Antananarivo
Antananarivo (phát âm tiếng Malagasy: [antananaˈrivʷ]), tên cũ tiếng Pháp Tananarive, phát âm tiếng Pháp: [tananaʁiv]), còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn Tana, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Madagascar. Vùng đô thị rộng hơn bao quanh thành phố, được gọi là Antananarivo-Renivohitra ("Antananarivo-Đồi Mẹ"/"Antananarivo-Thủ đô"), là thủ phủ của vùng Analamanga. Thành phố tọa lạc ở giữa hòn đảo, tại 1.280 m (4.199 ft) trên mực nước biển, và đã là điểm dân cư lớn nhất trên đảo từ thế kỷ 18.
Antananarivo Tananarive | |
---|---|
Tên hiệu: Tana | |
Vị trí của Antananarivo tại Madagascar | |
Vị trí tại Madagascar & châu Phi | |
Quốc gia | Madagascar |
Tỉnh | Antananarivo |
Thành lập | 1610 hoặc 1625 |
Chính quyền | |
• Thị trưởng | Lalao Ravalomanana |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 88 km2 (34 mi2) |
Độ cao | 1.276 m (4,186 ft) |
Dân số | |
• Tổng cộng | 1.613.375[1] |
710236 | |
Múi giờ | UTC+3 |
Thành phố kết nghĩa | Yerevan, Vorkuta, Tô Châu, Fontenay-aux-Roses, Montréal, Ôn Châu |
Khí hậu | Cwb |
Website | www.mairie-antananarivo.mg (tiếng Pháp) |
Antananarivo về lịch sử là trung tâm của người Merina, nhóm người vẫn chiếm số đông trong 1.300.000 (2013[2]) dân tại thành phố, cũng như những vùng đô thị xung quanh. Cả 18 phân nhóm dân tộc Malagasy, cũng như người Trung Quốc, người Ấn Độ và người Pháp, hiện diện trong thành phố này.
Antananarivo là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa của đất nước. Các tòa nhà gồm dinh tổng thống, Hội đồng quốc gia, Thượng viện và Hội đồng tối cao, cũng như 21 phái bộ ngoại giao, tọa lạc tại đây. Nhiều công ty thương mại quốc gia cũng đặt trụ sở ở Antananarivo.
Dân cư
sửaAntananarivo đã là thành phố lớn nhất Madagascar từ thế kỷ 18, khi dân số được ước tính là 15.000 người.[3] Năm 1810, dân số đã đạt đến 80.000 trước khi giảm mạnh từ năm 1829 đến 1842 dưới sự cai trị của Radama I và nhất là Ranavalona I. Vì sự kết hợp của chiến tranh, lao động khổ sai, dịch bệnh và luật pháp khắc nghiệt, dân số của Imerina giảm từ 750.000 xuống 130.000.[4] Trong những năm cuối của Vương quốc Imerina, dân số thành phố tăng lên đến 50.000-75.000; đa số là nô lệ bị bắt giữ trong các chiến dịch quân sự.[3] Năm 1950, dân số Antananarivo là chừng 175.000.[5] Tới cuối thập niên 1990, vùng đô thị đã đạt 1,4 triệu dân. Nội thành thành phố năm 2013 có 1.300.000 người[2] với ngoại ô xung quanh đã đạt gần 2,1 triệu dân.[1] Vùng đô thị (nội thành và ngoại ô) ngày nay do vậy là nơi cư ngụ của 10% dân số toàn quốc. Sự di cư từ nông thôn lên thành thị thúc đẩy sự tăng trưởng này.[3]
Địa lý
sửaAntananarivo nằm ở độ cao khoảng 1.280 m (4.199 ft) trên mực nước biển tại trung tâm vùng cao địa của Madagascar, tọa độ 18'55"N và 47'32"Đ.[6] Thành phố có vị trí trung tâm trên trục bắc-nam, và hơi chếch về phía đông theo trục đông-tây. Nó cách bờ biển miền đông 160 km (99 mi) và cách bờ biển miền tây 330 km (210 mi).
Biên giới thành phố Antananarivo bao gồm một vùng đô thị rộng 86,4 km2 (33,4 dặm vuông Anh). Vùng Đại Antananarivo rộng hơn được ước tính có dân số 3 triệu người năm 2012; và được dự kiến sẽ tăng đến 6 triệu vào năm 2030.[7]
Khí hậu
sửaTheo phân loại khí hậu Köppen, Antananarivo có khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới (Cwb)[8] với đặc điểm là mùa đông dịu, khô và mùa hè ấm, nhiều mưa.[6] Mưa hầu như chỉ xuất hiện từ từ tháng 11 đến 4. Sương giá hiếm gặp tại đây; chúng thường gặp ở nơi có độ cao lớn hơn. Nhiệt độ trung bình ngày dao động từ 20,8 °C (69,4 °F) vào tháng 12 đến 14,3 °C (57,7 °F) vào tháng 7.
Dữ liệu khí hậu của Antananarivo (1981–2010) | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 33.0 (91.4) |
32.0 (89.6) |
33.0 (91.4) |
31.8 (89.2) |
30.2 (86.4) |
32.6 (90.7) |
27.0 (80.6) |
28.9 (84.0) |
32.3 (90.1) |
33.1 (91.6) |
33.3 (91.9) |
32.1 (89.8) |
33.3 (91.9) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 26.6 (79.9) |
26.5 (79.7) |
26.5 (79.7) |
25.5 (77.9) |
23.7 (74.7) |
21.2 (70.2) |
20.6 (69.1) |
21.7 (71.1) |
24.2 (75.6) |
26.0 (78.8) |
27.0 (80.6) |
27.2 (81.0) |
24.7 (76.5) |
Trung bình ngày °C (°F) | 20.8 (69.4) |
20.8 (69.4) |
20.7 (69.3) |
19.5 (67.1) |
17.3 (63.1) |
15.1 (59.2) |
14.3 (57.7) |
14.9 (58.8) |
16.8 (62.2) |
18.7 (65.7) |
20.1 (68.2) |
20.7 (69.3) |
18.3 (64.9) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 17.3 (63.1) |
17.3 (63.1) |
17.0 (62.6) |
15.4 (59.7) |
13.2 (55.8) |
10.9 (51.6) |
9.9 (49.8) |
10.3 (50.5) |
11.4 (52.5) |
13.6 (56.5) |
15.2 (59.4) |
16.7 (62.1) |
14.0 (57.2) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | 10.9 (51.6) |
11.0 (51.8) |
10.0 (50.0) |
9.0 (48.2) |
4.0 (39.2) |
2.0 (35.6) |
2.0 (35.6) |
4.4 (39.9) |
2.3 (36.1) |
6.0 (42.8) |
9.3 (48.7) |
10.5 (50.9) |
2.0 (35.6) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 340 (13.4) |
290 (11.4) |
191 (7.5) |
55 (2.2) |
19 (0.7) |
4 (0.2) |
8 (0.3) |
6 (0.2) |
10 (0.4) |
68 (2.7) |
135 (5.3) |
311 (12.2) |
1.437 (56.5) |
Số ngày mưa trung bình | 19 | 17 | 14 | 7 | 5 | 5 | 7 | 6 | 4 | 8 | 11 | 15 | 118 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 79 | 80 | 79 | 77 | 77 | 77 | 76 | 74 | 70 | 69 | 71 | 77 | 76 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 210.5 | 178.0 | 199.1 | 220.5 | 228.8 | 206.1 | 213.9 | 235.0 | 249.5 | 251.0 | 232.7 | 201.1 | 2.626,2 |
Nguồn 1: NOAA[9] | |||||||||||||
Nguồn 2: Pogoda [10] |
Thành phố kết nghĩa
sửaAntananarivo kết nghĩa với:
Tham khảo
sửa- ^ a b “2005 population estimates for cities in Madagascar”. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
- ^ a b Institut National de la Statistique, Madagascar.
- ^ a b c Appiah & Gates 2010, tr. 114.
- ^ Campbell, Gwyn (tháng 10 năm 1991). “The state and pre-colonial demographic history: the case of nineteenth century Madagascar”. Journal of African History. 23 (3): 415–445.
- ^ Shillington 2004, tr. 159.
- ^ a b UN-Habitat 2012, tr. 7.
- ^ “Actes du séminaire international sur le développement urbain” (bằng tiếng Pháp). Commune Urbaine d'Antananarivo. tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Climate: Antananarivo – Climate graph, Temperature graph, Climate table (altitude: 1293m)”. Climate-Data.org. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Antananarivo Climate Normals 1961–1990 (Sunhours)”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Antananarivo Climate Normals 1981–2010 (Temperatures,Precipitaion,Humidity)”. .pogodaiklimat. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Yerevan – Twin Towns and Sister Cities”. Yerevan Municipality. 2013. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2013.
- ^ Stoiljkovic, Milena (28 tháng 4 năm 2013). “World Sister Cities Day”. In Serbia. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
- ^ “Sister Cities”. Chinese-African People's Friendship Association. 2014. Bản gốc lưu trữ 12 Tháng Một năm 2014. Truy cập 12 Tháng Một năm 2014.
- ^ “Villes-jumelages de Montréal” (bằng tiếng Pháp). Vivre au Québec. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
- ^ “Villes jumelées avec la Ville de Nice” (bằng tiếng Pháp). Ville de Nice. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Madagascar Council wants to bring more tourists to Sabah”. Daily Express. 27 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
Thư mục
sửa- Acquier, Jean-Louis (1997). Architectures de Madagascar (bằng tiếng Pháp). Berlin: Berger-Levrault. ISBN 978-2-7003-1169-3.
- Ade Ajayi, Jacob Festus (1998). General history of Africa: Africa in the nineteenth century until the 1880s. Paris: UNESCO. ISBN 978-0-520-06701-1. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011.
- Appiah, Anthony; Gates, Henry (2010). Encyclopedia of Africa, Volume 1. London: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-533770-9.
- Bradt, Hilary; Austin, Daniel (2011). Madagascar (ấn bản thứ 10). Guilford, Connecticut: The Globe Pequot Press Inc. ISBN 978-1-84162-341-2.
- Callet, François (1908). Tantara ny andriana eto Madagasikara (histoire des rois) (bằng tiếng Pháp). Antananarivo: Imprimerie catholique.
- Campbell, Gwyn (2012). David Griffiths and the Missionary "History of Madagascar". Leiden, the Netherlands: Brill. ISBN 978-90-04-20980-0.
- Desmonts (2004). Madagascar (bằng tiếng Pháp). New York: Editions Olizane. ISBN 978-2-88086-387-6.
- Fournet-Guérin, Catherine (2007). Vivre à Tananarive: géographie du changement dans la capitale malgache. Paris: Karthala Editions. ISBN 978-2-84586-869-4.
- Government of France (1898). “L'habitation à Madagascar”. Colonie de Madagascar: Notes, reconnaissances et explorations (bằng tiếng Pháp). 4. Antananarivo, Madagascar: Imprimerie Officielle de Tananarive.
- McLean Thompson, Virginia; Adloff, Richard (1965). The Malagasy Republic: Madagascar today. Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-0279-9.
Liên kết ngoài
sửa- Antananarivo Renivohitra (bằng tiếng Pháp)