Takifugu rubripes

loài cá

Cá nóc hổ (Danh pháp khoa học: Takifugu rubripes) là một loài cá nóc trong họ Tetraodontidae,[3] [4][5] chúng còn được biết đến với tên gọi là cá nóc Nhật Bản hay Torafugu (tiếng Nhật: 虎河豚), hay còn được biết đến là Fugu rubripes)[6] Chúng là cá ngon nổi tiếng ở Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc.

Takifugu rubripes
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Họ: Tetraodontidae
Chi: Takifugu
Loài:
T. rubripes
Danh pháp hai phần
Takifugu rubripes
(Temminck & Schlegel, 1850)[2]
Các đồng nghĩa
  • Fugu rubripes (Temminck & Schlegel, 1850)
  • Fugu rubripes ssp. rubripes (Temminck & Schlegel, 1850)
  • Sphaeroides rubripes (Temminck & Schlegel, 1850)
  • Tetraodon rubripes Temminck & Schlegel, 1850)

Đặc điểm

sửa

Cá nóc hổ lớn thường sống ở vùng nước gần bờ, thỉnh thoảng vào khu vực nước lợ. Cá con thường thấy ở cửa sông nước lợ. Khi lớn chuyển ra xa bờ. Đẻ ở biển từ tháng 3 đến tháng 5. Trứng bám vào đá ở khu vực có đá cuội sâu chừng 20 mét. Gan và buồng trứng có độc, ruột nhẹ hơn, thịt, da và tinh hoàn không độc. Với cái bụng nhô ra và vây vụng về, cá nóc hổ trông có vẻ hiền lành như một con cá vàng cảnh nhưng cá nóc hổ có chứa một trong những chất độc thần kinh gây chết người mạnh nhất của thiên nhiên, có thể giết chết một người dù họ mới chỉ ăn được một vài miếng sashimi cá nóc [cần dẫn nguồn].

Ấu trùng cá nóc cũng có thể là chất độc đối với động vật ăn thịt, ngay cả những ấu trùng của cá nóc được trang bị một độc tố cũng có thể làm cho động vật ăn thịt nhổ chúng ra, ngay cả những con cá nóc con cũng chứa độc tố, cá nóc con độc đến mức buộc cá khác ăn chúng phải nhả ra ngay lập tức, cá mẹ truyền độc tố mạnh cho cá con đang phát triển trong buồng trứng, giúp giải thích tại sao cá nóc được trang bị vũ khí giết người ngay từ khi sinh ra[7].

Từng đánh bắt được con cá nóc hổ nặng 6,1 kg dài 66 cm, chiều ngang cơ thể lên tới 22 cm, Phần thịt có thể ăn được của con cá nóc này khoảng 3 kg và có thể làm món sashimi phục vụ cho 30 người. và trong bụng cá chứa khoảng 3 triệu quả trứng. Con cá nóc hổ này có thể là một trong số những con cá lớn nhất thuộc loại này được nuôi thả trên biển. Trứng và gan của loài cá này chứa một loại chất độc thần kinh cực mạnh[8][9]

Trong ẩm thực

sửa

Cá nóc hổ là một trong hơn 100 loài cá nóc ăn được, là loài phổ biến nhất ở Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là Honfugu hay Oofugu. Mùa chính là mùa đông hoặc chậm hơn một chút, có nhiều ở trung và đông Nhật Bản, là món đặc sản của vùng Hamamatsu và Shizuoka. Người Nhật đánh bắt 11.000 tấn/năm, nuôi 4.700 tấn và 13.000 tấn nhập về từ Trung hoa và Nam Hàn. Ở Nhật, mặc dù có thể mua cá làm sẵn, người ta cần giấy phép đặc biệt để có thể xẻ cá, phục vụ cá hoặc bán cá vì cơ quan nội tạng của nó có chức chất độc gây chết người rất mạnh.

Cá nóc Nhật Bản được giới đại gia sành ăn coi là sơn hào hải vị, nhưng cũng là thực phẩm tiềm ẩn sự độc hại có thể đoạt mạng người nếu không chế biến cẩn trọng. Hàng năm ở Nhật Bản, nhiều người phải nhập viện vì ăn cá nóc, thỉnh thoảng hậu quả rất nghiêm trọng. Những người mê mẩn cá nóc nói rằng cảm giác ngưa ngứa, kích thích mà thịt cá nóc để lại trên lưỡi, vốn do chất độc thần kinh có trong người loại cá này gây ra. Ngon nhất là món làm từ cá nóc hổ, giá cá nóc hổ tới 40.000 Yen (tương đương khoảng 7 triệu đồng)[10]

Chú thích

sửa
  1. ^ Shao, K., Liu, M., Jing, L., Hardy, G., Leis, J.L. & Matsuura, K. (2014). IUCN Red List of Threatened Species. 2014: e.T193612A2247747. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193612A2247747.en. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ “ITIS Standard Report Page: Takifugu rubripes”. Itis.gov. 13 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên col480111
  4. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ FishBase. Froese R. & Pauly D. (eds), 2011-06-14
  6. ^ Aparicio S, Chapman J, Stupka E, Putnam N, Chia JM, Dehal P, Christoffels A, Rash S, Hoon S, Smit A, và đồng nghiệp (2002). “Whole-genome shotgun assembly and analysis of the genome of Fugu rubripes”. Science. 297: 1301–1310. doi:10.1126/science.1072104. PMID 12142439.
  7. ^ “Ấu trùng cá nóc cũng có thể là chất độc đối với động vật ăn thịt”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập 28 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ “Nhật Bản đánh bắt được con cá nóc hổ nặng 6,1kg”. Thông tấn xã Việt Nam. 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập 28 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ “Nhật Bản bắt được siêu cá nóc hổ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 28 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ “Cá nóc: Thực phẩm giá bạc tỷ chỉ phục vụ đại gia ở Nhật Bản”. Báo đời sống & pháp luật Online. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2016. Truy cập 28 tháng 4 năm 2016.

Tham khảo

sửa