Thành viên:Pq/Nháp
1
sửaLớp tàu chiến-tuần dương Moltke là một lớp gồm hai tàu chiến-tuần dương "toàn-súng lớn" được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong những năm 1909–1911. Gồm hai chiếc SMS Moltke và SMS Goeben, lớp này có thiết kế tương tự như chiếc Von der Tann dẫn trước, nhưng bao gồm nhiều cải tiến lớn hơn. Những chiếc Moltke hơi lớn hơn, nhanh hơn và có vỏ giáp tốt hơn, chúng cũng được bổ sung thêm một cặp pháo 28 cm. Cả hai chiếc trong lớp đều đã tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Moltke tham gia nhiều trận chiến lớn cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi Đức, bao gồm các trận Dogger Bank và Jutland tại Bắc Hải cùng trận Riga và Chiến dịch Albion tại biển Baltic. Vào cuối chiến tranh, Moltke cùng với phần lớn tàu chiến của Hạm đội Biển khơi bị lưu giữ tại Scapa Flow trong khi các cuộc đàm phán hòa bình diễn ra nhằm quyết định số phận của chúng. Moltke đã bị đánh đắm cùng với hầu hết hạm đội vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 nhằm ngăn chúng không bị rơi vào tay người Anh. Goeben được bố trí tại Địa Trung Hải vào lúc chiến tranh nổ ra, nó thoát khỏi sự săn đuổi của hạm đội Anh để đi đến Constantinople thuộc. Con tàu cùng với chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Breslau nhanh chóng được chuyển cho Hải quân Ottoman không lâu sau đó. [ Đọc tiếp ]
2
sửaHMS Indefatigable là một tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc dẫn đầu của lớp Indefatigable, một phiên bản mở rộng so với lớp Invincible dẫn trước, được cải thiện cách sắp xếp bảo vệ và kéo dài thân tàu để hai tháp pháo giữa tàu có thể bắn được cả hai bên mạn. Indefatigable được đặt lườn vào năm 1909 và đưa ra hoạt động vào năm 1911. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất mở màn, Indefatigable phục vụ cùng với Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 2 tại Địa Trung Hải, nơi nó săn đuổi không thành công tàu chiến-tuần dương Goeben và tàu tuần dương hạng nhẹ Breslau của Hải quân Đế quốc Đức khi chúng thoát về hướng Đế quốc Ottoman. Con tàu đã bắn phá các pháo đài Thổ Nhĩ Kỳ phòng thủ eo biển Dardanelles vào ngày 3 tháng 11 năm 1914, rồi sau một đợt tái trang bị tại Malta, đã quay trở về Anh vào tháng 2 năm 1915 nơi nó tái gia nhập Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 2. Indefatigable bị đánh chìm vào ngày 31 tháng 5 năm 1916 trong trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất của cuộc chiến tranh. Trong thành phần Hạm đội Tàu chiến-Tuần dương dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Sir David Beatty, nó bị bắn trúng nhiều phát ngay những phút đầu tiên của đợt "Chạy về phía Nam", giai đoạn mở đầu của trận chiến. Những phát đạn pháo từ tàu chiến-tuần dương Đức Von der Tann đã gây một vụ nổ làm thủng một lổ lớn trên lườn tàu, và một vụ nổ thứ hai làm tung những mảnh lớn của con tàu lên cao 200 ft (61 m). Chỉ có ba người trong tổng số 1.017 thành viên thủy thủ đoàn sống sót. [ Đọc tiếp ]
3
sửaSMS Kronprinz là chiếc cuối cùng của lớp thiết giáp hạm König được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Kronprinz được đặt lườn vào ngày tháng 11 năm 1911 và được hạ thủy vào ngày 21 tháng 2 năm 1914. Nó được chính thức đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 8 tháng 11 năm 1914, chỉ bốn tháng sau khi chiến tranh nổ ra tại Châu Âu. Cái tên Kronprinz (Hoàng thái tử) được đặt để ám chỉ Thái tử Wilhelm, và vào tháng 6 năm 1918, con tàu được đổi tên thành Kronprinz Wilhelm nhằm tôn vinh trực tiếp ông. Chiếc thiết giáp hạm được trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 xentimét (12,0 in) L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi, và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ]. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp König, Grosser Kurfürst và Markgraf, Kronprinz đã tham gia hầu hết các hoạt động của hạm đội trong chiến tranh, kể cả trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Mặc dù được bố trí gần phía đầu của hàng chiến trận Đức, nó đã thoát ra khỏi trận đánh mà không bị hư hại. Tuy nhiên, nó lại bị tàu ngầm Anh J1 phóng trúng ngư lôi vào ngày 5 tháng 11 năm 1916 trong một chiến dịch ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Sau khi được sửa chữa, nó tham gia Chiến dịch Albion, một cuộc tấn công đổ bộ lên bờ biển Baltic vào tháng 10 năm 1917, nơi nó đối đầu với thiết giáp hạm Nga Tsesarevich, buộc đối thủ phải rút lui. [ Đọc tiếp ]
4
sửaLớp thiết giáp hạm Bayern là một lớp bao gồm bốn thiết giáp hạm "siêu-dreadnought" được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Lớp này bao gồm các chiếc Bayern, Baden, Sachsen và Württemberg. Công việc chế tạo các con tàu được bắt đầu ngay trước chiến tranh; Baden được đặt lườn vào năm 1913, Bayern và Sachsen tiếp nối vào năm 1914, còn chiếc cuối cùng trong lớp Württemberg được đặt lườn vào năm 1915. Chỉ có Baden và Bayern được hoàn tất; do sự ưu tiên trong việc đóng tàu thay đổi khi chiến tranh tiếp diễn, người ta nhận ra tàu ngầm U-boat có giá trị hơn cho các nỗ lực trong chiến tranh, nên việc chế tạo các thiết giáp hạm mới bị chậm lại và cuối cùng bị ngừng lại hẵn. Kết quả là, Bayern và Baden là những thiết giáp hạm Đức cuối cùng được Hải quân Đế quốc Đức hoàn tất. Bayern và Baden được đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào tháng 7 năm 1916 và tháng 3 năm 1917; tuy nhiên đã quá trễ để cả hai có thể tham gia vào Jutland, một trận hải chiến lớn nhất của Thế Chiến I vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Bayern được điều về một lực lượng hải quân để đẩy lui Hải quân Đế quốc Nga ra khỏi vịnh Riga trong Chiến dịch Albion vào tháng 10 năm 1917, trong lần này con tàu đã bị hư hại nặng bởi một quả thủy lôi và phải rút lui về Kiel để sửa chữa. Baden thay thế cho thiết giáp hạm Friedrich der Grosse trong vai trò soái hạm của Hạm đội Biển khơi Đức, nhưng không tham gia hoạt động tác chiến nào. Cả hai sau đó đều bị lưu giữ tại căn cứ hải quân của Anh ở Scapa Flow theo thỏa thuận Đình chiến vào tháng 11 năm 1918. [ Đọc tiếp ]
5
sửaSMS Rheinland là một trong bốn thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên thuộc lớp Nassau được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức. Rheinland được trang bị dàn pháo chính bao gồm mười hai khẩu pháo 28 cm (11 in) bố trí trên sáu tháp pháo nòng đôi theo một sự sắp xếp hình lục giác khá bất thường. Hải quân Đức đã cho đóng Rheinland cùng các tàu chị em là nhằm đối phó lại việc hạ thủy thiết giáp hạm HMS Dreadnought mang tính cách mạng của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1906. Rheinland được đặt lườn vào tháng 6 năm 1907, được hạ thủy vào tháng 10 năm sau, và đưa ra hoạt động vào tháng 4 năm 1910. Westfalen đã phục vụ rộng rãi cùng Hạm đội Biển khơi Đức trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm nhiều cuộc xuất kích của hạm đội ra Bắc Hải, một số là nhằm hỗ trợ cho các cuộc bắn phá bở biển Anh do các tàu chiến-tuần dương của Lực lượng Tuần tiễu I tiến hành. Chúng lên đến đỉnh điểm trong Trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916, nơi mà Rheinland tham gia một trận chiến đêm ác liệt chống các tàu khu trục Anh ở tầm gần. Con tàu cũng tham gia nhiều hoạt động tại biển Baltic, nằm trong thành phần hỗ trợ cho Trận chiến vịnh Riga vào năm 1915. Nó được phái quay trở lại Baltic vào năm 1918 hỗ trợ phe Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Phần Lan, nhưng đã bị mắc cạn không lâu sau khi đi đến khu vực. [ Đọc tiếp ]
6
sửaHMS Princess Royal là một tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Là chiếc thứ hai trong lớp Lion bao gồm hai chiếc, nó được chế tạo nhằm vượt trội hơn so với lớp tàu chiến-tuần dương Moltke của Hải quân Đức, được cải thiện đáng kể về tốc độ, vũ khí và vỏ giáp so với lớp Indefatigable dẫn trước. Được đặt lườn năm 1912 và đi vào hoạt động năm 1913, Princess Royal đã phục vụ trong Trận Heligoland Bight một tháng sau khi chiến tranh bắt đầu. Sau đó nó được gửi đến biển Caribbe phòng ngừa Hải đội Đông Á Đức Quốc sử dụng kênh đào Panama. Sau khi Hải đội Đông Á bị đánh chìm trong Trận chiến quần đảo Falkland vào tháng 12 năm 1914, Princess Royal gia nhập trở lại Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1. Trong Trận Dogger Bank, Princess Royal chỉ ghi được một vài phát trúng, mặc dù một quả đạn pháo đã phá hỏng chiếc tàu tuần dương bọc thép Đức Blücher. Không lâu sau đó, nó trở thành soái hạm của Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Osmond Brock. Princess Royal bị hư hại trung bình trong trận Jutland và phải mất một tháng rưỡi sửa chữa. Ngoài việc hỗ trợ từ xa trong Trận Heligoland Bight thứ hai vào năm 1917, con tàu trải qua thời gian còn lại của cuộc chiến tranh bằng những chuyến tuần tra bình yên tại Bắc Hải. Princess Royal được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1920, rồi bị bán để tháo dỡ vào năm 1922 để đáp ứng những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. [ Đọc tiếp ]
7
sửaSMS Westfalen là một trong bốn thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên thuộc lớp Nassau được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức. Westfalen được đặt lườn tại xưởng tàu AG Weser ở Bremen vào ngày 12 tháng 8 năm 1907, được hạ thủy một năm sau đó vào ngày 1 tháng 7 năm 1908, và được đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 16 tháng 11 năm 1909. Con tàu được trang bị dàn pháo chính bao gồm mười hai khẩu pháo 28 cm (11 in) bố trí trên sáu tháp pháo nòng đôi theo một sự sắp xếp hình lục giác khá bất thường. Westfalen đã phục vụ cùng với các con tàu chị em cùng lớp trong hầu hết Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hoạt động rộng rãi tại Bắc Hải, nơi nó tham gia nhiều cuộc xuất kích của hạm đội. Chúng lên đến đỉnh điểm trong Trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916, nơi mà Westfalen phải chiến đấu trong một trận chiến đêm ác liệt chống lại một lực lượng hạng nhẹ Anh. Westfalen đã dẫn đầu hàng chiến trận Đức trong hầu hết buổi chiều tối và sang ngày hôm sau, cho đến khi hạm đội quay về đến Wilhelmshaven. Trong một đợt tiến quân khác của hạm đội vào tháng 8 năm 1916, con tàu bị hư hại do trúng phải ngư lôi từ một tàu ngầm Anh. [ Đọc tiếp ]
8
sửaHMAS Australia là một trong số ba chiếc tàu chiến-tuần dương lớp Indefatigable được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo để bảo vệ các lãnh thổ của Đế quốc Anh. Được chính phủ Australia đặt hàng vào năm 1909, nó được hạ thủy vào năm 1911, và được đưa ra hoạt động như là soái hạm của Hải quân Hoàng gia Australia mới thành lập vào năm 1913. Australia là chiếc tàu chiến chủ lực duy nhất từng phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Australia. Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, Australia được giao nhiệm vụ tìm và tiêu diệt Hải đội Đông Á Đức Quốc, vốn bị thúc đẩy rút lui khỏi Thái Bình Dương do sự hiện diện của chiếc tàu chiến-tuần dương. Các hoạt động phân tán nhằm hỗ trợ cho việc chiếm đóng các thuộc địa của Đức tại New Guinea và Samoa, cũng như hành động quá thận trọng của Bộ Hải quân Anh đã khiến nó không thể đối đầu với hải đội Đức cho đến khi chúng bị tiêu diệt trong Trận chiến quần đảo Falkland. Sau đó Australia được điều về hoạt động tại khu vực Bắc Hải, vốn chủ yếu bao gồm các cuộc tuần tra và tập trận cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong thời gian này, nó tham gia vào các hoạt động không lực hải quân đầu tiên, và 11 người của nó đã tham gia cuộc bắn phá Zeebrugge. Chiếc tàu chiến-tuần dương đã không thể tham gia trận Jutland vì nó đang được sửa chữa sau vụ tai nạn va chạm với tàu chị em New Zealand. Nó chỉ khai hỏa hai lần: một lần vào một tàu buôn Đức vào tháng 1 năm 1915, và một lần do nhầm tưởng một tàu ngầm vào tháng 12 năm 1917. [ Đọc tiếp ]
9
sửaLớp thiết giáp hạm König là một lớp thiết giáp hạm dreadnought được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất; lớp bao gồm bốn chiếc König, Grosser Kurfürst, Markgraf, và Kronprinz. Lớp König là một sự cải tiến đối với lớp thiết giáp hạm Kaiser dẫn trước; một trong những sự cải biến chính yếu là sự bố trí lại dàn pháo chính: lớp Kaiser trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 xentimét (12,0 in) L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi; một phía trước, hai phía sau theo kiểu bắn thượng tầng, và hai bên mạn phía giữa tàu. Đối với lớp König, một tháp pháo mạn được chuyển lên phía trước ắn thượng tầng, trong khi tháp pháo mạn kia chuyển sang ngay trục giữa phía giữa tàu. Điều này cho phép có một góc bắn rộng hơn qua mạ̣n, khi cả mười khẩu pháo có thể khai hỏa trên một vùng rộng. Là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của Hạm đội Biển khơi Đức khi chiến tranh bùng phát vào năm 1914, lớp König đã hoạt động như một đơn vị duy nhất trong chiến tranh: Đội 5 thuộc Hải đội Chiến trận 3. Những chiếc trong lớp đã tham gia hầu hết các hoạt động của Hạm đội trong cuộc xung đột, kể cả trận Jutland, nơi chúng đóng vai trò tiên phong cho hàng chiến trận Đức. Tất cả chúng đều sống sót qua cuộc chiến tranh, và bị lưu giữ tại Scapa Flow vào tháng 11 năm 1918. Tất cả bốn chiếc đều đã bị đánh đắm vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 khi Chuẩn Đô đốc Ludwig von Reuter không muốn người Anh chiếm lấy các tàu chiến của Hạm đội Biển khơi. [ Đọc tiếp ]
10
sửaSMS Helgoland là một thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm bốn chiếc. Thiết kế của Helgoland phản ảnh sự cải tiến dần so với lớp Nassau dẫn trước, bao gồm việc tăng cỡ nòng của dàn pháo chính từ 28–30,5 cm (11,0–12,0 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]. Nó được đặt lườn vào ngày 11 tháng 11 năm 1908 tại xưởng tàu của hãng Howaldtswerke ở Kiel. Helgoland được hạ thủy vào ngày 25 tháng 9 năm 1909 và đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 8 năm 1911. Giống như đa số thiết giáp hạm của Hạm đội Biển khơi Đức, Helgoland chỉ có những hoạt động giới hạn chống lại Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế Chiến I. Nó tham gia nhiều cuộc càn quét vào Bắc Hải không kết quả như là lực lượng bảo vệ cho các tàu chiến-tuần dương của Đội Tuần tiễu 1. Nó cũng có những hoạt động giới hạn tại biển Baltic chống Hải quân Nga, nằm trong thành phần lực lượng hỗ trợ trong Trận chiến vịnh Riga vào tháng 8 năm 1915. Helgoland đã có mặt trong Trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916, cho dù nó ở vị trí trung tâm của hàng chiến trận Đức và đã không đụng độ ác liệt như những chiếc thuộc các lớp König và Kaiser dẫn đầu đội hình.. [ Đọc tiếp ]
11
sửaSMS Baden là một thiết giáp hạm thuộc lớp Bayern được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được hạ thủy vào tháng 10 năm 1915 và hoàn tất vào tháng 3 năm 1917, nó là chiếc thiết giáp hạm Đức cuối cùng được hoàn tất trong chiến tranh, khi hai con tàu chị em cùng lớp Sachsen và Württemberg chưa hoàn tất khi chiến tranh kết thúc. Con tàu trang bị tám khẩu pháo 38 cm (15 in) trên bốn tháp pháo nòng đôi, có trọng lượng choán nước 32.200 tấn (31.700 tấn Anh; 35.500 tấn Mỹ) khi chất đầy tải trọng chiến đấu, và đạt đến tốc độ tối đa 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph). Cùng với con tàu chị em Bayern, Baden là chiếc tàu chiến lớn nhất và trang bị mạnh nhất từng được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo. Khi được đưa vào hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức, Baden được đặt làm soái hạm của hạm đội, thay thế cho chiếc Friedrich der Grosse. Baden có rất ít hoạt động trong quãng đời phục vụ ngắn ngũi của nó; lần xuất quân duy nhất vào tháng 4 năm 1918 kết thúc mà không đụng độ với đối phương. Baden bị lưu giữ cùng với hầu hết Hạm đội Biển khơi tại Scapa Flow sau khi Đức thua trận vào tháng 11 năm 1918. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1919, Đô đốc Ludwig von Reuter ra lệnh đánh đắm hạm đội; tuy nhiên thủy thủ Anh đồn trú trong cảng đã chiếm được Baden và làm mắc cạn nó để tránh bị chìm ở vùng nước sâu hơn. Con tàu được cho nổi trở lại, được khảo sát cẩn thận, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu cho các cuộc thử nghiệm vũ khí của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1921. [ Đọc tiếp ]
12
sửaSMS Markgraf là chiếc thứ ba trong lớp thiết giáp hạm König được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Markgraf được đặt lườn vào ngày tháng 11 năm 1911 và được hạ thủy vào ngày 4 tháng 6 năm 1913. Nó được chính thức đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 1 tháng 10 năm 1914, chỉ trên hai tháng sau khi chiến tranh nổ ra tại Châu Âu. Markgraf được trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 xentimét (12,0 in) L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi, và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ]. Tên của nó được đặt nhằm tôn vinh Hoàng gia Baden. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp König, Grosser Kurfürst và Kronprinz, Markgraf đã tham gia hầu hết các hoạt động của hạm đội trong chiến tranh, kể cả trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Là chiếc thứ ba trong hàng chiến trận Đức trong trận này, con tàu đã chịu đựng hỏa lực ác liệt từ những thiết giáp hạm của Hạm đội Grand đối địch, bị bắn trúng năm quả đạn pháo hạng nặng, khiến 23 người thương vong. Nó cũng tham gia Chiến dịch Albion, cuộc chinh phục vịnh Riga do Nga chiếm giữ vào cuối năm 1917. Tuy nhiên, con tàu bị hư hại do một quả thủy lôi trên đường quay trở về Đức sau sự thành công của chiến dịch. [ Đọc tiếp ]
13
sửaSMS Goeben là chiếc thứ hai thuộc lớp tàu chiến-tuần dương Moltke của Hải quân Đế quốc Đức. Nó được hạ thủy vào năm 1911 và được đặt tên theo August Karl von Goeben, vị tướng Phổ từng phục vụ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Cùng với con tàu chị em Moltke, Goeben là một phiên bản mở rộng tương tự như thiết kế của chiếc tàu chiến-tuần dương Đức Von der Tann trước đó, nhưng có vỏ giáp được tăng cường và được bổ sung thêm một tháp pháo. So với đối thủ Anh đương thời, lớp Indefatigable, Goeben cùng với con tàu chị em Moltke lớn hơn đáng kể và có vỏ giáp tốt hơn. Nhiều tháng sau khi được đưa ra hoạt động vào năm 1912,Goeben cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ Breslau hình thành nên Hải đội Địa Trung Hải (Đức) để tuần tra tại đây trong giai đoạn các cuộc Chiến tranh Balkan. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ vào ngày 28 tháng 7 năm 1914, Goeben và Breslau lẫn tránh lực lượng hải quân Anh tại Địa Trung Hải và đi đến Constantinople. Hai con tàu được chuyển cho Đế quốc Ottoman vào ngày 16 tháng 8 năm 1914, và Goeben trở thành soái hạm của Hải quân Ottoman như là chiếc Yavuz Sultan Selim, vốn thường được gọi tắt là Yavuz. Đến năm 1936 nó được chính thức đổi tên thành TCG Yavuz. Nó từng đưa di hài của Mustafa Kemal Atatürk từ Istanbul đến İzmit vào năm 1938. Yavuz tiếp tục là soái hạm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi nó ngừng hoạt động vào năm 1950. [ Đọc tiếp ]
14
sửaHMS Royal Oak (08) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Revenge của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Được hạ thủy vào năm 1914 và hoàn tất vào năm 1916, Royal Oak tham gia hoạt động lần đầu tiên trong trận Jutland của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong thời bình, nó từng phục vụ trong các hạm đội Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Hạm đội Nhà, và đã hơn một lần chịu đựng tai nạn tấn công nhầm. Con tàu trở nên tâm điểm sự chú ý của toàn thế giới vào năm 1928 khi vài sĩ quan cao cấp trên tàu bị xét xử trước tòa án binh do mâu thuẫn cá nhân. Trong cuộc đời phục vụ kéo dài 25 năm, mọi dự định hiện đại hóa Royal Oak không thể khắc phục khuyếm khuyết căn bản nhất là thiếu tốc độ, và khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, nó không còn phù hợp để hoạt động ở tuyến đầu. Royal Oak đang neo đậu trong vịnh Scapa Flow tại Orkney thuộc Scotland khi nó trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Đức U-47 vào ngày 14 tháng 10 năm 1939, trở thành chiếc đầu tiên trong số năm thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia bị đánh chìm trong Thế Chiến II. Tổn thất nhân mạng rất nặng nề: trong số thủy thủ đoàn gồm 1.234 người và thiếu sinh quân của Royal Oak, 833 đã thiệt mạng hay tử thương. [ Đọc tiếp ]
15
sửaLớp tàu tuần dương Alaska là một lớp bao gồm sáu tàu tuần dương rất lớn được Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cho dù thường được gọi là tàu chiến-tuần dương, Hải quân Mỹ chính thức xếp hạng chúng là những tàu tuần dương lớn với ký hiệu lườn CB. Bản chất trung gian của chúng được thể hiện qua tên mà chúng được đặt so với thông lệ đặt tên cho thiết giáp hạm và tàu tuần dương vào lúc đó, tất cả đều được đặt tên theo "lãnh thổ hoặc vùng quốc hải" của Hoa Kỳ. Trong số sáu chiếc được vạch kế hoạch, có ba chiếc được đặt lườn, và chỉ có hai chiếc được hoàn tất. Việc chế tạo chiếc thứ ba bị ngưng lại vào ngày 16 tháng 4 năm 1945 khi nó đã hoàn tất được 84%. Hai chiếc được hoàn tất, USS Alaska (CB-1) và USS Guam (CB-2) đã phục vụ trong hai năm sau cùng của Thế chiến II trong vai trò bắn phá bờ biển và hộ tống các tàu sân bay nhanh. Cả hai chiếc đều được cho ngừng hoạt động vào năm 1947 chỉ sau khi phục vụ được 32 và 29 tháng tương ứng. Ý tưởng về một lớp tàu tuần dương lớn khởi sự vào đầu những năm 1930, khi Hải quân Mỹ muốn đối phó lại những chiếc "thiết giáp hạm bỏ túi" thuộc lớp Deutschland được Đức cho hạ thủy và đưa vào hoạt động. Cho dù không có một kết quả cụ thể nào ngay lập tức, kế hoạch về những chiếc tàu sau đó tiến triển thành lớp Alaska vào cuối những năm 1930 sau khi Đức đưa vào hoạt động lớp Scharnhorst cùng những lời đồn đại rằng Nhật Bản đang chế tạo một lớp tàu chiến-tuần dương mới. [ Đọc tiếp ]
16
sửaSMS Grosser Kurfürst là chiếc thứ hai trong lớp thiết giáp hạm König được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Grosser Kurfürst (còn có thể viết là Großer Kurfürst) được đặt lườn vào ngày tháng 10 năm 1911 và được hạ thủy vào ngày 5 tháng 5 năm 1913. Nó được chính thức đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 30 tháng 7 năm 1914, chỉ ít ngày trước khi chiến tranh nổ ra giữa nước Đức và Anh Quốc. Tên của nó mang nghĩa “Đại Tuyển hầu”, được đặt để ám chỉ vị "Đại Tuyển hầu" xứ Brandenburg kiêm Quận công xứ Phổ là Friedrich Wilhelm I hồi thế kỷ 17. Grosser Kurfürst được trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 xentimét (12,0 in) L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi, và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph)[chuyển đổi: tùy chọn không hợp lệ]. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp König, Markgraf và Kronprinz, Grosser Kurfürst đã tham gia hầu hết các hoạt động của hạm đội trong chiến tranh, kể cả trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Con tàu đã chịu đựng hỏa lực ác liệt trong trận này từ những thiết giáp hạm Anh Quốc, nhưng không bị hại hại gì nghiêm trọng. Nó cũng tham gia bắn phá các vị trí của Nga trong Chiến dịch Albion vào tháng 9 và tháng 10 năm 1917. Grosser Kurfürst chịu đựng một số tai nạn trong suốt quãng đời hoạt động; nó từng va chạm với König và Kronprinz, nhiều lần bị mắc cạn, bị trúng ngư lôi một lần và bị trúng mìn một lần. [ Đọc tiếp ]