Tăng (tiếng Trung: ; bính âm: Céng) là một nước chư hầu họ thời kỳ Chiến Quốc nằm ở thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện tại giới khảo cổ đã khai quật những bài minh vănbốc từ khắc trên đồ đồng xanh có thể chứng minh được sự tồn tại của nước Tăng, mà trong văn hiến truyền đời chẳng tìm thấy những ghi chép có liên quan đến quốc gia này.

Tăng quốc
Tên bản ngữ
  • 曾國
?–?
Vị thếhầu quốc
Thủ đôTùy Châu Hồ Bắc
Chính trị
Chính phủquân chủ, phong kiến
Lịch sử 
• Thành lập
?
• Giải thể
?

Bí ẩn nước Tăng

sửa

Do trong sử liệu chẳng có ghi chép nào về quốc gia này, khiến cho mối quan hệ giữa nước Tăng (曾) này với nước Tăng (鄫) thời Xuân Thu, và mối quan hệ với nước Tùy (随) được gọi là "bí ẩn nước Tăng, Tùy" (曾随之謎) hay "bí ẩn nước Tăng" (曾國之謎). Giới học giả hiện nay hầu hết đều có ba loại quan điểm như sau:

  • Tăng và Tùy là cùng một nước, chỉ khác biệt về tên gọi, các học giả Lý Học Cần, Thạch Tuyền, Hoàng Phượng Xuân đều theo quan điểm này.[1][2] Hoàng Phượng Xuân còn căn cứ vào minh văn trên dàn chuông đào được ở khu mộ Tháp Văn Phong tại Tùy Châu, cho thấy rõ thủy tổ của nước Tăng chính là con của Chu Văn vương tên Nam Cung Quát, tức là Nhiễm Quý Tái,[3] Hoàng Phượng Xuân cũng cho biết trong cuộc chiến tranh Ngô-Sở vào năm 506 TCN, theo minh văn dàn chuông là ba nước Ngô, Sở, Tăng mà tài liệu lại ghi chép là ba nước Ngô, Sở, Tùy, "Tăng tức là Tùy, không khỏi lo lắng".[4]
  • Tăng và Tùy là hai nước khác nhau, nước Tăng vào thời Xuân Thu đã diệt nước Tùy rồi dời đô qua đất Tùy, nước Tăng theo như văn hiến ghi chép chính là nước Tùy thời Xuân Thu, Nhâm Vĩ theo quan điểm này.[5]
  • Tăng và Tùy là hai nước khác nhau và cùng tồn tại song song, Dương KhoanTiền Lâm Thư theo quan điểm này.[6]

Vua nước Tăng

sửa
Thụy hiệu Họ tên Thời gian tại vị Thân phận và ghi chú
Tăng hầu Kháng[7] Cơ Kháng đầu thời Tây Chu con Nam Cung Quát, cháu Chu Văn vương
Tăng hầu Gián[8] Cơ Gián đầu thời Tây Chu
Tăng hầu Dư[9] Cơ Dư đầu thời Tây Chu
đời sau chưa rõ
Tăng bá Văn[10] Cơ Văn thời Chu Tuyên vương
Tăng bá Mục[10] Cơ Mục thời Chu U vương
Tăng hầu Khả[10] Cơ Khả đầu thời Chu Bình vương
Tăng bá Tùng Sủng[10] Cơ Tùng Sủng cuối thời Chu Bình vương
Tăng bá Tất[10] Cơ Tất thời Chu Hoàn vương
Tăng hầu Mã Bạch[11] Cơ Mã Bạch thời Chu Trang vương
Tăng Mục hầu[12] thời Chu Ly vương
Tăng hầu[10] thời Chu Huệ Vương hội minh cùng Sở Thành vương
đời sau không rõ
Tăng hầu Dữ[11] Cơ Dữ đầu thời Chu Kính vương
Tăng hầu Mậu[11] Cơ Mậu cuối thời Chu Kính vương
Tăng hầu Ất[10] Cơ Ất 477 TCN - 433 TCN khảo cổ học xác định niên đại
Tăng hầu Bính[13] Cơ Bính thời Chu Khảo vương
Tăng hầu Thỉ[10] Cơ Thỉ thời Chu Uy Liệt vương
đời sau chưa rõ

Tham khảo

sửa
  1. ^ Bí ẩn nước Tăng (曾國之謎) của Lý Học Cần (李學勤), Quang Minh nhật báo (光明日報) số ra ngày 4 tháng 10 năm 1979 và phụ trang Văn vật với khảo cổ (文物與考古) số 92 đều có phát biểu.
  2. ^ Thạch Tuyền (石泉), Bước đầu tìm kiếm về khu vực nước Tăng - Tùy thời cổ đại (古代曾國──隨國地望初探), Vũ Hán Đại học học báo (武漢大學學報) số đầu tiên.
  3. ^ Hoàng Phượng Xuân (黄鳳春) nói về chữ Nam công trong kim văn thời Tây Chu - thêm bài luận về khu mộ nước Tăng thời Tây Chu ở Hiệp Gia Sơn Tùy Châu đăng trên Giang Hán khảo cổ (江漢考古) số thứ hai năm 2014
  4. ^ “Chuyên gia phá giải 36 năm "bí ẩn nước Tằng": Sách sử không ghi chép nước Tăng tức là nước Tùy”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ Nhâm Vĩ (任伟), Tây Chu phong quốc khảo nghi (西周封國考疑)
  6. ^ Xem thêm bài Giải thích bí ẩn nước Tăng (曾國之謎解釋) của Dương Khoan (楊寬) và Tiền Lâm Thư (錢林書), Phục Đán học báo (復旦學報) số thứ ba năm 1980.
  7. ^ “Tham quan phòng lưu trữ văn vật Tùy Châu: Tên gọi của Tăng hầu đời thứ ba là "Kháng". Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ “Thân báo khu mộ Tây Chu ở Hiệp Gia Sơn "Mười phát hiện khảo cổ lớn trên toàn quốc". Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ “Hơn 180 chữ minh văn phá giải 36 năm "bí ẩn nước Tăng, Tùy". Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ a b c d e f g h Ngô Trấn Phong (吳鎮鋒), Kim văn nhân danh hối biên (金文人名匯編), Trung Hoa thư cục (中華書局) bản in lần 1 tháng 8 năm 2006, trang 327
  11. ^ a b c Ngô Trấn Phong (吳鎮鋒), Kim văn nhân danh hối biên (金文人名匯編), Trung Hoa Thư Cục (中華書局) bản in lần 1 tháng 8 năm 2006, trang 328
  12. ^ Ân Chu kim văn tập thành (殷周金文集成), số 11365, 11309; Ngô Trấn Phong (吳鎮鋒), Kim văn nhân danh hối biên (金文人名匯編), Trung Hoa thư cục (中華書局) bản in lần 1 tháng 8 năm 2006, trang 397
  13. ^ “Tùy Châu Hồ Bắc: Lần đầu tiên phát hiện minh văn trên cái phữu bằng đồng của "Tăng hầu Bính" có thể là con của Tăng hầu Ất”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa