Thảo luận:Bikini
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Bikini. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Chủ đề của bài viết này là một chủ đề gây tranh cãi và nội dung bài viết có thể bị tranh chấp dẫn đến nhiều tranh cãi, tranh luận. Khi cập nhật bài viết, bạn nên đọc kỹ trang thảo luận này trước khi sửa đổi nội dung, bạn nên mạnh dạn sửa đổi, nhưng không nên liều lĩnh. Nội dung phải được viết dưới quan điểm trung lập, bao gồm các trích dẫn khi thêm nội dung và cân nhắc việc gắn thẻ hoặc xóa thông tin không có nguồn gốc. Khi cố gắng cải thiện bài viết, nhưng đừng coi đó là thuộc về cá nhân nếu những thay đổi của bạn bị đảo ngược. Khi xảy ra vấn đề tranh chấp, đừng lùi sửa bài viết, thay vào đó, hãy vào trang thảo luận để thảo luận giải quyết vấn đề tranh chấp, lưu ý giữ thái độ văn minh, chỉ thảo luận về nội dung của bài, đừng biến thảo luận thành diễn đàn tranh cãi về đề tài này. |
Trang này không phải là một diễn đàn để thảo luận chung về Bikini. Mọi thảo luận như vậy có thể bị xóa hoặc tái cấu trúc mà không cần có cảnh báo trước. Vui lòng giới hạn thảo luận trong khuôn khổ chỉ để cải thiện bài này thôi. Bạn có thể muốn đặt các câu hỏi thực tế về Không phải diễn đàn tại Bàn tham khảo, thảo luận về quy định liên quan tại Trang thảo luận chung hoặc yêu cầu trợ giúp tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. |
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Bikini đã lên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 5 tháng 7 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Untitled
sửaNên đổi tên về nội dung mà tác giả định viết. (Lúc đầu MXN cho interwiki nhầm)193.52.24.125 10:41, ngày 22 tháng 4 năm 2006 (UTC) Bài này chỉ viết về bikini, tức là áo tắm hai mảnh, không nói chung là áo tắm, nên chuyển vế Áo tắm hai mảnh.Phan Ba 07:34, ngày 24 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Nội dung do thành viên "Hoahong go" đăng
sửaNăm 1946, một kỹ sư người Pháp chuyên ngành cơ khí ôtô là Louis Réard đã (và trớ trêu thay!) trở nên nổi tiếng với một “phát minh lớn” mà ông muốn đó là một sản phẩm “nhỏ nhất thế giới” của mình.
Louis Réard với phát minh của ông: Bikini
Sử dụng những “mảnh tam giác bé xíu” rồi gắn chúng lại bằng những sợi dây cũng rất thanh mảnh để có được một bộ đồ tắm đơn giản chỉ với chiếc nịt ngực và chiếc quần slip, trong khi phần thân thể còn lại của người mặc hoàn toàn không được “che chắn” gì cả.
Và thế là, câu chuyện được bắt đầu: Gần 60 năm trước, ngày 1.7.1946, người Mỹ đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên trên khu vực đảo san hô Bikini nằm trong vùng quần đảo Marshall thuộc Micronesia trên Thái Bình Dương và đã gây nên một chấn động ngay lập tức trong dư luận. Mọi người đều nói đến sự kiện “quả bom tại Bikini”…
Gần một tuần lễ sau đó, ngày 5.7.1946, kỹ sư Réard đã cho ra mắt công chúng chiếc áo tắm hai mảnh. Song chuyện đau đầu nằm ở chỗ chính Réard cũng không tìm ra cái tên nào ưng ý để đặt cho sản phẩm “con cưng” của mình! Nhưng thật bất ngờ, khi liên tưởng đến địa danh Bikini, nơi đang thu hút quá nhiều sự chú ý từ khắp mọi nơi, ông đã quyết định đặt tên luôn cho “phát minh hai mảnh” của mình là “bikini”. Thế là từ đó về sau, bikini đã trở thành một cái tên gắn liền với hình ảnh của một thiếu nữ đầy gợi cảm!
Nhưng khó khăn chưa phải đã hết, vì lúc đầu chẳng cô người mẫu nào chịu mặc vào người “bộ trang phục quái quỷ” này! May mắn là cuối cùng, tác giả đã thuyết phục được một vũ công ở Casino de Paris là Micheline Bernardini chịu mặc “nó” vào người.
Tuy nhiên, thành công của áo tắm bikini quả không dễ dàng. Tại châu Âu, các nước theo đạo Thiên Chúa như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý đều tẩy chay, trong khi tại Mỹ, Hollywood kiểm duyệt gắt gao hình ảnh bikini trên phim ảnh. Bikini cũng bị cấm xuất hiện tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Thậm chí vào năm 1957, tạp chí Modern Girl còn viết: “Thật là vô ích khi phải mất quá nhiều thời gian với bikini, vì chẳng có một cô gái đoan trang ý tứ nào lại chịu mặc một bộ đồ như vậy”.
Song cũng từ thời điểm này, ảnh hưởng của áo tắm bikini đã bắt đầu thâm nhập vào suy nghĩ và quan niệm thời trang của công chúng, qua những khuôn mặt nổi tiếng của điện ảnh và âm nhạc: Brigitte Bardot trong phim Et Dieu créa la femme năm 1957; ca sĩ nhạc pop Bob Hyland đã hát Itsy bitsy teenie weenie yellow Polka dot bikini vào năm 1960; và những Frankie Avalon và Annette Funicello với bikini tại những lễ hội Beach Party ở nước Mỹ.
Nhưng trên hết, một điều khiến mọi người cảm thấy hết sức mãn nguyện là gần 60 năm sau, khu vực đảo san hô Bikini của những vụ thử hạt nhân ngày trước giờ đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn với các bãi tắm và những dịch vụ tiêu khiển tuyệt vời dành cho du khách câu cá và lặn biển. Chính tạp chí Skin Diver đã không ngần ngại đưa Bikini vào danh sách 10 điểm du lịch lặn biển tốt nhất thế giới và cả Conde Nast Traveler Magazine cũng xếp hạng đảo Bikini vào một trong 50 khu nghỉ dưỡng chất lượng cao của thế giới kèm theo lời bình luận: “Không có nhiều địa điểm gần vườn địa đàng đến như vậy
Tên bài
sửaTôi thấy tên BIKINI thông dụng hơn--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 17:16, ngày 12 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Xin cho dẫn chứng cụ thể, và tại sao phải viết hoa toàn bộ là BIKINI? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 17:32, ngày 12 tháng 2 năm 2009 (UTC)
thac mac!
sửabài viết về lịch sử bikini rất hay. nhưng tôi xin thắc mắc là chiếc bikini nó có hình dạng giống với bộ đồ lót nữ hiện đại. vậy lịch sử ra đời của bộ đồ lót nữ giống bikini về hình dạng nó ra đời như thế nào, nó có liên hệ gì mất thiết với bikini. trước khi bikini xuất hiện thì bộ đồ lốt nữ có giống với đồ lót nữ ngày nay không? hay nói cánh khác bikini ra đời là dựa vào hình dạng đồ lót nữ bấy giờ?