Vùng thủ đô Seoul
Vùng thủ đô Seoul, thường được người dân Hàn Quốc gọi là Sudogwon (tiếng Hàn: 수도권; Hanja: 首都圈; Romaja: Sudogwon; McCune–Reischauer: Sudokwŏn, tiếng Anh: /sʰudoɡwʌ̹n/) hoặc Vùng Gyeonggi (tiếng Hàn: 경기 지방; Hanja: 京畿地方; Romaja: Gyeonggi Jibang; McCune–Reischauer: Kyŏnggi Jibang), là một khu vực bao gồm hai thành phố chính: Seoul, Incheon cùng tỉnh Gyeonggi ở phía Tây Bắc và những thành phố vệ tinh xung quanh khác như: Suwon, Goyang, Seongnam và Bucheon, với dân số toàn khu vực được ước tính lên đến 25 triệu người, tương ứng khoảng một nửa dân số đất nước (theo số liệu thống kê năm 2017). Diện tích khoảng 11.704 km² (4,519 dặm vuông). Đây là trung tâm quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa và cư trú của cả đất nước Hàn Quốc. Thành phố lớn nhất là Seoul với dân số khoảng 10 triệu người, tiếp đến là Incheon, với 3 triệu dân.
Vùng thủ đô Seoul 수도권 | |
---|---|
Đỏ: Seoul, Tím: Incheon, Xanh lục: Gyeonggi-do, Xanh lam: các khu vực khác được kết nối bằng phương tiện giao thông nhanh | |
Quốc gia | Hàn Quốc
|
Thành phố chính | Seoul Incheon Gyeonggi-do |
Đặt tên theo | Seoul |
Diện tích | |
• Đô thị | 11,871,7 km2 (4,583,7 mi2) |
Dân số (Tháng 12 năm 2022) | |
• Vùng đô thị | 26,006,967 |
• Mật độ vùng đô thị | 2,190,67/km2 (5,673,8/mi2) |
• Tỷ lệ trên tổng dân số Hàn Quốc | ~50,8% (52 triệu) |
GDP danh nghĩa / PPP | US$895 tỷ / $1.16 nghìn tỷ |
GDP bình quân đầu người (Danh nghĩa / PPP) | US$34,854 / $45,283 (2018) [1] |
HDI (2019) | 0.943[2] rất cao · 1st |
Địa lý và khí hậu
sửaVùng Thủ đô chiếm một đồng bằng trong thung lũng sông Hán. Khu đô thị chứa một số vùng đất màu mỡ nhất trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù hiện nay ít được sử dụng trong ngành nông nghiệp. Sân bay Quốc tế Gimpo, một trong những dải đất rộng lớn của cả khu vực, bao gồm nhiều khu vực của thành phố Gimpo và Bucheon.
Lịch sử
sửaNhân khẩu học
sửaChỉ chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, thủ đô Seoul là nơi sinh sống của hơn 48,2% dân số cả nước và là khu vực đô thị lớn thứ năm thế giới. Tỷ lệ phần trăm này đã tăng đều đặn kể từ giữa thế kỷ 20 và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Hiện tại hơn một nửa số người di chuyển từ vùng này sang vùng khác đang chuyển đến khu vực thủ đô.[4] Đến năm 2020, dự kiến hơn 52% dân số Hàn Quốc sẽ sống trong khu vực này, tương đương 26.310.000 người. Tuy nhiên, Khu vực thủ đô Seoul đạt 25.620.000 người vào năm 2015, mang đến cơ hội đạt 26,31 triệu dân số trong vòng chưa đầy 5 năm.[5]
Kinh tế
sửaTrong năm 2017, tổng sản phẩm trong khu vực đô thị Seoul là 870 nghìn tỷ Won (770 tỷ đô la Mỹ), con số khổng lồ này nó đã giúp tạo ra gần một nửa tổng số GDP của cả nước.[6] Đây là nền kinh tế đô thị lớn thứ 4 trên thế giới sau Tokyo, Thành phố New York và Los Angeles,[4] khu vực này cũng là nơi đặt trụ sở chính của 60 công ty thuộc Forbes Global 2000.[5] Khi nền kinh tế của Vùng Thủ đô Seoul chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức từ nền kinh tế dựa trên sản xuất của thế kỷ 20, có một số khu kinh doanh công nghệ cao ở Vùng Thủ đô Seoul, chẳng hạn như Digital Media City và Pangyo Techno Valley.
Chính phủ Hàn Quốc hiện đang thực hiện kế hoạch thành lập một số trung tâm cho các hoạt động kinh tế trong Khu vực Thủ đô. Theo kế hoạch, chẳng hạn, Seoul là 'Trung tâm tài chính và kinh doanh của Đông Bắc Á', và bờ biển phía tây nam, với Incheon và Suwon, là 'Vành đai công nghiệp công nghệ cao và hậu cần quốc tế'.
Vùng Thủ đô Seoul là nơi có những thành phố và căn hộ sang trọng giàu có và đáng sống bậc nhất ở Hàn Quốc nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các thành phố và quận, đặc biệt là giữa những thành phố được xây dựng trong các thế hệ cũ và mới hơn. Các khu vực mới hơn có nhiều căn hộ hiện đại, sang trọng và cơ sở hạ tầng hiện đại và đắt đỏ hơn, cùng với đó là vị trí gần quận Gangnam, trung tâm thương mại của khu vực.[7]
Phân khu
sửaVùng thủ đô Seoul được phân chia giữa thành phố đặc biệt Seoul, thành phố đô thị Incheon và tỉnh Gyeonggi-do. Seoul có 25 quận, Incheon có 8 quận và 2 huyện, và Gyeonggi-do có 28 thành phố và 3 huyện.
Giao thông
sửaCác thành phố của khu đô thị được kết nối chặt chẽ với nhau bằng đường bộ và cả đường sắt. Nhiều tuyến đường sắt của đất nước, đáng chú ý nhất là đường sắt cao tốc Gyeongbu, được xem như tuyến đường lâu đời và quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Ngoài ra, tàu điện ngầm Seoul có các tuyến phục vụ tất cả các quận của Seoul cũng như thành phố Incheon và các thành phố lân cận khác trong tỉnh Gyeonggi, cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng.
Khu vực này là nơi giao lưu giữa đường hàng không và đường thủy. Hai sân bay lớn nhất của cả nước là Sân bay Quốc tế Incheon và Sân bay Quốc tế Gimpo, cũng đều nằm trong khu vực đô thị. Các chuyến phà quốc tế và nội địa khởi hành từ các bến phà của Incheon rất nhộn nhịp. Khối lượng lớn hàng hóa quốc tế đi qua các cảng container của Incheon (chủ yếu đi và đến Trung Quốc).
Đường cao tốc, đường cao tốc đô thị
sửa- Đường cao tốc Gyeongbu
- Đường cao tốc Seohaean
- Đường cao tốc Jungbu
- Đường cao tốc Jungbu thứ 2
- Đường cao tốc Gwangju–Wonju (Đường cao tốc Yeongdong thứ 2)
- Đường cao tốc Jungbu Naeryuk
- Đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon
- Đường cao tốc Yeongdong
- Đường cao tốc Seoul–Yangyang
- Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô Seoul
- Đường cao tốc vành đai 2 vùng thủ đô Seoul
- Đường cao tốc Gyeongin
- Đường cao tốc Gyeongin thứ 2
- Đường cao tốc Gyeongin thứ 3
- Đường cao tốc sân bay Quốc tế Incheon
- Đường cao tốc Pyeongtaek–Siheung
- Đường cao tốc Pyeongtaek–Paju
- Đường cao tốc Yongin–Seoul
- Đường cao tốc Osan–Hwaseong
- Đường cao tốc đô thị Bongdam Gwacheon
Đường sắt
sửaĐường sắt đô thị
sửaHàng không
sửaXem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ “2018년 지역소득(잠정)”. www.kostat.go.kr.
- ^ “Sub-national HDI - Area Database - Global Data Lab”. hdi.globaldatalab.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
- ^ http://kostat.go.kr/portal/korea/kor_nw/1/13/2/index.board?bmode=read&bSeq=&aSeq=379534&pageNo=1&rowNum=10&navCount=10&currPg=&searchInfo=&sTarget=title&sTxt=%7Ctitle=2018년 지역소득(잠정).
- ^ a b “통계청 - KOSIS 국가통계포털”. kosis.kr. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2016.
- ^ a b “The World's Largest Public Companies”.
- ^ “지역소득 | 통계청”.
- ^ “미군 잔류로 낙후된 동두천, 특별법 제정해야”. www.yonhapnews.co.kr. ngày 23 tháng 12 năm 2014.
- ^ Korea National Statistical Office (ngày 22 tháng 7 năm 2008). e나라지표:수도권 인구 집중 현황 (bằng tiếng Hàn).
- ^ Ryu Boseon (류보선) (ngày 23 tháng 8 năm 2005). 수도권 인구 편중현상 계속 (bằng tiếng Hàn). Korea National Statistical Office (KNSO) News. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007.
- ^ Hong, Yong-deok (홍용덕) (ngày 1 tháng 6 năm 2005). 각종 분산정책 불구하고 수도권은 ‘인구 블랙홀’ (bằng tiếng Hàn). The Hankyoreh. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
Liên kết ngoài
sửa- Official website of Seoul Metropolitan government
- Metropolitan Air Quality Management Office, in Korean
- Capital Region Development Institute, in Korean Lưu trữ 2006-05-19 tại Wayback Machine
- Chosun Ilbo metro news, in Korean Lưu trữ 2014-10-12 tại Wayback Machine
- [1] Lưu trữ 2006-03-26 tại Wayback Machine