Lý Anh Tử
Mọi đóng góp cho nội dung của trang này đều được chào mừng! |
Nghiêm cấm người có bệnh nặng, yếu tim, lên máu, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 16 tuổi và người không tin ma quỷ vào đọc. Khuyến khích xem vào ban đêm! |
Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân Lý Anh Tử
| |||
---|---|---|---|
Sinh | Bính Ngọ, 1154 TCN (3178 tuổi) Hồ Động Đình | ||
Dân tộc | Bách Việt Hoa Hạ | ||
Kỷ nguyên | Cổ đại Trung đại Hiện đại | ||
Tác phẩm nổi bật | Hoa tử binh pháp Lý Anh Tử | ||
Đảng phái chính trị | Tử Vi cung | ||
Cha mẹ |
| ||
Người thân | Kim Tra (anh trai) Mộc Tra (anh trai) Na Tra (anh trai) | ||
Tên tiếng Trung | |||
Phồn thể | 李瑛子 | ||
Bính âm Hán ngữ | Lǐ Yīng Zi | ||
Wade–Giles | Li3 Ying4 Tzu5 | ||
Tự: Y Lan | |||
Phồn thể | 伊蘭 | ||
Giản thể | 伊兰 | ||
Bính âm Hán ngữ | Yī Lán | ||
Hiệu: Côn Luân Nữ Quân | |||
Phồn thể | 崑崙女君 | ||
Giản thể | 昆仑女君 | ||
Bính âm Hán ngữ | Kūnlún nǚ jūn | ||
Tên tiếng Việt | |||
Chữ Quốc ngữ | Lý Anh Tử | ||
Hán-Nôm | 李瑛子 |
Tiểu sử
sửaLý Anh Tử nguyên là con gái của Viêm Đế Thần Nông, thuộc Thần Nông thị, sinh ra vào năm thứ nhất đời Đế Tân nhà Ân, khi lên ba được Thác Tháp Lý Thiên Vương Lý Tịnh nhận nuôi, cải họ thành Lý. Đế Tân vô đạo, Lý Anh Tử cùng cha nuôi và các anh trai phò Chu Vũ Vương diệt Trụ. Sau khi hoàn thành bá nghiệp, Lý Tịnh cùng các con được phong quyền thống lĩnh thiên binh thiên tướng. Lý Anh Tử cũng vì vậy mà theo cha lên thiên đình, được Nguyên Thủy Thiên Tôn nhận làm đệ tử. Tuy nhiên, cô không chịu an phận chốn thiên đình mà chỉ thích ở nơi hạ giới, du ngoạn bốn phương. Hàng nghìn năm trôi qua, tính tình Anh Tử vẫn trẻ con không chịu thay đổi.
Một ngày nọ khi đến nước Việt, cô được Ngô Bá Khá chân nhân cảm hóa và thu nhận làm đệ tử. Kể từ đó, Anh Tử được Khá Tử truyền dạy đạo pháp. Sau khi Khá Tử bị đám cường hào ác bá cấu kết cùng lũ tham quan vô lại tống vào lao ngục thì bà được tôn sư Huấn Hoa tử thu nạp. Như vậy, xét về thứ hạng, Anh Tử vừa là đệ tử những cũng vừa là tiểu sư muội của Khá Tử. Sau khi ở lại Hồng Hoa cốc học đạo nhiều năm, Anh Tử quyết định hạ sơn phổ độ chúng sanh, dấn thân vào chốn hồng trần.
Gặp gỡ Hoàng giải nguyên
sửaViệt vương Trọng năm thứ 2, mùa hạ, tháng 4, Anh Tử sau nhiều năm mai danh ẩn tích học đạo ở nơi tiên giới lúc bấy giờ đã tái xuất giang hồ. Anh Tử cùng người bằng hữu là Lý Duận Sơn khi đó cũng đang trên đường vào Gia Định, đương lúc đi ngang qua Phú Xuân thì ghé lại nghỉ. Hai người đến nhà trọ đặt phòng, rồi Anh Tử thay đổi xiêm y mà vận thường phục mà đi ra ngoài chơi, Duận Sơn huynh đệ thì ở lại quán, làm mấy vò rượu cùng đồ nhắm. Lúc bấy giờ đất Phú Xuân có hội thả đèn hoa đăng, nam thanh nữ tú khắp vùng cùng các khu vực lân cận đều tập trung về bên bờ Hương giang để trẩy hội. Dân chúng tập trung trước kỳ đài ca hát, nhảy múa. Đám thanh niên thì tập trung ở Nghênh Lương đình tranh nhau thả đèn hoa đăng trên sông. Trong lúc đó thì tại Quốc tử giám, có một nơi "đề thơ lên đèn lồng kết bằng hữu". Cô thấy lạ, bèn tiến lại gần để xem. Ông chủ mới hỏi:
- – Cô nương, không biết cô có nhã hứng đề thơ lên đèn lồng để đố mọi người không vậy?"
Anh Tử vui vẻ nhận lời, bèn đề lên mấy câu thơ. Nói đoạn định treo lên thì có một giọng nam trầm ấm từ phía sau phát lên:
- – "Tiểu cô nương, liệu ta có thể giải đố câu thơ trên được chứ?"
Nói đoạn, người đàn ông lạ đó tiến đến hạ chiếc đèn lồng xuống và cầm bút viết ra câu trả lời. Xong xuôi, y tiến đến trao cho cô chiếc đèn lồng và hỏi:
- – "Tại hạ chỉ là hạng thất phu lỗ mãng, chỉ dám viết bừa chứ chẳng biết có đúng hay không, mong cô nương đừng chê cười!"
Anh Tử ngượng ngùng, chỉ biết gật đầu. Người đàn ông mỉm cười. Anh Tử nhìn kỹ thì anh ta chỉ vào khoảng 20 tuổi, vóc dáng lực lưỡng, nhưng dáng vẻ rất phong nhã, thư sinh. Cô bối rối còn chưa biết nên nói gì thì chàng trai kia đột nhiên ngâm thơ:
- – "Vãng nhân hỏi khách hồng lâu/Chữ thiên nay đã nhô đầu hay chưa?"[1]
Vừa nghe đến đây, Anh Tử đã ngượng đỏ mặt, ấp úng đáp lại rằng:
- – "Hồng lâu thưa khách chương đài/Chữ thiên sổ dọc đá dài phân minh"[2]
Chàng trai nghe xong liền chắp tay giới thiệu rằng:
- – "Học trò họ Hoàng, tên Hướng, năm ngoái đỗ đầu kỳ thi Hương nên còn được gọi là Hoàng giải nguyên. Rất vinh dự đã được gặp cô nương tại nơi đây. Tại hạ có phần lỗ mãng, xin cô nương thứ lỗi!"
Anh Tử khẽ mỉm cười, nhẹ nhàng thi lễ đáp:
- – "Bần đạo là Lý Anh Tử, tự Y Lan, người tu hành, nhân dịp ngang qua Phú Xuân, thấy hội hoa đăng náo nhiệt nên dừng chân thưởng lãm. Hoàng giải nguyên quá lời rồi, câu đối của công tử vừa rồi quả thực ý nhị, khiến bần đạo vô cùng tâm đắc."
Hoàng Hướng thoáng sững người, đôi mắt ánh lên vẻ kinh ngạc. Cậu không ngờ thiếu nữ trước mặt lại có phong thái thanh tao thoát tục, mang theo cốt cách như mây gió giữa nhân gian. Từ lúc nàng tiến đến đề thơ, Hoàng Hướng đã cảm nhận được khí chất khác biệt, không giống với những tiểu thư khuê các trong hội.
Hoàng Hướng ôn tồn cất giọng, vẻ điềm đạm mà chân thành:
- – "Thì ra cô nương là người tu đạo, chẳng trách cốt cách thanh cao, tựa như tiên nhân giáng thế. Không biết tại hạ có may mắn được mời cô nương một chén trà, cùng luận bàn thơ văn giữa đêm hội hoa đăng này chăng?"
Anh Tử vốn là người dễ tính, lại không câu nệ tiểu tiết, liền gật đầu đáp:
- – "Nếu Hoàng giải nguyên đã có lòng, bần đạo cũng xin nể mặt."
Đêm hoa đăng tựa hồ kéo dài bất tận, dòng Hương Giang tấp nập những đèn lồng đủ sắc màu, gió thoảng mang theo hương hoa và tiếng cười nói khắp chốn. Trong khoảnh khắc ấy, không ai quan tâm đến thân phận của mình, chỉ còn niềm vui hòa quyện cùng ánh sáng lung linh trên mặt nước.
Hoàng Hướng nhẹ nhàng mời Anh Tử dạo chơi dọc bờ sông. Hai người vừa đi, vừa trò chuyện, ánh trăng lững lờ soi bóng họ trên mặt nước.
- – "Cô nương đã nói về tĩnh tâm, không biết trong mắt người tu đạo, thế gian này là gì?” – Hoàng Hướng đột nhiên hỏi, ánh mắt lộ vẻ chân thành."
Anh Tử ngước mắt nhìn trời, rồi đáp:
- – "Trong mắt người tu đạo, thế gian này như sương khói buổi sớm, có mà như không, hư ảo nhưng cũng rất thật. Dẫu là phồn hoa hay tịch liêu, đều do lòng người tạo ra. Phàm muốn giải thoát khỏi trầm luân, trước hết phải hiểu rõ bản chất của mình và thế giới xung quanh."
Hoàng Hướng im lặng một hồi, rồi khẽ thở dài:
- – "Cô nương nói chí lý. Nhưng thử hỏi trong trần thế bao kẻ hiểu được lẽ này? Như tại hạ đây, dù đỗ đạt, được người đời xưng tụng là Giải nguyên, nhưng vẫn thấy lòng mình trống rỗng. Cuộc sống như một bức tranh đẹp, nhưng chỉ nhìn thôi cũng chẳng đủ lấp đầy nỗi niềm."
Anh Tử nhìn sang Hoàng Hướng, thấy chàng trai trẻ mang vẻ thư sinh nho nhã nhưng trên mặt lại thoáng nét u hoài. Cô thấu hiểu nỗi băn khoăn của cậu, bởi kẻ đọc sách, dẫu tài hoa cách mấy, cũng khó thoát khỏi vòng danh lợi. Cô khẽ đáp:
- – "Đời người như dòng sông, nước chảy xuôi về biển cả. Kẻ biết thuận theo dòng nước thì nhẹ nhàng tự tại, còn kẻ ngược dòng thì sẽ mỏi mệt không thôi. Hoàng công tử, đỗ đạt hay công danh đều là thứ ngoài thân, quan trọng là người có tìm thấy đạo của mình hay không."
Lời nói của Anh Tử như một hồi chuông thức tỉnh lòng người, Hoàng Hướng nghe xong, lòng dâng lên một cảm giác kỳ lạ. Bao nhiêu năm dù miệt mài sách đèn, công danh của cậu cũng chỉ như một giấc mộng phù hoa. Nay gặp được Anh Tử, dẫu chỉ là tình cờ nhưng cậu cảm thấy mình như đã tìm ra một lối thoát trong mê cung cuộc đời.
Cả buổi tối hôm ấy, Anh Tử và Hoàng Hướng ngồi lại trong một quán trà nhỏ ven sông, nhâm nhi chén trà ấm, ngắm nhìn dòng đèn hoa trôi lững lờ. Họ nói về nhiều điều: từ thơ văn, đạo pháp đến chuyện thế thái nhân tình.
Hoàng Hướng còn nói đến những bất công chốn quan trường, nơi mà kẻ tài thường bị chèn ép bởi những kẻ xu nịnh quyền thế. Cậu ngậm ngùi kể:
- – "Thời gian đi thi Hội năm trước, tại hạ từng chứng kiến cảnh một nho sĩ tài năng phải chịu nhục vì không chịu cúi đầu trước quan giám khảo. Người như vậy, há chẳng đáng thương sao?"
Anh Tử trầm ngâm một lát rồi khẽ đáp:
- – "Thế gian vốn có thiện có ác, có chính có tà. Người tài nhưng không thuận thời thì chỉ chuốc lấy khổ sở. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là giữ được bản tâm trong sạch, không vì danh lợi mà quỵ lụy. Công tử, người đọc sách không chỉ để mưu cầu công danh mà còn để mang lại lợi ích cho nhân sinh."
Câu nói ấy như gieo vào lòng Hoàng Hướng một hạt mầm, khiến cậu càng thêm suy ngẫm. Cậu chắp tay kính cẩn:
- – "Lời cô nương như ngọc lành rơi xuống lòng người, tại hạ xin ghi nhớ."
Trời về khuya, gió nhẹ thổi qua làm tà áo trắng của Anh Tử bay phất phơ như cánh hạc giữa đêm trăng. Hoàng Hướng đứng tiễn cô về đến nhà trọ, lòng lưu luyến nhưng không dám nói thêm điều gì. Trước khi rời đi, cậu khẽ cúi đầu, ôn tồn nói:
- – "Cô nương, đêm nay quả thực là một đêm kỳ ngộ. Nếu có duyên, xin được tái ngộ một ngày không xa.."
Anh Tử khẽ gật đầu, đáp lại:
- – "Duyên phận như gió thoảng, đến hay đi đều do ý trời. Công tử, mong rằng sau này người sẽ tìm thấy con đường đúng đắn cho bản thân.."
Dứt lời, Anh Tử nhẹ nhàng quay lưng bước vào nhà trọ, tà áo trắng khẽ bay trong gió, dáng vẻ tựa gió mây lướt qua cõi trần, không vướng bụi phàm. Hoàng Hướng đứng lặng hồi lâu, ánh mắt dõi theo bóng cô gái khuất dần sau cánh cửa, trong lòng dâng lên một cảm giác mơ hồ khó tả. Dòng Hương giang lúc này vẫn lững lờ trôi, ánh đèn hoa đăng cuối cùng dập dềnh trên sóng nước như mang theo tâm tư của cậucha, chìm dần vào hư vô.
Những lời cô vừa nói còn văng vẳng bên tai, như ngọn gió thổi qua tâm hồn, để lại một dấu ấn khó phai. Đêm ấy, Hoàng Hướng nhận ra cuộc đời không chỉ là công danh, phú quý, mà còn có những giá trị vượt ngoài mọi phù hoa hư ảo. Từ đó, cậu dần lui khỏi chốn quan trường, từ bỏ con đường hoạn lộ để trở về với cội nguồn bản tâm. Tên tuổi của Hoàng Hướng – Hoàng giải nguyên – không còn gắn liền với những kỳ thi lẫy lừng mà trở thành biểu tượng của một bậc sĩ phu thanh cao. Hoàng Hướng ẩn mình nơi thôn dã, dựng thư phòng, viết sách giảng đạo, truyền lại cho đời sau những tri thức và lý lẽ nhân sinh sâu sắc.
Còn Anh Tử, tựa như cánh hạc giữa trời xanh, vẫn mang theo kiếm và tay nải chu du khắp bốn phương. Cô đi qua các miền đất, gieo thiện duyên, trừ yêu diệt ma, giúp đỡ những người khốn khó. Cuộc đời cô tựa một khúc nhạc thanh thoát giữa chốn bụi trần, lúc ẩn lúc hiện, không ai nắm bắt được. Người ta kể lại rằng mỗi nơi cô đi qua, chỉ để lại một thoáng hình bóng cùng vài câu đạo lý đơn sơ, nhưng đủ để thay đổi cả đời người.
Giải nạn giúp Truy Mộng cư sĩ
sửaViệt vương Trọng năm thứ 2, Canh Tý, mùa thu, tháng 7, đương khi quá lộ qua một sơn thôn nhỏ nằm ở một nơi thâm sơn cùng cốc đất Tây Nguyên thì trời cũng đã chập choạng tối. Càng tiến đến gần khu nhà thì 4 chữ Truy Mộng gia trang trên tấm hoành phi cũ kỹ cũng dần hiện rõ. Đi được một khoảnh khắc đột nhiên Anh Tử chững lại, cô cảm nhận được yêu khí, chứng tỏ nơi này đang bị ác ma hoặc yêu quái quấy nhiễu. Với kinh nghiệm nhiều năm thu thập được khi theo sư phụ học đạo, gặp gỡ đủ loại sự kiện linh dị, nữ chân nhân cảm thấy yêu khí nơi đây lúc hiện hữu lúc lại trầm lắng. Cho rằng yêu quái đang ngày càng mạnh thêm và nếu không xử lý kịp thời thì gia chủ sẽ bị ác ma khống chế, dẫn lối bước vào ma đạo, để lại hậu quả khôn lường. Đối với một con người tu đạo, trảm yêu trừ ma là thiên mệnh, trước những gì mà mình vừa chứng kiến, Anh Tử quyết không nhắm mắt làm ngơ.
Ngẫm nghĩ giây lát, Anh Tử quyết định gõ cửa. Đợi mãi một lúc thì mới có một gia nô chạy ra mở cửa. Sau khi xưng họ tên và yêu cầu được qua đêm tại trang, tên gia nô vội mời Anh Tử vào nhà, rót trà dâng lên và chạy vào hậu viện báo cho chủ nhân biết. Một lát sau, chủ nhà cùng phu nhân xuất hiện bái kiến Anh Tử, cô vội đứng dậy thủ lễ. Người chồng cung kính nói:
- –Tại hạ là Nguyễn Triều, hiệu Truy Mộng, còn phu nhân là Lê thị. Không biết hôm nay có nữ sĩ đại giá quang lâm đến tệ xá nên không kịp thời đón tiếp, mong nữ sĩ lượng thứ!"
Anh Tử đáp rằng:
- – Vô Lượng Thiên Tôn, bần đạo là Lý Anh Tử, tự Y Lan, hiệu là Côn Luân nữ quân, hôm nay đi ngang qua nơi đây, vì trời đã gần tối, nên mạo muội gõ cửa xin trú lại một đêm. Đã thất lễ!
Nói đoạn, liền khom lưng bái gia chủ. Nguyễn Triều vội vã đỡ Anh Tử và nói:
- – "Tại hạ quả thực không dám!", đoạn quay sang nói với mấy đứa nô tỳ, "bay đâu, dẫn Lý Chân nhân vào phòng thay đồ", rồi lại ngoảnh sang nói với Anh Tử, "mời nữ sĩ vào thay y phục rồi cùng gia đình dùng bữa tối!"
Anh Tử sau khi thay đồ xong liền cùng gia quyến gia chủ dùng bữa tối. Chủ khách đàm đạo với nhau rất tâm đắc. Nguyễn Triều (Truy Mộng) mang dáng dấp của một thư sinh, ngoại hình chỉ trên dưới 20, phu nhân thì còn trẻ hơn nữa, chỉ trạc 18-20 tuổi. Anh Tử trong lúc trò chuyện thì để ý thấy sắc mặt của Truy Mộng khá nhợt nhạt, mệt mỏi, giống người mất ngủ rồi lại nghĩ đến yêu khí đã cảm nhận được lúc ở bên ngoài, cô cảm thấy được mối liên hệ giữa hai chuyện trên, bèn hỏi:
- – Ta cảm thấy cư sĩ có vẻ không được khỏe. Không rõ cư sĩ gần đây gặp phải chuyện gì chăng?
Truy Mộng ngậm ngùi nói:
- – "Không giấu gì Lý Chân nhân, tại hạ gần đây quả thực không khỏe chút nào. Ban ngày tâm thần bất ổn định, chỉ mỗi đoạn từ giờ Ngọ cho đến giờ Hợi là còn tỉnh táo. Đêm đến cứ đến giờ Sửu thì cứ như bị ai đó gõ búa vào đầu, khi tỉnh dậy thì đầu đau khôn tả, nhưng nhìn xung quanh thì tuyệt nhiên chẳng thấy ai ngoại trừ phu nhân nằm bên ngủ say như chết. Nhưng khi tại hạ chợp mắt thì mọi chuyện lại tái diễn, thỉnh thoảng lại nghe tiếng như ai đó thì thầm bên tai. Chỉ đến khi mặt trời ló dạng mọi chuyện mới qua đi. Tuy nhiên khi hỏi đám gia nô thì tuyệt chẳng ai nghe gì cả."
Anh Tử gặng hỏi:
- – "Cư sĩ có thể cho ta biết, sự việc này đã diễn ra được bao lâu?"
Truy Mộng nói:
- – "Thưa nữ sĩ, sự việc này thực ra mà nói mới chỉ xảy ra 2 tuần trở lại đây, kể từ khi ta dự kỳ thi Hội ở Thăng Long quay về."
Anh Tử hỏi tiếp:
- – "Nguyễn cư sĩ trong thời gian thi hội ở Thăng Long, có đắc tội với kẻ nào hay không?
Truy Mộng ngẫm nghĩ một chốc rồi nói:
- – "Tại hạ là tú tài, không dám nhận tinh thông kinh sử thông hiểu lễ nghĩa nhưng tuyệt đối chưa bao giờ làm mấy chuyện xấu, lại không biết kết thâm thù đại hận với kẻ nào. Chỉ nhớ là có lần tại hạ có phê bình Thám hoa Tư Mã Tiến rằng văn chương của hắn ta có vấn đề trước mặt bá quan trong triều khiến hắn bị bẽ mặt."
Anh Tử liền lắc đầu mà nói:
- – "Vô Lượng Thiên Tôn, lời giải thích phù hợp nhất là tên Tư Mã Tiến này đã mời thầy pháp sử dụng bí thuật triệu hồi âm binh để quấy nhiễu gia đình cư sĩ. Lúc này âm khí của chúng chưa mạnh. Tuy nhiên vào cái tháng cô hồn này, đám âm binh lại tích tụ thêm vô số oán khí từ oan hồn ngạ quỷ. Với lại bần đạo để ý trước cửa gia trang có một cái đầm đã gần khô hạn mà nước đọng dễ tụ âm khí, đám âm binh hấp thu được, chỉ thời gian ngắn chắc chắn sẽ mạnh lên gấp bội. Đến khi đó thì không chỉ cư sĩ mà những người xung quanh sẽ bị liên lụy."
Truy Mộng vội quỳ mọp xuống và nói:
- – "Cầu xin Chân nhân giúp đỡ chúng tôi. Tại hạ có mệnh hệ gì cũng không sao, nhưng phu nhân, phu nhân cô ấy đang mang cốt nhục của hai người chúng tôi, nếu cô ấy có mệnh hệ gì, tại hạ chết không nhắm mắt!"
Anh Tử vội đứng dậy đỡ Truy Mộng lên và nói:
- – "Vô Lượng Thiên Tôn, Truy Mộng cư sĩ cứ yên tâm, ta sẽ có cách giải quyết. Tạm thời ta sẽ viết vài lá bùa để ngài treo lên ở các cửa. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp cầm cự xua đuổi đám ma quỷ một thời gian, ta cần về Hồng Hoa cốc lấy bảo kiếm trừ tà. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chỉ 7 ngày nữa là rằm tháng 7, cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ quay lại trần gian. Nếu ta không quay trở lại kịp thời thì chắc chắn mọi chuyện sẽ rất nghiêm trọng."
Nói xong, Anh Tử lấy xấp giấy vàng từ trong tay nải rồi viết mấy lá bùa bảo với Truy Mộng sai bọn gia nhân đem dán khắp mấy cổng ra vào. Quả thực đêm hôm đó Truy Mộng ngủ ngon giấc, tuy nhiên bọn gia nhân bàn tán với nhau là vào tầm canh hai có tiếng như đoàn người diễu hành ở ngoài đường. Sáng sớm hôm sau, lúc vầng thái dương vừa ló dạng, Anh Tử xin nắm xôi gói vào lá chuối cùng một con ngựa khỏe, rồi từ biệt họ Nguyễn mà quay về Hồng Hoa cốc thỉnh giáo sư phụ.
Lý do cho sự việc lần này, phải nói đến Tư Mã Tiến. Ngày hôm đó khi bị Nguyễn Triều phê bình trước mặt đám đông, y cảm thấy bị sỉ nhục nên đem lòng oán hận. Ngay tối hôm đó, y cùng mấy đứa gia thuộc đánh xe ngựa lên Cao Bằng, quyết thỉnh thầy mo người dân tộc thiểu số về phủ. Sau khi tìm kiếm được người cần tìm, Tư Mã Tiến hí hửng rước thầy về phủ. Thầy mo chuẩn bị một số đồ cúng, lập tràng thiền định suốt hai ngày liền rồi luyện bùa. Tư Mã Tiến không hiểu là thầy đang làm gì, đang sốt ruột định hỏi thì bỗng nhiên thấy lá bùa trên bàn chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Y giật mình kinh hãi mới cất tiếng hỏi, ông thấy mới nói là:
- – "Quan lớn yên tâm đi, kẻ thù của ngài sẽ chết chẳng toàn thây đâu. Tôi luyện bùa điều khiển âm binh nên sẽ chẳng ai biết rằng ngài là thủ phạm cả!"
Cùng lúc đó, tại Hồng Hoa cốc, Lý Anh Tử sau một ngày đêm phi ngựa không nghỉ cuối cùng cũng đến nơi. Vừa bước vào động cốc, sư phụ của nàng, Huấn Hoa tử, đã đứng chờ từ trước. Ông vuốt chòm râu bạc, đôi mắt sáng như đuốc nhìn nàng và cất giọng trầm ổn:
- Anh Tử, lẽ nào con lại đụng phải một vụ âm binh triệu hồn?
Anh Tử vội quỳ xuống hành lễ, kể lại toàn bộ câu chuyện, từ việc yêu khí ở Truy Mộng gia trang, bệnh tình kỳ lạ của Nguyễn Triều, đến âm binh do ai đó triệu hồi. Nghe xong, Huấn Hoa tử nhíu mày:
- –Việc này không đơn giản. Âm binh triệu hồi bằng oán hận, đã hấp thu âm khí, lại gặp tiết rằm tháng bảy, oán khí sẽ càng thêm mãnh liệt. Nếu con không kịp trở lại, sinh mạng của Nguyễn Triều e rằng khó bảo toàn, mà đứa trẻ trong bụng phu nhân hắn cũng sẽ bị đám âm binh đoạt hồn. Tuy nhiên, diệt âm binh không khó, chỉ cần dùng Thiên Cang kiếm, nhưng...
Ông dừng lại một chút, đôi mắt hiện rõ nét trầm tư.
- –Nhưng con cần hiểu rõ rằng để dứt điểm được đám âm binh này, con phải phá được trận pháp của kẻ kia. Bùa chú của kẻ này lợi dụng âm khí đất trời, lại trú ngụ trong kẻ oán hận, nên rất khó đối phó. Con phải vừa nhanh vừa cẩn trọng.
Lý Anh Tử chắp tay, nghiêm nghị đáp:
- –Đệ tử đã rõ. Xin sư phụ truyền lại cho đệ tử phương pháp phá trận.
Huấn Hoa tử gật đầu rồi dẫn nàng vào động. Ông lấy ra một thanh kiếm gỗ màu đen bóng, trên thân khắc đầy phù chú bằng chữ Hán cổ. Đó chính là Thiên Cang bảo kiếm, thần binh trừ tà của Hồng Hoa cốc. Tiếp theo, ông trao cho nàng một viên ngọc Huyền Âm Minh Châu:
- –Viên ngọc này có thể hấp thụ oán khí trong phạm vi trăm trượng, tạm thời làm suy yếu âm binh. Nhớ kỹ, con phải đợi đến nửa đêm, khi âm dương giao hòa, mới có thể phá trận.
Ba ngày sau, Anh Tử trở lại Truy Mộng gia trang. Khí sắc Truy Mộng đã có chút khởi sắc nhờ lá bùa tạm thời của nàng, nhưng vẻ lo lắng vẫn hằn rõ trên gương mặt. Phu nhân của hắn yếu đến nỗi không thể bước ra khỏi phòng.
Cuối giờ Dậu đêm hôm đó, Lý Anh Tử lập đàn tế lễ tại nhà chính, vận trường sam,[3] tay cầm Thiên Cang kiếm, chuẩn bị thi triển pháp thuật trừ tà, đứng bên cạnh chỉ có hai tiểu đồng là A Man và Tây Minh và chủ nhà là Truy Mộng. Nàng cắm bốn lá bùa ở bốn phương vị: Đông, Tây, Nam, Bắc và đặt viên Huyền Âm Minh Châu ở trung tâm. Trước khi mặt trăng tròn xuất hiện trên đỉnh trời, nàng niệm chú triệu hồi sức mạnh thiên địa. Từ xa, một luồng gió lạnh buốt thổi đến, mang theo tiếng rên rỉ của âm binh và oán linh. Nguyễn Triều và gia nô đều run sợ núp kín trong nhà. Lúc bấy giờ, cửa chính thông ra cổng được mở toang, còn những người khác trong gia đình đều ẩn nấp trong nhà bếp, chung quanh dán toàn bùa chú.
Hôm nay là ngày rằm, lẽ ra trăng sáng chang chang nhưng đột nhiên mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến. Không bao lâu sau, mưa dông nổi lên, đập vào lá cây rào rào, xào xạc giống như tiếng cô hồn dã quỷ bộ hành, tiếng gió thổi nức nở như than như khóc, làm cho bầu không khí nơi đây vốn bất thường lại càng quỷ dị hơn. Bỗng nhiên có một tiếng động mạnh vang lên ở chính môn, và cùng lúc đó một tia chớp vụt sáng. Từ cái đầm cạn ngoài cổng trang, nước sôi lên sùng sục, một bóng đen khổng lồ thoát ra. Đó là một đạo âm binh hình người nhưng không có mặt, chỉ toàn oán khí cuồn cuộn. Đằng sau nó, hàng chục bóng ma lởn vởn, tiến về phía gia trang.
Anh Tử hét lớn:
- –Yêu nghiệt chớ hòng làm càn!
Nói xong, tay bốc nắm gạo nếp vung ra giữa sân, rồi đột nhiên khi nắm gạo nếp rơi giữa sân thì bỗng nổ đen đét, kèm theo là những tiếng thét ghê rợn. Nói đoạn Anh Tử lệnh Tây Minh lấy một cái bát to lấy chu sa trộn cẩu huyết rồi vẽ lên trên bùa vài nét, nhẹ nhàng phất khởi, lá bùa tự cháy, sau đó đặt tro vào cái bát to, biến tro thành nước. Cùng lúc đó A Man dắt một chú chó mực lớn dắt đến bên cạnh. Chó mực bỗng nhiên khỏe mạnh lạ thường, dù cao chỉ đến đầu gối một người nhưng kéo đổ A Man hướng ra cổng mà sủa, cực kỳ dữ tợn. Bóng đen to lớn kia bay vào vật lộn và quật ngã con chó. Nguyễn Triều kinh sợ, ngã sập xuống đất. Anh Tử không nói gì, kẹp ra một đạo linh phù, trong miệng niệm chú:
- – "Thái thượng lão quân phổ tại vạn phương, đạo vô bất ứng tam giới chi nội, lục hợp chi trung, thuận chi giả cát, nghịch chi giả hung, sắc mệnh nhất đáo, lôi đình tùy hành, đệ tự hữu nạn hạnh nguyện nhữ giai, phùng hung hóa cát, hóa ương vi tường, cấp cấp như luật lệnh."
Lúc này Anh Tử ngậm nước bùa phun lên Thiên Cang kiếm, hai tay kết thủ ấn, ngay sau đó cắn đứt ngón trỏ, dùng huyết bôi lên kiếm, kiếm đột nhiên phát ra hồng quang. Anh Tử múa máy vài đường, rồi hướng thẳng bóng đen mà đâm. Bóng đen bỗng nhiêu phát ra tiếng hét thảm thiết, rồi không ngừng có chất lỏng màu đen, bọt nước từ vị trí thanh kiếm chảy ra nhờn nhợt.
Anh Tử giơ viên Huyền Âm Minh Châu, niệm chú:
- –Thiên địa vô cực, càn khôn tá pháp!
Ánh sáng từ viên ngọc bùng lên, oán khí từ đám âm binh bị hút vào trong. Đạo âm binh giãy giụa, tiếng hét vang vọng khắp núi rừng. Cuối cùng, nó tan biến thành tro bụi.
Khi trận pháp bị phá vỡ, ánh trăng sáng rọi khắp gia trang, không còn âm khí vẩn vơ. Nguyễn Triều và phu nhân bước ra, nước mắt rưng rưng bái tạ Anh Tử:
- –Lý đạo nhân, ơn cứu mạng này, vợ chồng tại hạ suốt đời không quên!
Anh Tử mỉm cười, chỉ đáp:
- –Nhân quả có báo ứng, ác giả ác báo. Cư sĩ hãy sống thiện lương, tích phúc cho con cháu.
Sau khi rời Truy Mộng gia trang, Lý Anh Tử lập tức hướng về Thăng Long. Nàng biết rõ để tìm ra căn nguyên của sự việc, phải lần theo tung tích của Tư Mã Tiến, bởi hắn chính là mắt xích quan trọng dẫn đến kẻ triệu hồi âm binh. Chuyến đi đến kinh thành không chỉ là để điều tra, mà còn để thu thập manh mối liên quan đến âm binh và các thế lực tà ác đang ẩn mình trong bóng tối.
Thăng Long, kinh thành phồn hoa bậc nhất, lúc nào cũng tấp nập kẻ đến người đi. Những con phố nhỏ, những quán trà ven đường và những gian hàng đông đúc là nơi mọi câu chuyện đều được bàn tán. Để tránh sự chú ý, Anh Tử thay đạo bào bằng một bộ áo dài màu nâu giản dị, khoác thêm chiếc nón lá che kín khuôn mặt, nhập vai như một nữ khách bộ hành bình thường.
Đầu tiên, nàng tìm đến Văn Miếu, nơi các sĩ tử thường tụ họp. Tại đây, nàng lân la trò chuyện với những người bán sách và các tú tài để dò hỏi về Tư Mã Tiến. Một người bán sách già nhìn quanh rồi hạ giọng:
- –Tư Mã Tiến? À, ta có nghe qua. Hắn là thám hoa kỳ thi trước, nhưng tính tình cao ngạo, không được lòng người khác. Nghe đâu dạo gần đây hắn rất ít xuất hiện, thường đóng cửa trong phủ ở phía tây thành.
Anh Tử cảm tạ rồi tiếp tục hành trình. Nàng tìm đến một quán trà nhỏ gần phủ của Tư Mã Tiến, nơi các gia nô và người làm thuê thường tụ họp. Tại đây, nàng tình cờ nghe được một câu chuyện:
- –Ngươi có nghe gì chưa? Dạo này trong phủ thám hoa lắm chuyện kỳ quái. Ban đêm, người ta thấy ánh lửa lập lòe và nghe tiếng rì rầm như tụng kinh. Lại có tin đồn, hắn mời một ông thầy pháp nào đó từ Cao Bằng về, bảo là để cầu phúc, nhưng ta nghe mà thấy rợn người.
Một gia nhân khác phụ họa:
- –Đúng thế, lần trước ta có ghé qua giao hàng, chỉ đứng ngoài cổng mà đã thấy âm khí lạnh buốt. Nhà ấy đúng là có gì không ổn!
Nghe đến đây, Anh Tử đã chắc chắn rằng Tư Mã Tiến chính là kẻ đứng sau sự việc, và thầy mo từ Cao Bằng chính là người triệu hồi âm binh. Tuy nhiên, để xác định rõ tung tích của tên thầy mo, nàng phải tìm cách vào phủ.
Đêm đó, khi màn đêm bao trùm lấy phủ Tư Mã Tiến, Lý Anh Tử lặng lẽ lẻn vào qua bức tường phía sau, nơi ít được canh gác nhất. Không khí trong phủ nặng nề, từng cơn gió lạnh thổi qua mang theo mùi hương kỳ lạ từ phía hậu viện. Dựa vào thông tin thu thập được, nàng lần đến căn phòng đã thấy ban ngày. Đúng như dự đoán, cánh cửa gỗ nặng nề được khóa kín, nhưng bên trong le lói ánh sáng từ một ngọn đèn dầu.
Anh Tử lặng lẽ dán một lá bùa phá tà lên cửa. Sau khi niệm chú, cánh cửa lập tức mở ra. Bên trong phòng, không có bóng dáng thầy mo, nhưng pháp đàn vẫn còn nguyên: bày biện đầy đủ xương động vật, bát nhang, lá bùa viết bằng máu, và những tượng quỷ dị đặt ở bốn góc. Âm khí từ pháp đàn cuồn cuộn tỏa ra, đủ để gây ám ảnh ngay cả với người thường.
Ở góc phòng, Tư Mã Tiến đang quỳ trước pháp đàn, tay run rẩy cầm một lá bùa. Hắn vừa quay lại thì thấy Anh Tử, sắc mặt lập tức tái mét.
- –Ngươi là ai? Sao dám xông vào phủ ta? – Hắn cố gắng giữ bình tĩnh nhưng giọng nói run rẩy không giấu được sợ hãi.
Anh Tử nhìn thẳng vào hắn, ánh mắt sắc lạnh:
- –Tư Mã Tiến, ngươi cấu kết với tà sư, triệu âm binh hại người. Ngươi nghĩ thiên lý sẽ dung thứ cho ngươi sao?
Tư Mã Tiến lùi lại vài bước, cố trấn tĩnh:
- –Ngươi... ngươi nói bậy! Ta chỉ mời thầy về để cầu phúc cho gia tộc, không làm gì sai trái!
Anh Tử tiến lên một bước, giọng nghiêm nghị:
- –Ngươi còn dám chối? Những bùa chú và pháp đàn này là gì? Âm binh quấy nhiễu Nguyễn Triều chẳng phải do ngươi nhờ kẻ khác triệu hồi sao? Khai mau, tên thầy mo đang ở đâu?
Tư Mã Tiến toát mồ hôi, lắp bắp:
- –Hắn... hắn đã rời đi rồi. Ta không biết hắn ở đâu! Hắn chỉ bảo sẽ giúp ta trả thù Nguyễn Triều và không để lại dấu vết nào. Ta... ta không biết gì hơn!
Anh Tử quát lớn:
- –Vô lượng thiên tôn! Kẻ phàm tục như ngươi vì lòng đố kỵ mà dẫn ma quỷ vào nhà, gây hại không chỉ cho kẻ thù mà còn liên lụy cả bản thân. Giờ đây âm khí của pháp đàn này đã lan khắp phủ, ngươi không nhận ra mình cũng đang bị chúng xâm hại sao?
Tư Mã Tiến hốt hoảng lùi sát vào tường, không nói nên lời. Đúng lúc này, pháp đàn phát sáng, những lá bùa treo trên tường tự động bốc cháy, và từ bốn góc phòng, một luồng khí đen tụ lại thành hình dạng một bóng quỷ to lớn. Đây chính là dấu vết cuối cùng của tên thầy mo để lại – một bẫy tà ma dành cho những ai dám phá hoại pháp đàn.
Bóng quỷ gầm lên, lao thẳng về phía Anh Tử. Tư Mã Tiến hét lớn:
- –Cứu ta! Cứu ta với!
Anh Tử không chút nao núng, rút Thiên Cang kiếm ra, ánh sáng vàng rực từ thân kiếm lập tức xua tan một phần bóng tối. Nàng niệm chú lớn:
- –Thiên Địa Chính Khí, Càn Khôn Pháp Lệnh, Trảm Tà!
Thanh kiếm chém xuống, bóng quỷ rống lên đau đớn, nhưng oán khí vẫn còn. Nó giơ cánh tay dài ngoằng định vồ lấy Tư Mã Tiến. Anh Tử xoay người, vung thêm một nhát kiếm, chặn đứng đòn tấn công. Lúc này, nàng nhận ra bóng quỷ không phải là thực thể mạnh nhất, mà chỉ là tàn dư của âm binh do pháp đàn triệu hồi. Để phá hủy hoàn toàn, nàng phải đánh sập pháp đàn. Nàng lùi lại, đặt viên Huyền Âm Minh Châu lên thanh kiếm, kết ấn niệm chú:
- –Hóa Linh Minh Quang, Trừ Tà Vạn Lý!
Ánh sáng từ kiếm và ngọc lan tỏa khắp phòng, thiêu đốt toàn bộ pháp đàn. Bóng quỷ rú lên một tiếng vang trời rồi tan biến thành tro bụi. Lá bùa cuối cùng trên tường bốc cháy, trận pháp tà ác bị phá hủy hoàn toàn.
Tư Mã Tiến ngồi bệt dưới đất, mặt mày trắng bệch. Anh Tử thu lại bảo kiếm, nhìn hắn một lúc lâu rồi lạnh lùng nói:
- –Ngươi đã bị tà ma xâm nhiễm, từ nay hãy sống trong ăn năn sám hối. Nếu ngươi còn dám hại người, thiên lý sẽ không tha!
Nói xong, nàng rời khỏi phủ, mang theo manh mối về Cao Bằng – nơi tên thầy mo đã luyện pháp thuật tà ác. Trong khi đó, Tư Mã Tiến, sau khi mất đi sự trợ giúp của thầy mo và linh lực từ pháp đàn, sống những ngày còn lại trong ám ảnh và ân hận.
Cao Bằng vào mùa thu, rừng sâu núi hiểm, sương mù phủ kín lối đi. Anh Tử cưỡi ngựa băng qua từng dải đồi, tai nghe tiếng chim kêu vọng lại trong khoảng không lạnh lẽo. Đến chân một ngọn núi lớn, nàng cảm nhận được luồng âm khí dày đặc bao trùm khắp nơi. Càng tiến gần, âm khí càng rõ rệt. Cuối cùng, nàng nhìn thấy một am nhỏ lụp xụp, trước cửa treo đầy bùa chú vẽ bằng mực đen, hằn rõ khí tà ác.
- –Nơi này quả nhiên không sai! – Anh Tử thì thầm.
Bên trong am, tên thầy mo đang ngồi thiền giữa trận pháp lập bằng xương động vật và đèn dầu lờ mờ. Hắn ta, mặt mày hốc hác, hai mắt sâu hoắm đầy vẻ điên dại. Bỗng hắn giật mình mở mắt, cảm nhận được sự hiện diện của người lạ. Từ ngoài cửa, Lý Anh Tử đã đứng đó, tay cầm Thiên Cang kiếm, khí thế lẫm liệt.
- –Tên tà sư, ngươi dám mượn âm binh hại người, còn không chịu quy hàng?
Thầy mo bật cười khanh khách, giọng the thé vang vọng khắp không gian:
- –DCM! Mày muốn phá hoại pháp thuật của bố mày sao? Đừng hòng! Âm binh của ta đã hấp thu oán khí suốt bao năm nay, dù ngươi có bảo kiếm trong tay cũng không thể làm gì được! Muốn toàn thây quay ra khỏi đây thì gọi bố mày hai tiếng ông nội, nếu thấy đủ chân thành thì bố mày còn tha cho!
Tuy nói vậy, nhưng chưa kịp để Anh Tử trả lời, hắn vung tay ném một lá bùa lên trời. Lá bùa lập tức bốc cháy và từ trong lòng đất, từng đạo bóng đen ma quái vươn lên, âm khí cuồn cuộn như muốn nhấn chìm cả không gian. Lý Anh Tử vẫn bình tĩnh, tay kết ấn niệm chú:
- –Thiên Địa Chính Khí, Âm Dương Khai Hợp, Thiên Cang Kiếm, Trảm Tà Diệt Ma!
Thanh Thiên Cang kiếm trên tay nàng bùng lên ánh sáng vàng rực, như một mặt trời nhỏ giữa bóng đêm. Từng nhát kiếm vung ra, âm binh bị ánh sáng thanh tẩy, tan biến thành khói đen. Thầy mo hốt hoảng lùi lại, miệng lẩm nhẩm bùa chú càng nhanh hơn, nhưng pháp thuật của hắn không còn đủ sức chống lại Anh Tử.
Nhìn thầy mo thất thế, Anh Tử tiến lên một bước, giọng đầy nghiêm khắc:
- –Kẻ tu đạo như ngươi mà lại lún sâu vào tà thuật, gây hại sinh linh, e rằng không còn đường quay đầu nữa rồi!
Thầy mo rú lên điên loạn, hai mắt đỏ ngầu:
- –Con m mày! Nếu bố phải chết, tất cả sẽ phải cùng chết!
Hắn rút từ trong áo ra một lá bùa cuối cùng, cắn đầu lưỡi phun máu lên bùa. Lập tức, cả am nhỏ rung chuyển, mặt đất nứt ra, một bóng quỷ khổng lồ hình thành, cao hơn ba trượng, khí tà ngập trời.
Lý Anh Tử nhìn quỷ khí ngùn ngụt, lập tức đặt viên Huyền Âm Minh Châu xuống đất, kết ấn và niệm lớn:
- –Linh Bảo Thiên Tôn, Hàng Ma Lệnh Xuất!
Ánh sáng từ Thiên Cang kiếm hòa cùng ánh của Huyền Âm Minh Châu, tạo thành một cột sáng rực rỡ xuyên thẳng lên trời cao. Bóng quỷ khổng lồ rống lên một tiếng vang trời rồi tan biến thành tro bụi. Thầy mo thét lên trong đau đớn, cơ thể hắn bị oán khí phản phệ, ngã xuống đất tắt thở, hóa thành một vệt khói đen mờ ảo.
Trận pháp bị phá hủy, bầu trời trở lại trong xanh, sương mù tan biến và ánh nắng nhẹ nhàng chiếu rọi xuống khu rừng. Anh Tử thở phào nhẹ nhõm, thu lại bảo kiếm và viên ngọc. Nàng thì thầm:
- –Nhân quả đã rõ. Tội nghiệt của kẻ này cũng đã kết thúc.
Vài ngày sau, tại Truy Mộng gia trang, Nguyễn Triều đã hoàn toàn khỏe lại, phu nhân cũng rạng rỡ hơn xưa. Hai người cùng gia nhân đón Lý Anh Tử với lòng biết ơn vô hạn. Nguyễn Triều quỳ xuống, khấu đầu ba lạy:
- –Ơn cứu mạng này, vợ chồng tại hạ không biết lấy gì báo đáp!
Anh Tử chỉ mỉm cười, xua tay:
- –Thiên đạo công bình, kẻ gieo gió sẽ gặt bão. Nguyễn cư sĩ hãy giữ mình thanh bạch, sống lương thiện, thế là báo đáp ta rồi.
Nàng quay lưng bước đi, lần này không ngoảnh lại. Giữa núi rừng Tây Nguyên, bóng dáng Lý Anh Tử khuất dần, như một vệt sáng thanh thoát giữa trời đất bao la. Về sau, người dân trong vùng truyền tai nhau về một nữ đạo sĩ trẻ tuổi, người mang kiếm trừ tà, cứu nhân độ thế, hiệu là Côn Luân nữ quân. Tên tuổi nàng vang xa, trở thành huyền thoại nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Minh — Đế phân tranh
sửaSau khi lên ngôi kế thừa đại thống, chúa Trịnh Tuấn Minh tiến hành cải cách, chăm lo quốc sự, chính sách quyết đoán, dẹp trừ những phần tử xấu, cho nên quốc lực nước nhà trở nên hùng cường, bước vào giao đoạn phát triển rực rỡ. Sau khi tại vị được hai năm, tuy vẫn cần cù chăm chỉ như vậy, nhưng chúa có cái tật là ham mê tửu sắc, và nghiêm trọng hơn đó chính là cái tính hiếu sát. Chúa thường xuyên xử lý mọi vụ án lớn nhỏ, từ mấy vụ ăn trộm cướp giật cho đến giết người, tất cả đều tuyên án tử hình. Chính sự dưới thời chúa Tuấn Minh đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt. Ngoài ra chúa còn thường xuyên biên dịch Kinh Phật, các sách vở ngoại quốc sang tiếng Việt, tuy nhiên chất lượng dịch nhiều quyển không được tốt cho lắm. Đám sĩ phu vì thế thường xuyên lấy đó làm cớ để bắt bẻ, chê bai. Sự bất mãn lên đến đỉnh điểm tại cuộc thi Đình năm 2019, chúa không ban phát tiền thưởng cho nhiều sĩ tử đoạt giải cao khiến lòng người bất mãn. Nhiều người dâng biểu hỏi chuyện, nhưng Tuấn Minh thường làm ngơ không đáp, nếu có trả lời cũng chỉ lấy cớ là do công việc triều chính bận rộn, còn quá nhiều tấu chương cần được phê nên chưa có thời gian lo mấy chuyện vặt vãnh.
Thủ lĩnh cầm đầu cuộc nổi dậy quyết lật đổ chúa Tuấn Minh là Nguyễn Trọng Phú. Trọng Phú nguyên là quan Thượng thư trong triều, vì không màng tới chính sự, lại không đồng quan điểm với một số quan lại khác nên đã quyết định từ quan quy ẩn. Nay vì bất mãn với chính sách của Tuấn Minh, Trọng Phú quyết định thảo một bài hịch nêu rõ 3 tội trạng, hiệu triệu nhân sĩ trong thiên hạ khởi nghĩa lật đổ chúa. Sau khi mọi việc an bài, Trọng Phú lập đàn cáo Trời Ðất, hợp thức hóa danh vị chức chưởng trong hàng ngũ và tế cờ xuất quân. Rồi từ Phú Xuân đánh ra Nghệ An. Sau khi biết tin, Tuấn Minh đại cáo thiên hạ, đứng ra xin lỗi với bách tính và hứa sẽ thay đổi. Tuy Tuấn Minh đã đứng ra xin lỗi, nhưng Trọng Phú quyết không bỏ qua mà quyết đánh cho bằng được. Tuấn Minh không còn cách nào khác bèn cử quân triều đình đi dẹp. Trọng Phú lời nói tuy đanh thép nhưng chưa đủ trọng lượng, chưa đủ uy tín để lôi kéo đám nhân sĩ hưởng ứng, nên mấy trận đầu bị quân triều đình đánh cho thảm bại, phải bỏ Nghệ An mà rút về phía nam sông Gianh, quân Bắc Hà thừa thế nam tiến. Thấy quân Bắc Hà rầm rộ kéo đến, Trọng Phú liệu thế chống không nổi, bèn phải sai người cầu cứu phó tướng Bùi Quang Tú hiện đang tác chiến ở Thượng Lào về Phú Xuân cứu viện. Trong tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", Trọng Phú bất đắc dĩ phải lấy điều kiện nhường chức Minh chủ cho Quang Tú để được cứu mạng.
Bùi Quang Tú nhận lời, hạ lệnh cho Nguyễn Hải làm tiên phong chỉ huy 5 vạn quân vượt biên giới Việt-Lào ở Lao Bảo, rồi đánh tập hậu quân Bắc Hà ở sông Bến Hải. Tướng phụ trách hậu cần của quân Bắc Hà là Lê Chính Đức đương lúc qua sông, do lâu ngày không đánh trận, nên khi bị bất ngờ đánh úp thì luống cuống không biết xử trí thế nào nên đã bị Nguyễn Hải bắt sống. Tướng chỉ huy quân Bắc Hà là Mông Mị được tin cấp báo rằng hậu quân đã bị đánh tan, bèn nhanh trí đóng thuyền tẩu thoát về bắc bằng đường biển. Nguyễn Hải khi đến nơi thì chỉ thấy doanh trại bỏ trống không, bèn tiến quân về Phú Xuân, ép Trọng Phú nhường chức minh chủ cho Tú.
Thiên hạ bên ngoài cứ thế nhìn cầm bỏng ngô ăn chờ xem ai sẽ thắng để tranh thủ can thiệp hậu sự. Đến lúc cao điểm, khi cuộc chiến lan rộng đến nỗi các cơ quan biên giới ngừng hoạt động thì một số chủ xưởng nước ngoài bắt đầu tranh thủ lập cơ ngơi nên làm ăn phát đạt.
Ghi chú
sửa- ^ Chữ thiên nghĩa là "trời", nếu nét "phẩy" viết nhô cao trên nét "ngang" thì thành chữ "phu" nghĩa là "chồng". Chàng trai muốn qua hình thức đố chữ mà ngầm hỏi một điều tế nhị khó nói trực tiếp là: "em có chồng chưa".
- ^ Chữ "thiên" 天 chia đôi trông giống như chữ "bất" 不, nghĩa là "chưa".
- ^ Trường sam là y phục đạo sĩ.