Thảo luận:Albert Einstein
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Albert Einstein. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các tiểu dự án Wikipedia sau đây: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Albert Einstein đã từng là ứng cử viên cho bài viết tốt. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Bài viết này đã từng là ứng cử viên cho bài viết chọn lọc. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Lượt xem trang hàng ngày của Albert Einstein | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
"Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 09:53, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)
Chưa có tiêu đề
sửaHì hì, ông Einstein chỉ thuộc chủng tộc Do Thái chứ có "hành nghề" ở Israel ngày nào đâu mà đưa vào thể loại "Nhà Vật lý Do Thái" nhỉ? Sai với định nghĩa "người hành nghề X tại nước Y" của thể loại :Người <nghề_X> <nước_Y> rồi :) (Tmct 12:36, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC))
- Hồi ông sống chưa có nước Israel, Do Thái ở khắp nơi. Nếu ông ở lại Đức, chắc ông cũng bị thủ tiêu do là "nhà vật lý Do Thái" rồi. Ý tôi là, Hitle chắc chắn xếp ông vào thể loại "nhà vật lý Do Thái". Còn chúng ta có xếp không thì tùy, tôi không thấy quan trọng.134.157.5.208 12:38, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Với tôi cũng chẳng quan trọng. Ý tôi là cái hệ thống sắp xếp thể loại của chúng ta có vấn đề, không thống nhất, vì rắc rối giữa người Việt với Việt Nam, chủng tộc và quốc tịch, nên sinh ra cứ cãi nhau suốt, chẳng hạn các thảo luận kiểu Thảo luận:Diệu Hương. (Tmct 12:53, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC))
- Thế thì sao?134.157.5.208 12:56, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Hỏi thế biết trả lời sao?(Tmct 13:00, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC))
- Hơn nữa nước Israel được thành lập 7 năm trước khi ông chết mà. Thể loại "Nhà vật lý Do Thái" ở đây chắc chắn có ý nghĩa chủng tộc chứ không phải quốc gia hay quốc tịch. Rách việc chưa, chuyện này cũng chả khác chuyện "Thể loại người theo tỉnh" là mấy, chỉ khác là không có khái niệm "tỉnh tịch". :D(Tmct 13:00, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC))
Tôi nghĩ đừng nên chia thể loại theo chủng tộc - rất có vẻ kỳ thị - mà ít có giá trị cho searching. Còn đã chia thì chia cho trót "Nhà vật lý Nam vs Nữ"; "Nhà vật lý Còn sống vs Chết rồi"; "Nhà vật lý Cao vs Lùn" v.v... :-) C x Kiên 13:02, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Hê hê, vậy mời C x Kiên vào đây thảo luận: Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Các Thể loại:Người Hà Nội, Thể loại:Người Hà Tĩnh, .... (Tmct 13:11, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC))
- Thôi, xin cho em .... rút lui, ghê quá ... C x Kiên 13:16, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Hê hê, vậy mời C x Kiên vào đây thảo luận: Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Các Thể loại:Người Hà Nội, Thể loại:Người Hà Tĩnh, .... (Tmct 13:11, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC))
- Chúng ta dùng tên nước Israel. Nên chẳng có gì lạ là đây là phân loại theo chủng tộc. Tôi chẳng thấy vấn đề nghiêm trọng gì khi phân loại theo chủng tộc, nam nữ (chắc sẽ có phân loại như vậy ở đâu đó), còn sống chết rồi (đã có)...134.157.5.208 13:07, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Bản quyền
sửaỞ trang mà BQT gọi là nguồn có một câu: Theo "Ông hoàng và người đày tớ của khoa học" - Xuân Trung - NXB Kim Đồng 1997. Vậy đó trang diendantoanhoc hay tôi có vi phạm bản quyền không? — thảo luận quên ký tên này là của Gman (thảo luận • đóng góp).
- Nếu trang web đó copy hoàn toàn "Ông hoàng và người đày tớ của khoa học" thì cả trang web đó và Wikipedia, sau khi Gman tải nó lên đây, vi phạm bản quyền của tác giả Xuân Trung và/hay Nxb Kim Đồng.
- Nếu trang web đó chỉ dựa theo "Ông hoàng và người đày tớ của khoa học" thì Wikipedia, sau khi Gman tải nó lên đây, vi phạm bản quyền của trang web đó.
Hình bị xoá
sửaHình Albert_Einstein.jpg ở commons bị sao vậy nhỉ? Newone 10:11, 15 tháng 8 2006 (UTC)
- Hình này bị xoá vì chỉ thuộc PVCC tại Canada, tại Mỹ và châu Âu thì nó hiện vẫn còn dưới bản quyền. Đã được thay bằng hình khác. Nguyễn Thanh Quang 10:27, 15 tháng 8 2006 (UTC)
Ai nói GOD là Chúa ?
sửaTôi không tán thành việc dịch những từ GOD trong câu phát biểu của Einstein thành từ Chúa vì như vậy đã không lột tả được ý nghĩa thật sự của từ GOD ở đây. Bản thân Einstein không hẳn là người theo đạo Thiên Chúa vì ông là người Do Thái có thể ông theo Do Thái giáo và từ ngữ để gọi GOD trong Do Thái giáo là Yahweh. Hơn nữa từ GOD trong English luôn mang một ý nghĩa "Đấng tối cao thiêng liêng nào đó" hoặc một ý niệm bao trùm toàn bộ lý thuyết, qui luật, sự vật, sự việc, chứ không hẳn là chỉ dành riêng cho đạo Thiên Chúa. Đó là lý do vì sao nước Mỹ dùng slogan "In GOD we trust" trên đồng tiền của họ. Có phải chăng là quốc đạo của họ là Thiên Chúa giáo nên họ làm như vậy? Xin thưa là không ! Họ là quốc gia đa văn hóa, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo. Thậm chí trong hiến pháp cũng không qui định ngôn ngữ nào là chính thức nữa (English chẳng qua là ngôn ngữ được chấp nhận nhiều nhất mà thôi). Quí vị tùy tiện xóa bỏ sự chỉnh sửa về từ Chúa mà không tham khảo là thể hiện sự thiển cận trong đội ngũ quản trị Wikipedia Tiếng Việt.
Quí vị nên tham khảo ý nghĩa của từ GOD ở đây trước khi quyết định xóa 1 bài nào đó của người đọc: http://en.wikipedia.org/wiki/God#Names_of_God
Thật thất vọng ! 58.186.3.184
- Vậy, theo bạn nên dịch là gì? Bạn có thể bổ sung trong bài viết. Thân mến. Lưu Ly 12:40, ngày 15 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Trong tiếng Anh, người Do Thái vẫn dùng từ God để chỉ chúa trời của họ. Chúa trời của người Do Thái và của người Ki tô giáo là một (cái bác mà có tiểu sử là cuốn Cựu ước ấy). Do đó, từ "Chúa/Chúa trời" ở đây chỉ được hiểu chung chung là vị đó hoặc vị God/Nature của người Ấn Độ hay theo quan niệm của Spinoza thôi, không có ý chung chung cho riêng Ki tô giáo đâu.
- Nếu chỉnh là "Thượng đế" thì cũng không sai, nhưng tôi có ấn tượng là từ "chúa trời" nghe có vẻ là giọng của người phương Tây, còn "thượng đế" nghe có vẻ phương Đông.
- Tóm lại, tôi sửa thành chúa trời cho rõ là không phải chúa Jesus. Còn bản thân từ "chúa trời" không hàm ý vị God của tôn giáo nào hết.
- Tmct 12:55, ngày 15 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Tôi, Mekong Bluesman, là người đã revert sửa đổi của Thành viên:58.186.3.184. Tôi revert vì các lý do sau đây:
- 58.186.3.184 thay đổi làm câu đọc khó hiểu mà không thảo luận trước
- God có nhiều nghĩa, không phải lúc nào cũng là Christian God (thí dụ, the heroes and gods of Greco-Roman mythologies...)
- "Chúa", do đó, không phải lúc nào cũng là Chúa Kitô (thí dụ, "Chúa trời", "chúa địa ngục", "Chúa Nguyễn", "chúa đảng"...)
Tôi đồng ý với Tmct khi đổi thành "chúa trời", mà không cần dùng dạng phức tạp "chúa/phật/thánh/Yaweh/Allah/Mother Nature/...".
Vấn đề ở chổ ngôn ngữ truyền đạt không chính xác !!!
sửaVấn đề ở đây là ngôn ngữ truyền đạt dễ gây hiểu lầm, nhất là đối với người bình dân. Nếu quí vị không muốn dùng dạng phức tạp liệt kê hàng loạt thì quí vị vẫn có thể sử dụng từ Chúa của Thiên Chúa giáo VN nhưng cần phải mở ngoặc ghi chú để tránh gây hiểu lầm ngộ nhận. Đây là khái niệm rất trừu tượng mà không phải ai cũng hiểu.
Quí vị ra đường hỏi 100 người VN xem Chúa hay Chúa trời là của ai? Tôi cam đoan với quí vị là đa số họ sẽ trả lời: Chúa hay Chúa trời là của người theo đạo Thiên Chúa chứ không phải của họ (nếu họ không theo đạo Thiên Chúa) và tất nhiên đa phần dân VN là không theo Thiên Chúa giáo.
Quí vị là người VN, dịch bài viết ra cho người Việt đọc thì nên theo văn hóa Việt là ưu tiên sử dụng những từ ngữ gần gũi với văn hóa người Việt như: ông Trời, Thượng Đế hay gì gì khác. Hà cớ sao lại dùng từ ngữ ít thân thuộc với văn hóa Việt?
Quí vị có thể làm theo kiểu như người phương Tây khi dịch sang tiếng Anh kinh Koran, họ lại dịch Allah thành GOD hoặc Thiên trong Đạo giáo lại cũng dịch sang là GOD vậy. Tốt hơn hết nên dùng từ ngữ gần gũi và dễ hiểu (hiểu đúng chứ không phải hiểu sai). Tôi đồng ý với điều này: "58.186.3.184 thay đổi làm câu đọc khó hiểu mà không thảo luận trước". — thảo luận quên ký tên này là của 125.244.13.2 (thảo luận • đóng góp).
- Vấn đề là ở chỗ người nói là ông Albert Einstein, một người có gốc văn hóa Do Thái giáo, sống trong môi trường văn hóa Ki tô giáo, nên ngôn ngữ khái niệm của ông ấy sẽ thiên về các văn hóa đó. Do đó, việc dùng từ "chúa trời" - một khái niệm thông dụng trong văn hóa đó - là hợp cảnh (râu ông Tây cắm cằm ông Tây).
- Nếu người phát biểu là một bác người Việt (không theo Ki tô giáo), từ bé đã quen với "ông trời" thì từ "God" sẽ cần được dịch là "ông Trời". (râu bác Việt cắm cằm bác Việt)
- Nếu người phát biểu là một bác người Trung Quốc (không theo Ki tô giáo), từ bé đã quen với "Thượng đế" thì từ "God" sẽ cần được dịch là "Thượng đế".
- Nếu người phát biểu là một bác người Việt (có theo Ki tô giáo), thì dù từ bé đã quen với "ông trời", nhưng họ vẫn dùng từ "chúa trời" để chỉ "God", và trong bụng nghĩ rằng "ông Trời của người Việt" hay là "bố của chúa Jesus" thì cũng là một vị mà thôi. Khi đó, "God" được dịch thành "chúa trời".
- Chứ nếu một bác Hồi giáo dịch "ông Trời" trong tiếng Việt ra thành "đấng Allar"(tiếng Ả rập)....cho nó quen tai, thì bạn thấy thế nào?
- Giải thích vậy đã được chưa ạ? Tmct 12:11, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Tuy nhiên, quí vị tìm cách moderate IP: 58.186.3.184 làm comment của tôi không hiện lên được liền là không lịch sự chút nào đâu nhé. Tôi phải thay IP thì mới comment được đây này. Tôi không vi phạm nội qui của Wikipedia là xuyên tạc hay thóa mạ mà chỉ là phê bình thẳng thắn quí vị. Quí vị chỉ là cảm thấy tự ái rồi đưa tôi vào dạng theo dõi đặc biệt là sai luật rồi đấy. Tôi sẽ feedback lên supervisor đấy! — thảo luận quên ký tên này là của 125.244.13.2 (thảo luận • đóng góp).
- Tôi không hiểu, chắc bạn nhầm. Phê bình như bạn là rất bình thường. Nhiều người kinh khủng hơn nhiều nhưng cũng chẳng ai moderate đâu. Tmct 12:11, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Đầu tiên, vì tôi là người đã revert 58.186.3.184 nên tôi phải trả lời để làm mọi người hiểu -- không phải là để bảo vệ cái revert tôi đã làm đó. Tôi hoàn toàn đồng ý với lời giải thích bên trên của Tmct -- khi ông Einstein dùng từ God thì từ đó gần nghĩa với từ "Chúa (trời)" vì đó là vị thần thánh cao nhất trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, vị "Chúa" đó là vị cao nhất của nhiều tôn giáo khác nhau mà không phải chỉ là của độc nhất Kitô giáo.
Sau đó, 125.244.13.2 viết "Quí vị chỉ là cảm thấy tự ái rồi đưa tôi vào dạng theo dõi đặc biệt là sai luật rồi đấy. Tôi sẽ feedback lên supervisor đấy!" là không, hay chưa, hiểu cách làm việc tại Wikipedia. Tại đây chúng ta không có "supervisor", mà chúng ta tự "supervise" chúng ta, trong tính tôn trọng lẫn nhau để đi đến consensus và không phá hoại để đi đến một bài viết tốt cho người đọc. Hơn nữa, vì bài viết không thuộc sở hữu của bất cứ ai nên vấn đề "tự ái" là không có (và nếu có thì chỉ vì nhìn sai mục đích của Wikipedia). Tất cả bài viết phải được sự đồng thuận (consensus) của cộng đồng, nếu sửa đổi không được consensus đó ngay từ khi làm thì sẽ có thảo luận; và thảo luận mang tính chất làm việc chung thay vì tính chất bảo thủ ý kiến cá nhân của từng người viết (cho phép tôi nhắc lại là bài viết không thuộc sở hữu của bất cứ ai). Do đó, 125.244.13.2 nên tự nhiên đặt câu hỏi và không nên sợ sự chạm tự ái. Nếu cái tôi làm đúng thì cộng đồng sẽ đồng ý, nếu cái tôi làm sai thì nó sẽ được sửa để phản ảnh cách nhìn của cộng đồng.
Cuối cùng, đọc đoạn văn "Ông ta quỳ làm lễ Chúa/Phật/Thánh/Yaweh/Allah/Mother Nature/..." và đoạn văn "Ông ta quỳ làm lễ Chúa trời..." thì ngay cả một người mà tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ như tôi cũng thấy là đoạn văn sau tốt hơn cho người đọc.
Mekong Bluesman 21:04, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Quí vị cố gắng biện minh cho việc sử dụng từ Chúa hoặc Chúa trời bằng cách đưa ra dẫn chứng rằng Einstein là người theo tôn giáo gốc Abraham nhưng quí vị quên mất 1 điều là những phát biểu của Einstein là đưới góc độ khoa học trước hàng trăm hàng ngàn thính giả là những nhà khoa học từ nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau (kể cả Việt Nam). Tóm lại quí vị dịch cho người Việt đọc thì nên dùng từ Việt thuộc văn hóa Việt. Đa phần người Việt không theo tôn giáo gốc Abraham và họ đều không cho rằng Chúa là của họ. Như vậy phát biểu của Einstein trở thành phát biểu chỉ dành riêng cho người theo tôn giáo gốc Abraham thôi sao ?
Còn nếu 1 người Arập dịch ông Trời sang là Alah cho dân họ đọc cho dễ hiểu thì cũng tốt thôi. Hoặc dân phương Tây dịch ông Trời sang là GOD thì cũng tốt.
Về: "...Cuối cùng, đọc đoạn văn "Ông ta quỳ làm lễ Chúa/Phật/Thánh/Yaweh/Allah/Mother Nature/..." và đoạn văn "Ông ta quỳ làm lễ Chúa trời..." thì ngay cả một người mà tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ như tôi cũng thấy là đoạn văn sau tốt hơn cho người đọc..."
Xin trả lời: Không cái nào tốt hết vì 1 cái là dạng phức tạp (cái này tôi đã nói ở trên là không bàn cãi nữa) còn cái kia gây hiểu lầm ngộ nhận.
Yêu cầu: Dùng từ ngữ gần gũi với văn hóa Việt. Ai đọc cũng hiểu đúng. 58.186.144.54
- Chịu bác. Đã có ai chứng minh được Allah = Ông trời của người Việt = Yaweh của các bác Kito/Do thái đâu mà dịch đại "ông Trời" thành "Allah" như vậy mà là tốt được? Mà Phật chắc chắn không phải Chúa hay Thánh hay God hay Allah rồi. Bác lơ mơ thế này tôi không giải thích tiếp được. Tmct 23:01, ngày 17 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Xin thưa là: "Nếu quí vị đã nói như thế thì cũng đừng dịch thành Chúa hay Chúa trời. Ai nói GOD = Chúa hay Chúa trời ? Lập luận như cái vị Tmct vừa rồi thì chúng ta cứ để nguyên văn từ mà Einstein đã dùng". Xin nhắc lại quan điểm của tôi là: Không tán thành việc dịch từ GOD thành Chúa hay Chúa trời. Thế thôi. Còn việc dịch như thế nào cho phải thì tôi đã gợi ý trong phần thảo luận vừa qua. Tôi nghĩ quí vị đủ thông minh để hiểu và dịch đúng.
Quí vị nào muốn comment thì vui lòng đọc hết từ đầu đến cuối phần tranh luận này. Tôi có cảm giác Tmct mắt nhắm mắt mở không đọc từ đầu rồi phát biểu linh tinh. Nếu không đọc kĩ mà phán lung tung thì ra đường phải cẩn thận, vì té ngồi cũng bị chấn thương sọ não đấy.
Nội dung thiếu và lệch
sửaCuộc đời của Einstein đâu phải có mỗi khoa học. Ông còn có đóng góp trong cả toán học, triết học và chính trị nữa. Bố cục bài này thiếu nhiều quá. Ai am hiểu về nhân vật này làm ơn viết giúp đi. Hoặc ai biết người am hiểu thì nhờ viết. :D.Tran Quoc123 (thảo luận) 11:21, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Dịch bài viết
sửaVì tôi thấy mọi người tranh luận nhiều và bài viết chưa có nội dung gì mới, nên tôi nghĩ chúng ta hãy dịch bài này từ các trang có bài viết chọn lọc (đã có rất đầy đủ dẫn chứng)Earthandmoon (thảo luận) 03:23, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Tôi rất hoan nghênh bạn góp một tay để nâng cao chất lượng bài này.--Tranletuhan (thảo luận) 03:29, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Dẫn chứng
sửaMục Các câu nói nổi tiếng nên dẫn nguồn chứng minh các câu nói này là của Albert Einstein, nói khi nào, ai ghi lại. Newone (thảo luận) 03:44, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Quan điểm chính trị Einstein
sửaTôi thấy trong phần này có dẫn chi tiết các lời nói của Einstein. Tác giả cần ghi rõ nguồn tham khảo ở đâu chứ? Capon (thảo luận) 17:44, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC) Capon
- Nhất trí với Capon. Những chuyện chính trị, tôn giáo không có dẫn chứng là rắc rối lắm.--Tám ngờ (thảo luận) 17:56, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)
Bình luận thêm
sửaEinstein có theo đạo Phật không ? Tại tôi thấy trong đời sống sinh hoạt và trong cách nói của ông ấy mang dáng dấp của một người sùng đạo Phật ấy.--Đông Phương Giang (thảo luận)116.103.89.110 (thảo luận) 04:58, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Quan điểm Khoa học
sửaVới quan điểm "tương đối" chính Anhxtanh đã làm cho khoa học trở nên rắc rối đối với những người đi theo lý thuyết của ông.Khoa học sẽ lâm vào bế tắc nếu mọi kết luận chỉ là tương đối,bởi vì chân lý phải là tuyệt đối.Newton vẫn thực tế hơn.c.2h 11:08, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)