Thảo luận:Amino acid
Dự án Hóa học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Untitled
sửaKhi tôi học hóa thì các amino acid (tiếng Anh thuần túy) này được gọi là axít amin, carboxylic acid là axít cacboxylic.Vương Ngân Hà 01:12, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Đồng ý với Vương Ngân Hà. Tôi sẽ cập nhật. (Minh Tuan 14:35, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC))
Amino axit
sửaSách giáo khoa Hóa hiện tại (và các sách giáo trình đại học) đã chọn tên Amino axit. Có thể do sự bất cập của các tiền tố (2-, alpha-, α-, v.v) của cái tên này.
Nếu dùng Axit amin thì việc ghép với các tiền tố trên sẽ không thống nhất với quốc tế. Kiểu ghép "2-, alpha-, hoặc α-axit amin" hiện đang viết trong bài là sai về mặt kỹ thuật. Vì các tiền tố này dùng để chỉ vị trí nhóm amino.
Và trong tên gọi Axit amin, chữ amin cũng có bất cập là sẽ bị nhầm lẫn giữa hai đối tượng: hợp chất amine và nhóm amino.
Vì vậy nếu không có gì đặc biệt thì tôi sẽ sửa tên trở thành Amino axit để đúng với sách vở hiện hành và sự phát triển của thuật ngữ.
Thân mến. P.T.Đ (thảo luận) 07:58, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Axit amin hay amino axit thực chất chỉ là một bộ phận của các hợp chất amin nên tôi không thấy có gì nhầm lẫn cả. Ngay en.wiki cũng chuyển amino group về bài amine. Việc chuyển từ axit amin theo kiểu Pháp (acide aminé) sang theo kiểu Anh amino axit (amino acid) ở sách vở Việt Nam có lẽ là chạy theo xu hướng Anh hóa mà thôi, đồng thời lại khá hài hước. Ví dụ, SGK hóa lớp 12 ở trên viết amino axit (axit viết sau) là tên gọi chung của nhóm hợp chất này, nhưng ở dưới với các ví dụ trong bảng 3.2 (trang 45) thì lại viết: axit 2-aminoetanoic/axit aminoaxetic, axit 2-aminopropanoic/axit α-aminopropionic, axit 2-amino-3-metylbutanoic/axit α-aminoisovaleric v.v... và axit đều viết trước. Khonghieugi123 (thảo luận) 18:20, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)
Chuỗi bên hay mạch bên
sửaSách giáo khoa hóa Việt Nam (lớp 12, chương 3, trang 45) gọi chain là mạch (trong câu: ....Tên gọi của các amino axit xuất phát từ tên axit cacboxylic tương ứng (tên hệ thống, tên thường) có thêm tiếp đầu ngữ amino và số (1, 2, 3 ...) hoặc chữ cái Hi Lạp (α, β, ...) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch. Đó là tên thay thế, tên bán hệ thống....). Vì thế, để tương thích với cách gọi của SGK được hàng triệu học sinh quen dùng rồi thì side chain nên gọi là mạch bên chứ không nên gọi là chuỗi bên. Khonghieugi123 (thảo luận) 18:03, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)
- Khonghieugi123 một số chỗ dịch là chuỗi bên. Tuy nhiên, có lẽ nên dịch theo SGK. Xin cảm ơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:42, ngày 10 tháng 11 năm 2020 (UTC)