Thảo luận:Biểu tình Phật giáo tại Huế 1993

Bình luận mới nhất: 10 ngày trước bởi Nguyenmy2302 trong đề tài Góp ý

Nguồn web

sửa

Sách, tài liệu

sửa

Xem thêm

sửa

Nguồn Newspapers.com (vào đây để lập tài khoản truy cập miễn phí)

sửa

Nội dung đưa ra từ bài chính

sửa

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

sửa

Sau khi được chính quyền Việt Nam trả tự do vào năm 1998, Thích Quảng Độ cùng Thích Huyền Trang, Thích Đức Nhuận đã gặp gỡ Võ Văn Ái, Thích Hộ Giác, Thích Viên Lý... để kêu gọi phục hồi trở lại giáo hội. Tuy nhiên, vào lúc chuẩn bị thực hiện "Đại hội Phật giáo Việt Nam thống nhất nhiệm kỳ 9" ngay tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định để đưa Thích Quảng Độ lên giữ chức Viện trưởng Viện Hóa đạo.[1][2] Năm 1999, Thích Quảng Độ giữ chức Viện trưởng Viện Hóa đạo đã giao phó ông Võ Văn Ái trở thành Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và trở thành Phát ngôn nhân cho GHPGVNTN trong nước sau đó.[3] Ngoài ra, Thích Huyền Quang cũng được bổ nhiệm chức Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống; Thích Đức Nhuận, cố vấn chỉ đạo Viện Hóa đạo; Thích Tuệ Sỹ, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Hóa đạo. Vào tháng 7 năm 2003, Thích Huyền Quang đã triệu tập một phiên họp của Giáo hội diễn ra tại chùa Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, sau đó phiên họp đã bị cản trở do có sự ngăn cản của lực lượng vũ trang địa phương. Đến tháng 9 cùng năm, Giáo hội đã triệu tập lần nữa với sự tham gia của 80 chư tăng sau khi Thích Quảng Độ kháng thư đến Thủ tướng Phan Văn Khải. Phiên họp đã suy tôn Thích Huyền Quang trở thành Tăng thống thứ tư cho GHPGVNTN. Những ngày sau đó, các lãnh đạo cấp cao của GHPGVNTN cũng đã bị bắt giữ hàng loạt. Một tháng sau đó, tại Tu viện Quảng Đức ở Úc, lễ suy tôn Tăng thống thứ tư của Giáo hội cũng như có phiên họp bất thường về đường lối hoạt động của Giáo hội trong và ngoài nước.[4] Kể từ năm 2005, cơ quan này đã quyết định thành lập Đài Phát thanh Phật giáo Việt Nam truyền phát thanh vào 19 giờ tới 19 giờ 30 phút vào thứ sáu mỗi ngày về lại Việt Nam.[3]

Chính sách, pháp luật

sửa

Cũng trong năm 1999, Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành thông tư 01/1999/TT/TGCP được gọi là "hướng dẫn" thực hiện một số Điều từ Nghị định 26/1999/NĐ–CP. Trong thông tư cũng đã nhấn mạnh, việc phong chức đối với Hòa thượng, Ni trưởng phải được sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ; đối với Đại đức, Thượng, Ni sư phải do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, việc bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sức cũng phải có sự chấp thuận từ chính quyền địa phương.[5]

Tác động

sửa

Để hoạt động các phong trào từ thiện, năm 2000, GHPGVNTN tiếp tục phát động kêu gọi quyên góp lũ lụt tại miền Trung và "hóa thân" thành các tổ chức không danh.[4] Vào năm 2007, Thích Quảng Độ, lúc này đang là Viện trưởng Viện Hóa Đạo thuộc GHPGVNTN được cho là đã cử Thích Không Tánh phân phát 300 triệu đồng cho nhiều người khiếu kiện để yêu cầu tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22 tháng 8 để tổ chức biểu tình bao gồm việc tập trung đông người, bất bạo động, diễu hành... Tuy nhiên, sau đó việc biểu tình đã bị dời sang 23 tháng 8. Kế hoạch biểu tình sau đó đã bị chính quyền Việt Nam cô lập và ngăn chặn.[6][7] Khi bị bắt giữ, Thích Không Tánh cho rằng bản thân đang phát tiền cho người nghèo.[7] Các cuộc biểu tình này được lên kế hoạch để tổ chức trong bối cảnh trước dịp Quốc khánh tại Việt Nam.[2]

Kon Tum vào năm 2019, một ngôi chùa do tu sĩ Thích Đồng Quang xây dựng đã bị phá hủy chỉ còn lại một căn nhà tạm sau khi xây dựng từ năm 2009. Ngay sau đó, chùa Thiên Quang – một ngôi chùa của GHPGVNTN đã quyết định mua lại mảnh đất và giao cho Thích Nhật Phước quản lý, nhưng đến ngày 27 tháng 10 năm 2022, UBND địa phương ra quyết định cưỡng chế ngôi chùa, và cho phép ông di dời trong vòng 45 ngày. Quyết định này đã cáo buộc ngôi chùa được "xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp", mặc dù trước đó trụ trì của ngôi chùa đã có đơn xin phép xây dựng nhưng đã bị chính quyền địa phương từ chối.[8][9] Trong năm 2020, chính quyền tỉnh Nghệ An cũng đã buộc tháo dỡ một cơ sở Phật giáo tại xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương do "xây dựng không phép" và lấn chiếm đất trên di tích quốc gia.[10][11] Bốn cán bộ địa phương sau đó cũng đã bị khiển trách vì đã để cơ sở Phật giáo này xây dựng không phép.[11] Tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 17 tháng 3 năm 2023, chính quyền địa phương đã yêu cầu tháo dỡ chùa Thiên Quang nằm ở xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc sau khi cơ sở tín ngưỡng này được cho là đi theo GHPGVNTN.[12] Tuy nhiên, đến ngày 6 tháng 4, UBND huyện Xuyên Mộc đã tống đạt quyết định cưỡng chế chùa Thiên Quang và xem đây là các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Phía GHPGVN cũng lên tiếng khẳng định không trực thuộc quản lý chùa Thiên Quang.[13] Trước lệnh cưỡng chế này, ngay sau đó, nhiều nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Đức đã có mặt tài chùa như để phản đối lệnh cưỡng chế của chính quyền địa phương.[12]

Hệ quả

sửa

Nhiều nhà sư và tín đồ Phật giáo miền Nam đã viết kiến nghị lên chính quyền phản đối việc bắt giữ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Sau khi Thích Huyền Quang bị cô lập, 49 chức sắc cao trong GHPGVNTN ở tỉnh Bình Định đã gửi yêu cầu tới chính phủ Việt Nam lập tức thả Đại Thượng Phu Huyền Quang. Tháng 9 năm 1995, 280 tăng ni và Phật tử ở TPHCM viết thư cho thủ tướng Võ Văn Kiệt phản đối phiên tòa xét xử bất công với Thích Quảng Độ và 5 nhà sư khác cứu trợ lũ lụt. Một đơn kiến nghị khác, viết bởi 233 tu sĩ và nông dân tại ĐBSCL, cũng được bí mật gửi cho nhà báo Võ Văn Ái, không những mô tả những khó khăn sau trận ngập lụt năm 1994 mà yêu cầu chính quyền thả các nhà sư cứu trợ bị bắt, tuyên bố: "Họ chỉ cố gắng giải cứu chúng tôi chứ không làm gì chống lại chính phủ".[14] Các vụ bắt và giam giữ cũng thu hút sự chú ý từ truyền thông quốc tế[15] và phản ứng của các chính khách tại Hoa Kỳ, trong đó có các Thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry, Orrin G. Hatch, J. Robert Kerrey, v.v..[16]

Danh sách các cụm từ viết tắt

sửa
  1. ^ TTXVN (26 tháng 8 năm 2007). “Lật mặt những kẻ phản động kích động người khiếu kiện gây rối”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b PV Nội chính (26 tháng 8 năm 2007). “Bài 1: Thích Quảng Độ - kẻ đi ngược lợi ích dân tộc”. Báo An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b “Sơ lược về Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế. 5 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b Pan V. An. “Chặng đường dài đấu tranh của GHPGVNTN (từ năm 1975 đến nay)”. Chùa Vạn Hạnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu Châu. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Lê Quang Vịnh (6 tháng 6 năm 1999). “Thông tư số 01/1999/TT/TGCP của Ban Tôn giáo Chính phủ: Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định của Chính phủ số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo”. Ban Tôn giáo Chính phủ. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024 – qua Báo Chính phủ.
  6. ^ TTXVN (25 tháng 8 năm 2007). “Chặn đứng một âm mưu gây rối an ninh trật tự”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ a b Anh Thư (27 tháng 8 năm 2007). “Bài 2: Thích Không Tánh – Tay sai đắc lực của Thích Quảng Độ”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024 – qua Hànộimới.
  8. ^ “Kon Tum: Cưỡng chế Sơn Linh Tự nhằm "triệt tiêu chùa không theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Đài Á Châu Tự Do. 13 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Kon Tum tháo dỡ chùa Sơn Linh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, 16 tháng 12 năm 2022, truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024
  10. ^ Quang Đại (26 tháng 5 năm 2020). “Nghệ An: Buộc tháo dỡ chùa Linh Sâm xây "chui" trên di tích quốc gia”. Báo Lao động. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ a b Doãn Hòa (3 tháng 2 năm 2020). “Vụ 'chùa triệu đô xây chui': Cảnh cáo, khiển trách 4 cán bộ xã”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ a b Huy Nguyễn; VOA tiếng Việt (13 tháng 4 năm 2023). “Giới ngoại giao Mỹ, Đức thăm chùa Thiên Quang giữa lúc chùa có lệnh cưỡng chế”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Hoàng Anh (6 tháng 4 năm 2023). “Thông tin về việc quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép ở "Cốc Thiên Quang". Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ United States Congress House Committee on International Relations Subcommittee on Asia and the Pacific 1996, tr. 129.
  15. ^ United States Congress House Committee on International Relations Subcommittee on Asia and the Pacific 1996, tr. 163-168.
  16. ^ United States Congress House Committee on International Relations Subcommittee on Asia and the Pacific 1996, tr. 159, 161, 162.

Ông Khải

sửa

@Nguyenmy2302: Không biết có nhầm lẫn chỗ chức vụ ông Khải không, khi cuộc biểu tình diễn ra năm 1993, nhưng ông Khải lại làm Thủ tướng từ năm 1997? Dang (thảo luận) 07:12, ngày 21 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Plantaest Quái nhỉ? Trang lưu trữ văn bản của chính phủ thì ghi chỉ thị này do Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký. Liệu có nhầm lẫn gì ở đây chăng? @Khangdora2809: Bạn xem qua nhé. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 21:17, ngày 27 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 @Plantaest Tuy nhiên, Phan Văn Khải đã làm Phó Thủ tướng từ 1991. Vẫn có trường hợp ông ấy thay mặt Thủ tướng đương nhiệm lúc bấy giờ là Võ Văn Kiệt để ký thay thế.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:32, ngày 28 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302: Theo tôi biết là Phó Thủ tướng được quyền ký thay Thủ tướng. Dang (thảo luận) 07:00, ngày 28 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

Rút gọn

sửa

@Khangdora2809: Đến nay toàn bộ nguồn liên quan đến vụ việc đã được chắt lọc và đưa vào bài viết. Hiện tại bài viết đang trong quá trình hiệu đính nội dung để ứng cử lên BVCL (theo dự kiến), nên mình xin phép ping bạn để sắp xếp dành thời gian cùng đọc và hiệu chỉnh nội dung.

Trong quá trình viết bài, mình cảm thấy có nhiều thông tin và đề mục trong bài đang bị lạc khỏi chủ đề chính, nên tiện đây xin bạn cho chút ý kiến về việc nên xử lý chúng ntn:

  1. "Bối cảnh": Đang có nhiều thông tin nói về quá trình đàn áp Phật giáo và GHPGVNTN trước khi vụ biểu tình diễn ra, có thể chiếm tới 1/3 dung lượng chữ của bài. Theo bạn có thể rút gọn và tóm gọn lại những phần nào trong bài để nhìn phân bố nội dung được súc tích hơn?
  2. "Hệ quả": Mình nhận thấy có nhiều thông tin mang tính "phụ" trong đề mục đang bị tiểu tiết hóa quá mức, như đoạn nói về vụ cứu trợ lũ lụt 1994 (liệu có cần nêu rõ quá trình bắt giữ và xử án?) và đặc biệt là cả một mục là "Bắt giữ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ". Riêng với phần mục này mình thấy có vẻ như liên quan tới lịch sử GHPGVNTN hơn là vụ biểu tình, song do mục này hầu hết là do mình mở rộng nên cũng chưa rõ nên lược bỏ và tóm gọn chỗ nào, chỉ thấy nó hơi lan man khỏi chủ đề vì khai thác chi tiết quá.

Trước mắt mình thấy những vấn đề tồn đọng trong bài là như vậy. Mình cũng nhận thấy phần tóm lược bài nên mở rộng từ 4 đến 5 đoạn văn vì tính chất phức tạp và quy mô của vụ biểu tình, nhưng mình sẽ ưu tiên giải quyết việc rút gọn nội dung trước khi làm điều này. Hi vọng bạn sẽ hồi âm sớm nhất để bài nhanh chóng được hoàn thiện. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:45, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Còn một việc nữa là hệ thống hóa những từ viết tắt chủ thể trong bài và tạo ghi chú giải thích các từ viết tắt bên dưới mục tham khảo. Và sắp xếp wikilink sao cho không bị trùng lặp link tới một chủ thể nhiều lần. Việc này mình sẽ sớm bắt tay vào thực hiện. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:49, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 Bạn có thể thử tận dụng Bản mẫu:Abbr để chú thích cho một số từ viết tắt. Theo mình thì nó khá ổn.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:07, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809 Cai nay dung bot dc ko nhi, lam chay chac chet mat – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:20, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 Mình nghĩ có thể sử dụng Ctrl + F rồi "Thay tất cả" để thay đổi toàn bộ nếu muốn. Theo mình nó cũng đơn giản, nếu bạn muốn, mình có thể thay đổi toàn bộ.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:41, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mặc dù đã có ghi chú viết tắt cụm UBND từ đầu, nhưng mình thấy bên dưới vẫn sử dụng "Ủy ban nhân dân" khá nhiều.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:43, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809 Ban làm giup mình vs, may minh dang bi lag ban phim chan qua. vs ca khong nhat thiet phai nhat quan toan bo tu thanh viet tat dau, mot vai cho co the viet ra day du de phu hop voi cau chu va boi canh cau van. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:16, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 Mình vừa thử nghiệm sử dụng bản mẫu:Abbr cho cụm viết tắt "GHPGVNTN" bạn xem qua thử, nếu như không phù hợp bạn có thể lùi sửa lại sửa đổi của mình. Còn oke thì mình sẽ đồng bộ thêm cho nhiều cụm từ viết tắt khác.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 12:01, ngày 10 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809 Mình nghĩ cứ để như ban đầu là được rồi. Xài bản mẫu Abbr hàng trăm từ viết tắt sẽ khiến bài tràn ngập từ gạch ngang, gây mất thẳm mỹ bài. Vs đã có chú thích tên của từ viết tắt ở mỗi lần xuất hiện đầu tiên rồi nên người đọc sẽ hiểu nếu đọc từ trên xuống.
Bạn cho mình xin ý kiến về nội dung của mục "Bắt giữ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ" nhé. Sớm hồi âm ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:32, ngày 13 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 Xin lỗi vì đã phản hồi bạn muộn. Quay về phần bối cảnh, đoạn giới thiệu về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của GHPGVNTN khá dài dòng; nếu thành viên nào quan tâm có thể vào bài của tổ chức tôn giáo này để xem thêm. Đoạn này, "Điều này là do chính quyền muốn nắm quyền kiểm soát toàn bộ GHPGVNTN, trong khi các nhà sư muốn độc lập quản lý giáo hội. Ngoài ra, sự tự do hoạt động của các tổ chức, phong trào tại miền Nam nói chung cũng là một vấn đề lớn với giới cầm quyền, nghi ngờ họ có thể liên quan đến tình báo Mỹ (CIA). Theo đó, Khối Việt Nam Quốc Tự thân VNCH đã bị dẹp bỏ khỏi giáo hội với việc người đứng đầu Thích Tâm Châu tị nạn khỏi Việt Nam. Dù ghi công với cách mạng nhưng Khối Ấn Quang cũng không hề được chính quyền mới chiếu cố; ngược lại, Khối Ấn Quang đã trở thành đối tượng bị nhắm đến thanh trừng.", mình thấy hơi dài, chủ yếu để mô tả quá trình đàn áp của chính quyền VN đối với Phật giáo tương tự các nội dung đã có bên dưới. Mình cảm giác nó đang bị chi tiết hóa. Về phần hệ quả, bạn đã chắt lọc nên mình không thấy có vấn đề gì.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:06, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809 theo minh phan nay dac biet quan trong voi bai viet, vi no giup nguoi doc nhan biet duoc vu bieu tinh la do phe phai nao trong ghpgvntn gay ra. neu khong co thong tin nen nay thi co the se kh phan biet dc chu the 'khoi an quang' la ai va lien quan gi toi ghpgvntn. neu ban doc cac nguon ve vu viec cung se thay ho co phan biet giua khoi an quang voi ghpgvntn, du chung co the khong ro rang va gay mo ho cho nhieu nguoi doc – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:32, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 Theo mình, bạn có thể tóm gọn lại cả đoạn (2) của "Nỗ lực kiểm soát Phật giáo miền Nam và Giáo hội Phật giáo Thống nhất sau 1975" thành Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Chính phủ các mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) bắt đầu áp dụng các chính sách kiểm soát tôn giáo ở miền Nam bao gồm cả GHPGMNTN, mặc dù tổ chức này được công nhận tính hợp pháp từ năm 1977. Mục đích kiểm soát tổ chức tôn giáo này được cho là do chính quyền muốn nắm quyền kiểm soát toàn bộ GHPGVNTN, trong khi các nhà sư muốn độc lập quản lý giáo hội. hay đoạn đầu của đoạn (1) có thể loại bỏ phần "Dựa trên thực tế Phật giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, chiếm từ 60% tới 80% dân số, GHPGVNTN quy tụ hàng trăm ngàn Phật tử và những người theo đạo khắp miền Nam Việt Nam, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)." hoặc tóm gọn thành Bấy giờ, Phật giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, chiếm từ 50% đến 80% dân số, phần lớn ở miền Nam do GHPGVNTN quản lý. là đã đủ.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:40, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302 Đề mục "Các vụ biểu tình và tự thiêu ở Đông Nam Bộ" đang bị sai do nội dung có bao gồm Vĩnh Long, theo mình sửa lại "Các vụ biểu tình và tự thiêu sau đó", "Các vụ biểu tình và tự thiêu liên quan", "Các vụ biểu tình và tự thiêu ở Nam Bộ" là phù hợp.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:45, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Minh da sua lai de muc nay – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:18, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809 minh da rut gn lai, ban thay dc hon chua – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:38, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Khangdora2809 Bạn có thể cho mình xin ý kiến về mục "Bắt giữ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ" của bài không? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:33, ngày 9 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Viết tắt

sửa

Mình thấy viết tắt là chuyện rất bình thường ở một bài viết dài và đồ sộ như này, không cần phải chiếm hẳn một mục ghi chú :) Thiển ý của mình là bạn chỉ cần viết đầy đủ ở lần đầu xuất hiện trong thân bài là được, tất cả những lần sau cứ viết tắt hết cho gọn. –  Băng Tỏa  16:01, ngày 5 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa Mình sẽ tham khảo ý kiến của bạn, tks ~ Nhân tiện xin chút review từ bạn sau khi đọc bài này, có chỗ nào bị khó hiểu hay lan man khỏi chủ đề chính không? Rất mong sớm nhận được phản hồi của bạn ;) – Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:22, ngày 6 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Góp ý

sửa

Mục Bối cảnh có thể cắt vài tiểu tiết về chỉ thị hay quyết định của chính phủ, vì thường thì chính phủ muốn ra tay làm gì cũng đều phải có giấy tờ, chuyện hiển nhiên ai cũng biết nên mình thấy không cần thiết phải đưa vào bài (ai có nhu cầu biết mời đọc nguồn). Bạn có thể tham khảo bài Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Việt Nam) sau khi dịch sang en và nhờ copy editor giúp biên tập, họ cũng cắt hết vì tiểu tiết quá, nên bài tiếng Anh dễ đọc hơn hẳn bài tiếng Việt. –  Băng Tỏa  16:18, ngày 6 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa Mình đã loại bỏ một số thông tin về chỉ thị, quyết định của chính phủ theo góp ý của bạn. Chúng nằm ở hai mục "Chỉ thị" và "Bối cảnh" trong bài. Ngoài ra bạn có thể cho mình xin ý kiến về mục "Hệ quả" của bài không? Đặc biệt là mục "Bắt giữ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ", mình cảm thấy mục này chứa nhiều thông tin thừa và thiếu súc tích nhưng chưa rõ là ở chỗ nào. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:27, ngày 7 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình đã đổi lại mục "Hệ quả" thành "Tác động" và ngược lại. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:29, ngày 7 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Vụ biểu tình chùa Sơn Linh mình thấy k cần phải kể quá đầy đủ, chỉ cần tóm lược lại thành 1 đoạn văn. Giữ mấy ý quan trọng như: tại sao lại diễn ra, ngày diễn ra, một chút diễn biến, 100 sư bị bắt và bản án tù. Còn nếu bạn nhắm nó đủ nổi bật để có bài riêng thì dùng bản mẫu Bài chính.  Băng Tỏa  18:49, ngày 7 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa Mình đã lược bỏ và sắp xếp lại đề mục như bạn góp ý. Bạn thấy nội dung súc tích hơn chưa? Mình cũng muốn làm điều tương tự với mục "Bắt giữ Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ" nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hi vọng bạn sẽ cho nhận xét và vài gợi ý hướng giải quyết ở phần này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 20:49, ngày 7 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa: Mình đang trong quá trình đọc lại bài. Bạn thấy giọng văn của bài có bị thiên lệch quá không? Như thiên về phía chính quyền hay phía đối lập ý ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 20:13, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Biểu tình Phật giáo tại Huế 1993”.