Thảo luận:Cực lạc

Bình luận mới nhất: 19 năm trước bởi Baodo trong đề tài Không biết, hãy xin tra hỏi
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled

sửa

Cực Lạc, hay sukhavati, là một hình thức của Niết Bàn. Trong khi Niết Bàn chỉ có thể đạt được bởi các vị Phật, Cực Lạc có thể đạt được bởi các người theo đạo Phật.

Cực Lạc, do đó, không nhất định chỉ là Tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Kim Cang Thừa (Vajrayana) xác nhận sự hiện hữu của Đông phương Cực Lạc.

Tôi sẽ sửa bài này nếu không có ai phản đối.

Mekong Bluesman 04:33, 10 tháng 8 2005 (UTC)

Do sự giải thích của Baodo, tôi (người không có tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ) hiểu như sau:
  • sukhavati = tịnh độ và có nhiều cõi tịnh độ khác nhau. (This is my original understanding, minus the knowledge of the existence of the word "tịnh độ".)
  • Pure Land = Cực lạc và là một cõi tịnh độ đặc biệt tại phía tây.
  • Tôi không bảo sukhavati là Niết Bàn, tôi chỉ nói nó có "hình thức của Niết Bàn" vì tôi đã gặp nhiều người theo đạo Phật lẫn lộn giữa hai khái niệm này.
Correct me if I'm wrong.
Mekong Bluesman 02:15, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đính chính phê phán

sửa

Chào Mekong Bluesman, Tôi đọc phần thảo luận trên mà chưa đọc phần Thảo luận:Tịnh độ nên mạnh tay ghi phần dưới. Sau khi đọc Thảo luận:Tịnh độ thì tôi biết là có sự lầm lẫn và nặng lời trong sự phê phán. Bài Cực lạc cũ, và phiên bản mới đều do tôi ghi. Tôi thành thật lấy lại hết những lời phê phán nặng bên dưới, sorry!

Nhưng mặt khác cũng muốn đặt câu hỏi chung là: Với một bộ Bách khoa với nhiều mục từ nhiều lĩnh vực, mỗi người tự lấy tiêu chuẩn gì cho cho mình khi đi sửa bài? Nhất là những bài có nội dung, có những khái niệm phức tạp đã sống bao nhiêu năm, bao nhiêu thế kỉ? Riêng tôi, khi sửa tôi phải chắc chắc đúng 100% mới dám sửa. Còn không chắc thì đưa câu hỏi để gợi ý người viết, chỉnh lại.

Bài Cực lạc ok về ngữ nghĩa. Và Niết-bàn không bao giờ là Cực lạc.

--Baodo 00:53, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sự hiểu sai là việc dễ xảy ra cho cả khi đọc bài viết hay đọc thảo luận. Do đó, thảo luận với tinh thần xây dựng rất cần thiết. Tinh thần đó giúp chúng ta đọc ý của người viết và đưa ra các giúp đỡ, các đề nghị thay vì bảo thủ lấy quan điểm của mình. Nếu không có tinh thần đó thì tôi nghĩ là Wikipedia Tiếng Việt, cũng như toàn thể Wikipedia, đã trở thành một chỗ hỗn độn như nhiều forum khác trên Internet. (I speak from personal experience since I dated from the pre-Internet era. Back them it was called bulletin boards!)
Tôi biết một chút về đạo Phật (dĩ nhiên là không bằg Baodo) nên khi đọc thấy chỉ có 1 sukhavati thì tôi phải nói ra trên trang thảo luận, nếu không ai phản đối thì tôi trở thành "người chuyên môn" của cộng đồng lúc đó. Sau này, một người biết hơn (như Baodo) sẽ giải thích và thuyết phục cộng đồng là các sửa đổi của tôi không đúng hay không đủ. Người đó trở thành người chuyên môn mới của cộng đồng. (Cộng đồng lớn có thể có nhiều người chuyên môn trong một lãnh vực.)
Đó là cách làm việc của Wikipedia. Dựa trên các xây dựng trước để xây dựng thêm. Nếu lần nào cũng phải tìm lại phát minh cho một bánh xe hình tròm thì tôi nghĩ là chúng ta có lẽ hãy còn sống dưới thời đại đồ sắt! This, also, is the spirit of human since we have been doing it for ages.
Nam mô.
Mekong Bluesman 01:58, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không biết, hãy xin tra hỏi

sửa

Không phải như Mekong Bluesman nói. Tôi theo ngữ nguyên Phạn văn, và kinh điển Hán văn dịch những từ này. Trước khi sửa hãy tra ngay nguồn!

Cực lạc không phải Niết-bàn! Muốn tôi trích kinh gốc ra để nói không? Sao ở đây lại có người như vậy đi sửa bài? Đây là chỗ chơi đùa với tư tưởng? Nếu như vậy tôi rút đi cũng chưa trễ! Không thì để yên phận tôi làm. Tôi biết Mekong Bluesman biết gì và tôi biết gì rồi đó.

  • Tịnh độ, cõi tịnh, được dịch ra từ hai từ viśuddhakṣetra (nghĩa Tịnh độ) hoặc buddhakṣetra (âm Phật sát, nghĩa Phật độ, Tịnh độ). Hai chữ này chỉ là danh từ chung.
  • Cực lạc, trong trường hợp này là danh từ riêng dịch từ chữ Sukhāvatī. Sukhāvatī là danh từ nữ tính, có gốc từ chữ sukha (nt.) Phạn và Pali, là lạc. Hình dung từ cấp một của sukhasukhavat = có an lạc! Vậy Sukhāvatī có nghĩa một cõi hàm chứa an lạc.
  • Cõi của Phật Bất Động (A-súc-bệ Phật) là abhirati. Muốn biết được vì sao Tịnh độ này có tên riêng là Điều Hỉ Tịnh độ, Điều Hỉ Quốc xin Mekong Bluesman hãy tra Phạn-Anh Monier-Williams.

Thêm nữa là Đinh Phúc Bảo: 極樂

(界名)Sukhāvati,佛土名。阿彌陀佛之國土。又作安養,安樂,無量清淨土,無量光明土,無量壽佛土,蓮華藏世界,密嚴國,清泰國等。梵名須摩提。譯曰妙樂。諸事具足圓滿,惟有樂而無有苦也。阿彌陀經曰:「從是西方過十萬億佛土,有世界,名曰極樂。其土有佛,號阿彌陀。今現在說法。(中略)其國眾生無有眾苦,但受諸樂,故名極樂。」無量壽經上曰:「法藏菩薩,今已成佛,現在西方。去此十萬億剎,其佛世界名曰安樂。」般舟三昧經行品曰:「去此間千億佛剎,其國名須摩提。」平等覺經一曰:「無量清淨佛,作佛已來凡十小劫,所居國名須摩提,正在西方,去是閻浮剎地界千億萬須彌山佛國。」稱讚淨土經曰:「於是西方去此世界過百千俱胝那庾多佛土,有佛世界名曰極樂,其中世尊名無量壽及無量光。」悲華經三曰:「大王!汝見西方,過百千萬億佛土,有世界,名尊善無垢。彼界有佛名尊音王,(中略)如是諸佛悉滅度已,復過一阿僧祇劫等阿僧祇劫,入第二恒河沙等阿僧祇劫。是時世界轉名安樂,汝於是時當得作佛,號無量壽。」鼓音聲經曰:「西方安樂世界,今現有佛號阿彌陀,(中略)其國號曰清泰,聖王所住。」觀音授記經曰:「西方過此億百千剎,有世界名安樂,其國有佛號阿彌陀。」秘藏記上曰:「華藏世界者,最上妙樂在其中,故曰極樂。當知極樂與華藏,雖名異而非異所。」天台彌陀經義記曰:「彼有三名:極樂對苦,安養從用,無量壽逐人為國。」

極樂海會 Phật Quang

5481極樂,指阿彌陀佛之淨土;海會,指僧眾或諸尊聖眾之會集。極樂世界之聖眾相聚而爲法會,其廣大如海,故稱極樂海會。

極樂淨土 Trung Quốc Bách Khoa Toàn thư, trích.

又稱極樂世界、極樂國土、安樂淨土、安樂世界、安養淨土、安樂國、安養國等。又名西方淨土、西方極樂,或單稱爲西方。指阿彌陀佛的淨土。如《阿彌陀經》所說(大正12·346c)︰<#>‘從是西方過十萬億佛土,有世界名曰極樂。其土有佛,號阿彌陀。今現在說法。舍利弗!彼土何故名爲極樂?其國衆生無有衆苦,但受諸樂,故名極樂。’<#>‘極樂’之原語,在梵文的《阿彌陀經》、《無量壽經》、《法華經》皆作sukhāvatī,此‘sukhāvatī’一語,意爲‘樂有’或‘安樂’,幷無極樂之意。然而‘極樂’此一名稱,除見于鳩摩羅什譯《阿彌陀經》之外,其他如佛陀跋陀羅譯《觀佛三昧海經》卷九、法顯譯《大般泥洹經》卷一、玄奘譯《稱贊淨土經》及《大般若波羅蜜多經》卷一、不空譯《無量壽如來修觀行供養儀軌》等六十餘部經典皆有此詞。此等譯家中,尤以玄奘其人,系一忠實之譯家,亦將意爲‘樂有’之sukhāvatī譯爲‘極樂’,其理安在?茲試檢漢譯古經以明之。<#>《般舟三昧經》、《拔陂菩薩經》、《方等般泥洹經》卷下音譯該語爲須摩提,《大阿彌陀經》卷上譯爲須摩題,《平等覺經》卷一譯爲須摩提,卷二譯爲須阿提,《慧印三昧經》譯爲須呵摩提,或須摩提,《三曼陀■陀羅菩薩經》譯爲須呵摩提,《菩薩受齋經》譯爲須呵摩持。<#>此中,《平等覺經》之須阿提,應是須呵提之誤寫,亦即將‘須呵摩提’,

Tôi nói, muốn biết thì thảo luận, hỏi, chớ quả quyết sau rút lời khó. --Baodo 21:34, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chời ơi ! Con sông đâu có nhỏ đâu mà phát rắm đủ sức thổi Tô Đông Pha bay từ bên này sông sang bên kia sông! "Chấp pháp" trưởng lão đâu đánh ba hèo. Làng Đậu 01:56, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Có chơi có chịu, tôi đã quay ghe, chèo về rồi không thấy sao? ;-) --Baodo 10:16, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phân giải

sửa

Theo LĐ biết thì cực lạc là một loại thế giới và người ở đó vẩn còn chịu sự luân hồi nhân quả vẩn có thể bị dọa vào các ngả khác. Trong khi Niêt bàn không có thế giới không có sắc và cũng không có vô sắc.

Cái khác là cực lạc thế giới có thể làm phương tiện thăng tiến để đạt Niết Bàn dể hơn.

Hy vọng làm rõ chổ bàn luận này của anh Baodo

Tôi cũng hiểu như Làng Đậu vì tôi viết bên trên: "Trong khi Niết Bàn chỉ có thể đạt được bởi các vị Phật, Cực Lạc có thể đạt được bởi các người theo đạo Phật". Tôi không bảo Cực Lạc là Niết Bàn. (All I mixed up was both sukhavati and Pure Land I translated to "Cực Lạc".) Cám ơn Làng Đậu đã giải thích. Mekong Bluesman 02:52, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Sự việc rõ hết. Nhưng tôi bày một mẹo cho biết vì sao Cực lạc không thể nào là Niết-bàn: Cực lạc tịnh độ được tạo bởi Nghiệp (của A-di-đà và chúng sinh), và như thế là Hữu vi. Tất cả những gì hữu vi đều không là Niết-bàn. Niết-bàn là một pháp Vô vi.
Một hậu quả lạ lùng: Muốn tái sinh Cực lạc, ta có thể cầu nguyện, niệm Phật A-di-đà, và có thể tái sinh cõi ấy. Những dù ôm ấp Ý chí, Nguyện vọng đạt Niết-bàn, ta cũng không đạt được Niết-bàn, vì volition, wish, là hai tâm pháp hữu vi. Nhưng nếu không có Ý chí, Nguyện vọng thì làm sao có thể phát tâm tu học?... Và vẫn có người đạt Niết-bàn!---Chỗ này mới bắt đầu là chỗ thâm áo khó hiểu của nhà Phật. --Baodo 10:15, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Cực lạc”.