Thảo luận:Bánh mì Việt Nam
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Bánh mì Việt Nam. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||
|
Bánh mì Việt Nam đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần vào ngày 22 tháng 3 năm 2021. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
Bánh mì Việt Nam là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng xuất sắc và tiêu biểu nhất của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao chất lượng của bài viết hơn nữa, xin mời bạn! | ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
Trạng thái hiện tại: Bài viết chọn lọc |
Tiêu chuẩn
sửaLoại bánh mỳ này có gì đặc biệt khác so với các loại "bánh mỳ kẹp" khác mà phải có bài riêng? Rungbachduong (thảo luận) 17:08, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Bạn có thấy người nước ngoài nhận xét về loại bánh này không (xem trong bài đó) ?.
- Mặt khác, bên tiếng Anh cũng có bài này^^.
- FOM (thảo luận) 17:11, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Phần nhận xét kiểu đó là không bách khoa, nó chỉ là nhận xét của một người bình thường, không phải chuyên gia, học giả, chẳng khác nào viết nhận xét của thành viên wiki vào.
- Nếu tôi không nhầm thì bài ở en và es là viết về bánh mì Việt Nam, loại bánh mì có ổ bánh hình bầu dục, vậy nên đổi tên bài này về bánh mì Việt Nam thì chính xác hơn. Rungbachduong (thảo luận) 17:21, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Bạn cứ nhận xét kiểu bách khoa với không bách khoa như vậy thì đúng là người mình bác học quá. Vậy en.wiki không bách khoa ?
- Nếu đổi thành Bánh mì Việt Nam thì chẳng có gì đặc biệt, chắc là chỉ nói rằng nó làm bằng bột mì ở một nước không trồng lúa mì. Hết.
- Nếu bạn thích, bạn đổi tên hoặc đề nghị xoá thì tuỳ. Hic, tôi cũng chẳng hứng thú nó cho lắm. Tôi nghĩ NXM thấy đang có tranh luận về tiêu chuẩn với mấy món ăn liền "xuất" luôn cho bài Bánh mì kẹp, rồi một ai đó cũng xuất luôn cho bài bánh mì (Việt Nam) này để cho tương xứng (có khi người tạo bài cũng chưa nghĩ có cái gì đặc biệt ở bài này). Tôi thì chỉ xem qua các bài mới. Thấy bài này tầm thường quá, mới cố công đi tìm xem nó có gì đặc biệt, khác thường hay không. Thế mới được mấy đoạn như vậy. Biết ngay thể nào cũng có người hỏi câu này mà.
- FOM (thảo luận) 00:51, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Cách đâu tới gần chục năm, một giáo viên người Nhật của tôi khen bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam nức nở. Lúc ấy tôi cứ tưởng cô ấy nói khéo cho chúng tôi vui, nhưng khi sang Nhật học, thấy có cửa hàng do người Nhật mở, làm và bán bánh mỳ kẹp kiểu Việt Nam (trên biển hiệu cửa hàng và trong menu đề là ベトナムのサンドイッチ = Sandwich Việt Nam). Nhiều người đến gọi món này ra phết. Tôi cho rằng nên giữ bài này. Không biết các thành viên hay viết về ẩm thực Việt Nam có cách nào hoàn thiện bài này không.--Bình Giang (thảo luận) 01:03, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Bánh gì đây
sửaTôi thấy ở chỗ tôi có các loại sau, nó gọi là cái gì?
- Mì ổ, lấy dao xẻ ra, nhét vào đó thịt hoặc paté, xúc xích, dăm bông, chả, trứng opla, bánh lọc, bơ đường...Hồi cách đây khoảng hơn 30 năm thì chỉ chan tý nước mắm nhạt nhưng ăn sao ngon thế.
- Mì lát, lấy 2 miếng hoặc 1 miếng gập đôi, phía trong là thịt nguội
- Mì lát, kẹp miếng thịt bò tái
- Mì to bằng ...em bé, cất trong tủ lạnh, khi nào ăn thì cắt một miếng, kẹp gì tuỳ thích.
Lưu Ly (thảo luận) 08:34, ngày 11 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tên bài
sửaTôi thấy ít ai kêu là "Bánh mì kẹp" (thật ra là chưa nghe), ở miền Nam và Trung thường kêu "bánh mì thịt", "ổ mì thịch". Tôi nghĩ với nội dung này, tên bài nên theo số đông là "Bánh mì thịt". Ngoài ra ai đó có thời gian có thể bổ sung thêm bánh mì trứng, còn "bánh mì chà bông", "bánh mì bì", "bánh mì bò lá lốt" có thể bỏ vô bài này Xiaoao (thảo luận) 11:43, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Ở Sài Gòn cứ gọi là bánh mì kẹp thịt cả :D, cứ mổ ra rùi nhét đồ vào là kẹp rùi. tiếng anh tụi nó gọi chung là vietnamese sandwich -> http://vietnamtripadvisor.net/vietnamese-sandwich-3-2.html 222.254.154.156 (thảo luận) 13:54, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Đúng là tôi ít nghe thấy người ta gọi là "Bánh mì kẹp". Tôi đã đổi tên bài thành "Bánh mì thịt" và ghi thêm cách gọi "Bánh mì kẹp thịt" vào. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:14, ngày 4 tháng 7 năm 2018 (UTC)
- Tôi hoàn toàn đồng ý với cách xử lý này của bạn Kẹo Dừa, bản thân tôi từ lâu đã thấy tên gọi cũ đã bất cập rồi, nhưng vì không tham gia phát triển bài nên không tiện thay đổi, rất may đến nay đã có sự điều chỉnh cho hợp lý hơn.--Phương Huy (thảo luận) 01:09, ngày 5 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Bánh mì trong đời sống và trong từ điển nước ngoài đã hiểu ngầm là bánh mì có nhân, (thực tế là nhân thịt hoặc nhân chay) do đó nên đổi về thành "bánh mì" thôi. Và sẽ có thêm bài bánh mì (không nhân, bánh mì không).▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:35, ngày 24 tháng 3 năm 2020 (UTC)
- Tôi không chắc chắn lắm về nhận xét của bạn, bởi trải nghiệm cá nhân của tôi là từ "bánh mì" ở Việt Nam thường xuyên được hiểu là bánh mì không nhân lẫn bánh mì có nhân. Bánh mì không nhân vẫn được bán rộng rãi và phổ biến ở Việt Nam (theo quan sát của tôi), không hề kém nổi bật về định nghĩa hơn so với bánh mì có nhân. --minhhuy (thảo luận) 11:59, ngày 24 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Vì bánh mì có nhân (thịt, cá, chay) đã áp đảo nên bánh mì không nhân ở Việt Nam gọi là "bánh mì không" nhé. Tên bài này phải giải quyết vấn đề về "nhân" vì có cả nhân thịt, nhân cá, nhân chay... thậm chí người ta còn ăn nhân bơ và đường.▐ Trình Thế Vânthảo luận 05:10, ngày 28 tháng 3 năm 2020 (UTC)
- Vậy bài bánh mì hiện nay (nghĩa bao gồm các loại bánh mì kiểu Tây) thì gọi là gì? NHD (thảo luận) 05:14, ngày 28 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Chúng ta có thể định vị lại bằng cách đặt tên bài này thành "Bánh mì Việt Nam". Bài bánh mì giữ nguyên để giới thiệu các kiểu khác nhau.▐ Trình Thế Vânthảo luận 12:36, ngày 28 tháng 3 năm 2020 (UTC)
- Tôi thấy trong tiếng Việt ít khi người ta dùng "bánh mì Việt Nam" làm danh từ; tôi thấy "bánh mì Sài Gòn" phổ biến hơn. NHD (thảo luận) 18:45, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Các bạn có ý kiến gì về tên bài nữa không, nếu không thì sau 7 ngày nữa tôi xin đổi tên bài như tôi đã nêu lí do nhé.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:12, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Từ tiêng Anh banh mi thường đựoc dùng để chỉ bánh mì thịt chứ không phải là chỉ chung mọi loại bánh mì có nhân ở Việt Nam. Báo chí tiếng Anh bên ngoài Việt Nam có khen ngợi về banh mi ở Việt Nam thì tôi thấy đều là khen ngợi bánh mì thịt được làm và bán ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Từ bánh mì trong tiếng Việt không có nghĩa giống với từ banh mi trong tiếng Anh. Bánh mì có nhân hay không có nhân, bánh mì thịt hay không phải là bánh mì thịt thì cũng đều được gọi là bánh mì. Bánh mì không phải là tên tiếng Việt đặc chỉ bánh mì có nhân. Chuyện gọi bánh mì không nhân là bánh mì không như bạn Trần Thế Vinh nói tôi nghĩ chẳng qua là do người ta muốn người bán rõ người mua muốn mua loại bánh mì nào trong số các loại bánh mì mà người bán bán mà thôi. Nếu như là mua bánh mì không nhân do một người người bán hàng rong bán toàn loại bánh mì không nhân thì người ta sẽ không nói là bánh mì không. Theo nội dung hiện tại của bài, tôi đề nghị đổi tên bài Các loại bánh mì kẹp ở Việt Nam. Judspug (thảo luận) 15:00, ngày 13 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Đồng ý quan điểm Bánh mì không phải là tên tiếng Việt đặc chỉ bánh mì có nhân (cho nên đã có bài riêng bánh mì). Nhưng trong tiếng Việt, "Bánh mì kẹp" là từ ngữ chung chung, không cụ thể, được hiểu là bất kì loại bánh mì nào có phần nhân kẹp giữa chúng. Ở VN, các loại bánh mà chúng ta có thể liệt kê trong nhóm bánh mì kẹp là: bánh mì sandwich (hình vuông, mềm) có kẹp nhân, bánh buger (tròn mềm) có kẹp nhân, và tất nhiên bánh mì Việt Nam cũng thuộc nhóm bánh mì kẹp. Do đó, tôi nghĩ nếu gọi bánh mì kẹp để chỉ cho loại bánh mì có nhân của Việt Nam là hơi lỏng lẻo.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:32, ngày 14 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Động từ trong câu
sửaCâu này "Sau khi một chút mayonnaise và một lớp mỏng của pâté, vỏ giòn là đầy thịt, rau giòn ngâm và các loại rau tươi. Sau đó nó thường được gia vị với một vài giọt nước tương và gia vị ớt cay" có động từ không? Lacessori (thảo luận) 09:12, ngày 11 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- @Lacessori: Cảm ơn bạn đã đề cập. Tôi đang trong quá trình đại tu bài này, nên hy vọng sẽ nhận được nhiều sự góp ý từ các thành viên khác. Nếu được thì mong bạn chỉnh sửa cho bài viết này, cảm ơn ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 10:47, ngày 11 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Nội dung có điểm mâu thuẫn
sửaPhần Lịch sử ghi là "Bánh mì Việt Nam chỉ thật sự định hình khi cửa hàng Hòa Mã của ông Hòa, bà Tịnh xuất hiện năm 1958. Do bà Tịnh đã từng làm cho hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội, nên khi vào Sài Gòn, hai người đã mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội phục vụ cho người bản xứ." Trong khi phần Giới thiệu đang ghi là "do người Pháp đem vào Miền Nam Việt Nam"... Vậy điểm này cần sửa sao cho đúng? Lacessori (thảo luận) 10:43, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- @Lacessori: Ý là bánh mì (loại baguette) do Pháp mang vào Việt Nam, rồi sau đó dân bản địa cải tiến lại bánh mì cho hợp khẩu vị, mà đỉnh cao của "bánh mì VN thời kỳ đầu" là cửa hàng Hòa Mã. Mà câu bạn trích có nguyên văn là "Loại bánh mì này có nguồn gốc giống với bánh mì baguette do người Pháp đem vào Miền Nam Việt Nam từ những thế kỷ trước đây" :D ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 13:14, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Đề xuất cách liệt kê các loại bánh mì
sửaHiện tại có vẻ như bài đang liệt kê các loại bánh mì không theo một trật tự nào. Tôi đề xuất liệt kê theo thứ tự a, b, c của từ ngay sau "bánh mì" và trình bày từng loại theo cách sau để tăng tính thống nhất cho phần liệt kê:
- Bánh mì a: là loại [viết tiếp phần mô tả ở đây]
Lacessori (thảo luận) 12:14, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- @Lacessori: Theo tôi thấy thì những bài về món ăn rất ít khi liệt kê theo trật tự a, b, c mà liệt kê theo mức độ tăng dần, ví dụ như năm ra đời. Tôi thì lại sắp xếp theo độ phổ biến mối quan hệ giữa các biến tấu, ví dụ như thịt - xíu mại, cá mồi - cá ngừ v.v... và năm khai sinh món bánh. Nếu phân theo kiểu thứ tự chữ cái thì sẽ tồn đọng khá nhiều bất cập, và đọc giả sẽ hỏi rằng "Ủa, món A với món B na ná nhau mà nhỉ, sao lại không xếp chúng lại gần nhau?". Vì vậy, xin phép sửa lại đôi ba chỗ, nếu có khúc mắc thì bạn nhắn với tôi nhé ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 13:11, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý với phương án xếp những món giống nhau ở gần nhau. Cách đó sẽ hợp lý hơn là kiểu liệt kê vô trật tự trước đó. – Lacessori (thảo luận) 13:17, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Nguồn dưới dạng ấn phẩm
sửa@Baoothersks: Trong một bài viết chất lượng cao thì nguồn dạng ấn phẩm cần được tách làm một đề mục riêng (tham khảo bài Blackpink). Do ấn phẩm thường là sách hàn lâm, bài viết trên các tập san hàn lâm, các file tài liệu,... nên các nguồn này thường có sức nặng cao hơn hẳn nguồn báo chí. Bạn Bảo có thể cân nhắc điều trên để người đọc dễ dàng xác định chất lượng bài. – Băng Tỏa 10:03, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)
- @Băng Tỏa: Xong. Lúc trước mình có thấy đề mục kiểu này, nhưng do chưa hiểu rõ công dụng và thấy rắc rối nên mình mới để chú thích theo dạng bình thường ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 10:37, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Nâng cấp dài hạn
sửa@Băng Tỏa: Bây giờ nếu ai biết ấn phẩm nào có đề cập đến món ăn này thì cứ thẳng tay bổ sung vào bài. Mình cũng đang đặt mua vài cuốn sách ẩm thực, khi nào đọc xong thì sẽ bonus Ɲǥườɩ ȶɾųỿ cầųƮhat's life 05:49, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)
Bánh mì có phải là thực phẩm không
sửaCùng thảo luận nào Con Cọp Con (thảo luận) 04:52, ngày 20 tháng 7 năm 2021 (UTC)
- @Con Cọp Con: Câu hỏi này đã có đáp án rồi nhé. Nhân tiện, Wikipedia không phải là một diễn đàn, nên bạn hãy thảo luận trên các nền tảng khác như Facebook... Martin L. KingI have a dream 04:55, ngày 20 tháng 7 năm 2021 (UTC)
Thẩm định
sửa@Khả Vân Đại Hãn, Ihsikuyr, Nguyenhai314, P.T.Đ, và NXL1997: Khá thất lễ khi ping các bạn vào đây, nhưng nếu được, phiền các bạn thẩm định bài này trước khi tôi ứng cử. Cảm ơn Martin L. KingI have a dream 02:27, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- @Baoothersks: Tôi có chuyển ý Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc xuống phần văn chương cho đỡ vô duyên. Ngoài ra có ý bánh mì Phượng có mặt ở Hàn Quốc khá hay bạn có thể cho vào. Bạn cũng có thể thêm ví dụ một số hàng bánh mì nổi tiếng của Việt Nam (như bánh mì Phượng) vào nội dung bài. --NXL (thảo luận) 16:36, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- @NXL1997: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là nói về bánh baguette, trong khi phần Văn chương thì đề cập đến bánh mì VN nhé Martin L. KingI have a dream 00:49, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- @NXL1997: Xong Đã thêm, nhân tiện cộng đồng từng tranh cãi về án tù chra 3 thanh niên trộm bánh mì, liệu có thể thêm vào bài? Martin L. KingI have a dream 06:34, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- @NXL1997: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là nói về bánh baguette, trong khi phần Văn chương thì đề cập đến bánh mì VN nhé Martin L. KingI have a dream 00:49, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Tên tác giả trong các nguồn
sửa@Baoothersks: Bạn không nên sử dụng các tham số last
và first
trong các bản mẫu chú thích nguồn khi tác giả là người Á châu; ngược lại nên dùng author
. Các tham số kia dành cho tác giả tây Phương, không phù hợp cho tên người Việt. NHD (thảo luận) 05:53, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Thiếu nguồn mạnh
sửaThật ra, bánh mì VN cũng chẳng có gì đặc biệt, không đủ tiền ăn như nc ngoài, nên làm đơn giản, giá rẻ cho dễ bán. Thậm chí Bánh mì đường phố, thì chất lg vệ sinh có vấn đề.
Phở, bánh mì, chả phải là cái gì đặc biệt thịt chó, lòng lợn, tiết canh mới là quốc hồn quốc túy của VN..
Nên đừng nhầm lẫn, và cố gắng về 1 vấn đề.
!!!! 2001:EE0:51DB:D10:DD65:9957:93AB:AA51 (thảo luận) 18:55, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- ??? Ăn ba cái thịt chó, lòng lợn, tiết canh mới mất vệ sinh, hẹo sớm. P.T.Đ (thảo luận) 06:22, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Hồi nhỏ tôi nghe thầy giáo kể về người bị chết do liên cầu khuẩn lợn, nghe ghê phết ra Martin L. KingI have a dream 07:01, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Thịt chó hên xui, lòng lợn luộc kỹ chế biến ăn ít thì được, còn tiết canh sống thì tôi chưa ăn bao giờ, toàn bỏ vào nước sôi cho nó vón cục lại rồi mới dám ăn. – Q 04:28, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Ăn lòng lợn với tiết canh, nhất là tiết canh, đề kháng rất tốt nhé. Tôi làm chứng. Hán Vũ Đế Bãi triều 15:12, ngày 5 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Mấy cái kia bình thường, còn tiết canh thì tôi xin chuồn. Nghe nhiều vụ ngộ độc thực phẩm về món này rồi, thấy khá ớn Martin L. KingI have a dream 15:55, ngày 5 tháng 11 năm 2021 (UTC)
Sách tham khảo
sửaCác cuốn sách sau đây có thể có nội dung đề cập đến bánh mì:
Việt Nam:
- Ngược Xuôi Bến Khoái - Tùy Bút Về Ẩm Thực
- Việt Nam Những Hình Ảnh Xưa
- Việt Nam Dọc Miền Du Ký - Tập 1
- Văn Hóa Vùng Và Phân Vùng Văn Hóa Việt Nam
- Chợ Truyền Thống Việt Nam Qua Tư Liệu Văn Bia
Thành phố Hồ Chí Minh:
- Sài Gòn Đất Và Người
- Sài Gòn Một Thuở - Dân Ông Tạ Đó!
- Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi
- Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố IV
- Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố V
- Di Sản Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh
- Sài Gòn Trăm Bước
- Sài Gòn Mai Gọi Nhau Bằng Cưng: Tản Văn
- Sài Gòn Vang Bóng
- Sài Gòn Ngoảnh Lại Trăm Năm (Hồi Ức, Sưu Khảo, Ghi Chép Về Văn Hóa Sài Gòn)
- Ấn Tượng Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh
Hà Nội:
- Hà Nội Thanh Lịch
- Phố Phường Hà Nội Xưa
- Ấn Tượng Hà Nội Từ Kí Hoạ Những Công Trình Thời Pháp
- 5678 Bước Chân Quanh Hồ Gươm
- Chuyện Cũ Hà Nội 2
- Hà Nội Trong Mắt Một Người Sài Gòn
- Hàng Rong Và Tiếng Rao Hàng Hà Nội
- Hà Nội Nửa Đầu Thế Kỷ XX
Miền Trung:
– NXL (thảo luận) 14:19, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Khác:
- Nhiều nguồn [1] [2] [3] cho rằng bánh mì du nhập về Việt Nam, và đặc biệt là Sài Gòn "từ những năm 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp"? --> Tìm hiểu kỹ thông tin này. --NXL (thảo luận) 14:37, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Kiến nghị đổi tên từ "Bánh mì Việt Nam" thành "Bánh mì (món ăn)"
sửaTrong truyền thông lẫn từ điển chỉ dùng từ bánh mì khi nói về món ăn này. Tôi kiến nghị đổi tên thành "Bánh mì (món ăn)" để chính xác với tên gọi kèm hậu tố "(món ăn)" để phân biệt với trang Bánh mì (thực phẩm). Cám ơn. – Chuonchuon1234 (thảo luận) 17:29, ngày 6 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Tôi chưa đồng ý đổi theo phương án này. Dù tôi hiểu sự khác nhau giữa "thực phẩm" và "món ăn", nhưng nhiều người vẫn dùng và coi "bánh mì không" (không có nhân) là một "món ăn" thì sao có thể gọi là "thực phẩm"?? Nên thậm chí sự phân biệt thành hai bài "thực phẩm" và "món ăn" sẽ không đứng vững.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 01:35, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Thực phẩm là một phần của món ăn, nếu món ăn đó chỉ có một thành phần thực phẩm thì lúc đó chính thực phẩm đó 'bất đắc dĩ' trở thành một món ăn, mặc dù chúng khác nhau. Nếu "bánh mì không" trở thành một món ăn phổ biến với điểm khác biệt rõ ràng thì cũng nên được viết thành một trang riêng, như món "bánh mì". Với thực phẩm bánh mì, trang bánh mì bản tiếng Anh - lẫn tiếng Việt -định nghĩa nó là một thực phẩm thiết yếu/thực phẩm chế biến dù cũng liệt kê các biến thể, cách chế biến khác.
- Hiện tại, món "bánh mì" đã có sự công nhận nhất định để có thể đứng riêng thành tên một món ăn riêng biệt. – Chuonchuon1234 (thảo luận) 03:57, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Để giải quyết khúc mắc Trình Thế Vân nêu trên không khó, chỉ cần ai đó kiếm nguồn viết vào bài này một hai câu nói rằng 'bánh mì không cũng là một món ăn' là được. – Băng Tỏa 00:52, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Chưa đồng ý "Món ăn" có gì khác "thực phẩm"? Người đọc có thể phân biệt được? NHD (thảo luận) 01:47, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Thực phẩm là bất cứ thứ gì có dinh dưỡng. Món ăn là cách chế biến và bày trí các thực phẩm lại. Thực phẩm còn được dùng để phân loại (thức phẩm chế biến, thức phẩm ăn liền...). Còn món ăn có tính chuyên biệt và cụ thể rất lớn (tính định danh).
- Người đọc vẫn có thể phân biệt được 2 từ. Thực phẩm chức năng là thực phẩm chứ không phải là món ăn. Người ta gọi là "món bún chả" chứ không phải là "thực phẩm bún chả". – Chuonchuon1234 (thảo luận) 04:19, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- bạn nói cũng có lý. nước ngoài gọi món của VN là "banh mi" không cần phụ tố Việt Nam phía sau, còn bread là khác nữa - Tiền Túng (Tình Tan) 04:46, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Sở dĩ có sự nhập nhằng vậy là do cả banh mi và bread ở Việt Nam đều được gọi là Bánh mì, đồng thời hai khái niệm này có thể gây nhầm lẫn với nhau trong một số trường hợp chung chung. Bài viết này thêm hậu tố "Việt Nam" phía sau cốt là để phân biệt và cụ thể hoá bánh mì của Việt Nam so với những loại khác, nếu đổi lại thành "Bánh mì (thức ăn)" thì sự phân biệt và cụ thể đó không còn đứng vững nữa. Khả Vân Đại Hãn các tiền bối lúc trước từng đổi tên bài có kinh nghiệm và quan điểm mạnh hơn mình, nên mời họ thì tốt hơn (hiện tại có 2 người tham chiến là DHN và Trần Thế Vinh rồi) Martin L. KingI have a dream 12:26, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Nếu chỉ thêm "Việt Nam" chỉ để cụ thể hóa "bánh mì" thì còn gây nhầm lẫn nữa vì "bánh mì Việt Nam" không phải là tên của món ăn này. Thực ra là mình đang định kiến nghị thay đổi tên cả hai bài Bánh mì Việt Nam và Bánh mì bằng cách thêm hậu tố trong ngoặc, thành "Bánh mì (món ăn)" và "Bánh mì (thực phẩm)". Trang thứ hai có lẽ mình sẽ kiến nghị thay đổi sau. Lưu ý mình dùng từ món ăn và thực phẩm.
- Reply này không phải để tranh luận với bạn nhưng mình xin phép reply để nêu ý kiến với mọi người nhé. Cám ơn. – Chuonchuon1234 (thảo luận) 20:17, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Chuonchuon1234 Tôi thấy cái tên "bánh mì Việt Nam" nay cũng thịnh hành đấy chứ. Báo chí nay cũng dùng cụm từ này để phân biệt với bánh mì. NHD (thảo luận) 22:45, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Báo chí dùng cách đó để phân biệt có nhiều lý do mà. Có thể là do bối cảnh, do hút thêm người đọc, hoặc cũng có thể là do viết theo Wikipedia chẳng hạn. Quan trọng là phần đông báo chí đã dùng từ bánh mì rồi. – Chuonchuon1234 (thảo luận) 15:12, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Chuonchuon1234 Tôi thấy cái tên "bánh mì Việt Nam" nay cũng thịnh hành đấy chứ. Báo chí nay cũng dùng cụm từ này để phân biệt với bánh mì. NHD (thảo luận) 22:45, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Sở dĩ có sự nhập nhằng vậy là do cả banh mi và bread ở Việt Nam đều được gọi là Bánh mì, đồng thời hai khái niệm này có thể gây nhầm lẫn với nhau trong một số trường hợp chung chung. Bài viết này thêm hậu tố "Việt Nam" phía sau cốt là để phân biệt và cụ thể hoá bánh mì của Việt Nam so với những loại khác, nếu đổi lại thành "Bánh mì (thức ăn)" thì sự phân biệt và cụ thể đó không còn đứng vững nữa. Khả Vân Đại Hãn các tiền bối lúc trước từng đổi tên bài có kinh nghiệm và quan điểm mạnh hơn mình, nên mời họ thì tốt hơn (hiện tại có 2 người tham chiến là DHN và Trần Thế Vinh rồi) Martin L. KingI have a dream 12:26, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- bạn nói cũng có lý. nước ngoài gọi món của VN là "banh mi" không cần phụ tố Việt Nam phía sau, còn bread là khác nữa - Tiền Túng (Tình Tan) 04:46, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Thì cũng giống như kiểu gì mà chẳng có bài báo mang tít "phở Việt Nam" (bấm vào để xem kết quả trên Google). Nhưng điều đó đâu có nghĩa món đó thật sự tên là "phở Việt Nam", mà chỉ là "phở" thôi. Đồng tình với bạn Chuonchuon1234 ở chỗ "bánh mì Việt Nam" đúng thật không phải là tên của món ăn này. Mấy danh xưng "bánh mì Việt Nam", "phở Việt Nam" chủ yếu chỉ được dùng trong bối cảnh quốc tế (ví dụ như khi nói về độ nổi tiếng của các món này trên trường quốc tế), chứ trong VN, ở các địa phương từ Bắc chí Nam thì đâu ai gọi "bánh mì Việt Nam Hội An", "bánh mì Việt Nam Tiền Giang", "bánh mì Việt Nam Hà Nội"... đâu. Đây là món của VN mà các bạn, quan tâm phương Tây gọi món này bằng tên gì làm gì. Băng Tỏa 00:46, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn Việc tên nước ngoài dùng tên ngắn gọn cho cái tên ngôn ngữ khác là dễ hiểu. Cái tên "banh mi" đã dùng từ tiếng Việt rồi nên thêm chữ "Vietnam" là dư thừa. Trong tiếng Anh bánh mì còn được gọi là "Vietnamese bread", tức "bánh mì Việt Nam". NHD (thảo luận) 22:44, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Ngày xưa phở được gọi là "Vietnamese beef noodle soup", bánh mì là "Vietnamese baguette", cơm tấm là "Vietnamese broken rice", hủ tiếu là "Vietnamese noodle with slow-cooked pork", đến khi nổi tiếng mới chuyển sang từ nguyên tiếng Việt. Cũng như có giai đoạn ở Việt Nam gọi là "bánh gạo Hàn Quốc" rồi sau này mới là tteokbokki, "mì Nhật" thành ramen... – Chuonchuon1234 (thảo luận) 15:22, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn Việc tên nước ngoài dùng tên ngắn gọn cho cái tên ngôn ngữ khác là dễ hiểu. Cái tên "banh mi" đã dùng từ tiếng Việt rồi nên thêm chữ "Vietnam" là dư thừa. Trong tiếng Anh bánh mì còn được gọi là "Vietnamese bread", tức "bánh mì Việt Nam". NHD (thảo luận) 22:44, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Baoothersks mời chủ xị tham luận - Tiền Túng (Tình Tan) 04:43, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Mời đóng góp
sửaHoan nghênh mọi người đóng góp hình ảnh tự do cho các biển thể bánh mì mà chưa có hình ảnh ở đây – I So bad 17:08, ngày 27 tháng 2 năm 2024 (UTC)