Người Lao Động (báo)

(Đổi hướng từ Báo Người Lao Động)

Người Lao Động là một nhật báo trực thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập chính thức vào ngày 28 tháng 7 năm 1975.[1] Tiền thân của ấn phẩm trong thế kỷ 20Báo Công Nhân Giải Phóng, ra đời vào năm 1965 theo chỉ đạo của Đặc Khu ủy Sài Gòn – Gia Định.[2] Tuy nhiên vừa hoạt động được hai năm thì buộc phải dừng lại do thành viên nòng cốt của Ban Biên tập bị bắt trong chiến tranh Việt Nam.[3] Sau khi thống nhất đất nước, Báo Công Nhân Giải Phóng được tái lập và xuất bản liên tục trong 15 năm cho đến ngày 28 tháng 7 năm 1990 thì đổi tên thành Người Lao Động, ra mắt bản in định kỳ mỗi tuần, gồm 8 trang mỗi số.[3][4]

Báo Người Lao Động
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuThành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Thành lập28 tháng 7 năm 1975; 49 năm trước (1975-07-28)
Giấy phépGiấy phép số 115/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/02/2021
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sở127 Đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc gia Việt Nam
Websitenld.com.vn

Được xem là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên ở thành phố thực hiện cuộc cách mạng số hóa, ngày 27 tháng 7 năm 2001, ấn phẩm cho ra mắt trang tin trực tuyến và sau này nâng cấp lên thành báo điện tử.[3][5] Ngày 28 tháng 7 năm 2022, Người Lao Động triển khai cổng thu phí đọc báo điện tử sau một tháng chạy thử nghiệm và ra mắt dịch vụ Podcast nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày thành lập báo.[6][7] Cuối năm 2023, giao diện website tiếp tục cải thiện các vấn đề về trải nghiệm đọc, tăng lượng tương tác và tối ưu hóa thiết kế.[8] Trụ sở hoạt động của tờ báo tại đường Võ Văn Tần, Quận 3 được xây dựng mang tổng diện tích 1.039 m² khánh thành vào năm 2012 với quy mô gồm 11 tầng nổi và hai tầng hầm.[9] Đến quý ba năm 2018, ông Tô Đình Tuân được bổ nhiệm làm Tổng biên tập mới của nhật báo.[10]

Song hành với lĩnh vực truyền thông, Người Lao Động là đơn vị sáng lập nên Giải Mai Vàng nhằm tôn vinh các nghệ sỹ đã có những cống hiến tích cực cho nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam kể từ năm 1991.[11]

Từ thiện

sửa
 
Một góc bên trong văn phòng tòa soạn báo vào năm 2017

Xuyên suốt khoảng thời gian hoạt động, tờ báo đã thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện hướng về cộng đồng. Thời điểm đại dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn thế giới, tháng 4 năm 2020, Người Lao Động đã triển khai ba cây "ATM thực phẩm miễn phí" tại Sài GònHà Nội để hỗ trợ người dân gặp khó khăn.[12] Đến tháng 10 cùng năm, khi trận lũ lụt lịch sử càn quét khắp các tỉnh miền Trung, ấn phẩm mở cuộc vận động quyên góp hơn 3,7 tỉ đồng để cứu trợ các vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất,[13] đồng thời trao tặng gần 70 áo phao cứu hộ và 13 chiếc thuyền máy với tổng kinh phí 220 triệu đồng cho chính quyền địa phương 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền.[14]

Trong năm 2021, khi đợt dịch COVID lần thứ 4 bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh, ấn phẩm liên tiếp triển khai các hoạt động từ thiện trên quy mô lớn, trong đó chương trình "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" và "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch" nhận được số hàng hóa, nhu yếu phẩm, vật phẩm y tế trị giá hơn 6 tỷ đồng,[13][15] huy động được xấp xỉ 2,2 tỉ hỗ trợ 440 suất quà cho trẻ mồ côi có thân nhân qua đời vì dịch bệnh,[16][17] riêng kinh phí hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch của bạn đọc Báo Người Lao Động đã lên đến con số 500 triệu đồng.[18] Bên cạnh đó, tờ báo cũng gửi tặng 100 thiết bị nghe sách nói và 100 gậy cho người khiếm thị,[19] quyên góp 162 triệu đồng cho người dân chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt trong tháng 11 tại tỉnh Bình Định,[20] đồng thời trao tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cùng nhu yếu phẩm trị giá 450 triệu đồng cho các đồng bào và chiến sĩ vùng biên giới Tây Ninh.[21] Cũng trong khoảng thời gian này, tờ báo chính thức tiếp nhận chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên người dân tộc thiểu số - học sinh nghèo", trao tặng hơn 2,1 tỉ đồng và 200 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.[13]

Sau hơn ba năm triển khai dự án, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ Quốc cùng ngư dân bám biển" nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo đã trao hơn 1,2 triệu lá cờ Tổ quốc cho ngư dân,[22] vượt mục tiêu đặt ra trong năm 2022,[23][24] đồng thời giành được hạng A Giải Báo chí Quốc gia 2019 và một năm sau đó thì đoạt hạng nhất Giải Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh.[25][26] Trong quý ba cùng năm, Người Lao Động tiếp tục trao tặng 150 suất học bổng và 50 chiếc xe đạp cho 200 học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh,[27] cùng với 240 suất học bổng cho con của gia đình công nhân, lao động Thành phố Hồ Chí Minh không có điều kiện kinh tế.[28]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Sỹ Đông (28 tháng 7 năm 2023). “Báo Người Lao Động kỷ niệm 48 năm thành lập”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ PV (28 tháng 7 năm 2023). “Báo Người Lao Động : Đổi mới liên tục để phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b c Lê Tâm (28 tháng 7 năm 2022). “Báo Người lao động nỗ lực phấn đấu vì sự tin yêu ngày càng lớn hơn của bạn đọc”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Lê An (28 tháng 7 năm 2022). “Báo Người Lao Động kỷ niệm 47 năm thành lập, bắt đầu thu phí báo điện tử”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Long Hồ (28 tháng 7 năm 2022). “Báo Người Lao động đầu tư nâng cao chất lượng tin, bài, phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Phương Nam (27 tháng 7 năm 2022). “Báo Người lao động triển khai dịch vụ thu phí người đọc”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Vũ Phong (28 tháng 8 năm 2022). “Báo Người Người Lao Động chính thức ra mắt cổng thu phí báo điện tử”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Tuệ An (1 tháng 12 năm 2023). “Báo điện tử Người lao động có giao diện mới”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ Viễn Sự (30 tháng 7 năm 2012). “Báo Người Lao Động có trụ sở mới”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Trung Hiếu (10 tháng 9 năm 2018). “Ông Tô Đình Tuân làm Tổng biên tập Báo Người Lao Động”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ Minh An (11 tháng 9 năm 2009). “Giải Mai vàng với hành trình 15 năm tôn vinh các nghệ sĩ”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ Nhật Minh (26 tháng 4 năm 2020). “Báo Người Lao Động khai trương cây 'ATM thực phẩm miễn phí' ở Hà Nội”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ a b c Phan Anh; Hoàng Triều (28 tháng 7 năm 2022). “Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập”. Tạp chí Điện tử Người Đô Thị. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ Hải Huế (23 tháng 12 năm 2020). “Trao thuyền máy và áo phao cứu hộ cho người dân Phong Điền”. Báo Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ Mỹ Trang (12 tháng 9 năm 2022). “Nhiều phần quà Trung thu tiếp tục được gửi trao”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ Nhật Quang (1 tháng 3 năm 2022). “Chương trình 'Tình thương cho em': Trao tặng gần 2,2 tỉ đồng cho trẻ mồ côi vì COVID-19”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ Huyền Trân (1 tháng 3 năm 2022). “Trao tặng gần 2,2 tỉ đồng cho trẻ mồ côi vì COVID-19”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ Nguyên Phong (31 tháng 5 năm 2021). “Bạn đọc Báo Người Lao Động ủng hộ 500 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ Nguyên Phong (22 tháng 5 năm 2021). “Báo Người Lao Động tặng thiết bị nghe sách nói và gậy cho người khiếm thị”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  20. ^ Anh Phương (18 tháng 12 năm 2021). “Báo Người Lao động hỗ trợ 162 triệu cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tháng 11/2021 tại tỉnh Bình Định”. Trang thông tin điện tử UBMTTQVN tỉnh Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ Đăng Khoa (13 tháng 6 năm 2021). “Báo Người Lao Động: Với Chương trình "Cờ Tổ Quốc biên cương" và "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cùng nhu yếu phẩm trị giá 450 triệu đồng tại Tây Ninh”. Tỉnh ủy Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  22. ^ Bích Liên (21 tháng 5 năm 2021). “Lan tỏa Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển". Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  23. ^ Hà Linh (8 tháng 9 năm 2022). “Tổng kết chương trình "Một triệu lá cờ Tổ Quốc cùng ngư dân bám biển". Báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  24. ^ Cẩm Nương (8 tháng 9 năm 2022). “Báo Người Lao Động trao hơn 1,2 triệu lá cờ Tổ quốc cho ngư dân”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  25. ^ PV (21 tháng 6 năm 2020). “Danh sách tác giả, tác phẩm đoạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIV - năm 2019”. Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  26. ^ Thu Hương (21 tháng 6 năm 2020). “Vinh danh 66 tác phẩm tại Lễ trao giải báo chí TP Hồ Chí Minh lần thứ 38”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  27. ^ Lan Dương (14 tháng 7 năm 2022). “Trao tặng xe đạp và học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở Trà Vinh”. Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  28. ^ Long Hồ (11 tháng 9 năm 2022). “Trao 240 suất học bổng cho con công nhân, lao động TP có hoàn cảnh khó khăn”. Trang tin Điện tử Đảng bộ TP Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa