Thảo luận:Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia/Lưu 2

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Đổi tên
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3

Đổi tên

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cộng đồng có đồng thuận về việc đổi tên bài thành "Chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:11, ngày 18 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Mình mở thảo luận để đổi tên bài viết thành "Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia" vì tên gọi này trung lập hơn so với tên gọi hiện nay và được sử dụng bởi các Wiki khác; có nhiều nguồn nhắc đến: từ điển bách khoa quân sự VN gọi là chiến tranh biên giới VN-Campuchia, sách Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương trang 142 và 332 có đề cập tới tên gọi chiến tranh biên giới VN-Campuchia, sách Giáo dục Việt Nam, 1945-2005, Tập 1 tr.531, Lịch sử tiểu đoàn 7, trung đoàn 3 Sư đoàn bộ binh 330 Quân khu 9, 1958-2008: đơn vị ba lần anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tr.198, Bộ Giáo dục sẽ đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào SGK - báo VietNamNet, Nhà mồ Ba Chúc, tội ác của ai? - RFA, - Học sinh VN sẽ học về cuộc chiến 1979? - BBC News Tiếng Việt Mời mọi người cho ý kiến. Thời gian diễn ra thảo luận là 7 ngày. – I am I (thảo luận) 16:26, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hướng dẫn tham gia biểu quyết: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" nếu cùng quan điểm với phương án đó.
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Phương án 1: Giữ nguyên tên

Phương án 2: Đổi tên

Thảo luận

 
Nguyenhai314 đã xóa thảo luận này của Lãnh chúa Gâu Gâu vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 11:29, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
  •   Ý kiến Vừa mới đây khi nói về chuyện bài Kiev bị đổi tên thành Kyiv tôi đã nói là nên đặt tên đặt bài theo tên thông dụng trong tiếng Việt. Với bài này cũng là như thế thôi. Cứ theo tên gọi thường dùng mà đặt tên bài, đừng có phân biệt đúng sai, trung lập hay là không trung lập gì cả, tên bài cần phản ánh cách gọi phổ biến nhất. Nhiệm vụ của Wiki không phải là đi phân định cách gọi nào là là chuẩn xác, là trung lập, tên là theo nguồn. Judspug (thảo luận) 11:42, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Trung lập là một trong các tôn chỉ quan trọng nhất khi biên tập bài viết Wikipedia, khó thể tán thành với ý kiến cho rằng tên bài không cần trung lập mà chỉ cần phổ biến của bạn. – minhhuy (thảo luận) 13:50, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Judspug: Có nguồn thì tốt nhưng trung lập quan trọng hơn. Trung lập là tôn chỉ không thể thỏa hiệp được. Nếu chỉ dùng tên phổ biến thì chẳng lẽ nên đổi tên bài Chiến tranh Việt Nam thành Kháng chiến chống Mỹ à (trong các nguồn tiếng Việt, cái tên KCCM chắc chắn phải phổ biến hơn CTVN). Báo chí, tài liệu, nguồn tham khảo các thể loại có thể thiên vị cho một bên nào đó vì nó ít nhiều phản ánh lập trường của người viết, nhưng Wikipedia thì không được phép vì nó là bách khoa toàn thư. Mà nguồn tiếng Việt ở VN lắm nguồn viết thiên vị cực.  Băng Tỏa  18:55, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Theo quan điểm của tôi thì:
    Tên "trung lập" cũng chính là tên không trung lập.
    Khi một thành viên Wiki cho rằng tên của một bài cần đổi thành tên gọi mới này "trung lập" hơn tên gọi cũ thì cái được cho là "trung lập" của tên gọi mới là do thành viên đó quyết định rằng nó là như thế chứ không phải là vì tất cả hay đa số các nguồn viết về chủ thể của bài viết đều đồng ý rằng tên gọi dùng trong tên bài hiện tại là không trung lập.
    Viết bài, sửa bài không nhiều thì ít cũng phải dựa trên nguồn nào đó. Các nguồn không nói tên này là trung lập hay không là trung lập, mà bây giờ chỉ dựa vào ý kiến cá nhân của thành viên Wiki mà một tên gọi được cho là "trung lập" thì ý kiến cá nhân đã bị biến thành có giá trị ngang ngửa hay thậm chí là vượt lên trên cả nguồn đáng tin.
    Cùng là ý kiến cá nhân không dựa trên nguồn đáng tin, nếu người này bảo nó là trung lập nhưng người khác bảo là không trung lập thì làm như thế nào? Hoặc nếu người khác không nói là trung lập hay không trung lập mà bảo nó là sai, là không chính xác thì làm như thế nào?
    Tên của bài viết nên phản ánh cách gọi phổ biến nhất trong các nguồn đáng tin. Các nguồn đáng tin dùng cách gọi nào nhiều nhất thì cứ theo đó mà đặt tên bài, đừng cố đặt theo những cái tên được thành viên Wiki cho là tên trung lập nhất, tên chính xác nhất, tên chính thức. Cứ cố đặt những cái được thành viên Wiki cho là trung lập, chính xác, chính thức thì một mặt nó xung khắc với quy tắc trung lập, quy tắc cần nguồn dẫn chứng của Wiki, mặt khác nó dễ dẫn tới tranh luận dông dài mất thì giờ mà đạt được lợi ích đáng kể nào. Judspug (thảo luận) 08:03, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Từ cái thí dụ là bài này, với những lo ngại đã nêu, tôi thấy Wiki tiếng Việt nên đi theo đường lối đặt tên mọi bài theo tên phổ biến trong nguồn đáng tin cậy tiếng Việt. Judspug (thảo luận) 08:03, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Thực tế thì nhiều trường hợp đã không áp dụng quy tắc phổ biến được chọn làm tên, coi như là có tiền lệ. P.T.Đ (thảo luận) 12:01, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Bài Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 là một ví dụ rõ ràng nhất cho việc không áp dụng tên phổ biến. Đây là tên gọi ít phổ biến nhất trong các nguồn viết bằng tiếng Việt, nhưng trung lập nhất trong ba cái tên được nêu ra. – Nguyenhai314 (thảo luận) 00:26, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Lãnh chúa Gâu Gâu Ủa mình giả giọng bạn từ khi nào nhỉ? Mà bạn vả chết mình cũng được dù gì đi nữa mình cũng muốn Tự sát! – Ngọc Anh 11:50, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chỗ này là nơi thảo luận về tên bài. Muốn tự sát hoặc chửi nhau thì mời đi chỗ khác. – Nguyenhai314 (thảo luận) 11:51, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314 Cho mình xin lỗi bạn nhiều nha! Xin thứ lỗi ~ Thân mến! – Ngọc Anh 11:55, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chiến tranh biên giới Tây Nam là góc nhìn của VN, bài nên đổi tên - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 11:51, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Có nguồn uy tín bằng tiếng Việt cho tên trung lập là được. – Nguyenhai314 (thảo luận) 11:53, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Khả Vân Đại Hãn Biết thế, nhưng em đã tìm nhưng chẳng tìm được nguồn nào gọi như vậy cả :( – I am I (thảo luận) 11:54, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Đấy là do không chịu tìm, chứ nguồn thì vẫn có: từ điển bách khoa quân sự VN gọi là chiến tranh biên giới VN-Campuchia, sách Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương trang 142 và 332 có đề cập tới tên gọi chiến tranh biên giới VN-Campuchia, sách Giáo dục Việt Nam, 1945-2005, Tập 1 tr.531, Lịch sử tiểu đoàn 7, trung đoàn 3 Sư đoàn bộ binh 330 Quân khu 9, 1958-2008: đơn vị ba lần anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tr.198, Bộ Giáo dục sẽ đưa chiến tranh biên giới, hải đảo vào SGK - báo VietNamNet, Nhà mồ Ba Chúc, tội ác của ai? - RFA, - Học sinh VN sẽ học về cuộc chiến 1979? - BBC News Tiếng Việt... – Nguyenhai314 (thảo luận) 12:02, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314 Cảm ơn anh nhiều. Có vẻ em còn hơi non trong chuyện đi tìm nguồn. – I am I (thảo luận) 12:03, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nguyenhai314 Đơn giản là tôi Chiến tranh Biên giới cái gì, đánh tới thủ đô, tràn ngập đất Cam, xa tiến tới biên giới Thái Lan tát em nó mấy cái tát tay mà còn biên giới gì - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 12:57, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bản chất đúng là không chỉ gói gọn trong cụm từ "biên giới". Vấn đề là nguồn cho tên gọi đó. Cụm "Việt-Cam" mặc dù vẫn còn từ "biên giới", nhưng chí ít cũng trung lập hơn so với "Tây Nam" – Nguyenhai314 (thảo luận) 13:42, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412, Nguyentrongphu, và Chiristmas Patterson: Tôi đã dẫn một số nguồn đề cập tới cụm "Chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia" ở trên (bao gồm nguồn hàn lâm và nguồn báo chí). Mọi người có thể tham khảo thêm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 13:46, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314 Mình xem rồi nó cũng có đề cập tới đến cụm đấy. Nhưng mà đổi tên đi thì cuộc chiến này người đọc lại hiểu nhầm là mỗi Việt và Cam đánh nhau. Trong khi cuộc chiến này là 1 phần trong chiến tranh lạnh có 2 phe đã tài trợ bơm tiền cho 2 bên đánh nhau. Thế lựa chọn khá khăn đây! Ngọc Anh 13:57, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Việt Nam và Khmer Đỏ là hai phe tham chiến chính trong cuộc chiến, nên "Việt-Cam" là hợp lý. Còn chuyện bơm tiền, tài trợ thì phần lớn các cuộc chiến tranh hiện đại nào cũng có. Như Chiến tranh Nga-Ukraina mấy năm nay, Ukraina cũng được hàng chục quốc gia bơm tiền tài trợ, trong số đó nhiều quốc gia hỗ trợ cả khí tài quân sự. – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:09, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Hầu hết thời gian diễn ra chiến tranh là ở vùng phía tây Campuchia, gồm phần lớn vùng đất biên giới giữa Campuchia với Thái Lan. Với cái tên đề xuất là "Chiến tranh biên giới" cũng không hề hợp lý. Thậm chí bỏ qua những yếu tố Thái Lan thì cũng không ổn.--Hiếu 16:41, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Chiến tranh Việt Nam cũng đâu chỉ diễn ra trên đất Việt Nam? Nếu xét đúng bản chất cuộc chiến thì tên phải viết theo Wikipedia tiếng Anh: "chiến tranh Campuchia-Việt Nam", nhưng vấn đề là quá ít nguồn đề cập tên gọi này nên cái tên "chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia" có thể tạm chấp nhận vì nó trung lập hơn "Tây Nam". Nguyenhai314 (thảo luận) 00:17, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Thế thà đặt hẳn một cái tên "nhái" Chiến tranh Việt Nam là "Chiến tranh (ở) Campuchia (1979-1989)" còn thấy hợp lý hơn đối với cuộc chiến phức tạp thế này. Dùng tên "Nội chiến Campuchia (1979-1989)" chắc không ai thấy đúng. – Hiếu 02:18, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Vuhoangsonhn Vấn đề ở đấy là không có nguồn nào dùng tên này cả. – I am I (thảo luận) 02:22, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Gõ "Cambodian war" vào Google vẫn ra kết quả. Một số nguồn dùng cụm từ đó chỉ chung toàn bộ cac scuộc chiến từ 1970 đến 1997, nếu tách giai đoạn ra vẫn được.--Hiếu 08:00, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Bản chất cái chính quyền do Việt Nam dựng lên ở Campuchia là chính quyền bù nhìn, phụ thuộc hoàn toàn vào quân đội Việt Nam nên không thể gọi là "nội chiến". Nếu ngay khi lật đổ chính quyền mà Việt Nam rút quân ngay thì chắc chắn chính quyền này sẽ sụp đổ. Vì thế mới có chuyện Việt Nam đóng quân ở đó 10 năm. Bản chất của chiến tranh Việt-Cam khá giống với Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979–1989), chỉ khác ở kết quả cuộc chiến. Nguyenhai314 (thảo luận) 04:30, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Nếu là Chiến tranh ở Campuchia thì cơ bản không cần nguồn nào gọi. Bài Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979–1989) vốn tên là Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan, thực ra cái tên đổi lại mới cũng không hợp lý. Đáng ra phải là Chiến tranh Afghanistan (1979–1989). – Hiếu 07:52, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Vuhoangsonhn nói nhiều quá hà. ngắn gọn là "Chiến tranh Việt Nam - Campuchia", Thái Lan cọ quẹt không đáng kể nên ko cần bàn tới, các nước khác can thiệp cũng ko nổi bật hơn bản chất thù địch giữa cả hai. Polpot làm chủ hoàn toàn Cam từ 1975, rồi nó vận hành 1 đất nước mà nó làm chủ hoàn toàn để tấn công VN là quá rõ ràng rồi, bàn cái gì mà nội chiến, lớn tuổi học cho cố sát vô bản chất và tên gọi của 1 cuộc chiến tranh cũng ko cắt nghĩa cho dứt khoát nữa. Bạn bớt nói lại xíu đi, nói cho lắm vào không thể hiện mình uyên bác đâu. Toàn làm mất thời gian cộng đồng - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 03:26, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Rồi chừng nào nó với VN đánh chập nữa thì thêm năm chiến tranh phía sau để phân chia hai cuộc chiến. Bàn luận tràn giang đại hải, làm luận văn tốt nghiệp ngành sử chưa, ông nào hướng dẫn bạn vậy, bạn chỉ mặt tôi coi - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 03:31, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    TTôi không nói chuyện với những người xúc phạm cá nhân người khác. Không thích thì thôi, kết quả biểu quyết tôi mặc kệ vì quan điểm cá nhân đã nói cả rồi, nhưng dùng giọng điệu xỉa xói như thế thì xin lỗi chẳng đáng tôn trọng chút nào. Cách đặt tên bài chẳng có quy chuẩn thực tế nào, chỉ là chuyển từ chiều này sang chiều kia rồi tự nhận là trung lập thôi, dù nghiêng ngả thế nào không ảnh hưởng đến nội dung bài. Nói lại một lần: Cái tên bài mới được đề xuất cũng chẳng trung lập Hết. Thích bầu bán gì mặc kệ. – Hiếu 16:08, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
  1. "Chiến tranh Việt Nam - Campuchia" - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 03:31, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
  2. Vài người trở giáo lúc này còn kịp - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 16:00, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Nếu biểu quyết tử tế thì trước hết đã phải có nhiều hơn 2 lựa chọn. Thế thôi. – Hiếu 16:09, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Vuhoangsonhn Em không biết là phải có nhiều hơn 2 lụa chọn ? – I am I (thảo luận) 16:10, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Đổi tên hay là giữ! Giữ tên là không trung lập. Ngay từ đầu đã có tính áp đặt bắt buộc phải lựa chọn rồi. Cuộc biểu quyết này nói trắng ra là mang tính ép buộc. Với một bài quan trọng như thế này đáng lẽ phải đưa ra Thảo luận chung về tên bài, rồi đặt đầu phiếu theo những lựa chọn khả thi. Khi đã đưa ra biểu quyết chung chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm hơn. Nói thế chứ giờ muộn rồi, chẳng ai muốn biểu quyết lại cho một lựa chọn cả, dù có thay đổi thể lệ, thể thức. Chỉ sợ viết mấy dòng ra đã bị ghét bỏ rồi. – Hiếu 16:15, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Vuhoangsonhn Em tôn trọng những ý kiến của anh. Nhưng việc thảo luận ở đây không có nghĩa là ít quan điểm hay ý kiến. Vấn đề là hiện nay đang có tới 3 thảo luận và 1 biểu quyết nên rất khó để mọi người tham gia đầy đủ được – I am I (thảo luận) 16:19, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Anh có thể xem Thảo luận:Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022#Tên bài (2) – I am I (thảo luận) 16:20, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Đơn giản là tôi: Cuộc thảo luận này thì không có áp dụng quy trình thì phải, chỉ là đồng thuận phạm vi hẹp. P.T.Đ (thảo luận) 17:43, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Vuhoangsonhn: Thảo luận chung không phải là nơi thảo luận gì cũng được, vấn đề đang bàn chỉ liên quan đến bài viết này nên đặt thảo luận ở đây là vừa đủ, khi nào vấn đề cao hơn như liên quan nhiều bài thì mới ra Thảo luận chung. Nếu cái gì cũng bàn ngoài đó thì gây loãng và khó lục tìm. Bạn có ý định đổi tên tiếp thì mạnh dạn triển khai thảo luận mới (sau khi thảo luận này kết thúc), không có ai ép buộc ai ở đây. Xem quy trình Wikipedia:Thảo luận cộng đồng. P.T.Đ (thảo luận) 17:20, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Ngoài ra, có vẻ có sự ngộ nhận "đưa ra Thảo luận chung là sẽ có nhiều ý kiến hơn"? Cuộc thảo luận này đang áp dụng quy trình Wikipedia:Thảo luận cộng đồng đã được thông qua thời gian gần đây, cho phép các cuộc thảo luận được lan tỏa nhiều hơn để thu thập các ý kiến, như đặt liên kết ngoài Thảo luận chung (khoảng 10.000 lượt xem/tháng) và Bản mẫu:Thông báo đầu Wikipedia/NDBQ3 (hàng chục triệu lượt xem/tháng vì nó được hiển thị ở mọi trang wiki). Bên cạnh đó, thảo luận này cũng đã được gửi thư đến hơn 30 thành viên theo quy định. Nói chung, các cơ chế mới đã khiến nó trung lập và được chú ý nhất có thể để cân bằng quan điểm (hãy đếm xem đã có bao nhiêu người tham gia cuộc thảo luận này?). Không thể đòi hỏi gì hơn nữa. Bạn nên cập nhật thêm vấn đề này. P.T.Đ (thảo luận) 17:36, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Vuhoangsonhn bài này thì cũng bình thường như bao bài viết khác thôi, chứ có gì đâu. đổi tên 1 bài mà như một công cuộc động trời - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 18:20, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Quay lại trang “Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia/Lưu 2”.