Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Trung học phổ thông Trần Phú là một trường trung học phổ thông công lập tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập chính thức vào năm 1981. Với tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông trung học Tân Phú, cơ sở đào tạo sau này được đặt theo tên vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam – Trần Phú.
Trường THPT Trần Phú | |
---|---|
Địa chỉ | |
, , | |
Tọa độ | 10°47′13,2″B 106°37′32,5″Đ / 10,78333°B 106,61667°Đ |
Thông tin | |
Tên cũ | Trường Phổ thông trung học Tân Phú |
Loại | Trung học phổ thông công lập |
Khẩu hiệu | Rèn đức – Luyện tài |
Thành lập | tháng 11 năm 1981 |
Trạng thái | Đang hoạt động |
Cơ quan quản lý | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Mã trường | 060[1][2] |
Website | thpttranphu |
Điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào của Trần Phú luôn nằm trong danh sách 10 trường cao nhất thành phố xuyên suốt 15 năm liên tục từ 2010 đến 2024.[4]
Lịch sử
sửaTrong năm đầu của thập niên 80, trên danh nghĩa là một phân hiệu trực thuộc Trường Nguyễn Thượng Hiền, trường Phổ thông trung học Tân Phú ra đời với vài phòng học mượn tạm của Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi.[a][7][8] Thời điểm này cơ sở đào tạo cho 450 học sinh cùng tập thể giáo viên – công nhân viên chức chỉ có 25 người, phần lớn là giáo viên vừa ra trường và một số ít từ nơi khác chuyển về.[9] Học sinh đa số là gia đình lao động nghèo, chất lượng đầu vào rất thấp, trong đó bao gồm nhiều thành phần cá biệt hoặc bỏ học giữa chừng.[10]
Đến năm 1981, cơ sở dạy học tiếp nhận khu vực thuộc địa phận trước đây của Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội,{{efn|Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập hoạt động liên tục trong một thập kỷ (1965-1975), chuyên đào tạo những thanh niên, trong đó có các thầy và sư cô trẻ, để đi về các thôn xóm dựng trường, xây trạm xá và tái thiết các khu vực bị chiến tranh tàn phá.[11][12] Ban đầu trường khai giảng tại Chùa Từ Nghiêm ngụ ở quận 10 rồi di dời về Phú Thọ Hòa với tên gọi Chùa Lá, sau đó thiền sư Nhất Hạnh đặt cho tu viện một tên gọi mới là Chùa Pháp Vân.[13][14] nguyên là doanh trại quân đội được Ban Chỉ huy Quân sự Thành phố chuyển giao tại phường Phú Thọ Hòa,[9] và cũng từ đây chính thức đổi tên thành Trường Trung học phổ thông Trần Phú theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 11 cùng năm.[15] Theo thầy Nguyễn Hào Hiệp, nguyên hiệu trưởng đã gắn bó với ngôi trường xuyên suốt hơn 30 năm cho biết:
“ | Ngày đó trường thuộc vùng heo hút, cây cối bao quanh, nhà cửa thưa thớt. Đêm về ếch nhái, dế kêu inh ỏi, nhiều giáo viên nữ mới về trường tối đến không dám ra khỏi phòng. Trường lớp thì xiêu vẹo, phần lớn các thầy cô giáo phải ở nhà tập thể. Lương giáo viên lúc đó chỉ đủ mua lương thực để sống mà theo nghiệp làm thầy. Còn học sinh phần lớn là con em nông dân, không ít em phải vừa học, vừa làm ruộng khi tuổi mới lên 9 lên 10. Cuộc sống khó khăn khiến nhiều thầy cô lúc đó xem trường như một trạm dừng chân. Tôi cũng không còn nhớ nổi đã có bao nhiêu lượt thầy cô đến rồi đi.[16] | ” |
Ban giám hiệu
sửa
|
Cơ sở vật chất
sửaSau thời điểm thành lập, trường bắt đầu xây thêm phòng học mới, tu sửa các phòng cũ để có chỗ cho 17 lớp học và khối văn phòng, toàn bộ đều là dạng nhà cấp 4.[9][10] Trải qua ba lần xây dựng, Trần Phú đã sở hữu 36 phòng học với đầy đủ các phòng chức năng phục vụ công tác đào tạo,[15] đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ ba vào năm 2013 theo chứng nhận của Ủy Ban Thành phố.[34][35]
Vào ngày 19 tháng 4 năm 2011, một sự cố xảy ra khiến gần 3.000 học sinh của trường phải nghỉ học do chịu ảnh hưởng bởi công trình thi công cải tạo lắp đặt cống.[36] Toàn bộ sân và tầng trệt của trường bị ngập nặng, nhiều tài liệu và máy tính, máy in, máy chấm thi trắc nghiệm bị hư hỏng.[37]
Tính đến năm 2023, trường đã xây dựng được 53 phòng học đạt chuẩn và thêm nhiều phòng chức năng khác: 1 hội trường phục vụ hoạt động chuyên môn và ngoại khoá; 1 thư viện có máy vi tính nối mạng, nhiều đầu sách phục vụ công tác học tập và nghiên cứu; 3 phòng thực hành thí nghiệm cho các bộ môn Lý – Hoá – Sinh; 4 phòng vi tính; 1 phòng tư vấn tâm lý cho học sinh và 1 phòng y tế.[7]
Hoạt động ngoại khóa
sửaNgoài các chương trình Hội trại Truyền thống 26/3, Trại Xuân, Trại Trưởng thành, Lễ Trưởng thành và Tri Ân, các buổi sinh hoạt chuyên đề hằng tháng, học sinh có thể gia nhập các câu lạc bộ-nhóm nhạc như Media, Movie, Geography, Robotic, Photography, đội văn nghệ Vút Bay,[38]... hoặc tham gia các chương trình hướng nghiệp của tổ Địa lý, Lịch sử với các hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm tháng.[7] Năm 2023, trường ra mắt câu lạc bộ trí tuệ nhân tạo nhằm tạo điều kiện cho học sinh sớm tiếp cận với công nghệ số.[39]
Thành tích
sửaTuyển sinh
sửaTừ một cơ sở dạy học nhỏ với đầu vào chất lượng thấp, trong đó không ít thành phần học sinh cá biệt với năng lực dừng ở mức trung bình.[10] Trần Phú đã dần khẳng định được vị trí qua thời gian. Năm 2008, trường có lượng thí sinh đăng ký dự thi nguyện vọng một cao thứ nhì khu vực, đạt ngưỡng 2.318,[40][41] giữ vững vị trí so với hai năm sau.[42] Với cùng nguyện vọng, dù lượng hồ sơ giảm xuống mức 1.994, trường vẫn sở hữu tổng thí sinh đăng ký vào lớp 10 dẫn đầu Sài Gòn trong năm 2011.[43]
Điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào của Trần Phú luôn nằm trong danh sách 10 trường cao nhất thành phố Hồ Chí Minh xuyên suốt 15 năm liên tục từ 2010 đến 2024.[4]
Tỷ lệ tốt nghiệp và đậu đại học
sửaNăm 2010, Trần Phú là 1 trong 22 trường THPT của thành phố có học sinh đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%,[44][45] mức tỷ trọng tuyệt đối này được giữ vững vào năm 2011.[46]
Trong giai đoạn Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn công bố bảng xếp hạng Top 200 trường trung học phổ thông có điểm thi đại học cao nhất cả nước. Ghi nhận thông tin cho thấy lần đầu tiên Trần Phú lọt vào danh sách là vào năm 2009, cán mốc ở ngưỡng 161 và con số này tăng dần qua từng thời kỳ.[47] Năm 2011, phổ điểm đại học bình quân học sinh khối 12 của Trần Phú là 15,28, đứng vị trí 93,[48] tăng so với cùng kỳ năm trước với điểm bình quân đạt mức 13,82,[49] xếp hạng 147 toàn quốc.[50] Năm tiếp theo, trường tiếp tục leo lên đến vị trí 79.[51]
Học sinh
sửaNhóm nhạc Vút Bay của trường lập kỷ lục khi lên ngôi quán quân bốn năm liên tiếp tại cuộc thi "Chú Ve Con" toàn thành giai đoạn 2014-2017.[52][53]
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2007, với số điểm 29/30,[54] cựu học sinh trường Trần Phú Nguyễn Ảnh Cường là một trong bốn thủ khoa của Đại học Ngoại thương cơ sở phía Nam.[55] Cường sở hữu 1 triệu đô la Mỹ vào năm 28 tuổi nhờ vào việc quản lý quỹ đầu tư nhưng khối tài sản này nhanh chóng bị mất trắng khi anh khởi nghiệp.[56][57] Năm 2019, anh đồng sáng lập và giữ chức tổng giám đốc điều hành Fundiin – một công ty hoạt động theo mô hình mua trước trả sau.[58][59]
Năm 2017, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là trường đầu tiên trên cả nước công bố danh sách trúng tuyển,[60] trong đó đỗ thủ khoa là học sinh trường Trần Phú với tổng điểm 27,25 bao gồm tổ hợp ba môn (Toán, Giáo Dục Công Dân và Tiếng Anh).[61] Một năm sau, thống kê phổ điểm kỳ thi THPT quốc gia cho thấy Trần Phú tiếp tục có thí sinh sở hữu điểm 10 môn toán duy nhất ở Sài Gòn,[62][63] và là một trong hai điểm tuyệt đối trên toàn quốc.[64] Đây cũng chính là thủ khoa đầu vào của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng cùng năm.[65][66]
Tranh cãi
sửaNăm 2015, theo lời phản ảnh của phụ huynh khối lớp 12, Trần Phú yêu cầu học sinh phải học thêm tại trường giữa năm để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu không chấp hành sẽ bị cấm thi và không được phát phiếu báo danh.[67][68] Trước thông tin này, thầy Phạm Văn Hùng – hiệu trưởng trường tại thời điểm đó cho biết: "Nhà trường có vận động học sinh tham gia lớp ôn tập để tránh quên kiến thức. Học sinh có nhu cầu thì đăng ký tham gia và tôi lấy danh dự của hiệu trưởng để khẳng định trường Trần Phú hoàn toàn không bắt ép học sinh nào và không có chuyện cấm thi hay không phát phiếu báo thi."[68] Một năm sau, trước quy định của thành phố yêu cầu cấm dạy và học thêm tại trường, Trần Phú vẫn tổ chức các lớp bồi dưỡng văn hóa cho học sinh lớp 10. Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, giám thị cho biết giáo viên của trường sẽ dạy các lớp học này. Trong khi đó thầy Hùng lại nhấn mạnh đây là lớp học ở trung tâm ngoài mang vào chứ không phải của trường.[69]
Năm 2017, tranh cãi tiếp tục nổ ra sau khi một số phụ huynh khối lớp 10 phản ảnh nhà trường yêu cầu học sinh phải mua một bộ sách tiếng Anh nước ngoài để học thay vì giảng dạy theo chương trình chính thức do Bộ Giáo dục quy định.[70] Vài học sinh cho biết sách này chỉ áp dụng cho các lớp tăng cường tiếng Anh và phải đăng ký ngay từ đầu năm học,[71] trong khi số khác lại thông tin bộ sách được sử dụng để thay thế hoàn toàn cho sách giáo khoa.[72] Sau khi xác minh sự việc, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết trước đó nhà trường đã gửi thư ngỏ đến tất cả phụ huynh về việc tổ chức dạy tiếng Anh với người nước ngoài và nhận được sự nhất trí từ họ. Còn bộ giáo trình nước ngoài chỉ là tài liệu bổ trợ, tăng cường cho hoạt động học tập của học sinh theo hướng dẫn từ Sở.[73]
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi thuộc địa bàn phường Phú Thạnh, quận Tân Phú đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp trong năm 2013 và đào tạo hơn 2.500 học sinh trong niên khóa 2018.[5][6]
- ^ Cô Trần Quế Nga là con gái của liệt sĩ Nguyễn Thị Tú, nguyên hội trưởng Hội Phụ nữ giải phóng Sài Gòn Gia Định và là em gái của bà Trần Tố Nga, nguyên hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Marie Curie.[17] Bà Tố Nga là nhân vật nổi tiếng trên thế giới qua vụ kiện chất độc da cam khi một mình đứng đơn kiện 14 công ty hóa chất ở Mỹ thông qua một tòa án Pháp.[18][19][20] Bản thân cô Quế Nga cũng tham gia cách mạng và từng trải qua nhiều chốn lao tù. Sau khi về hưu năm 2003, cô tiếp tục thành lập và giữ chức vụ hiệu trưởng Trường mầm non Nguyễn Thị Tú trên cùng tuyến đường với trường Trần Phú.[17][21]
- ^ Cô Nguyễn Tuyết Trinh được Báo Pháp Luật gọi với cái tên "cô tiên của những học sinh cá biệt" vì đạt nhiều thành tích trong quá trình làm chủ nhiệm các lớp học lực trung bình yếu.[30][31] Theo Tuổi Trẻ, cô đã giải quyết thành công nhiều vụ trộm cắp trong trường lớp, băng ăn nhậu và nghiện hút tuổi học trò...[32]
Tham khảo
sửa- ^ Huy Lân (1 tháng 5 năm 2023). “ĐHQG TP HCM công bố danh sách 149 trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.
- ^ Lê Huyền (28 tháng 4 năm 2024). “Danh sách 149 trường THPT được ưu tiên xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.
- ^ “Trường PTTH Trần Phú - TP.HCM (niên khóa 1980 - 1983): Thông báo họp mặt”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 30 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b Quốc Việt (17 tháng 7 năm 2010). “TP.HCM: Điểm chuẩn lớp 10 tăng 1-2,75 điểm”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
Mạnh Tùng; Diệu Vy (26 tháng 4 năm 2021). “Xếp hạng điểm chuẩn lớp 10 trường THPT ở TP HCM”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
Huyên Nguyễn (8 tháng 7 năm 2023). “Điểm chuẩn lớp 10 TPHCM biến động khó lường trong 5 năm qua”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.
Lê Huyền (10 tháng 4 năm 2024). “Tổng hợp điểm chuẩn lớp 10 công lập TP.HCM 5 năm qua”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.
Lệ Nguyễn (23 tháng 4 năm 2024). “Biến động điểm chuẩn lớp 10 ở TP HCM ba năm qua”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.
Huyên Nguyễn (3 tháng 7 năm 2024). “Top 10 trường có điểm chuẩn lớp 10 cao nhất TPHCM: Thứ tự xếp hạng thay đổi”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024. - ^ Q. An (26 tháng 5 năm 2013). “Trường THCS Đồng Khởi đạt chuẩn”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
- ^ T.Dương; V.Chức (9 tháng 2 năm 2018). “Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú): Quả ngọt sau những nỗ lực của thầy và trò”. Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
- ^ a b c “Trường THPT Trần Phú TP.HCM và những thông tin cơ bản”. IELTS Fighter. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
- ^ Quốc Tuấn (1 tháng 11 năm 2023). “Thông báo họp mặt PTTH Trần Phú - TPHCM (1980 - 1983)”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b c “Quá trình phát triển”. Trường THPT Trần Phú Tp.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b c “Trường THPT Trần Phú (Q. Tân Phú): 30 năm vang mãi một ngôi trường”. Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 11 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
- ^ Song Minh (23 tháng 1 năm 2022). “Thế giới đánh giá di sản lớn nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Đăng Nguyên (22 tháng 1 năm 2022). “Thiền sư Thích Nhất Hạnh và 'thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới'”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Đinh Tiên Phong; Đoàn Thị Thanh Dung (24 tháng 9 năm 2023). “Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Trường Thanh niên phụng sự xã hội”. Tạp chí Nghiên cứu Phật học (Tháng 9/2023). ISSN 2734-9195. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024.
- ^ “Chương 8: Chùa Lá và Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội”. Làng Mai – Thích Nhất Hạnh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b Hồ Hải (13 tháng 1 năm 2014). “Trường THPT Trần Phú: Không ngừng đổi thay, phát triển”. Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
- ^ Văn Mạnh (6 tháng 9 năm 2011). “Nửa cuộc đời "thủy chung" với ngôi trường nghèo”. Tạp chí Giáo dục TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b Mai Hương (1 tháng 9 năm 2016). “Chăm chút từ "của cho" đến "cách cho"”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Linh Ðan (11 tháng 6 năm 2021). “Người phụ nữ gốc Việt kiện các công ty Mỹ: 'Cuộc chiến cuối cùng' vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Noack, Rick (8 tháng 5 năm 2021). “French court to decide landmark case against the U.S. makers of Agent Orange”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Associated Press/Reuters (10 tháng 5 năm 2021). “French court rejects claim in Agent Orange lawsuit”. NBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Phước Long (5 tháng 2 năm 2023). “Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thắp hương tưởng nhớ liệt sĩ Nguyễn Thị Tú”. Báo Phụ Nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Văn Mạnh (6 tháng 9 năm 2011). “Nửa cuộc đời "thủy chung" với ngôi trường nghèo”. Tạp chí Giáo dục TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Lễ trao quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý - 26/06/2020”. Ngành GD&ĐT Tp.HCM. 26 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Lễ trao quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý - 03/10/2022”. Ngành GD&ĐT Tp.HCM. 5 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Cô Trần Quế Nga góp sức cho ngày mai”. Tạp chí văn nghệ. 26 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
- ^ Minh Quyên (15 tháng 5 năm 2011). “Tăng tốc luyện "gà yếu"”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
“Thông báo về phiên họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND- NGƯT cấp Nhà nước”. Công đoàn Giáo dục Việt Nam. 16 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024. - ^ Tuệ Minh (3 tháng 11 năm 2017). “Nhiều giáo viên được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
“Lễ Công bố và Trao quyết định Điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý - 06/5/2020”. Ngành GD&ĐT Tp.HCM. 6 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024. - ^ T.Anh (26 tháng 6 năm 2017). “Sở GD-ĐT TP.HCM công bố quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý”. Tạp chí Giáo dục TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lê Huyền (28 tháng 8 năm 2018). “TP.HCM điều động, bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo trường đầu năm học mới”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
- ^ Quốc Việt (19 tháng 11 năm 2010). “"Cô tiên" của những học sinh cá biệt”. Báo Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Thanh Hà/K.Liên (18 tháng 11 năm 2006). “Đến 2010, nhà giáo có thể sống được bằng lương”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lưu Trang (8 tháng 8 năm 2014). “Dạy trò chữ hiếu trước tiên”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Ban Giám Hiệu”. Trường THPT Trần Phú. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ “14 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3”. Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Tp.HCM. 22 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
- ^ “14 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”. Cổng thông tin điện tử VPUBND TP Hồ Chí Minh. 22 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
- ^ Quang Khải; N.Ẩn (20 tháng 4 năm 2011). “Mưa đầu mùa đã khổ vì ngập”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ Mai Vọng; N.Đình Mười; N.Thọ (20 tháng 4 năm 2011). “Mưa từ tối, ngập tới trưa”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ Hồ Ngọc (5 tháng 9 năm 2018). “"Làn gió mới" trong lễ khai giảng của teen THPT Trần Phú (Q.Tân Phú)”. Báo Mực Tím. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ Thảo Ngọc (4 tháng 12 năm 2023). “Trường THPT Trần Phú ra mắt CLB trí tuệ nhân tạo, teen háo hức khám phá và sáng tạo”. Báo Mực Tím. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ Nguyễn Hùng (20 tháng 5 năm 2008). “TPHCM: Công bố số lượng hồ sơ đăng ký vào lớp 10 THPT”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
- ^ L.H. (19 tháng 5 năm 2008). “TP HCM công bố lượng hồ sơ vào lớp 10”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
- ^ Đỗ Ngọc (20 tháng 5 năm 2010). “Tỉ lệ "chọi" vào lớp 10 ở TPHCM cao nhất là 1/14”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
- ^ Lê Phương (19 tháng 5 năm 2011). “Trường chuyên Lê Hồng Phong tạm dẫn đầu lượng hồ sơ ĐKDT”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
- ^ TTO (16 tháng 6 năm 2010). “TP.HCM: 94,59% học sinh tốt nghiệp THPT”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
- ^ Nguyên Mi (16 tháng 6 năm 2010). “TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
- ^ L.Trang (17 tháng 6 năm 2011). “TP.HCM, Hà Nội công bố điểm thi tốt nghiệp THPT”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
- ^ Kim Van (10 tháng 8 năm 2009). “Top 201 trường THPT có điểm thi ĐH cao nhất năm 2009”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ “TOP 200 trường THPT có điểm thi ĐH cao nhất 2011”. Hoa Học Trò. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Đỗ Hợp (11 tháng 8 năm 2010). “200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Tiến Dũng (11 tháng 8 năm 2010). “200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất nước”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Tốp 200 trường có điểm thi đại học cao nhất năm 2012”. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. 15 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
- ^ Như Hùng (31 tháng 8 năm 2014). “Trường THPT Trần Phú giải nhất "chú ve con"”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ M.L.P.Thảo (29 tháng 8 năm 2017). “Teen THPT Trần Phú lập "kỉ lục" Quán quân 4 năm liên tiếp tại Liên hoan "Chú Ve Con" toàn thành”. Hoa Học Trò. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Hà Ánh (14 tháng 8 năm 2007). “Những thủ khoa mê sách”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Hiếu Hiền (1 tháng 8 năm 2007). “Cậu thủ khoa mê kinh doanh”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ My An (26 tháng 11 năm 2021). “CEO Nguyễn Ảnh Cường: Đối với tôi, triệu phú từ đầu tư chứng khoán không phải là thứ bền vững”. Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp & Hội nhập. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024.
- ^ Hoàng An (7 tháng 11 năm 2022). “CEO Fundiin: Từ sở hữu triệu USD, tay trắng khi khởi nghiệp lần đầu đến mong muốn để lại 'di sản' nhờ khởi nghiệp”. Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024.
- ^ Tiến Thịnh (16 tháng 8 năm 2023). “Fundiin giữ vững vị thế trong dịch vụ thanh toán trả sau trên Shopify Việt Nam”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Anh Hoa (14 tháng 9 năm 2021). “Startup dịch vụ mua ngay, trả sau huy động được 1,8 triệu USD”. Báo Đầu Tư. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
- ^ Dương Thương (19 tháng 7 năm 2017). “Trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
- ^ “ĐH đầu tiên công bố điểm trúng tuyển”. Báo Phụ Nữ Việt Nam. 20 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
- ^ Thảo Thương (11 tháng 7 năm 2018). “Thí sinh TP.HCM duy nhất điểm 10 môn toán là học sinh chuyên hóa”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Huyền Anh (11 tháng 7 năm 2018). “Thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn Toán tại TP.HCM không hề học thêm”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Lộ diện hai thủ khoa điểm 10 môn Toán THPT Quốc gia 2018”. Báo Giao Thông. 11 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lê Huyền (8 tháng 8 năm 2018). “Thí sinh điểm 10 Toán duy nhất ở TP.HCM là thủ khoa sư phạm”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lê Phương (8 tháng 8 năm 2018). “Thủ khoa ĐH Sư phạm TPHCM là thí sinh duy nhất đạt điểm 10 Toán ở TPHCM”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ H.HG. (3 tháng 6 năm 2015). “Phải học ôn thi THPT ở trường?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ a b B.Thanh (4 tháng 6 năm 2015). “Không được ép học sinh lớp 12 ôn thi tại trường”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ Phương Linh (16 tháng 7 năm 2016). “Trường trung học Trần Phú ngang nhiên tổ chức học thêm cho lớp ôn tập hè”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ Lê Đăng Đạt (17 tháng 8 năm 2017). “TPHCM: Phụ huynh bị "ép" mua sách tiếng Anh nước ngoài?”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ Dương Thương (17 tháng 8 năm 2017). “Trường THPT bị 'tố' ép học sinh mua bộ sách Tiếng Anh khác thay thế sách giáo khoa”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
- ^ Nguyễn Dũng (17 tháng 8 năm 2017). “Phụ huynh tố trường ép mua sách tham khảo ngoại ngữ thay sách giáo khoa”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ Phương Linh (10 tháng 2 năm 2018). “Hai tháng trốn tránh, im lặng, Trường Trần Phú đang cố tình che giấu điều gì?”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.