ? Nhóm ngôn ngữ Miju-Meyor
- ? Nhóm ngôn ngữ Siang (gồm tiếng Koro, Milang)
- ? Nhóm ngôn ngữ Idu-Taraon
Số đếm
sửaSố | Hán thượng cổ[44] | Tạng cổ[45] | Miến cổ[45] | Jingpho[46] | Garo[46] | Limbu[47] | Kanaur[48] |
---|---|---|---|---|---|---|---|
"một" | 一 *ʔjit | – | ac | – | – | – | id |
隻 *tjek "đơn chiếc" | gcig | tac | – | – | thik | – | |
"hai" | 二 *njijs | gnyis | nhac | – | gin-i | nɛtchi | niš |
"ba" | 三 *sum | gsum | sumḥ | mə̀sūm | git-tam | sumsi | sum |
"bốn" | 四 *sjijs | bzhi | liy | mə̀lī | bri | lisi | pə: |
"năm" | 五 *ŋaʔ | lnga | ṅāḥ | mə̀ŋā | boŋ-a | nasi | ṅa |
"sáu" | 六 *C-rjuk | drug | khrok | krúʔ | dok | tuksi | țuk |
"bảy" | 七 *tsʰjit | – | khu-nac | sə̀nìt | sin-i | nusi | štiš |
"tám" | 八 *pret | brgyad | rhac | mə̀tshát | cet | yɛtchi | rəy |
"chín" | 九 *kjuʔ | dgu | kuiḥ | cə̀khù | sku | – | sgui |
"mười" | 十 *gjəp | – | kip[49] | – | – | gip | – |
– | bcu | chay | shī | ci-kuŋ | – | səy |
Ghi chú
sửa- ^ Kuhn (1889), tr. 189: "wir das Tibetisch-Barmanische einerseits, das Chinesisch-Siamesische anderseits als deutlich geschiedene und doch wieder verwandte Gruppen einer einheitlichen Sprachfamilie anzuerkennen haben." (also quoted in van Driem (2001), tr. 264.)
- ^ 15 cuốn này là: 1. Introduction and bibliography, 2. Bhotish, 3. West Himalayish, 4. West Central Himalayish, 5. East Himalayish, 6. Digarish, 7. Nungish, 8. Dzorgaish, 9. Hruso, 10. Dhimalish, 11. Baric, 12. Burmish–Lolish, 13. Kachinish, 14. Kukish, 15. Mruish.[14]
- ^ Phục dựng của Karlgren, với 'h' là sự bật hơi và 'j' là 'i̯' để hỗ trợ so sánh.
Tham khảo
sửa- ^ Handel (2008), tr. 422.
- ^ Handel (2008), tr. 422, 434–436.
- ^ Logan (1856), tr. 31.
- ^ Logan (1858).
- ^ a b Hale (1982), tr. 4.
- ^ van Driem (2001), tr. 334.
- ^ Klaproth (1823), tr. 346, 363–365.
- ^ van Driem (2001), tr. 344.
- ^ Finck (1909), tr. 57.
- ^ a b Przyluski (1924), tr. 361.
- ^ Sapir (1925), tr. 373.
- ^ Przyluski (1924), tr. 380.
- ^ Przyluski & Luce (1931).
- ^ Miller (1974), tr. 195.
- ^ Miller (1974), tr. 195–196.
- ^ Matisoff (1991), tr. 473.
- ^ a b Handel (2008), tr. 434.
- ^ Benedict (1972), tr. 20–21.
- ^ Benedict (1972), tr. 17–18, 133–139, 164–171.
- ^ a b Handel (2008), tr. 425–426.
- ^ Miller (1974), tr. 197.
- ^ Matisoff (2003), tr. 16.
- ^ Beckwith (1996).
- ^ Beckwith (2002b).
- ^ Benedict (1972), tr. 98–123.
- ^ Matisoff (1991), tr. 471–472.
- ^ Norman (1988), tr. 45.
- ^ Baxter (1992), tr. 25–26.
- ^ Bodman (1980), tr. 47.
- ^ Baxter (1992), tr. 197, 199–202.
- ^ Baxter (1992), tr. 315–317.
- ^ Beckwith (2002a), tr. xiii–xiv.
- ^ Thurgood (2003), tr. 17.
- ^ Gong (1980).
- ^ Handel (2008), tr. 431.
- ^ Hill (2014), tr. 97–104.
- ^ Matisoff (1991), tr. 472–473.
- ^ Hale (1982), tr. 4–5.
- ^ Matisoff (1991), tr. 470, 476–478.
- ^ Handel (2008), tr. 435.
- ^ Matisoff (1991), tr. 482.
- ^ van Driem, George. 2014. "Trans-Himalayan Lưu trữ 2020-12-06 tại Wayback Machine". Owen-Smith, Thomas; Hill, Nathan W. (eds.), Trans-Himalayan Linguistics: Historical and Descriptive Linguistics of the Himalayan Area, 11–40. Berlin: de Gruyter. ISBN 978-3-11-031083-2.
- ^ Sino-Tibetan Branches Project (STBP).
- ^ Baxter (1992).
- ^ a b Hill (2012).
- ^ a b Burling (1983), tr. 28.
- ^ van Driem (1987), tr. 32–33.
- ^ Sharma (1988), tr. 116.
- ^ Yanson (2006), tr. 106.
Nguồn tham khảo
sửa- Baxter, William H. (1992), A Handbook of Old Chinese Phonology, Berlin: Mouton de Gruyter, ISBN 978-3-11-012324-1.
- Beckwith, Christopher I. (1996), “The Morphological Argument for the Existence of Sino-Tibetan”, Pan-Asiatic Linguistics: Proceedings of the Fourth International Symposium on Languages and Linguistics, January 8–10, 1996, Bangkok: Mahidol University at Salaya, tr. 812–826.
- ——— (2002a), “Introduction”, trong Beckwith, Christopher (biên tập), Medieval Tibeto-Burman languages, Brill, tr. xiii–xix, ISBN 978-90-04-12424-0.
- ——— (2002b), “The Sino-Tibetan problem”, trong Beckwith, Christopher (biên tập), Medieval Tibeto-Burman languages, Brill, tr. 113–158, ISBN 978-90-04-12424-0.
- Benedict, Paul K. (1942), “Thai, Kadai, and Indonesian: A New Alignment in Southeastern Asia”, American Anthropologist, 44 (4): 576–601, doi:10.1525/aa.1942.44.4.02a00040, JSTOR 663309.
- ——— (1972), Sino-Tibetan: A Conspectus (PDF), Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-08175-7.
- Blench, Roger; Post, Mark (2014), “Rethinking Sino-Tibetan phylogeny from the perspective of North East Indian languages”, trong Hill, Nathan W.; Owen-Smith, Thomas (biên tập), Trans-Himalayan Linguistics, Berlin: Mouton de Gruyter, tr. 71–104, ISBN 978-3-11-031083-2. (preprint)
- Bodman, Nicholas C. (1980), “Proto-Chinese and Sino-Tibetan: data towards establishing the nature of the relationship”, trong van Coetsem, Frans; Waugh, Linda R. (biên tập), Contributions to historical linguistics: issues and materials, Leiden: E. J. Brill, tr. 34–199, ISBN 978-90-04-06130-9.
- Burling, Robbins (1983), “The Sal Languages” (PDF), Linguistics of the Tibeto-Burman Area, 7 (2): 1–32.
- DeLancey, Scott (2009), “Sino-Tibetan languages”, trong Comrie, Bernard (biên tập), The World's Major Languages (ấn bản thứ 2), Routledge, tr. 693–702, ISBN 978-1-134-26156-7.
- van Driem, George (1987), A grammar of Limbu, Mouton grammar library, 4, Berlin: Mouton de Gruyter, ISBN 978-3-11-011282-5.
- ——— (1997), “Sino-Bodic”, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 60 (3): 455–488, doi:10.1017/S0041977X0003250X.
- ——— (2001), Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region, Brill, ISBN 978-90-04-12062-4.
- ——— (2005), “Tibeto-Burman vs Indo-Chinese” (PDF), trong Sagart, Laurent; Blench, Roger; Sanchez-Mazas, Alicia (biên tập), The Peopling of East Asia: Putting Together Archaeology, Linguistics and Genetics, London: Routledge Curzon, tr. 81–106, ISBN 978-0-415-32242-3, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
- ——— (2007), “The diversity of the Tibeto-Burman language family and the linguistic ancestry of Chinese” (PDF), Bulletin of Chinese Linguistics, 1 (2): 211–270, doi:10.1163/2405478X-90000023, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
- ——— (2014), “Trans-Himalayan” (PDF), trong Owen-Smith, Thomas; Hill, Nathan W. (biên tập), Trans-Himalayan Linguistics: Historical and Descriptive Linguistics of the Himalayan Area, Berlin: de Gruyter, tr. 11–40, ISBN 978-3-11-031083-2, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2020, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
- Dryer, Matthew S. (2003), “Word order in Sino-Tibetan languages from a typological and geographical perspective”, trong Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (biên tập), The Sino-Tibetan languages, London: Routledge, tr. 43–55, ISBN 978-0-7007-1129-1.
- Finck, Franz Nikolaus (1909), Die Sprachstämme des Erdkreises, Leipzig: B.G. Teubner.
- Gong, Hwang-cherng (1980), “A Comparative Study of the Chinese, Tibetan, and Burmese Vowel Systems”, Bulletin of the Institute of History and Philology, 51: 455–489.
- Hale, Austin (1982), Research on Tibeto-Burman Languages, State-of-the-art report, Trends in linguistics, 14, Walter de Gruyter, ISBN 978-90-279-3379-9.
- Handel, Zev (2008), “What is Sino-Tibetan? Snapshot of a Field and a Language Family in Flux”, Language and Linguistics Compass, 2 (3): 422–441, doi:10.1111/j.1749-818X.2008.00061.x.
- Hill, Nathan W. (2012), “The six vowel hypothesis of Old Chinese in comparative context”, Bulletin of Chinese Linguistics, 6 (2): 1–69, doi:10.1163/2405478x-90000100.
- ——— (2014), “Cognates of Old Chinese *-n, *-r, and *-j in Tibetan and Burmese”, Cahiers de Linguistique Asie Orientale, 43 (2): 91–109, doi:10.1163/19606028-00432p02
- Klaproth, Julius (1823), Asia Polyglotta, Paris: B.A. Shubart.
- Kuhn, Ernst (1889), “Beiträge zur Sprachenkunde Hinterindiens” (PDF), Sitzungsberichte der Königlichen Bayerischen Akademie der Wissenschaften, Philosophisch-Philologische und Historische Klasse, Sitzung vom 2 März 1889, München, tr. 189–236.
- LaPolla, Randy J. (2003), “Overview of Sino-Tibetan morphosyntax”, trong Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (biên tập), The Sino-Tibetan languages, London: Routledge, tr. 22–42, ISBN 978-0-7007-1129-1.
- Lewis, M. Paul; Simons, Gary F.; Fennig, Charles D. biên tập (2015), Ethnologue: Languages of the World , Dallas, Texas: SIL International.
- Li, Fang-Kuei (1937), “Languages and Dialects”, trong Shih, Ch'ao-ying; Chang, Ch'i-hsien (biên tập), The Chinese Year Book, Commercial Press, tr. 59–65, reprinted as Li, Fang-Kuei (1973), “Languages and Dialects of China”, Journal of Chinese Linguistics, 1 (1): 1–13, JSTOR 23749774.
- Logan, James R. (1856), “The Maruwi of the Baniak Islands”, Journal of the Indian Archipelago and Eastern Asia, 1 (1): 1–42.
- ——— (1858), “The West-Himalaic or Tibetan tribes of Asam, Burma and Pegu”, Journal of the Indian Archipelago and Eastern Asia, 2 (1): 68–114.
- Matisoff, James A. (1991), “Sino-Tibetan Linguistics: Present State and Future Prospects”, Annual Review of Anthropology, 20: 469–504, doi:10.1146/annurev.anthro.20.1.469, JSTOR 2155809.
- ——— (2000), “On 'Sino-Bodic' and Other Symptoms of Neosubgroupitis”, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 63 (3): 356–369, doi:10.1017/s0041977x00008442, JSTOR 1559492.
- ——— (2003), Handbook of Proto-Tibeto-Burman: System and Philosophy of Sino-Tibetan Reconstruction, Berkeley: University of California Press, ISBN 978-0-520-09843-5.
- Miller, Roy Andrew (1974), “Sino-Tibetan: Inspection of a Conspectus”, Journal of the American Oriental Society, 94 (2): 195–209, doi:10.2307/600891, JSTOR 600891.
- Norman, Jerry (1988), Chinese, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-29653-3.
- Przyluski, Jean (1924), “Langues sino-tibétaines”, trong Meillet, Antoine; Cohen, Marcel (biên tập), Les langues du monde, Librairie ancienne Édouard Champion, tr. 361–384.
- Przyluski, J.; Luce, G. H. (1931), “The Number 'A Hundred' in Sino-Tibetan”, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 6 (3): 667–668, doi:10.1017/S0041977X00093150.
- Sagart, Laurent (2005), “Sino-Tibetan–Austronesian: an updated and improved argument”, trong Sagart, Laurent; Blench, Roger; Sanchez-Mazas, Alicia (biên tập), The Peopling of East Asia: Putting Together Archaeology, Linguistics and Genetics, London: Routledge Curzon, tr. 161–176, ISBN 978-0-415-32242-3.
- Sapir, Edward (1925), “Review: Les Langues du Monde”, Modern Language Notes, 40 (6): 373–375, doi:10.2307/2914102, JSTOR 2914102.
- Shafer, Robert (1952), “Athapaskan and Sino-Tibetan”, International Journal of American Linguistics, 18 (1): 12–19, doi:10.1086/464142, JSTOR 1263121.
- ——— (1955), “Classification of the Sino-Tibetan languages”, Word (Journal of the Linguistic Circle of New York), 11 (1): 94–111, doi:10.1080/00437956.1955.11659552.
- ——— (1966), Introduction to Sino-Tibetan, 1, Wiesbaden: Otto Harrassowitz, ISBN 978-3-447-01559-2.
- Sharma, Devidatta (1988), A Descriptive Grammar of Kinnauri, Mittal Publications, ISBN 978-81-7099-049-9.
- Starosta, Stanley (2005), “Proto-East Asian and the origin and dispersal of languages of east and southeast Asia and the Pacific”, trong Sagart, Laurent; Blench, Roger; Sanchez-Mazas, Alicia (biên tập), The Peopling of East Asia: Putting Together Archaeology, Linguistics and Genetics, London: Routledge Curzon, tr. 182–197, ISBN 978-0-415-32242-3.
- Taylor, Keith (1992), “The Early Kingdoms”, trong Tarling, Nicholas (biên tập), The Cambridge History of Southeast Asia Volume 1: From Early Times to c. 1800, Cambridge University Press, tr. 137–182, doi:10.1017/CHOL9780521355056.005, ISBN 978-0-521-35505-6.
- Thurgood, Graham (2003), “A subgrouping of the Sino-Tibetan languages”, trong Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (biên tập), The Sino-Tibetan languages, London: Routledge, tr. 3–21, ISBN 978-0-7007-1129-1.
- Tournadre, Nicolas (2014), “The Tibetic languages and their classification”, trong Owen-Smith, Thomas; Hill, Nathan W. (biên tập), Trans-Himalayan Linguistics: Historical and Descriptive Linguistics of the Himalayan Area, De Gruyter, tr. 103–129, ISBN 978-3-11-031074-0.
- Wheatley, Julian K. (2003), “Burmese”, trong Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (biên tập), The Sino-Tibetan languages, London: Routledge, tr. 195–207, ISBN 978-0-7007-1129-1.
- Yanson, Rudolf A. (2006), “Notes on the evolution of the Burmese phonological system”, trong Beckwith, Christopher I. (biên tập), Medieval Tibeto-Burman Languages II, Leiden: Brill, tr. 103–120, ISBN 978-90-04-15014-0.
- Wu, Anqi (1987), Han Zang yu shi dong he wan cheng ti qian zhui de can cui he tong yuan de dong ci ci gen, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019
- Wang, Li (1980), Han Yu shi gao (zhong), Zhong hua shu ju, tr. 221
- Wu, Anqi (2002), Han Zang yu tong yuan yan jiu, Beijing: Zhong yang min zu da xue chu ban she, tr. 9–12, ISBN 978-7810566117
- You, Rujie (1982), Lun Tai yu liang ci zai Han yu nan fang fang yan zhong de di ceng yi cui
- Sun, Hongkai (1996), Lun Zang Mian yu de yu fa xing shi, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019
- Dai, Qingxia (1997), Jing Po yu ci de shuang yin jie hua dui yu fa de ying xiang
- Shi, Lin (1991), Tong yu sheng diao de gong shi biao xian he li shi yan bian
- Xu, Xijian (1987), On the origin and development of noun classifiers in JingPo (PDF), LaPolla, Randy J. biên dịch, Minzu Yuwen, tr. 27–35
- Dai, Qingzia (1994), Zangmian yu geti liangci yanjiu [A study on numeral classifiers in Tibeto-Burman], Beijing: Zhongyang MInzu Xueyuan Chubanshe, tr. 166–181
- Bradley, David (2012), The characteristics of the Burmic family of Tibeto-Burman (PDF), tr. 171–192, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2019, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019
- Baron, Stephen P. (1973), The classifier-alone-plus-noun construction: a study in areal diffusion, University of California, San Diego
- LaPolla, Randy J.; Huang, Chenglong (2003), A Grammar of Qiang, with Annotated Texts and Glossary, Berlin: Mouton de Gruyter, ISBN 9783110197273
- Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (2017), The Sino-Tibetan languages, New York: Routledge, tr. 46, ISBN 978-1-138-78332-4
- Bauman, James (1974), “Pronominal Verb Morphology in Tibeto-Burman” (PDF), Linguistics of the Tibeto-Burman Area, 1 (1): 108–155.
- Baxter, William H. (1995), “'A Stronger Affinity... Than Could Have Been Produced by Accident': A Probabilistic Comparison of Old Chinese and Tibeto-Burman”, trong Wang, William S.-Y. (biên tập), The Ancestry of the Chinese Language, Berkeley: Project on Linguistic Analysis, tr. 1–39, JSTOR 23826142.
- Benedict, Paul K. (1976), “Sino-Tibetan: Another Look”, Journal of the American Oriental Society, 96 (2): 167–197, doi:10.2307/599822, JSTOR 599822.
- Blench, Roger; Post, Mark (2011), (De)classifying Arunachal languages: Reconstructing the evidence (PDF).
- Coblin, W. South (1986), A Sinologist's Handlist of Sino-Tibetan Lexical Comparisons, Monumenta Serica monograph series, 18, Nettetal: Steyler Verlag, ISBN 978-3-87787-208-6.
- van Driem, George (1995), “Black Mountain Conjugational Morphology, Proto-Tibeto-Burman Morphosyntax, and the Linguistic Position of Chinese” (PDF), Senri Ethnological Studies, 41: 229–259, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
- ——— (2003), “Tibeto-Burman vs. Sino-Tibetan”, trong Winter, Werner; Bauer, Brigitte L. M.; Pinault, Georges-Jean (biên tập), Language in time and space: a Festschrift for Werner Winter on the occasion of his 80th birthday, Walter de Gruyter, tr. 101–119, ISBN 978-3-11-017648-3.
- Gong, Hwang-cherng (2002), Hàn Zàng yǔ yánjiū lùnwén jí 漢藏語硏究論文集 [Collected papers on Sino-Tibetan linguistics], Taipei: Academia Sinica, ISBN 978-957-671-872-4.
- Jacques, Guillaume (2006), “La morphologie du sino-tibétain”, La Linguistique Comparative en France Aujourd'hui.
- Kuhn, Ernst (1883), Über Herkunft und Sprache der transgangetischen Völker (PDF), Munich: Verlag d. k. b. Akademie.
- Starostin, Sergei; Peiros, Ilia (1996), A Comparative Vocabulary of Five Sino-Tibetan Languages, Melbourne University Press, OCLC 53387435.
Liên kết ngoài
sửa- James Matisoff, "Tibeto-Burman languages and their subgrouping"
- Sino-Tibetan Branches Project (STBP)
- Guillaume Jacques, "The Genetic Position of Chinese"
- Marc Miyake (2014), "Why Sino-Tibetan reconstruction is not like Indo-European reconstruction (yet)"
- Andrew Hsiu (2018), "Linking the Sino-Tibetan fallen leaves"