Thảo luận:Dân chủ tại Việt Nam

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Hieutd7b trong đề tài Bài viết mang tính cá nhân, và có phần quá tiêu cực

Untitled

sửa

Lại không nguồn nữa rồi. Bạn fisherprice sao moị người nhắc nhở mãi mà không thay đổi thế?--Goodluck (thảo luận) 02:29, ngày 5 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

 
Ma2nschaft đã xóa thảo luận này của Fisherprice123 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 13:02, ngày 8 tháng 11 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
Ma2nschaft đã xóa thảo luận này của Dinhtuydzao vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 13:02, ngày 8 tháng 11 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
Ma2nschaft đã xóa thảo luận này của Trananh1980 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 13:02, ngày 8 tháng 11 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Liệu chúng ta có nên thêm phần nguyên nhân tại sao mấy phong trào này thất bại vào trong bài viết không? Nhưng cần phải có nguồn mới được/--Goodluck (thảo luận) 02:52, ngày 8 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mở rộng

sửa

Hãy mở rộng nó ra các giai đoạn khác của "Việt Nam" nữa, nếu có thể. Bài hiện nay hầu như chỉ nói về giai đoạn hiện nay--Mannschaft (thảo luận) 13:08, ngày 8 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiện không có nhiều tài liệu, cũng không có ai dám tổng kết về dân chủ ở Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, có phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 và giai đoạn 1935-1936. Chỉ sợ là ví dụ cho đấu tranh dân chủ hiện tại, vì có một số nét tương đồng trong thời kỳ (Thực dân Pháp áp bức, tước đoạt các quyền dân chủ).thảo luận quên ký tên này là của Armapq (thảo luận • đóng góp).

Đây là một đề tài rất nhạy cảm, xin hỏi, đưa thông tin lên đây có bị truy là IP từ đâu không? Wiki vấn đề bảo mật thế nào?thảo luận quên ký tên này là của Armapq (thảo luận • đóng góp).--Mannschaft (thảo luận) 13:22, ngày 8 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi được biết thì các bảo quản viên có thể truy được IP của từng thành viên. Nhưng muốn làm điều đó phải có lý do thích đáng. Tôi không hiểu cơ chế bảo mật cho IP các thành viên thế nào. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong số bảo quan viên có mấy anh công an nằm vùng trên này. (Chắc không có đường về đất mẹ mất :D)--Goodluck (thảo luận) 01:08, ngày 9 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hiện nay tại Wikipedia tiếng Việt có hai kiểm định viên, những người có quyền truy IP của các thành viên, đó là tôi (DHN) và Minh (Mxn). Cả hai đều không sống ở Việt Nam và đã được cộng đồng đồng thuận đề cử. Tất cả các yêu cầu kiểm định tài khoản đều phải có lý do chính đáng và đến nay chỉ được sử dụng một lần. NHD (thảo luận) 01:32, ngày 9 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh Dụng đã giải thích! Tôi nghĩ mọi người yên tâm rồi. Tuy nhiên, từ đó ta cũng suy ra tình hình ở Việt Nam thế nào. --Goodluck (thảo luận) 01:36, ngày 9 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời xem thêm

sửa

Xin mời bạn fisherprice đọc thêm thông tin trong nguồn này và đưa lên Cảm ơn!--Goodluck (thảo luận) 18:02, ngày 9 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời


Cảm ơn bạn. Hơi quan ngại về nhận định của nhóm này, vì cũng là nhận định chủ quan của một nhóm nhỏ. Nếu là Human Watch hay EU thì đương nhiên sẽ creditable hơn.

So sánh những nhận định (có phần rất thô sơ) của nhóm,với cả một hệ thống Mác Lê Nin đồ sộ, hoặc ít nhất của Lê Công Định, Trần Đông Chấn.. mới thấy cái phong trào này kém quá. Lý luận tư tưởng cũng không rõ ràng. Biện minh cho hành động của mình cũng không vững chắc . Để thuyết phục người khác theo, phải viết thuyết phục hơn, ít nhất = tiếng Việt chẳng hạn... Rõ ràng mang tính tự phát, nhỏ lẻ.

Đề nghị bạn Fisher không xóa các nguồn dẫn, quan điểm, và links Liên Kết Ngoài khác chính kiến với mình. Do nhung (thảo luận) 21:57, ngày 9 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các bài liên quan đến nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đang bắt đầu thu hút nhiều thành viên tham gia sửa bài. Tôi hy vọng mọi người tôn trọng ý kiến của nhau, và nhất là theo đúng quy định wiki để chúng ta có một bài viết chất lượng. Nếu thành viên nào chưa chắc chắn về sửa đổi của mình có phù hợp wiki hay không, xin mời xem kỹ quy định Wikipedia:Thái độ trung lập . Cảm ơn!--Goodluck (thảo luận) 01:18, ngày 10 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời


Đọc cái đoạn đầu trích từ Báo Đảng Cộng sản nghe chối quá. Sao giờ này vẫn có người ngây thơ thế nhỉ? Hiện tại giai cấp công nhân có làm chủ không? nhìn ra xã hội làm gì có giai cấp công nhân làm chủ.

Chối cũng cố mà nghe thôi bạn ạ vì ở VN trẻ con mới vào cấp hai đã phải hát "Đảng là niềm tin, là cuộc sống của tôi" rồi mà. Cứ nghe nhiều rồi quen. Thấy hết chuối luôn.--Goodluck (thảo luận) 03:18, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời


Theo nhà nước Việt Nam(nhà nước khác với Chính phủ nhé) ngày nay và Hồ Chí Minh khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập vào năm 1945 thì Việt Nam là một nước dân chủ (dân chủ 1945 khác với dân chủ hiện nay, dân chủ 1945 là dân chủ đa đảng, đa thành phần, Báo chí trong nước chẳng phải ca ngợi Hiến pháp 1946 là hiến pháp tiên tiến nhất so với các hiến pháp hiện có của VN). [1] [2] Theo đó, những đặc điểm dân chủ ở Việt Nam là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảngiai cấp công nhân. Trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân dân chủ chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với những người phản động. Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Marx Lenin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố. Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có các đoàn thể cách mạng khác nhau như Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. [3] (đoạn này nghe như tuyên truyền nghị quyết của Đảng) Wiki chứ không phải tuyên truyền của Đảng. Nhà nước Việt Nam cho rằng nền dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản và nhân dân xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và phát huy. Xây dựng và hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (câu này Hiến Pháp Mỹ mà) [4] [5]

Tóm lại đoạn văn trên không có ý nghĩa gì cả về định nghĩa dân chủ cũng như ý nghĩa cho bài. Đề nghị viết riêng một đoạn định nghĩa thế nào là dân chủ XHCN (chắc là khác với dân chủ Stanlin hay Mao Trạch Đông chứ? Cứ nhìn thế mà suy)

Chắc là khác. Chứ nếu mà giống với Mao và Stalin thì chắc khái niệm "dân chủ" phải hiểu "chủ dân" mới đúng.--Goodluck (thảo luận) 03:18, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Người cộng sản và HCM trong các bài viết của ông đã khẳng định dân chủ XHCN là dân chủ bình thường (người tư bản gọi đó là "dân chủ XHCN"), còn dân chủ ở các nước tư bản phương Tây là "dân chủ tư sản", tức là dân chủ mà thực tế, thực chất chỉ được hưởng bởi tầng lớp tư sản chiếm hữu tư liệu sản xuất, như dân chủ chủ nô trước đó, dân chủ là có, nhưng chỉ dành riêng cho giới chủ của các nô lệ. Đây ko phải là diễn đàn tuyên truyền chính trị nên đưa ý kiến cá nhân ai đúng ai sai là vô nghĩa. Cứ làm theo quy định của Wiki, bất cứ quan điểm nào của 2 bên cũng đều được đưa ra công bằng, ko thể viện cớ xóa đi. Đó là hành vi phá hoại. 68.93.134.71 (thảo luận) 16:42, ngày 10 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đề nghị bạn ký tên sau khi viết ý kiến. Đề nghị không đem thêm ý kiến, chính kiến cá nhân vào Wiki mang tính chất diễn đàn. Còn Hồ Chí Minh toàn tập là bao gồm những bài viết sưu tầm của ông Hồ từ các tờ báo cũ, các audio cũ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng, sưu tầm và tổng hợp lại thành Hồ Chí Minh toàn tập gồm 9 tập được xuất bản và tái bản nhiều lần. Đề nghị tìm hiểu những kiến thức cơ bản trước khi tham gia vào các đề tài phức tạp và nhạy cảm như thế này.Sa Long Cương (thảo luận) 03:41, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Wiki không có đúng / sai theo suy luận và ngụy biện cá nhân, chỉ có nguồn hay không có nguồn, và nguồn dẫn có tin cậy theo quy định của Wikipedia hay không. Hồ Chí Minh toàn tập là tập hợp các bài viết cũ của Hồ Chí Minh từ các hiện vật, bằng chứng, bài báo cũ lưu trữ trong các viện bảo tàng. Nho Que Huong (thảo luận) 15:37, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

 
nhoquenha đã xóa thảo luận này của Phillipscurve vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:27, ngày 8 tháng 12 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Việt Nam đứng thứ 140 thế giới về chỉ số dân chủ. [1]Xem mục 2010 rankings thì biết. Xem mà thấy thất vọng--پادشاه تاریکی (thảo luận) 17:34, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

  1. ^ Democracy Index http://en.wikipedia.org/wiki/Democracy_Index

Bài viết mang tính cá nhân, và có phần quá tiêu cực

sửa

Bài viết này nói về một vấn đề chính trị - một vấn đề rất nhạy cảm với mọi quốc gia. Vì vậy những bài viết như thế này cần phải càng khách quan càng tốt, nhìn vào tất cả các mặt chứ không phải vào mặt tốt hoặc xấu. Ở bài viết này, gần như người viết chỉ tập trung vào chỉ ra mặt xấu của dân chủ ở Việt Nam, rất ít nói tới nhưng điều khác, như những thay đổi qua các thời kì, dân chủ được thể hiện qua Hiến pháp hoặc luật. Ngay cả các thay đổi được chỉ ra (đã rất ít ỏi) cũng phải cố gắn cho cái mác "vì mục đích khác". Rõ ràng, những người viết (dường như hầu hết ở nước ngoài) có vẻ như qua thiếu thông tin và chỉ viết theo một chiều - điều vi phạm một trong năm trụ cột của Wikipedia "Tránh thành kiến. Tất cả mọi bài viết trong Wikipedia nên được viết với một thái độ trung lập nhất có thể, nghĩa là việc trình bày các quan điểm về mọi chủ đề phải được thể hiện với một thái độ khách quan và đầy thiện chí.". Có thể vấn đề này ở Việt Nam chưa tốt, nhưng Việt Nam đang thay đổi để hướng tới sự tốt đẹp hơn, và mong rằng mọi người cũng nên nhận ra điều đó. Mình không có khả năng để xây dựng lại một trang như vậy, nên mong những người sáng lập và xây dựng trang nay lưu ý nhiều hơn tới nội dung và cung cấp một nội dung trung lập hơn cho bài viết. Cảm ơn! (Nếu một số bạn lo ngại, mình chỉ là một học sinh 16 tuổi, mọi người không cần phải lo mình là công an Việt Nam) Hieutd7b (thảo luận) 16:28, ngày 29 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Dân chủ tại Việt Nam”.