Thành viên:FoxSerfaty/Nháp/Bệnh Alzheimer
Ngăn ngừa
sửaVẫn chưa có biện pháp nhất định nào được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer.[1] Các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn cầu về biện pháp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh khởi phát thường mang lại những kết quả không nhất quán với nhau. Các nghiên cứu dịch tễ đã đề xuất rằng nguy cơ hình thành Alzheimer có liên hệ với một số yếu tố có thể điều chỉnh được như chế độ ăn uống, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, dược phẩm, hoạt động trí tuệ, v.v. Cần thực hiện thêm nghiên cứu, bao gồm thử nghiệm lâm sàng, để xác định xem các yếu tố này có khả năng giúp ngăn ngừa Alzheimer hay không.[1]
Thuốc
sửaCác yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch, trong đó có tăng cholesterol máu, cao huyết áp, tiểu đường và hút thuốc, có liên hệ với nguy cơ khởi phát bệnh Alzheimer cao hơn cũng như tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.[2][3] Thuốc điều trị cao huyết áp có thể làm giảm nguy cơ.[4] Một nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng các thuốc statin, có tác dụng làm giảm cholesterol, có thể có lợi với người mắc Alzheimer và các bệnh mất trí khác trừ mất trí não mạch.[5] Liệu pháp hormone thay thế ở phụ nữ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mất trí.[6]
Lối sống
sửaCác bằng chứng cho thấy giáo dục bậc cao, thành tựu sự nghiệp và việc tham gia các hoạt động giải trí có liên hệ với việc giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer,[7] hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh. Điều này phù hợp với giả thuyết dự trữ nhận thức, theo đó một số trải nghiệm nhất định trong cuộc sống sẽ tăng cường chức năng thần kinh và cung cấp một dự trữ nhận thức có khả năng trì hoãn các bệnh mất trí.[7] Giáo dục trì hoãn bệnh khởi phát nhưng không làm thay đổi thời gian mắc bệnh.[8] Việc học một ngôn ngữ thứ hai ngay cả khi đã trưởng thành dường như làm chậm sự khởi phát của bệnh.[9]
Việc tập thể dục có liên hệ với nguy cơ mất trí thấp hơn.[10] Thể dục cũng có hiệu quả trong việc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở những người mắc Alzheimer.[11]
Chế độ ăn uống
sửaChế độ ăn uống được xem là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh mất trí có thể điều chỉnh. Các chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH đều có mối liên hệ với việc giảm thiểu suy giảm nhận thức. Một cách tiếp cận khác là tích hợp các yếu tố của hai chế độ ăn này thành chế độ ăn MIND.[12] Các chế độ ăn này thường chứa ít chất béo bão hòa và cung cấp carbohydrat có lợi, chủ yếu là các carbohydrat có thể giúp làm ổn định lượng đường và insulin trong máu.[13] Những người có chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và carbohydrat đơn giản (mono- và disaccharide) có nguy cơ mắc Alzheimer cao hơn.[14]
Tình trạng đường huyết cao kéo dài và không được kiểm soát có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây vấn đề về trí nhớ.[15] Các chế độ ăn được đề xuất là có khả năng làm giảm nguy cơ mất trí thường khuyến khích bổ sung acid béo không bão hòa, chất chống oxy hóa, flavonoid, vitamin E, vitamin C, vitamin B và vitamin D.[16][17]
Chế độ ăn MIND có thể có tác dụng nhưng cần được nghiên cứu thêm. Dường như chế độ ăn Địa Trung Hải có hiệu quả hơn chế độ ăn DASH trong việc ngăn ngừa Alzheimer nhưng chưa tìm thấy bằng chứng nhất quán nào về tác dụng của chúng với mất trí nói chúng. Tác dụng của dầu ô liu cần được nghiên cứu thêm bởi đây có thể là một trong những thành phần quan trọng nhất giúp giảm thiểu nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí.[12][18]
Ở những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten không do bệnh celiac, chế độ ăn hoàn toàn không có gluten có thể giảm nhẹ các triệu chứng suy giảm nhận thức nhẹ.[19][20] Chưa có bằng chứng nào chứng minh tác dụng của chế độ ăn không gluten khi tình trạng mất trí đã trở nặng.[19]
Chưa có nhiều bằng chứng chứng minh việc tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ, ở mức độ ít hoặc vừa phải có làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer hay không.[21] Đã có một số bằng chứng bước đầu cho thấy caffeine có thể ngăn ngừa bệnh.[22] Một số thực phẩm giàu flavonoid như cocoa, rượu vang đỏ và trà có thể có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer.[23][24] Một số nghiên cứu đã được thực hiện về vai trò của một số khoáng chất như seleni,[25] kẽm và đồng.[26][27] Thực phẩm chức năng bổ sung acid béo Omega 3 chiết xuất từ thực vật và cá cũng như acid docosahexaenoic (DHA) dường như không có lợi ích gì với người mắc Alzheimer ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.[28][29]
Tính đến năm 2010, curcumin không cho thấy tác dụng gì ở người mặc dù các bằng chứng bước đầu cho thấy tác dụng của nó trên động vật.[30] Ngày càng có nhiều bằng chứng về khả năng bảo vệ hệ thần kinh của việc sử dụng cannabinoid ở người mắc Alzheimer và các rối loạn thoái hóa thần kinh khác. Tuy nhiên, cần phải thực hiện thêm nghiên cứu quần thể để xác định tác dụng của nó ở ngoài phạm vi các thí nghiệm.[31]
Phương diện xã hội và văn hóa
sửaTổn thất cho xã hội
sửaMất trí nói chung và Alzheimer nói riêng có thể được xem là một trong những căn bệnh gây tổn thất lớn nhất cho xã hội ở châu Âu và Hoa Kỳ,[32][33] còn tổn thất ở các quốc gia khác như Argentina[34] và Hàn Quốc[35] cũng ở mức cao và có chiều hướng gia tăng. Những tổn thất này được dự đoán là sẽ tăng lên cùng với sự già đi của dân số, từ đó trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Những tổn thất do Alzheimer gây ra bao gồm chi phí y tế trực tiếp như viện dưỡng lão, chi phí trực tiếp không mang tính y tế như dịch vụ chăm sóc tại nhà in-home, cũng như chi phí gián tiếp như sự giảm sút năng suất lao động ở cả bệnh nhân lẫn người chăm sóc.[33] Số liệu có thể khác nhau tùy ở từng nghiên cứu nhưng bệnh mất trí đã được tính toán là tiêu tốn khoảng 160 tỉ đô la trên toàn thế giới,[36] còn tổn thất do Alzheimer gây ra ở Hoa Kỳ có thể lên đến 100 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.[33]
Tổn thất xã hội lớn nhất, chiếm 2/3 trên tổng số, là chi phí cho việc chăm sóc lâu dài bởi các nhân viên ý tế, đặc biệt là khi bệnh nhân cần phải nhập viện.[32] Ngay cả khi bệnh nhân được điều trị tại nhà thì tổn thất vẫn rất cao,[32] nhất là khi tính đến những chi phí không chính thức như thời gian và sự mất thu nhập của người châm sóc.[37]
Tổn thất do mất trí gây ra tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tùy thuộc vào việc những rối loạn trong hành vi có xuất hiện hay không,[38] đồng thời quyết định người chăm sóc phải dành bao nhiêu thời gian cho bệnh nhân.[37] Do đó, bất cứ biện pháp điều trị nào làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, trì hoãn việc nhập viện hay giảm thiểu thời gian chăm sóc sẽ mang lại lợi ích kinh tế. Các biện pháp điều trị hiện tại đã cho thấy là có thể mang lại lợi ích kinh tế khả quan.[33]
Gánh nặng chăm sóc
sửaVai trò chăm sóc chính cho người mất trí thường do vợ chồng hoặc người thân của họ đảm nhận.[39] Alzheimer được biết đến là một căn bệnh gây gánh nặng lớn lên những người chăm sóc trên các phương diện xã hội, tâm lý, thể chất và kinh tế.[40][41][42] Người bệnh và gia đình họ thường lựa chọn phương án chăm sóc tại nhà.[43] Phương án này cũng trì hoãn hoặc loại bỏ việc bệnh nhân phải được chăm sóc chuyên nghiệp một cách tốn kém.[43][44] Tuy vậy, hai phần ba số người sống tại các viện dưỡng lão mắc bệnh mất trí.[45]
Những người chăm sóc cho bệnh nhân mất trí chịu nguy cơ mắc các rối loạn thể chất và tinh thần cao.[46] Người chăm sóc có khả năng gặp phải những vấn đề về tâm lý cao hơn khi sống cùng người bệnh, là vợ hoặc chồng của người bệnh, cũng như khi người bệnh có những hành vi đòi hỏi nhiều sự chăm sóc như trầm cảm, rối loạn hành vi, gặp ảo giác, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong đi lại và cách ly xã hội.[47][48] Trên phương diện kinh tế, người chăm sóc thường phải hi sinh thời gian làm việc để dành trung bình 47 giờ mỗi tuần bên cạnh người mắc Alzheimer, trong khi chi phí chăm sóc cho bệnh nhân cũng cao. Tổn thất trực tiếp và gián tiếp trung bình của việc chăm sóc cho người mắc Alzheimer ở Hoa Kỳ rơi vào khoảng từ 18.000 đến 77.500 đô la Mỹ mỗi năm, tùy theo nghiên cứu.[37][39]
Liệu pháp hành vi nhận thức và việc giáo dục các cách đối phó, dù cá nhân hay theo nhóm, đã cho thấy là có tác dụng cải thiện sức khỏe tâm lý của người chăm sóc.[40][49]
- ^ a b Hsu D, Marshall GA (2017). “Primary and Secondary Prevention Trials in Alzheimer Disease: Looking Back, Moving Forward”. Current Alzheimer Research. 14 (4): 426–40. doi:10.2174/1567205013666160930112125. PMC 5329133. PMID 27697063.
- ^ Patterson C, Feightner JW, Garcia A, Hsiung GY, MacKnight C, Sadovnick AD (tháng 2 năm 2008). “Diagnosis and treatment of dementia: 1. Risk assessment and primary prevention of Alzheimer disease”. CMAJ. 178 (5): 548–56. doi:10.1503/cmaj.070796. PMC 2244657. PMID 18299540.
- ^ Rosendorff C, Beeri MS, Silverman JM (2007). “Cardiovascular risk factors for Alzheimer's disease”. The American Journal of Geriatric Cardiology. 16 (3): 143–49. doi:10.1111/j.1076-7460.2007.06696.x. PMID 17483665.
- ^ Ding J, Davis-Plourde KL, Sedaghat S, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2020). “Antihypertensive medications and risk for incident dementia and Alzheimer's disease: a meta-analysis of individual participant data from prospective cohort studies”. The Lancet. Neurology. 19 (1): 61–70. doi:10.1016/S1474-4422(19)30393-X. PMC 7391421. PMID 31706889.
- ^ Chu CS, Tseng PT, Stubbs B, Chen TY, Tang CH, Li DJ, Yang WC, Chen YW, Wu CK, Veronese N, Carvalho AF, Fernandes BS, Herrmann N, Lin PY (tháng 4 năm 2018). “Use of statins and the risk of dementia and mild cognitive impairment: A systematic review and meta-analysis”. Sci Rep. 8 (1): 5804. Bibcode:2018NatSR...8.5804C. doi:10.1038/s41598-018-24248-8. PMC 5895617. PMID 29643479.
- ^ Marjoribanks J, Farquhar C, Roberts H, Lethaby A, Lee J (tháng 1 năm 2017). “Long-term hormone therapy for perimenopausal and postmenopausal women”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 1: CD004143. doi:10.1002/14651858.CD004143.pub5. PMC 6465148. PMID 28093732.
- ^ a b Stern Y (tháng 7 năm 2006). “Cognitive reserve and Alzheimer disease”. Alzheimer Disease and Associated Disorders. 20 (3 Suppl 2): S69–74. doi:10.1097/01.wad.0000213815.20177.19. PMID 16917199. S2CID 9827674.
- ^ Paradise M, Cooper C, Livingston G (tháng 2 năm 2009). “Systematic review of the effect of education on survival in Alzheimer's disease”. International Psychogeriatrics. 21 (1): 25–32. doi:10.1017/S1041610208008053. PMID 19026089. S2CID 2515468.
- ^ Neergaard L (19 tháng 2 năm 2011). “Speaking 2 Languages May Delay Getting Alzheimer's”. The Denver Post. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014.
- ^ Cheng ST (tháng 9 năm 2016). “Cognitive Reserve and the Prevention of Dementia: the Role of Physical and Cognitive Activities”. Current Psychiatry Reports. 18 (9): 85. doi:10.1007/s11920-016-0721-2. PMC 4969323. PMID 27481112.
- ^ Farina N, Rusted J, Tabet N (tháng 1 năm 2014). “The effect of exercise interventions on cognitive outcome in Alzheimer's disease: a systematic review”. International Psychogeriatrics. 26 (1): 9–18. doi:10.1017/S1041610213001385. PMID 23962667. S2CID 24936334.
- ^ a b Dominguez LJ, Barbagallo M (tháng 6 năm 2018). “Nutritional prevention of cognitive decline and dementia”. Acta Biomed. 89 (2): 276–290. doi:10.23750/abm.v89i2.7401. PMC 6179018. PMID 29957766.
- ^ Goodman B. “Diet Affects Markers of Alzheimer's Disease”. WebMD (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.
- ^ Kanoski SE, Davidson TL (tháng 4 năm 2011). “Western diet consumption and cognitive impairment: links to hippocampal dysfunction and obesity”. Physiology & Behavior (Review). 103 (1): 59–68. doi:10.1016/j.physbeh.2010.12.003. PMC 3056912. PMID 21167850.
- ^ Editor (15 tháng 1 năm 2019). “Memory loss can be caused by a number of factors, from short term causes such as low blood sugar or medication side effects to long term health issues such as dementia”. Diabetes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Cao L, Tan L, Wang HF, Jiang T, Zhu XC, Lu H, và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2016). “Dietary Patterns and Risk of Dementia: a Systematic Review and Meta-Analysis of Cohort Studies”. Molecular Neurobiology. 53 (9): 6144–6154. doi:10.1007/s12035-015-9516-4. OCLC 6947867710. PMID 26553347. S2CID 8188716.
- ^ Canevelli M, Lucchini F, Quarata F, Bruno G, Cesari M (tháng 3 năm 2016). “Nutrition and Dementia: Evidence for Preventive Approaches?”. Nutrients. MDPI. 8 (3): 144. doi:10.3390/nu8030144. OCLC 8147564576. PMC 4808873. PMID 26959055.
- ^ Omar SH (tháng 6 năm 2019). “Mediterranean and MIND Diets Containing Olive Biophenols Reduces the Prevalence of Alzheimer's Disease”. Int J Mol Sci. 20 (11): 2797. doi:10.3390/ijms20112797. PMC 6600544. PMID 31181669.
- ^ a b Zis P, Hadjivassiliou M (26 tháng 2 năm 2019). “Treatment of Neurological Manifestations of Gluten Sensitivity and Coeliac Disease”. Curr Treat Options Neurol (Review). 21 (3): 10. doi:10.1007/s11940-019-0552-7. PMID 30806821.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênMakhloufMesselmani2018
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênHu2013
- ^ Santos C, Costa J, Santos J, Vaz-Carneiro A, Lunet N (2010). “Caffeine intake and dementia: systematic review and meta-analysis”. Journal of Alzheimer's Disease. 20 Suppl 1: S187–204. doi:10.3233/JAD-2010-091387. PMID 20182026.
- ^ Nehlig A (tháng 3 năm 2013). “The neuroprotective effects of cocoa flavanol and its influence on cognitive performance”. British Journal of Clinical Pharmacology (Review). 75 (3): 716–27. doi:10.1111/j.1365-2125.2012.04378.x. PMC 3575938. PMID 22775434.
- ^ Stoclet JC, Schini-Kerth V (tháng 3 năm 2011). “[Dietary flavonoids and human health]”. Annales Pharmaceutiques Françaises. 69 (2): 78–90. doi:10.1016/j.pharma.2010.11.004. PMID 21440100.
- ^ Loef M, Schrauzer GN, Walach H (2011). “Selenium and Alzheimer's disease: a systematic review”. Journal of Alzheimer's Disease (Review). 26 (1): 81–104. doi:10.3233/JAD-2011-110414. PMID 21593562. S2CID 30661765.
- ^ Loef M, von Stillfried N, Walach H (tháng 9 năm 2012). “Zinc diet and Alzheimer's disease: a systematic review”. Nutritional Neuroscience (Review). 15 (5): 2–12. doi:10.1179/1476830512Y.0000000010. PMID 22583839. S2CID 23381337.
- ^ Avan A, Hoogenraad TU (2015). “Zinc and Copper in Alzheimer's Disease”. Journal of Alzheimer's Disease (Review). 46 (1): 89–92. doi:10.3233/JAD-150186. PMID 25835420.
- ^ Cunnane SC, Chouinard-Watkins R, Castellano CA, Barberger-Gateau P (tháng 1 năm 2013). “Docosahexaenoic acid homeostasis, brain aging and Alzheimer's disease: Can we reconcile the evidence?”. Prostaglandins, Leukotrienes, and Essential Fatty Acids. 88 (1): 61–70. doi:10.1016/j.plefa.2012.04.006. PMID 22575581.
- ^ Burckhardt M, Herke M, Wustmann T, Watzke S, Langer G, Fink A (tháng 4 năm 2016). “Omega-3 fatty acids for the treatment of dementia”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 4: CD009002. doi:10.1002/14651858.CD009002.pub3. PMC 7117565. PMID 27063583.
- ^ Hamaguchi T, Ono K, Yamada M (tháng 10 năm 2010). “REVIEW: Curcumin and Alzheimer's disease”. CNS Neuroscience & Therapeutics (review). 16 (5): 285–97. doi:10.1111/j.1755-5949.2010.00147.x. PMC 6493893. PMID 20406252.
- ^ Bahji A, Meyyappan AC, Hawken ER (tháng 6 năm 2020). “Cannabinoids for the Neuropsychiatric Symptoms of Dementia: A Systematic Review and Meta-Analysis”. Can J Psychiatry. 65 (6): 365–376. doi:10.1177/0706743719892717. PMC 7265608. PMID 31835954.
- ^ a b c Bonin-Guillaume S, Zekry D, Giacobini E, Gold G, Michel JP (tháng 1 năm 2005). “[The economical impact of dementia]”. Presse Médicale (bằng tiếng Pháp). 34 (1): 35–41. doi:10.1016/s0755-4982(05)83882-5. PMID 15685097.
- ^ a b c d Meek PD, McKeithan K, Schumock GT (1998). “Economic considerations in Alzheimer's disease”. Pharmacotherapy. 18 (2 Pt 2): 68–73, discussion 79–82. doi:10.1002/j.1875-9114.1998.tb03880.x. PMID 9543467. S2CID 44496161.
- ^ Allegri RF, Butman J, Arizaga RL, Machnicki G, Serrano C, Taragano FE, Sarasola D, Lon L (tháng 8 năm 2007). “Economic impact of dementia in developing countries: an evaluation of costs of Alzheimer-type dementia in Argentina”. International Psychogeriatrics. 19 (4): 705–18. doi:10.1017/S1041610206003784. PMID 16870037. S2CID 41247271.
- ^ Suh GH, Knapp M, Kang CJ (tháng 8 năm 2006). “The economic costs of dementia in Korea, 2002”. International Journal of Geriatric Psychiatry. 21 (8): 722–28. doi:10.1002/gps.1552. PMID 16858741. S2CID 24138151.
- ^ Wimo A, Jonsson L, Winblad B (2006). “An estimate of the worldwide prevalence and direct costs of dementia in 2003”. Dementia and Geriatric Cognitive Disorders. 21 (3): 175–81. doi:10.1159/000090733. PMID 16401889. S2CID 11304720.
- ^ a b c Moore MJ, Zhu CW, Clipp EC (tháng 7 năm 2001). “Informal costs of dementia care: estimates from the National Longitudinal Caregiver Study”. The Journals of Gerontology. Series B, Psychological Sciences and Social Sciences. 56 (4): S219–28. doi:10.1093/geronb/56.4.S219. PMID 11445614.
- ^ Jönsson L, Eriksdotter Jönhagen M, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2006). “Determinants of costs of care for patients with Alzheimer's disease”. International Journal of Geriatric Psychiatry. 21 (5): 449–59. doi:10.1002/gps.1489. PMID 16676288. S2CID 20193233.
- ^ a b “The MetLife study of Alzheimer's disease: The caregiving experience” (PDF). MetLife Mature Market Institute. tháng 8 năm 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênThom2007
- ^ Schneider J, Murray J, Banerjee S, Mann A (tháng 8 năm 1999). “EUROCARE: a cross-national study of co-resident spouse carers for people with Alzheimer's disease: I – Factors associated with carer burden”. International Journal of Geriatric Psychiatry. 14 (8): 651–61. doi:10.1002/(SICI)1099-1166(199908)14:8<651::AID-GPS992>3.0.CO;2-B. PMID 10489656.
- ^ Murray J, Schneider J, Banerjee S, Mann A (tháng 8 năm 1999). “EUROCARE: a cross-national study of co-resident spouse carers for people with Alzheimer's disease: II – A qualitative analysis of the experience of caregiving”. International Journal of Geriatric Psychiatry. 14 (8): 662–67. doi:10.1002/(SICI)1099-1166(199908)14:8<662::AID-GPS993>3.0.CO;2-4. PMID 10489657.
- ^ a b Zhu CW, Sano M (2006). “Economic considerations in the management of Alzheimer's disease”. Clinical Interventions in Aging. 1 (2): 143–54. doi:10.2147/ciia.2006.1.2.143. PMC 2695165. PMID 18044111.
- ^ Gaugler JE, Kane RL, Kane RA, Newcomer R (tháng 4 năm 2005). “Early community-based service utilization and its effects on institutionalization in dementia caregiving”. The Gerontologist. 45 (2): 177–85. doi:10.1093/geront/45.2.177. PMID 15799982.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênpracGuideAPA
- ^ Ritchie K, Lovestone S (tháng 11 năm 2002). “The dementias”. Lancet. 360 (9347): 1759–66. doi:10.1016/S0140-6736(02)11667-9. PMID 12480441. S2CID 21404062.
- ^ Brodaty H, Hadzi-Pavlovic D (tháng 9 năm 1990). “Psychosocial effects on carers of living with persons with dementia”. The Australian and New Zealand Journal of Psychiatry. 24 (3): 351–61. doi:10.3109/00048679009077702. PMID 2241719. S2CID 11788466.
- ^ Donaldson C, Tarrier N, Burns A (tháng 4 năm 1998). “Determinants of carer stress in Alzheimer's disease”. International Journal of Geriatric Psychiatry. 13 (4): 248–56. doi:10.1002/(SICI)1099-1166(199804)13:4<248::AID-GPS770>3.0.CO;2-0. PMID 9646153.
- ^ Pusey H, Richards D (tháng 5 năm 2001). “A systematic review of the effectiveness of psychosocial interventions for carers of people with dementia”. Aging & Mental Health. 5 (2): 107–19. doi:10.1080/13607860120038302. PMID 11511058. S2CID 32517015.