Cư sĩ
thích nguyễn thế dân
Pháp danhNgộ Trí Đạo
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoKhông tôn giáo
Trường pháiPhật giáo Nguyên thủy
Xuất gia18 tháng 2 năm 2015 - nay
9 năm, 271 ngày
Tự tìm tới con đường Phật Pháp
Thụ giớiChưa
Chủ tịch
Quỹ Đạo Phật Ngày Nay - Thái Bình
Nhiệm kỳ
01 tháng 9 năm 2018 – nay
6 năm, 75 ngày
Chủ tịch Quỹ Đạo Phật Ngày Nay - Chùa Giác NgộThượng tọa Thích Nhật Từ
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmĐương nhiệm
Phó Chủ tịchVũ Trọng Hùng
Chủ nhiệm
Đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay - Thái Bình
Nhiệm kỳ
01 tháng 9 năm 2018 – nay
6 năm, 75 ngày
Chủ nhiệm Đạo Phật Ngày Nay toàn quốcThượng tọa Thích Nhật Từ
Tiền nhiệmBản thân (Đổi tên Đạo tràng)
Kế nhiệmĐương nhiệm
Phó Chủ nhiệmNguyễn Diệu
Trưởng ban Thái Bình - Đạo tràng TNPT Đạo Phật Ngày Nay 2
Nhiệm kỳ
7 tháng 11 năm 2017 – 1 tháng 9 năm 2018
298 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmBản thân (Đổi tên đạo tràng)
Phó Trưởng ban
  • Vũ Trọng Hùng
Chủ nhiệm
Đạo tràng Thanh niên Phật tử Đạo Phật Ngày Nay 2
Nhiệm kỳ
21 tháng 5 năm 2016 – 1 tháng 9 năm 2018
2 năm, 103 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmĐạo tràng chia tách
Phó Chủ nhiệm
  • Trần Tuấn Hạ (Trưởng ban Hà Nội)
  • Hoàng Huyền Trang
  • Lê Thị Ngân (Trưởng ban Nam Định)
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh30 tháng 5 năm 1998
Nơi sinhThanh Hóa
Học vấnĐại học
Quốc tịch Việt Nam
Đảng pháiChủ nghĩa Cộng sản kết hợp minh triết Phật giáo
icon Cổng thông tin Phật giáo
Tập tin:Phat.jpg
Phật
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI
TRANG THÀNH VIÊN
THÍCH NGUYỄN THẾ DÂN - NGỘ TRÍ ĐẠO

Chào mừng các bạn đến với Thích Nguyễn Thế Dân - Ngộ Trí Đạo!

Các bài viết sẽ, đã xây dựng, đóng góp:

- Bồng Hạ

- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

- Bồng Trung

- Quỹ Đạo Phật Ngày Nay

- Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia

- Nguyễn Phủ tộc

- Nguyễn Công Duẩn


Đồng hồ

sửa
 

Thông tin

sửa
 Còn 47 ngày nữa là đến Tết Dương lịch



 Còn 80 ngày nữa là đến Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


 Còn 75 ngày nữa là đến Tết.


 Còn 114 ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ





 Còn 168 ngày nữa là đến ngày Quốc tế Lao động



 Còn 174 ngày nữa là đến ngày kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ



 Còn 186 ngày nữa là đến ngày kỉ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh



 Còn 182 ngày nữa là đến ngày kỉ niệm Ngày Bụt Thích Ca đản sinh



 Còn 199 ngày nữa là đến ngày Quốc tế Thiếu nhi


 Còn 255 ngày nữa là đến ngày thương binh liệt sĩ



 Còn 292 ngày nữa là đến ngày Quốc khánh



 Còn 5 ngày nữa là đến ngày Nhà giáo Việt Nam



 Còn 37 ngày nữa là đến Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam



Xem thêm

sửa

Xem tiếp

sửa

Bồng Hạ là một ngôi làng thuộc xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Minh Tân), nằm ở vùng trung lưu, phía tả ngạn bên dòng sông Mã. Bồng Hạ là trung tâm buôn bán, dịch vụ cho một vùng quê rộng lớn trong huyện Vĩnh Lộc, và hiện được quy hoạch cùng các làng Bồng Thượng, Bồng Trung để tạo lập khu đô thị Bồng (trung tâm của tiểu vùng II huyện Vĩnh Lộc)[1]. Làng nằm ở khu vực trung tâm xã Vĩnh Minh, phía Tây giáp với làng Bồng Thôn, phía Đông giáp làng Mai Vực, phía Bắc là đồng ruộng, phía Nam giáp sông Mã.

Lịch sử

sửa
 
Cây gạo hơn 100 tuổi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của làng

Vùng đất Bồng đã được xác lập từ xưa vào khoảng thế kỉ XIV và được tái lập vào đầu triều Lê sơ gồm làng Bồng Trung, Bồng Thượng, Bồng Hạ, nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc trên bờ Bắc sông Mã, phía Nam sông Mã là huyện Yên Định. Với những tên gọi là "Thượng", “ Trung”, “Hạ” là để phân biệt vị trí của làng theo cách định vị dân gian bởi ba làng Bồng cùng nằm ở bờ Bắc sông Mã: Làng Bồng Thượng ở phía trên (về phía trung tâm Thị trấn Vĩnh Lộc), Bồng Trung ở giữa, Bồng Hạ ở phía dưới (theo dòng chảy của sông Mã). Làng Bồng Trung nằm giữa làng Bồng Thượng và làng Bồng Hạ, trước đây ranh giới của các làng thường không rõ ràng. Ba làng Bồng nằm ở khu vực trung tâm của châu thổ sông Mã cận kề Ngã Ba Bông (nơi sông Mã phân nhánh đẻ về với Biển). Là vùng nằm trong khu vực đồng bằng sông Mã nhưng cảnh quan thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vùng đất Bồng khá đa dạng và phong phú.

Đến giữa cuối thế kỷ XIX, vào thời vua Tự Đức triều Nguyễn, vùng đất Bồng được đổi tên gộp thành Tổng (Tổng Biện Thượng gồm có 9 xã, thôn, vạn gồm: Biện Thượng, Đông Biện, Biện Hạ, Mai Vực, Đa Bút, Bản Thủy,Thọ Lộc, Kim Sơn và Vạn Biện Thượng) và đổi tên Biện Thượng thành Bồng Thượng. Đến năm 1885 khi vua Hàm Nghi lên ngôi Hoàng đế thì cho đổi Biện Hạ thành Bồng Hạ, Đông Biện thành Bồng Trung và Tổng Biện Thượng đổi thành Tổng Bồng Thượng. Lý do đổi là do chữ "Biện" cùng tên húy của vị tổ dòng họ Nguyễn Phúc.

Khi cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, dưới sự kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân vùng đất Bồng nổi lên giành chính quyền sau đó thì chính quyền cách mạng quy định tên gọi và địa giới hành chính của xã là xã Hùng Lĩnh, đến tháng 6/ 1946 đổi tên là xã Vĩnh Hùng, xã lúc này gồm hai làng là Bồng Thượng và Việt Yên. Các làng thuộc xã Vĩnh Minh và Vĩnh Tân nay thành lập nên xã Duy Tân, sau đó đến 4/1954 xã Duy Tân lại tách thành hai xã Vĩnh Tân ( gồm làng Bồng Trung và Đa Bút) và Vĩnh Minh ( gồm 3 làng Bồng Thôn, Bồng Hạ, Mai Vực). Đến ngày 1/12/2019, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai xã Vĩnh Minh và Vĩnh Tân sáp nhập với nhau thành xã Minh Tân (bao gồm cả làng Bồng Trung, Bồng Hạ, Đa Bút, Mai Vực, Bồng Thôn). Làng Bồng Hạ trước đây chia thành hai thôn là Lại thôn và Thị thôn, hiện tại được chia làm hai thôn là thôn 6 và thôn 7.[2]

Kinh tế - xã hội

sửa
 
Đình làng Bồng Hạ mới được trùng tu từ nguồn xã hội hóa

Làng Bồng Hạ có hơn 20 dòng họ sinh cư lập nghiệp gồm các họ lớn là họ Trịnh ( có tới 10 chi họ), họ Nguyễn ( có 9 chi họ), họ Hoàng ( có 5 chi họ), họ Trần (có 3 chi họ) ngoài ra còn có một số họ khác như: họ Vũ, họ Phạm, họ Lê, họ Lưu, họ Lâm, họ Cao,… Một trong những dòng họ đến đây sớm nhất để sinh cư lập nghiệp là họ Trịnh với chi Trịnh Tất, theo giả phả ghi chép lại thì họ Nguyễn cũng là một trong những dòng họ có mặt ở đây sớm. [3]

Với vị trí địa lý thuận lợi nên làng là trung tâm mua bán của xã Minh Tân tại chợ Cung, cơ sở khám chữa bệnh cho Nhân dân năm xã miền xuôi (Minh Tân, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An) là Phòng khám đa khoa huyện Vĩnh Lộc khu vực Vĩnh Minh cũng được đặt tại làng, điểm giao dịch của Bưu điện, Ngân hàng Agribank, các cơ sở giáo dục của xã...

Di tích lịch sử được công nhận: Đình Làng Bồng Hạ, Nghè Cung. Di tích đình Bồng Hạ đặt tại trung tâm làng (Bồng Hạ), ngoảnh mặt hướng Đông. So với nhiều đình làng thời Nguyễn, đình Bồng Hạ có lịch sử khởi dựng khá muộn (năm 1940). Đình làng Bồng Hạ là nơi thờ Thành hoàng làng Linh Lang Thượng đẳng thần. Theo truyền thuyết, vị thần Linh Lang là con thứ 4 của vua Lý, có công trong việc đánh thắng giặc ngoại xâm đã hi sinh trong cuộc chiến chống nhà Tống xâm lược xưa kia (giai đoạn 1075-1077). Hiện nay, đình còn kết hợp thờ anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. Hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng làng đều tổ chức lễ rước linh đình từ Nghè Cung về đình làng Bồng Hạ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2070”.
  2. ^ “VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT BỒNG”.
  3. ^ “Giữ "hồn làng" đình Bồng Hạ bằng nguồn xã hội hóa”.