Thảo luận:Đại Việt sử ký toàn thư/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 |
Untitled
Cuốn sách này có thể tin cậy được 100% không? Bản điện tử nào nomna.org, informatik, ĐHTNTPHCMchính xác hơn? Có ai có bản photo của phiên bản lưu trữ tại viện Viễn Đông Bác Cổ để đối chiếu được thì tốt quá! 222.252.8.34 (thảo luận) 04:52, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Bản nomna.org có bản scan, nhưng làm sao để xác định bản scam đó là chính xác được? Nhờ các nhà hán học và nôm học ra tay vậy. 222.252.8.34 (thảo luận) 05:12, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Vai trò của Ngô Sĩ Liên
Phần này cần thêm dẫn chứng. Quan điểm hiện đại cho thấy Ngô Sĩ Liên hành văn và nhận xét nhiều chỗ bị thái quá, chỗ thì cố nắn để tôn vinh lịch sử Việt Nam (chuyện đặt mốc thời gian cho Hồng Bàng thị vượt nhà Hạ của Trung Quốc), chỗ lại quá dựa trên quan điểm Nho giáo Trung Hoa để nhận xét, O.W. Wolters có bài rất hay "What else may Ngo Si Lien mean?", rất tiếc là tôi không tiếp cận được để bổ sung cho bài. DRagonBallz (thảo luận) 13:06, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- What Else May Ngo Si Lien Mean? của O.W. Wolters, bản dịch của Ngô Bắc. Tranminh360 (thảo luận) 15:22, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Bản quyền
Các bản trên nomna, informatik ghi là Khoa Học Xã Hội - Hà Nội xuất bản năm 1993, nghĩa là chưa thuộc public domain. Các link đó vì vậy nên được bỏ ra khỏi bài viết. Thachx (thảo luận) 10:21, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tác phẩm này đã trên 300 năm tuổi, có nghĩa là bản thân nó đã Public Domain. Các trang kia ghi Khoa Học Xã Hội - Hà Nội xuất bản năm 1993 có nghĩa là họ ghi rõ nhà xuất bản chứ không có ghi là bản quyền thuộc NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, với lại dù NXB Khoa Học Xã Hội có muốn tuyên bố bản quyền cũng không có khả năng do tác phẩm gốc đã là Public Domain thì các tác phẩm phái sinh (dịch) không có quyền có bản quyền nào khác.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 10:47, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Tác phẩm trên 300 năm tuổi nhưng bản dịch là của những năm 80 mà bạn :) Không ai cấm bạn đọc ở những link đấy (nhất là ở Việt Nam), chỉ có điều đừng để ở Wikipedia. Thachx (thảo luận) 14:17, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nếu ý bạn là bản chữ Hán thì đã có ở Wikisource và được link đến bài viết rồi, không cần thêm link ngoài. Thachx (thảo luận) 14:19, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Ngay phần tham khảo có ghi sách được tái bản năm 2004, vì vậy tớ không nghĩ là nó đã hết bản quyền. Thachx (thảo luận) 14:24, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Tôi đã trình bày rõ ràng, các dịch giả không được phép có bản quyền trên tác phẩm vì nó là "tác phẩm phái sinh". Tác phẩm phái sinh có giấy phép giống tác phẩm gốc. Và vì tác phẩm gốc đã hết hạn bản quyền nên tác phẩm phái sinh cũng có giấy phép giống tác phẩm gốc. Nếu bạn dịch tác phẩm này 1 lần nữa ngày hôm trước, hôm qua bạn xuất bản thì tôi copy y chang đăng lên Wikipedia thì cũng không có ông luật sư nào làm được gì tôi cả bạn ạ. Bạn có thể tham khảo ở đây.
- Ngoài ra, liên kết ngoài chỉ cấm liên kết tới các trang có tiền sử nổi tiếng vi phạm bản quyền kiểu Youtube, vnthuquan chứ không cấm liên kết tới một trang bình thường, hay có tính học thuật như 3 cái liên kết hiện nay.
- Tôi thực sự chỉ cần dựa trên 1 trong 2 điều này là có thể đưa link thoải mái, nhưng tôi trình bày ra luôn cho bạn được rõ. Nếu bạn cho rằng tôi sai. Bạn có thể đi hỏi Tân, bảo quản viên chuyên lo việc bản quyền của Wikipedia tiếng Việt.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:02, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Link bạn đưa nói về luật của Mỹ, được viết từ năm 2004, và chỉ là thảo luận chứ không phải văn bản luật chính thức. Hơn nữa, chính bài đó viết: There are translations that definitely would meet the originality requirement, for example, a new translation of an ancient Greek play or epic poem. The underlying work is in the public domain; thus, the translator may claim copyright if she is working from the original or an early version. Although it is a derivative of a public domain work, there is likely enough originality to make the translation eligible for copyright since these original works often exist only in fragments and different versions.
- Ở Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm dịch [1], và Luật xuất bản xác định rằng xuất bản phẩm điện tử nằm trong phạm vi bảo vệ quyền tác giả [2].
- Bạn có thể kiểm tra tại Project Gutenberg: các bản dịch của các tác phẩm cổ điển từ ngôn ngữ khác sang tiếng Anh đều do các tình nguyện viên dịch, chứ không có các bản dịch "nổi tiếng" (vẫn được bán ở hiệu sách, Amazon,...).
- Tất nhiên là ở Việt Nam chẳng ai quan tâm đến bản quyền, và bạn mua sách hay đọc trên mạng là việc của bạn. Nhưng để những link trên trong bài viết là không phù hợp với quy định của wikipedia về bản quyền.
- Thachx (thảo luận) 16:01, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Tôi không nghĩ DVSKTT là một "there is likely enough originality to make the translation eligible for copyright since these original works often exist only in fragments and different versions." vì DVSKTT được lưu lại rất rõ, và các dịch giả cũng ghi rằng "bản năm nào". Chưa kể cái link trên ghi như vậy thì dịch giả chỉ được quyền tuyên bố bản quyền nếu tác phẩm của dịch giả đó khác xa, không còn originality so với tác phẩm gốc. Vì dụ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, hoặc "Kể chuyện Quang Trung" của Nguyễn Huy Tưởng tuy lấy tư liệu từ cổ sử, cổ văn nhưng đã phóng đi nhiều thì hai người có quyền tác giả. Đằng này dịch trơn từ một tác phẩm không có bản quyền mà tuyên bố bản dịch có bản quyền thì thật quá xá lạ.
- Hình như Wikipedia hoạt động theo luật bản quyền của Mỹ. Tôi không rõ luật Việt Nam có áp dụng ở đây? Chưa kể rằng, quyền tác giả "phái sinh" ở Việt Nam chỉ được thành lập khi có sự cho phép của tác giả gốc. Nay tác giả gốc của DVSKTT đã chết hết thì tôi không nghĩ những dịch giả hiện tại có khả năng có được cái sự cho phép này.
- Bạn dẫn quy định nào không được link tới các trang web chứa các tác phẩm có bản quyền của Wikipedia hộ tôi, tôi ở đây lâu rồi mà chưa bao giờ được nghe cái quy định kiểu như thế. Vì ở Wikipedia tiếng Anh, tôi thường xuyên đọc cái liên kết ngoài tới các trang .edu chứa nguyên văn nhiều tác phẩm có bản quyền, nhưng chưa thấy ai hạch gì vấn đề này.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 16:13, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Thachx đã nói đúng. Tác phẩm như ĐVSKTT với bản chữ Hán gốc đã ra đời hơn 300 năm, do đó nó đã hết hạn bảo hộ bản quyền, đó là lý do tại sao Wikisource chấp nhận nó, và dịch giả mới sau này họ có quyền đem ra dịch mà không phải hỏi xin hoặc mua bản quyền của ai cả. Tuy nhiên, bản dịch là một tác phẩm phái sinh có đầu tư về mặt sáng tạo (originality), nên bản dịch là một tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ bản quyền (nước nào trên thế giới cũng công nhận điều này cả). Cho nên bạn thường thấy trong các cuốn sách dịch có ghi, "bản quyền thuộc về ABC, bản quyền dịch thuộc về NXB DEF", vì nó là 2 phần rời nhau. Ngoài ra, về việc đăng liên kết ngoài, đã có quy định ghi trong WP:LKN, tôi trích dẫn ở đây "Các trang Web vi phạm bản quyền không nên được liên kết đến." Tân (thảo luận) 16:32, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Như Tham Gia Cho Vui dẫn ra thì không đầy đủ, tác phẩm phái sinh chỉ không được giữ bản quyền theo luật Hoa Kỳ, nếu nó là bản sao y hệt một tác phẩm hai chiều khác. Ví dụ bản scan của bức họa Mona Lisa chẳng hạn. Nhưng đó là Mỹ thôi, nhiều quốc gia vẫn thừa nhận chuyện đó, đó là lý do tại sao nhiều thư viện điện tử trên thế giới họ scan rồi tải lên mạng và vẫn có quyền ghi không được sử dụng thương mại với tác phẩm này. Đó là do luật quốc gia của họ giới hạn chuyện đó. Wikipedia có máy chủ đặt tại Hoa Kỳ, nên vẫn "lì lợm" đăng lên mà không sợ, nhưng tải lên Commons thì chú ý hơn một tí vì tác phẩm trên Commons mong muốn ai sống ở quốc gia nào cũng dùng lại được. Tân (thảo luận) 16:35, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vâng. Tôi đã hiểu cái originality ở đây có nghĩa tác phẩm phải sáng tạo ra nhiều cái mới không có trong bản gốc, hay khác bản gốc để được bảo hộ. Ví dụ như việc một tác giả người Anh dịch một tập thơ Hy Lạp chép trên giấy dó từng phần một có nhiều phiên bản, khi dịch sang một dịch giả đó phải tập hợp, nghiên cứu, sáng tạo cái mới cho phù hợp với tiếng Anh thì khi đó mới có cái originality cần thiết để xác lập quyền bảo hộ. Và theo cái hướng dẫn của bạn thì tôi vừa tìm đọc cái essay này nó nêu dễ hiểu hơn thì tôi thấy mình đã hiểu sai trong vấn đề này. Tác phẩm dịch cũng được bảo hộ.
- Còn về vấn đề chính, việc dẫn link tới các tác phẩm này liệu có nằm trong trường hợp "Các trang Web vi phạm bản quyền không nên được liên kết đến". Tôi thấy có 1 link trang web chính phủ, 1 link 1 trường đại học (có vẻ của ông giáo sư nào đó) và 1 link là một viện nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng 3 trang này chưa có điều tiếng về vi phạm bản quyền, nếu có vấn đề họ sẽ tự chịu trách nhiệm; khi nào họ có điều tiếng thì chúng ta mới xét đến việc loại họ ra.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 16:58, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Thật ra có đến 4 liên kết ngoài hiện đang tồn tại, một cái Wikisource là bản tiếng Hán, một cái của Thư viện Khoa học xã hội (tôi không truy cập được, mà lại là bản pdf?), hai liên kết còn lại của hai trang tư nhân, một đăng bản dịch của Phan Huy Lê, một đăng bản dịch của nhóm dịch giả Viện Khoa học xã hội. Theo nguyên tắc thì hai trang cuối đã vi phạm bản quyền khi tự ý đăng như vậy, Wikipedia tiếng Việt không nên liên kết đến nó như một cách cổ xúy người đọc dù trang web không có tiếng xấu gì. Việc này hoàn toàn giống như một ai đó đăng liên kết đến một Bộ phim được đăng trên Youtube, hay một cuốn sách đăng trên vnthuquan. Tân (thảo luận) 17:15, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vậy ta sẽ loại ra toàn bộ trừ bản dịch của Mạc Bảo Thần. Tôi sẽ tìm các liên kết có tính review tác phẩm thay thế chúng, xin đợi một chút.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 17:25, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Đồng ý với các ý kiến về bản quyền của Thachx và Tân. Đến trang web của Bộ văn hoá mà vi phạm bản quyền thì cũng không nên đưa vào trong liên kết ngoài (mặc dù giờ thì Bộ văn hoá đã gỡ mấy cái nội dung đó đi rồi). Earthshaker (thảo luận) 17:26, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Tôi đã sửa xong, bản của Mạc Bảo Thần tìm thấy duy nhất 1 tập 2 !?--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 17:42, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Xin được hỏi: Tôi có trong tay các tập Đại Việt sử ký toàn thư của Hội Sử học Việt Nam (bảo trợ xuất bản) do NXB Văn học - Hà Nội phát hành năm 1961. Đến nay đã là 52 năm. Các bản của NXB Khoa học xã hội-Hà Nội xuất bản những năm '80 và '90 của thế kỷ XX đều là các bản chỉnh lý, bổ sung từ bản này. Vậy, bản quyền của bản ĐVSKTT năm 1961 có còn hiệu lực không ? --Двина-C75MT 06:35, ngày 19 tháng 4 năm 2013 (UTC)--
- Theo Luật sở hữu trí tuệ VN 2009 thì phụ thuộc vào việc tất cả các tác giả đã mất 50 năm hay chưa. Thachx (thảo luận) 08:48, ngày 19 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Ồ, bạn nhầm lẫn một chút. Những người làm cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" ấn hành năm 1961 không phải là tác giả. Họ không hề viết ra nội dung cuốn sách này. Họ chỉ là dịch giả, nghĩa là họ dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt chứ không hề làm thay đổi nội dung của nó. Còn tác giả chính phải là Ngô Sĩ Liên (tác giả đầu tiên) cùng nhóm tác giả của Sử quán triều Hậu Lê gồm Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy và Nguyễn Quý Đức. Xin hỏi những người này đã chết được bao nhiêu năm rồi ? --Двина-C75MT 10:09, ngày 19 tháng 4 năm 2013 (UTC)--
- Việc này đã được giải thích ở bên trên (xem ý kiến của thảo luận) và mọi người đều đã đồng ý. Thachx (thảo luận) 14:58, ngày 19 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- @Minh Tâm-T41-BCA: Tác phẩm dịch là tác phẩm phái sinh và dịch giả giữ bản quyền bản dịch của mình. Vậy tình trạng bản quyền của bản dịch năm 1961 phụ thuộc vào việc dịch giả là ai, đã chết quá 50 năm chưa? Nếu dịch giả chưa chết quá 50 năm thì bản dịch vẫn được bảo hộ bản quyền. Hiện nay Đại Việt sử ký toàn thư chỉ có bản dịch của Mạc Bảo Thần (tức Nhượng Tống) là tự do thôi, vì ông mất năm 1949. Tranminh360 (thảo luận) 18:26, ngày 31 tháng 3 năm 2019 (UTC).
- Tranminh360: Theo Luật pháp hiện hành của Việt Nam về tác quyền thì các tác giả (kể cả dịch giả) phải đăng ký tác quyền với cơ quan quản lý thì tác quyền đó mới thuộc về dịch giả/tập thể dịch giả. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là khi một tác giả hay dịch giả được đầu tư (bằng nhuận bút hoặc tiền công) của một nhà xuất bản nào đó để viết hoặc dịch một tác phẩm nào đó hoặc được NXB mua bản quyền để in ấn và phát hành một tác phẩm (dịch hoặc viết) thì bản quyền thuộc về Nhà xuất bản. Trong trường hợp này, bản quyền dịch "Đại Việt sử ký toàn thư" thuộc về Nhà Xuất bản khoa học xã hội. Nếu như Nhà xuất bản khoa học xã hội không có đơn thưa kiện đến nhà chức trách về việc các nhà xuất bản khác hay các hãng phát hành in lại tác phẩm mà họ đã xuất bản lần đầu tiên thì bản quyền đó được coi như thuộc về công cộng. Và điều cuối cùng là Luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam tuân thủ nguyên tắc của luật pháp quốc tế là không có hồi tố. Bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành từ trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ rất lâu. Do đó, ở Việt Nam, nó được coi như tác phẩm thuộc lĩnh vực công cộng, không có tranh chấp tác quyền --Двина-C75MT 14:49, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)--
- Việc này đã được giải thích ở bên trên (xem ý kiến của thảo luận) và mọi người đều đã đồng ý. Thachx (thảo luận) 14:58, ngày 19 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ nhất#Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, khoản 1 quy định: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương I quy định về điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan không hề có quy định tác giả/dịch giả phải đăng ký tác quyền với cơ quan quản lý thì mới được bảo hộ. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương V#Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, khoản 2 quy định: Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này. Do đó bác nói Theo Luật pháp hiện hành của Việt Nam về tác quyền thì các tác giả (kể cả dịch giả) phải đăng ký tác quyền với cơ quan quản lý thì tác quyền đó mới thuộc về dịch giả/tập thể dịch giả là sai luật.
- Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương III#Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng, khoản 1 quy định: Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng; khoản 2 quy định: Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này. Vậy nên bác nói Trong trường hợp Nhà xuất bản khoa học xã hội không có đơn thưa kiện đến nhà chức trách về việc các nhà xuất bản khác hay các hãng phát hành in lại tác phẩm mà họ đã xuất bản lần đầu tiên thì bản quyền đó được coi như thuộc về công cộng cũng là sai luật. Theo luật thì tác phẩm phải kết thúc thời hạn bảo hộ thì mới thuộc về công chúng (tức là phạm vi công cộng theo luật Mỹ) nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả vì quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương II#Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Tranminh360 (thảo luận) 15:47, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Còn về vụ bản quyền thuộc về tác giả/dịch giả hay Nhà xuất bản thì vừa rồi họa sĩ Lê Linh vừa thắng kiện công ty Phan Thị về tranh chấp bản quyền 4 nhân vật trong Thần đồng đất Việt đó. Mặc dù công ty Phan Thị bỏ tiền ra đầu tư và "thuê" họa sĩ Lê Linh vẽ 4 nhân vật này, nhưng tòa án vẫn tuyên Lê Linh là tác giả duy nhất và công ty Phan Thị đã vi phạm quyền tác giả của Lê Linh. Tranminh360 (thảo luận) 16:15, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Tôi thấy có bài báo "Đại Việt sử ký toàn thư" bị ăn cắp bản quyền! trên báo Hà Tĩnh, trong đó PGS.TS Ngô Đức Thọ cho rằng NXB Thời đại vi phạm bản quyền bản dịch của ông (cùng với PGS Hoàng Văn Lâu, GS Hà Văn Tấn). Tranminh360 (thảo luận) 16:58, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- @Minh Tâm-T41-BCA: Luật không hồi tố nghĩa là nếu luật mới có những thay đổi gây ra bất lợi cho đối tượng thì nó sẽ không được áp dụng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam (và tất cả các nước) đều đặt tác giả là đối tượng trung tâm hưởng quyền lợi, còn công chúng chỉ hoàn toàn mang tính "ăn mót". Luật ra đời hoàn toàn có lợi cho tác giả, nên không thể nói vì trước đó không có luật nên đến nay vẫn không tính bản quyền.
- @Tranminh360: Phán quyết của tòa có thể hiểu được khi tách "tác giả" và "quyền tác giả" ra. Tác giả là ông Lê Linh, nhưng vì ông làm cho Phan Thị nên quyền tác giả trong thời gian sáng tác Thần đồng Đất Việt là của Phan Thị. Tòa nói Phan Thị sai vì đã "phóng tác nhân vật trong các truyện khác", chứ không nói bảy mươi mấy tập Thần đồng đất Việt là không phải của Phan Thị. Theo cách hiểu của tôi, bây giờ nếu Phan Thị tiếp tục tái bản Thần đồng đất Việt, họ vẫn có quyền làm vậy.
- Tân (thảo luận) 17:01, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Bạn Tân đã hiểu sai và hẹp về hồi tố. Kể cả khi chưa có luật chứ đừng nói đến việc có luật cũ rồi được thay bằng luật mới thì những yếu tố tham gia vào luật trước thời hiệu ban hành đều không được xét đến. Bạn Tân thử nghĩ xem trước năm 1958, Việt Nam ta không có Luật Hôn nhân và gia đình thì với việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1958, chúng ta có thể hủy hôn các trường hợp hôn nhân đã thực hiện trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1958 được ban hành hay không ??? --Двина-C75MT 17:52, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)--
- Tôi không hiểu ý anh Minh Tâm-T41-BCA ám chỉ câu trả lời thế nào khi đặt ra câu hỏi đấy. Nếu theo cách hiểu về hồi tố của anh, thì câu trả lời sẽ là tất cả các cuộc hôn nhân diễn ra trước năm 1958 đều không được công nhận? Tân (thảo luận) 19:38, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- Bạn Tân đã hiểu sai và hẹp về hồi tố. Kể cả khi chưa có luật chứ đừng nói đến việc có luật cũ rồi được thay bằng luật mới thì những yếu tố tham gia vào luật trước thời hiệu ban hành đều không được xét đến. Bạn Tân thử nghĩ xem trước năm 1958, Việt Nam ta không có Luật Hôn nhân và gia đình thì với việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1958, chúng ta có thể hủy hôn các trường hợp hôn nhân đã thực hiện trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1958 được ban hành hay không ??? --Двина-C75MT 17:52, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)--
- Tôi thấy có bài báo "Đại Việt sử ký toàn thư" bị ăn cắp bản quyền! trên báo Hà Tĩnh, trong đó PGS.TS Ngô Đức Thọ cho rằng NXB Thời đại vi phạm bản quyền bản dịch của ông (cùng với PGS Hoàng Văn Lâu, GS Hà Văn Tấn). Tranminh360 (thảo luận) 16:58, ngày 3 tháng 4 năm 2019 (UTC)
@Minh Tâm-T41-BCA: Tôi lấy 1 ví dụ bác bỏ lập luận của bác nhé, ở Vũ Trọng Phụng#Bản quyền tác phẩm: Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả, đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả VN (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm, gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông. Tính đến thời điểm hiện tại (2019) thì các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn được bảo hộ bản quyền nhé (50 năm theo luật+30 năm gia hạn), và đến ngày 1 tháng 1 năm 2020 các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mới thuộc phạm vi công cộng nhé. Nên lập luận tác phẩm có trước Luật Sở hữu trí tuệ thì thuộc phạm vi công cộng của bác là sai bét nhé. Tranminh360 (thảo luận) 02:28, ngày 4 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- 1 ví dụ khác ở Tiến quân ca#Vấn đề bản quyền: mặc dù bài Tiến quân ca ra đời năm 1944, trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ rất lâu nhưng Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn thu tiền bản quyền bài hát này, dẫn đến việc gia đình nhạc sĩ Văn Cao phải hiến tặng bài này cho Nhà nước để công chúng được sử dụng miễn phí, không phải trả tiền bản quyền. 2 ví dụ trên đủ phản bác lập luận "không hồi tố" của bác rồi nhé. Tranminh360 (thảo luận) 02:44, ngày 4 tháng 4 năm 2019 (UTC)
- @Minh Tâm-T41-BCA: Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương II#Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, khoản 2, điểm b quy định: Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Vậy thời hạn bảo hộ bản quyền được tính theo tác giả chứ không tính theo chủ sở hữu quyền tác giả. Mặc dù NXB Khoa học xã hội có thể là chủ sở hữu quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương III#Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, nhưng thời hạn bảo hộ bản quyền vẫn được tính là suốt cuộc đời tác giả (ở đây là dịch giả) và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả (dịch giả) chết, bởi vì không thể có khái niệm suốt cuộc đời nhà xuất bản (?) và năm mươi năm tiếp theo năm nhà xuất bản chết (?) được. Chỉ khi nào tác giả (dịch giả) chết quá năm mươi năm thì tác phẩm mới thuộc về công chúng theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009/Phần thứ hai/Chương III#Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng. Tranminh360 (thảo luận) 00:20, ngày 5 tháng 4 năm 2019 (UTC)
Bài viết 1 chiều
Tôi đọc phần Nội các quan bản, thấy ông Phan Huy Lê được viết như là CÁI CHẮC CHẮN ĐÚNG. Ô hay, ông là cũng chỉ là người nghiên cứu, như hàng trăm người khác thôi, thậm chí ông này còn phạm nhiều sai lầm nữa(wkiki về PHL.
Tôi đề nghị chúng ta phải dẫn chứng nhiều nguồn hơn nữa, theo ý nghĩ của tôi, Nội các quan bản là CỦA GIẢ, VÔ GIÁ TRỊ như 1 số nhà nghiên cứu khác. Bởi vì tôi thấy ông PHL, như wiki, không đọc được chữ Hán, thì nghiên cứu cái gì ?
113.188.187.66 (thảo luận) 03:45, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Tôi thấy nhóm tứ trụ, chỉ làm khảo cứu, rồi hiệu đính, ví dụ Đại Việt sử ký toàn thư khao cuu v e tac gia, van ban, tac pham: Phan Huy Le ; dich va chu thich: Ngo Duc Tho ; hieu dinh: Ha Van Tan.
Tức là khả năng nhóm 4 anh này không đọc được chữ Hán như Lê Mạnh Chiến đã nói là thật. Nhóm tứ trụ không ai dịch ra 1 tác phẩm nào cả.113.188.187.66 (thảo luận) 03:58, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Hãy đọc đoạn này
Tuy nhiên, dù khẳng định sự tồn tại của cơ quan nhà nước Nội các dưới triều Lê trung hưng nhưng Phan Huy Lê không tìm thấy được quyết định thành lập cơ quan này cũng như quy chế hoạt động của nó[34], ngoài vài dòng sử liệu nằm tản mát trong các tài liệu lịch sử.
Về kiểu chữ, Phan Huy Lê cho rằng trên tờ bìa có hai chữ đáng lưu ý. Đó là chữ Việt 越 hơi đá thảo trong tên sách khác với chữ Việt trong sách và chữ sự 事 với nét ngang hơi dài trong khi các chữ sự khác trong sách đều có nét ngang ngay ngắn[34]. Ông đã giải thích hiện tượng trên bằng cách so sánh, đối chiếu với những kiểu chữ có niên đại Lê trung hưng và kết luận rằng tuy hai chữ ở tờ bìa Nội các quan bản có khác với kiểu chữ trong sách và ít dùng ở thời bấy giờ nhưng không trái với niên đại của sách hay mâu thuẫn với niên đại thời Lê trung hưng của văn bản[34].
Những lập luận rất YẾU, Cái gọi là nội các quan bản này, theo tôi là của giả, vô giá trị. Mấy anh tiến sĩ, giáo sư sử, thấy rất hay ghi câu: Ghi chép tản mát trong thư tịch cổ, như PHL, tứ trụ, Nguyễn Khắc Thuần,.... ghi chép thì nó ở đâu mới được chứ ? 113.188.187.66 (thảo luận) 04:25, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Đôi lời của tôi về bản ĐVSKTT Bản nội các quan bản
Theo tôi cả về NỘI DUNG, đây là bản triều Nguyễn chứ không thể là bản đời Lê Trung Hưng được, vì sao ???
- Thứ nhất bản này thiếu về những đại công thần quan trọng nhất triều Lê như Lê Lai, Lê Khôi, Bùi Quốc Hưng,...ví như ông Lê Khôi, được gia phong Trung mục vương, và là cháu vua, vậy mà không ghi ngày mất, không một lời nhận xét. Hệ quả là chúng tôi muốn viết wiki về nhân vật thời Hậu Lê đều phải dùng Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt thông sử, những tác phẩm cách đó hàng trăm năm. Không thể thiếu 1 cách có hệ thống như vậy được, sử đã bị đục bỏ hàng loạt, bị sửa tới mức thô bạo. Không có nhân vật nhà Lê nào được nhận xét tốt. Hãy xem lời nhận xét sau:
Văn Linh là công thần khai quốc, là vị nguyên lão của ba triều, tính thâm trầm, có trí lược, rất am hiểu các mặt chính sự, lúc bàn bạc ở triều đình, có nhiều điều rất sáng suốt. Khi Lê Sát bị giết, ông nói thẳng không a dua, đành chịu khiển trách, được công [66a] luận cho là phải. Song ham mê tiền của,cho người làm quan để nhận hối lộ riêng. Rốt cục, không một lời nào bàn tới chính sự của đất nuớc. Ông ta chỉ tin thờ đạo Phật, đinh ninh dặn lại con mình kính mời các bậc cao tăng tụng kinh ba tuần chay,tuần giới, đừng làm đám linh đình mà thôi.
Vế trên và vế dưới rất mâu thuẫn, vế trên nói thâm trầm, trí lược, lúc bàn bạc có nhiều sáng suốt. Vế dưới lại nói không bàn tới chính sự. Cư sĩ Phật gia mà lại ham tiền của.
- Những người có nhận xét lại bị bôi nhọ, viết rất mâu thuẫn, ví như nhận xét về Lê Lợi đa nghi hiếu sát, viết Lê Văn Linh nhận của hối lộ,...Tôi nghĩ ông Ngô Sĩ Liên có tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, nếu Lê Lợi đa nghi hiếu sát thì CHẮC CHẮN không ai theo về cả, hoặc theo rồi bỏ đi.
- Sách Lam sơn thực lục, Việt sử tiêu án, không hề có tên Phạm Văn Xảo, sách Đại Việt sử ký tên PVX luôn được nhắc đến. Nhân vật này không hề được ban cái gì hết, chỉ ghi rất vô lý:
Đại hội văn võ, ban cho Nguyễn Trãi làm quan phục hầu, TNH làm tả tướng quốc, PVX làm thái bảo
Đại hội mà chỉ phong cho 3 anh này ???
- Bản này ghi mưu mô của Nguyễn Trãi, mưu nghị hòa này kia, Lam Sơn thực lục lại ghi đó là chính sách của Lê Lợi. Theo tôi Nguyễn Trãi từ trước không có 1 mưu gì cả, việc không đánh Đông Quan là mưu của Lê Lợi, vì trước nay Lê Lợi chủ trương không đánh thành nào cả, ví như vây thành Nghệ An, hàng loạt các thành khác, đều không công thành. Hà cớ gì lần này NT có mưu như thế.
Kết luận: Theo tôi về nội dung bản này không thể là bản thời nhà Lê Trung Hưng được 113.188.185.165 (thảo luận) 22:03, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Ngô Sĩ Liên viết xong đvsktt năm 1479, rồi dâng lên Lê Thánh Tông xem. Vậy mà đoạn nhận xét về các vua viết Lê Lợi(ông Thánh Tông) "đa nghi hiếu sát, đó là chỗ kém", Lê Thái Tông(cha Thánh Tông) "đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng bên ngoài cũng là tự mình rước lấy tai họa". Với mấy câu này, nsl đã phạm tội khi quân, lê thánh tông chắc chắn chém đầu nsl ngay lập tức=>nsl không bao giờ dám viết những câu này, sử đã bị sửaTongoctuvip (thảo luận) 04:49, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- Tongoctuvip Suy luận không phải là phương pháp duy nhất để chứng minh một sự thật nào đấy. Bạn có thêm bằng chứng nào không ? Bản in nào đấy từ ĐVSKTT ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:20, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Bạn đọc đvsktt bản kỷ quyển 10 thấy viết rất nhiều chỗ vô lý. Thứ nhất viết Lê Lợi đa nghi hiếu sát nhưng đọc cả quyển không thấy Lê Lợi đa nghi hiếu sát chỗ nào. Thứ hai các sách khác đều viết chuyện Lê Lai cứu chúa chỉ có sách này không viết lại có chuyện Lê Lợi giết Lê Lai vì cậy công nói năng khinh mạn. Thứ ba Trần Nguyên Hãn Phạm Văn Xảo không hề có tên trong Lam Sơn thực lục mà trong đvsktt luôn viết tên hai người này đầu tiên. Hai người này xuất hiện rất muộn công lao ít thế mà được phong chức cao ngất ngưởng. TNH được phong làm Thái úy Tả tướng quốc, PVX là công thần thứ 3, cao hơn tầt cả các công thần khác như Lê sát Lê ngân Lê nhân chú, dú các công thần này xuất hiện từ đầu, lập nhiều công lao hơn.Tongoctuvip (thảo luận) 07:33, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- Tiếc là việc xác minh tính chính xác của một cuốn sử nằm ngoài phạm vi hoạt động của Wikipedia bạn à. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:37, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Wiki đã làm ra cái phần sau là Thảo luận, thì các ông cũng để người ta ko gian thảo luận chứ. Việc gì mà săm soi làm gì ? 113.188.185.57 (thảo luận) 10:51, ngày 3 tháng 2 năm 2019 (UTC)