Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy

Tỉnh trưởng An Huy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy (tiếng Trung: 安徽省人民政府省长, bính âm: Ān Huī xǐng rénmín zhèngfǔ shěng zhǎng, An Huy tỉnh Nhân dân Chính phủ Tỉnh trưởng) gọi tắt là Tỉnh trưởng An Huy, là chức vụ lãnh đạo hành chính toàn bộ tỉnh An Huy, thủ trưởng của Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy, được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh An Huy, bổ nhiệm bởi Tổng lý Quốc vụ viện, lãnh đạo bởi Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Công vụ viên lãnh đạo, là Tỉnh trưởng Hắc Long Giang có cấp bậc chính tỉnh – chính bộ, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy (1952 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy (1955 – 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh An Huy (1967 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy (1968 – 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh An Huy, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy hiện nay.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy hiện tại là Vương Thanh Hiến.[1]

Lịch sử

sửa

Thời kỳ đầu

sửa
 
Thượng tướng Lý Đức Sinh (1916 – 2011), Phó Chủ tịch Đảng, Lãnh đạo Quốc gia, Chủ nhiệm An Huy (1967 – 1973).
 
Vạn Lý (bên trái) cùng Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Bành Chân thảo luận về xây dựng Thiên An Môn.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, An Huy bị phân thành hai khu hành chính cấp tỉnh là Hoàn BắcHoàn Nam, lấy Trường Giang làm ranh giới. Thủ trưởng khu vực này từ năm 1949 đến năm 1952 là Tống Nhiệm Cùng (tiếng Trung: 宋任穷, bính âm: Sòng Rèn Qióng, Latinh: Song Renqiong, tên cũ: 宋韵琴, Biệt hiệu: Tống Vận Cầm. 1909 – 2005)[2], Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cán bộ cao cấp sau đó là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào ngày 7 tháng 8 năm 1952, Ủy ban Hành chính Hoàn Bắc và Ủy ban Hành chính Hoàn Nam được sáp nhập để thành lập Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy. Tằng Hy Thánh (tiếng Trung: 曾希聖, bính âm: Céng Xī Shèng, Latinh: Zeng Xisheng. 1904 – 1968)[3] là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh từ năm 1952 – 1955.

Vào tháng 3 năm 1955, Chính quyền Nhân dân tỉnh An Huy được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy. Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy trong 12 năm (1955 – 1967) là Hoàng Nham. Trong thời kỳ Nạn đói lớn ở Trung Quốc (1959 – 1961), số người tử vong vì nguyên nhân không bình thường tại tỉnh An Huy là 6,33 triệu người, chiếm 18,37% trong tổng dân số 34,46 triệu dân của tỉnh khi đó, đạt tỷ lệ cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc.[4] Hoàng Nham (tiếng Trung: 黄岩, bính âm: Huángyán, Latinh: Huang Yan. 1912 – 1989)[5] là thủ trưởng hành chính, phụ trách hồi phục An Huy trong những năm này.

Giai đoạn 1967 – 1968, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc Tiền Quân (tiếng Trung: 钱钧, bính âm: Qián Jūn, Latinh: Quan Jun. 1905 – 1990)[6] kiểm soát tỉnh. Sau đó, tháng 4 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy được thành lập, lần lượt ba Chủ nhiệm là Lý Đức Sinh (1968 – 1973), Tống Bội Chương (tiếng Trung: 宋佩璋, bính âm: Sòngpèizhāng, Latinh: Song Peizhang. 1919 – 1989)[7], Vạn Lý (1977 – 1979).[8] Có tới hai vị lãnh đạo quốc gia (về sau), từng giữ vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy là Lý Đức Sinh (tiếng Trung: 李德生, bính âm: Lǐdéshēng, Latinh: Li Desheng. 1916 – 2011)[9], Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (lãnh đạo quốc gia vị trí thứ 6, năm 1973 – 1975), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 9, 10, 11, 12, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung QuốcVạn Lý (tiếng Trung: 万里, bính âm: Wànlǐ, Latinh: Wan Li, tên khai sinh: 万明礼, Hán – Việt: Vạn Minh Lễ. 1916 – 2015), là người quan trọng trong lịch sử An Huy.

 
Hồi Lương Ngọc (1944), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Tỉnh trưởng An Huy (1994 – 1998).
 
Trụ sở Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy, tại Quận Bao Hà, Hợp Phì.

Sau năm 1977

sửa

Vào tháng 6 năm 1977, Vạn Lý là lãnh đạo An Huy (Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh) đã thực hiện một bước đi táo bạo, Thanh lọc hoàn toàn. Sau đó, chiến dịch đầu tiên là hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho hộ gia đình, mở đầu bằng làng Tiểu Cương (小岗村), và sau đó mở rộng khắp tỉnh. Ông trở thành người tiên phong và lãnh đạo cải cách và mở cửa nông nghiệp Trung Quốc cùng Triệu Tử Dương. Sau khi rời An Huy, ông giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Nhà nước Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Trung ương Trung Quốc và sau đó là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (lãnh đạo quốc gia 1988 – 1993).

 
Lý Bân (1954), Tiến sĩ Kinh tế, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Tỉnh trưởng An Huy 2011 – 2013.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy được đổi tên thành Chính quyền nhân dân tỉnh An Huy được tái lập. Từ đó đến nay, có tới 14 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy, gồm Trương Kính Phu (tiếng Trung: 张劲夫, bính âm: Zhāngjìnfū, Latinh: Zhang Jingfu. 1914 – 2015)[10] giai đoạn 1979 – 1981, Chu Tử Kiện (tiếng Trung: 周子健, bính âm: Zhōu zǐ jiàn, Latinh: Zhou Zijian. 1914 – 2003)[11] giai đoạn 1981 – 1983, Vương Úc Chiêu (tiếng Trung: 王郁昭, bính âm: Wángyùzhāo, Latinh: Wang Yuzhao. 1926 – 2016)[12] giai đoạn 1983 – 1987, Lô Vinh Cảnh (tiếng Trung: 卢荣景, bính âm: Lúróngjǐng, Latinh: Lu Rongjing. 1933)[13] giai đoạn 1987 – 1989, Phó Tích Thọ (tiếng Trung: 傅锡寿, bính âm: Fùxīshòu, Latinh: Fu Xishou. 1931 – 2015)[14] giai đoạn 1989 – 1994, Hồi Lương Ngọc (tiếng Trung: 回良玉, bính âm: Huí liáng yù, Latinh: Hui Liangyu. 1944) giai đoạn 1994 – 1998[15], Vương Thái Hoa (tiếng Trung: 王太华, bính âm: Wángtàihuá, Latinh: Wang Taihua. 1945)[16] giai đoạn 1998 – 2000, Hứa Trọng Lâm (tiếng Trung: 许仲林, bính âm: Xǔ zhònglín, Latinh: Xu Zhonglin. 1943)[17] giai đoạn 2000 – 2002, Vương Kim Sơn (tiếng Trung: 王金山, bính âm: Wángjīnshān, Latinh: Wang Jinshan. 1945)[18] giai đoạn 2002 – 2007, Vương Tam Vận (tiếng Trung: 王三运, bính âm: Wángsānyùn, Latinh: Wang Sanyun. 1952) giai đoạn 2007 – 2011[19], Lý Bân (tiếng Trung: 李斌, bính âm: Lǐbīn, Latinh: Li Bin. Biệt hiệu: Chất Văn. 1954) giai đoạn 2011 – 2013[20], Vương Học Quân (tiếng Trung: 王学军, bính âm: Wángxuéjūn, Latinh: Wang Xuejun. 1952) giai đoạn 2013 – 2015[21], Lý Cẩm Bân (2015 – 2016)[22], Lý Quốc Anh (2016 – nay). Trong đó, Hồi Lương Ngọc là cán bộ cao nhất, về sau là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Tổng Chỉ huy Bộ Chỉ huy Phòng chống lụt bão hạn hán Quốc gia Trung Quốc.

Năm 2018, An Huy là tỉnh đông thứ tám về số dân, đứng thứ 13 về kinh tế Trung Quốc với 63,2 triệu dân, tương đương với Pháp[23] và ba nghìn tỷ NDT (445 tỷ USD),[24] tương đương với Na Uy. An Huy có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi hai, đạt 47.712 NDT (tương ứng 7.210 USD).[25]

Hiện tại, Lý BânPhó Chủ tịch Chính Hiệp, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất từng là Tỉnh trưởng An Huy. Lý Cẩm Bân (tiếng Trung: 李锦斌, bính âm: Lǐjǐnbīn, Latinh: Li Jinbin. 1958) là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An HuyLý Quốc Anh (tiếng Trung: 李國英, bính âm: Lǐguóyīng, Latinh: Li Guoying. 1963) là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy đương nhiệm, cả ba đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[26]

Danh sách Tỉnh trưởng

sửa

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy có 21 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy
STT Đồng chí Quê quán Sinh năm Nhiệm kỳ Chức vụ về sau (gồm hiện) Chức vụ trước, tình trạng
Thủ trưởng hành chính khu vực Nam gồm An Huy (1949 – 1952)
0 Tống Nhiệm Cùng Trường Sa, Hồ Nam 1909 – 2005 1949 – 08/1952 Qua đời năm 2005.
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy (1952 – 1955)
1 Tằng Hy Thánh Tư Hưng, Hồ Nam 1904 – 1968 08/1952 – 03/1955 Nguyên Bí thư thứ hai Cục Trung ương Hoa Đông. Qua đời năm 1968 tại Nam Kinh.
Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy (1955 – 1967)
2 Hoàng Nham Lục An, An Huy 1912 – 1989 03/1955 – 04/1967 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy. Qua đời năm 1989 tại Hợp Phì.
Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát tỉnh An Huy (1967 – 1968)
3 Tiền Quân Tín Dương, Hà Nam 1905 – 1990 04/1967 – 04/1968 Qua đời năm 1990 tại Nam Kinh.
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy (1968 – 1979)
4 Lý Đức Sinh Tín Dương, Hà Nam 1916 – 2011 04/1968 – 12/1973 Qua đời năm 2011 tại Bắc Kinh.
5 Tống Bội Chương Lâm Thành, Hà Bắc 1919 –

1989

05/1975 – 06/1977 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Huy Qua đời năm 1989 tại Nam Kinh.
6 Vạn Lý[27] Đông Bình, Sơn Đông 1916 – 2015 06/1977 – 12/1979 Lãnh đạo quốc gia,

Qua đời năm 2015 tại Bắc Kinh.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy (1989 – nay)
7 Trương Kính Phu[10] Phì Đông, An Huy 1914 – 2015 12/1979 – 03/1981 Qua đời năm 2015 tại Bắc Kinh.
8 Chu Tử Kiện Lâm Tuyền, An Huy 1914 –

2003

03/1981 – 04/1983 Nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thứ nhất Trung Quốc. Qua đời năm 2003 tại Bắc Kinh.
9 Vương Úc Chiêu Văn Đăng, Sơn Đông 1926 –

2016

04/1983 – 06/1987 Nguyên Ủy viên Ủy ban Chính Hiệp Qua đời năm 2016 tại Bắc Kinh.
10 Lô Vinh Cảnh Lư Giang, An Huy 1933 – 06/1987 – 04/1989 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Huy. Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Huy.
11 Phó Tích Thọ Bắc Kinh 1931 –

2015

04/1989 – 12/1994 Nguyên Ủy viên Ủy ban Chính Hiệp Qua đời năm 2015 tại Hợp Phì.
12 Hồi Lương Ngọc[28] Trường XuânCát Lâm 1944 – 12/1994 – 10/1998 Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc.
13 Vương Thái Hoa Hưng Quốc, Giang Tây 1945 – 10/1998 – 01/2000 Đồng chí nữ, Tổng cục trưởng Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh, Truyền hình Quốc gia.
14 Hứa Trọng Lâm Thường Châu, Giang Tô 1943 – 01/2000 – 10/2002 Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp lý và Xã hội Chính Hiệp Trung Quốc. Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô.
15 Vương Kim Sơn Công Chúa Lĩnh, Cát Lâm 1945 – 10/2002 – 12/2007 Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô.
16 Vương Tam Vận[29] Chức Kim, Quý Châu 1952 – 12/2007 – 11/2011 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc. Bị bắt và khai trừ khỏi Đảng năm 2017 vì tội nhận hối lộ.
17 Lý Bân[30] Phủ Thuận, Liêu Ninh 1954 – 12/2011 – 03/2013 Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc khóa XIII. Đồng chí nữ, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế Quốc gia Trung Quốc.
18 Vương Học Quân[31] Nam Bì, Hà Bắc 1952 – 03/2013 – 06/2015 Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
19 Lý Cẩm Bân[32] Cẩm Châu, Liêu Ninh 1958 – 06/2015 – 09/2016 Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thiểm Tây.
20 Lý Quốc Anh[33] Hứa Xương, Hà Nam 1963 – 09/2016 – 02/2021
  • Ủy viên Trung ương khóa XIX
  • Bộ trưởng Bộ Thủy lợi
Phó Bộ trưởng Bộ Thủy lợi
21 Vương Thanh Hiến[1] Vĩnh Niên, Hà Bắc 1963 02/2021 Bí thư Thành ủy Thanh Đảo

Tên gọi khác

sửa

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy

 
An Huy

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy

  • Hoàng Nham, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy.

Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh An Huy

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh An Huy

Các lãnh đạo quốc gia

sửa
 
Bản đồ An Huy

Trong quãng thời gian từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô có hai lãnh đạo quốc gia nào từng giữ vị trí Thủ trưởng cơ quan hành chính tỉnh Giang Tô. Đó là:

Có hai cán bộ cao cấp từng giữ vị trí là:

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “王清宪简历” [Tiểu sử Vương Thanh Hiến]. Quốc vụ viện Trung Quốc. ngày 1 tháng 2 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ “Tống Nhiệm Cùng – 宋任穷 (Một nhân vật lãnh đạo cao cấp trong lịch sử Trung Quốc) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ “Tằng Hy Thánh – Nhà Cách mạng, Nhà Chính trị – 曾希圣 (革命家、政治家) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :5
  5. ^ “Hoàng Nham – Tỉnh trưởng An Huy. 黄岩 (安徽省原省长) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “Trung tướng Tiền Quân – 钱钧 (中将) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ “Tống Bội Chương. 宋佩璋 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “Tiểu sử đồng chí Vạn Lý”. China Vitae. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ “Lý Đức Sinh – Nhà cách mạng, Nhà quân sự. 李德生 (无产阶级革命家、军事家) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ a b “Tiểu sử đồng chí Trương Kính Phu”. China Vitae. Truy cập Ngày 5 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ “Chu Tử Kiện, Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương, Bộ trưởng thứ nhất Bộ Công nghiệp. 周子健 (原中央顾问委员会委员、第一机械工业部部长) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Vương Úc Chiêu. 王郁昭 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  13. ^ “Lô Vinh Cảnh. 卢荣景 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ “Phó Tích Thọ. 傅锡寿 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ “Tiểu sử đồng chí Hồi Lương Ngọc”. China Vitae. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  16. ^ “Vương Thái Hoa. 王太华 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  17. ^ “Hứa Trọng Lâm. 许仲林 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  18. ^ “Vương Kim Sơn. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn Đại biểu Đại hội Nhân dân Toàn quốc. 王金山 (全国人民代表大会农业与农村委员会副主任)(tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  19. ^ “Tiểu sử đồng chí Vương Tam Vận”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  20. ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Bân”. China Vitae. Truy cập Ngày 5 tháng 11 năm 2019.
  21. ^ “Tiểu sử đồng chí Vương Học Quân”. China Vitae. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  22. ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Cẩm Bân”. China Vitae. Truy cập Ngày 6 tháng 11 năm 2019.
  23. ^ “Dân số thế giới”. Worldometers. Truy cập Ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  24. ^ “Thống kê kinh tế các đơn vị hành chính Trung Quốc”. Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  25. ^ “GDP bình quân đầu người các tỉnh Trung Quốc năm 2018”. Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  26. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  27. ^ “Tiểu sử đồng chí Vạn Lý”. China Vitae. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  28. ^ “Tiểu sử đồng chí Hồi Lương Ngọc”. China Vitae. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  29. ^ “Tiểu sử đồng chí Vương Tam Vận”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  30. ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Bân”. China Vitae. Truy cập Ngày 5 tháng 11 năm 2019.
  31. ^ “Tiểu sử đồng chí Vương Học Quân”. China Vitae. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.
  32. ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Cẩm Bân”. China Vitae. Truy cập Ngày 6 tháng 11 năm 2019.
  33. ^ “Tiểu sử đồng chí Lý Quốc Anh”. China Vitae. Truy cập Ngày 6 tháng 11 năm 2019.