Vùng Somali (tiếng Somali: Gobolka Soomaalida) là vùng cực đông trong số 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc (kililoch) của Ethiopia. Vùng thường được gọi là Soomaali Galbeed ("Tây Somalia") do có vị trí ở phía tây của Đại Somalia.[1] Thủ phủ của vùng Somali là Jijiga. Trước đây, chính quyền vùng tập trung tại Kebri Dahar (Qabridahare) cho đến năm 1992, khi được chuyển đến Gode/Godey. Vào tháng 4 năm 1994, thủ phủ lại được chuyển đến vị trí hiện nay vì nguyên nhân chính trị.[2] Các đô thị khác của vùng là: Degehabur (tiếng Somali: Dhagaxbuur), Kebri Dahar (Qabridahare), Shilavo (Shilaabo), Geladin (Geladi), Kelafo (Qalaafe), Werder (Wardheer) và Shinile (Shiniile). Vùng giáp với các vùng khác của Ethiopia Oromia, AfarDire Dawa (Diridhawa) ở phía tây, giáp với các vùng ArtaAli Sabieh của Djibouti ở phía bắc, giáp với các vùng Gedo, Bakool, Hiran, Galguduud, Mudug, Nugal, Sool, Togdheer, Woqooyi GalbeedAwdal của Somalia ở phía bắc, đông, và nam, giáp với các hạt Mandera, WajirMarsabit của Kenya ở phía tây-nam.

Vùng Somali
Gobolka Soomaalida
—  kilil  —

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Bản đồ Ethiopia thể hiện vùng Somali
Bản đồ Ethiopia thể hiện vùng Somali
Vùng Somali trên bản đồ Thế giới
Vùng Somali
Vùng Somali
Quốc giaEthiopia
Thủ phủJijiga
Diện tích
 • Tổng cộng279.252 km2 (107,820 mi2)
Dân số (2013)
 • Tổng cộng5.318.000
 • Mật độ19/km2 (49/mi2)
Tên cư dânngười Somali
Mã ISO 3166ET-SO

Thành phần dân tộc của vùng: người Somali (97,2%), người Amhara (0,66%), người Oromo (0,46%), người Somali sinh ở hải ngoại (0,20%) và người Gurage (0.12%). Tiếng Somali được 96,82% cư dân của vùng nói. Các ngôn ngữ khác là tiếng Amhara (0,67%), và tiếng Oromo (0,51%). 98,4% cư dân trong vùng là người Hồi giáo, 0,6% là tín hữu Ki-tô giáo Chính thống, và 1,0% theo các tôn giáo khác.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lamberti, Marcello (1986). Map of Somali dialects in the Somali Democratic Republic. H. Buske. tr. 15. ISBN 3871186902.
  2. ^ "April 1994 Monthly Situation Report" United Nations Emergencies Unit for Ethiopia (accessed ngày 29 tháng 5 năm 2008)
  3. ^ " Census 2007 Tables: Somali Region" Lưu trữ 2012-03-10 tại Wayback Machine, Tables 2.1, 2.5, 3.1, 3.2, 3.4

Liên kết ngoài

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Tobias Hagmann, "Beyond clannishness and colonialism: understanding political disorder in Ethiopia's Somali Region, 1991- 2004", Journal of Modern African Studies, 43 (2005), 509-536.