Thảo luận:Đại Cồ Việt

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Hihihiha trong đề tài Cồ?

Cồ?

sửa

Tôi nghe các nhà nghiên cứu nói, "Đại" chữ Hán là to, "Cồ" tiếng Việt cổ cũng là to. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn. Và tôi cũng chưa từng nghe "Cồ" là họ của Phật.--Trungda (thảo luận) 01:22, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn mà bạn thành viên dẫn rađây chỉ có thể nói lên một điều: Vua Đinh mộ đạo Phật và thời Đinh có ảnh hưởng của Phật giáo. Đúng. Nhưng tuyệt nhiên đoạn này chẳng có chỗ nào nói "Cồ là họ Phật", cho nên tôi bỏ đoạn này trong bài đi vì không đủ dẫn chứng xác đáng để khẳng định.--Trungda (thảo luận) 18:17, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khi An Chi còn phụ trách chuyên mục "Chuyện Đông chuyện Tây" của tạp chí "Kiến thức ngày nay" ông đã chứng minh rằng "cồ" không phải là từ thuần Việt, mà là âm cổ của chữ 巨. Ngày nay âm Hán Việt của nó là "cự". "Cự" cũng như "đại" đều có nghĩa là to, lớn. Quốc hiệu Đại Cồ Việt nếu đọc theo âm Hán Việt đương đại thì sẽ là Đại Cự Việt. Hihihiha (thảo luận) 07:52, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cựu quốc gia?

sửa

Đại Cồ Việt xưa nay vẫn được xem là chính thống, là "tiền thân" của Đại ViệtViệt Nam sau này, không giống như những Chiêm Thành hay Nam Việt - không còn sự kế tục đến ngày nay. Chỉ những trường hợp của Chiêm Thành hay Nam Việt mới được xem là "cựu quốc gia". Do đó tôi bỏ thể loại này ra khỏi bài.--Trungda (thảo luận) 01:54, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cùng ý kiến với Trung Da. Lê Thy (thảo luận) 02:25, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Những nước như "Liên Xô", "Tiệp Khắc" đều được xem là cựu quốc gia. Thể loại "cựu quốc gia" chỉ để chứa những nước không còn tồn tại nữa. Nguyễn Hữu Dng 02:40, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về giải nghĩa câu đối tại đền vua Đinh Tiên Hoàng

sửa

Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:

"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.

Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên HoàngHoa Lư):

Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.

Nghĩa là:

Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như kinh đô Tràng An của nhà Hán vậy.

Theo tôi nên hiểu là:

Nước Việt to lớn (Cồ Việt) cùng thời Khai Bảo (968-976) nước Tống
Kinh đô Hoa Lư (của Cồ Việt) cũng tựa như Tràng An thời Hán vậy

Tôi không tán đồng giải nghĩa "Cồ Việt" trong câu đối tại đền vua Đinh thành "Đại Cồ Việt". Rất ngớ ngẩn về tiếng mẹ đẻ. Đoạn khẳng định sau cũng rất hàm hồ, không đáng tin cậy: "Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào". "Cồ" có nghĩa là "to lớn" nên "Cồ Việt" có thể hiểu là "Nước Việt to lớn". Vậy cớ gì khi dịch nghĩa cho câu đối lại giải thích "Cồ Việt" là "Đại Cồ Việt" (lối giải thích "gắn" luôn vào quốc hiệu, rất ngớ ngẩn). Một câu hỏi nghi vẫn nữa là quốc hiệu mà vua Đinh Tiên Hoàng đặt cho Việt Nam thời đó có chính xác là "Đại Cồ Việt" (như chính sử bấy lâu nay chép vậy) hay chỉ là "Cồ Việt" (chữ "Cồ Việt" bị thợ khắc gỗ không hiểu biết khắc nhầm thành "Đại Cồ Việt" rồi thành ra chính sử đời sau cũng chép nhầm theo)? Bởi một điều chắc chắn là câu đối tại đền vua Đinh Tiên Hoàng không thể "sơ xuất" mà khắc "giản lược" "Đại Cồ Việt" thành "Cồ Việt" được! Nam Hy Hoàng Phong (thảo luận) 16:12, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo cách thông dụng tôi vẫn thấy người ta giải thích là nước Đại Cồ Việt, gần đây sau kết quả khai quật cung điện Hoa Lư người ta thấy nền móng cung điện được xây có chữ "gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên" có nghĩa là "gạch chuyên xây thành nước Đại Việt" có giả thuyết cho rằng quốc hiệu thời Đinh là Đại Việt chứ không phải quốc hiệu này có ở giữa thời Lý.Kien1980v (thảo luận) 11:08, ngày 12 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Đại Cồ Việt”.