Tô Lịch (chữ Hán:蘇瀝) là vị thần của sông Tô Lịch (Tô Lịch giang thần). Nhiều khi vị thần này được đồng nhất với thần Long Đỗ - tức vị thần của núi Long Đỗ (núi Nùng); cả hai đều được phong là Thành hoàng của đất Thăng Long xưa.

Nguồn gốc

sửa

Hai chữ Tô Lịch lần đầu tiên được sử sách ghi chép là vào thế kỷ VI, trong các sách Lương thư, Trần thư của Trung Quốc, nói vắn tắt về sự kiện: Nam Việt đế Lý Bí cho đắp dựng một tòa thành bên một dòng sông xưa trên đất Hà Nội cổ (545), được gọi là "Tô Lịch giang thành" (Thành sông Tô Lịch).[1] Như vậy, lần đầu trong sử sách, Tô Lịch xuất hiện là danh xưng của một con sông. Tuy nhiên, tên con sông lại bắt nguồn từ một người, tên Tô Lịch, sống vào cuối thế kỷ thứ III, đầu thế kỷ thứ IV, về sau được tôn làm thần, phong lên tới chức Thành hoàng Thăng Long.

Trong cuốn sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên từ thế kỷ XIV, Tô Lịch lại được nhắc tới trong truyện "Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô Thành hoàng đại vương". Cuốn sách này dẫn theo những thư tịch cổ hơn là Báo cực truyệnGiao Châu ký, nhắc lại chuyện về Tô Lịch đại vương, như sau:

.

Một phiên bản của cuốn Lĩnh Nam chích quái cũng chép về người tên Tô Lịch: "Nước ta có người họ Tô tên Lịch xưa sống ở Long Đỗ, nay là mé ven sông, ba đời nhân nhượng mà sống chung với nhau. Đời Tấn được cử làm chức Hiếu liêm, cắm cờ ở trước cổng xóm, vì vậy người đời bèn gọi xóm ấy là xóm Tô Lịch".

Phong thần

sửa

Năm Trường Khánh thứ hai (822) đời Đường Mục Tông,[4] Lý Nguyên Hỷ (hay Lý Nguyên Gia) lúc đấy là quan đô hộ giữ đất Long Biên, thấy ngoài cửa Bắc thành có dòng nước chảy ngược (nghịch thủy),[5] sợ dân chúng có lòng phản nghịch nên mới dời phủ trị tới bên bờ sông. Sau khi chuyển thành tới, Lý Nguyên Hỷ bèn mời các bậc phụ lão tới bàn bạc, rồi cho xây một ngôi đền lớn, tôn Tô Lịch làm Thần chủ của cả thành. Sách Việt điện u linh chép lại truyện trên, có đoạn là khi Lý Nguyên Hỷ xây xong đền, cho mở tiệc náo nhiệt, "trăm điệu múa đều có, đàn địch vang trời", thì tối hôm đó, Tô Lịch đã hiện lên trong giấc mộng:

Đến khi Cao Biền xây thành Đại La (866), vị thần này lại xuất hiện thêm lần nữa. Sách Lĩnh Nam chích quái cũng chép truyện sông Tô Lịch, tuy nhiên trong đó lại đồng hóa hai vị thần Tô Lịch và Long Đỗ. Trong sách này, khi chơi trên con sông quanh thành Đại La, Biền gặp vị thần tự xưng là Tô Lịch, nên mới đặt tên sông là Tô Lịch. Sách viết:

Sách Việt điện u linh không chép lại chuyện này, chỉ ghi rằng: "Kịp đến lúc Cao Biền xây thành Đại La, nghe Vương linh dị, lập tức đem lễ điện tế bái chức Đô phủ Thành hoàng Thần quân".

Khi Lý Thái Tổ dời đô (1010), thường nằm mơ thấy một ông lão râu bạch, đến bên bệ rồng, hô vạn tuế, chúc mừng nhà vua. Vua cười hỏi: "Tôn thần cũng giữ được hương lửa trăm năm hay sao?". Ông liền đáp: "Mong muốn hoàng đồ như Thái Sơn bàn thạch, thánh thọ vô cương, trong triều ngoài quận thái hòa, bọn thần không chỉ hương hỏa một trăm năm mà thôi".

Sau khi tỉnh dậy, bèn sai quan Thái chúc đem rượu tế, phong thần làm Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương.

Đến niên hiệu Trùng Hưng năm đầu (1285), Trần Nhân Tông sắc phong cho thần Tô Lịch hai chữ "Bảo quốc"; năm Trùng Hưng thứ tư (1288), lại gia phong thêm hai chữ "Hiển linh". Năm Hưng Long thứ 21 (1313), Tô Lịch được phong thêm hai chữ "Định bang" nữa.

Thờ phụng

sửa

Do nhiều khi bị đồng hóa với thần Long Đỗ, nên theo Từ điển bách khoa Việt Nam, nơi thờ chính của thần sông Tô Lịch là ở đền Bạch Mã, trấn Đông trong Thăng Long tứ trấn.

Tuy nhiên cũng có nơi như đình Tân Khai, thờ riêng cả hai vị thần Bạch Mã (Long Đỗ) và Tô Lịch.[8]

Ngoài ra còn có hội Đình Gừng (tên nôm làng Khương Hạ, nay thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thờ thần Tô Lịch và Lê Dương Vệ, tổ chức vào 12 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Đình Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thờ thần Tô Lịch cùng Tháp Nương công chúa, 12/2 ÂL hằng năm rước nước, rước kiệu ra giữa sông Hồng lấy nước về thờ, 13/2 ÂL chính hội.

Làng Thuần Lương (tên Nôm: Làng Ngói), xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là ngôi làng duy nhất ở ngoài Thăng Long - Hà Nội ở giữa tam giác châu thổ sông Hồng thờ nhân vật lịch sử Tô Lịch làm Thần thành hoàng làng.[cần dẫn nguồn]

Chú thích

sửa
  1. ^ Vũ Khiêu (2004 - chủ biên), Danh nhân Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 668-671
  2. ^ Long Đỗ (Độ): tên gọi để chỉ chung miền đất Long Thành - Hà Thành, tức nội đô - nội thành Thăng Long - Hà Nội. Tên gọi này bắt nguồn từ tên của núi Long Đỗ (Độ), tức núi Nùng, ngọn núi linh thiêng nằm ở trung tâm của thành cổ Hà Nội.
  3. ^ Trích theo Nguyễn Khắc Thuần, "Việt sử giai thoại", Nhà xuất bản Giáo dục. Bản trực tuyến truy cập 2008-12-07.
  4. ^ Chuyện dời thành của Lý Nguyên Gia, sách Cương mục, dẫn theo An Nam kỷ yếu, ghi là năm Trường Khánh thứ 4 (824).
  5. ^ Tức nước sông Tô chảy vào sông Hồng, trên thực tế là do vào mùa mưa, nước từ đồng đổ vào sông Tô, khiến mặt nước sông Tô cao hơn sông Hồng.
  6. ^ Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh tập. Dựa theo bản dịch của Ngọc Hồ, Nhất Tâm (1992), Nhà xuất bản Cửu Long, tr. 104-105
  7. ^ Về quan hệ giữa thần Long Đỗ và thần Tô Lịch, xem bài Long Đỗ.
  8. ^ Nguyễn Thị Thanh, "Các vị thần thờ trong Đình Tân Khai[liên kết hỏng]", trang quận Hoàn Kiếm. Truy cập 2008-12-07.