Sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời

Một sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời là một sao chổi ở bên ngoài Hệ Mặt Trời, bao gồm những vật thể liên sao và những sao chổi có quỹ đạo bay quanh những ngôi sao mà không phải Mặt Trời. Sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện vào năm 1987[1] bay xung quanh Beta Pictoris, một ngôi sao dãy chính nhóm A. Sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời đã được quan sát thấy hoặc hoài nghi rằng đang bay quanh tổng cộng 27 ngôi sao tính đến tháng 2 năm 2019.[2][3][4][5][6]

Exocomets and various planet-formation processes around Beta Pictoris, a very young A-type main-sequence star
(NASA; artist's conception).

Tất cả những hệ sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời đã được phát hiện (Beta Pictoris, HR 10,[7] 51 Ophiuchi, HR 2174,[8] HD 85905,[9] 49 Ceti, 5 Vulpeculae, 2 Andromedae, HD 21620, Rho Virginis, HD 145964,[10][11] HD 172555,[12] Lambda Geminorum, HD 58647, Phi Geminorum, Delta Corvi, HD 109573,[13] Phi Leonis,[5] 35 Aquilae,[14] HD 24966, HD 38056, HD 79469HD 225200[2]) đều bay quanh những sao nhóm A còn rất trẻ.

Quan sát

sửa

Sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời có thể được phát hiện thông qua quang phổ học khi chúng đi ngang qua sao chủ. Tương tự như các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, việc sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời bay ngang qua sao chủ gây ra những biến đổi trong ánh sáng nhận được từ ngôi sao đó. Những biến đổi này thể hiện qua sự thay đổi trong các vạch hấp thụ của quang phổ sao, do đám mây khí từ sự bốc hơi của sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời tạo ra các đặc điểm hấp thụ bổ sung, chẳng hạn như những vạch được quan sát thấy trong ion hóa canxi. Khi sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời tiến gần đến sao chủ, băng và bụi dễ bay hơi sẽ bốc hơi, giải phóng khí tạo ra các vạch hấp thụ này. Quang phổ thường bao gồm một thành phần ổn định từ ngôi sao và một hoặc nhiều thành phần biến đổi bị dịch chuyển đỏ, đại diện cho sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời. Các thành phần có tính biến đổi này thay đổi trong khoảng thời gian ngắn (khoảng một giờ), cho thấy chuyển động của sao chổi ngoài Hệ Mặt Trời về phía ngôi sao. Ngôi sao chổi ngoài hệ Mặt Trời tiến về phía ngôi sao, và bất kỳ vạch hấp thụ nào được tạo ra từ sự bay hơi của nó đều bị dịch chuyển đỏ so với các vạch hấp thụ của ngôi sao.[7]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ferlet, R.; Vidal-Madjar, A. & Hobbs, L. M. (1987). “The Beta Pictoris circumstellar disk. V - Time variations of the CA II-K line”. Astronomy and Astrophysics. 185: 267–270. Bibcode:1987A&A...185..267F.
  2. ^ a b Welsh, Barry Y.; Montgomery, Sharon L. (tháng 2 năm 2018). “Further detections of exocomet absorbing gas around Southern hemisphere A-type stars with known debris discs”. MNRAS (bằng tiếng Anh). 474 (2): 1515–1525. Bibcode:2018MNRAS.474.1515W. doi:10.1093/mnras/stx2800. ISSN 0035-8711.
  3. ^ Welsh, Barry; Montgomery, Sharon L. (tháng 1 năm 2019). “Comet-like activity in the circumstellar debris disk surrounding the 1.4 Gyr-old F2V star HD 109085”. AAS (bằng tiếng Anh). 233: 340.06. Bibcode:2019AAS...23334006W.
  4. ^ Boyajian, T. S.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2016). “Planet Hunters IX. KIC 8462852 – where's the flux?”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 457 (4): 3988–4004. arXiv:1509.03622. Bibcode:2016MNRAS.457.3988B. doi:10.1093/mnras/stw218. S2CID 54859232.
  5. ^ a b Rappaport, S.; Vanderburg, A.; Jacobs, T.; LaCourse, D.; Jenkins, J.; Kraus, A.; Rizzuto, A.; Latham, D. W.; Bieryla, A.; Lazarevic, M.; Schmitt, A. (21 tháng 2 năm 2018). “Likely transiting exocomets detected by Kepler”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (bằng tiếng Anh). 474 (2): 1453–1468. arXiv:1708.06069. Bibcode:2018MNRAS.474.1453R. doi:10.1093/mnras/stx2735. ISSN 0035-8711. PMC 5943639. PMID 29755143.
  6. ^ Kennedy, Grant M.; Hope, Greg; Hodgkin, Simon T.; Wyatt, Mark C. (1 tháng 2 năm 2019). “An automated search for transiting exocomets”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (bằng tiếng Anh). 482 (4): 5587–5596. arXiv:1811.03102. Bibcode:2019MNRAS.482.5587K. doi:10.1093/mnras/sty3049. ISSN 0035-8711. S2CID 53691133.
  7. ^ a b Lagrange-Henri, A. M.; Beust, H.; Ferlet, R.; Vidal-Madjar, A. & Hobbs, L. M. (1990). “HR 10 – A new Beta Pictoris-like star?”. Astronomy and Astrophysics. 227: L13–L16. Bibcode:1990A&A...227L..13L.
  8. ^ Lecavelier Des Etangs, A.; và đồng nghiệp (1997). “HST-GHRS observations of candidate β Pictoris-like circumstellar gaseous disks”. Astronomy and Astrophysics. 325: 228–236. Bibcode:1997A&A...325..228L.
  9. ^ Welsh, B. Y.; Craig, N.; Crawford, I. A.; Price, R. J. (1 tháng 10 năm 1998). “Beta Pic-like circumstellar disk gas surrounding HR 10 and HD 85905”. Astronomy and Astrophysics. 338: 674–682. Bibcode:1998A&A...338..674W. ISSN 0004-6361.
  10. ^ Welsh, B. Y.; Montgomery, S. (2013). “Circumstellar Gas-Disk Variability Around A-Type Stars: The Detection of Exocomets?”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 125 (929): 759–774. Bibcode:2013PASP..125..759W. doi:10.1086/671757.
  11. ^ 'Exocomets' Common Across Milky Way Galaxy”. Space.com. 7 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ Kiefer, F.; Lecavelier Des Etangs, A.; và đồng nghiệp (2014). “Exocomets in the circumstellar gas disk of HD 172555”. Astronomy and Astrophysics. 561: L10. arXiv:1401.1365. Bibcode:2014A&A...561L..10K. doi:10.1051/0004-6361/201323128. S2CID 118533377.
  13. ^ Welsh, Barry Y.; Montgomery, Sharon L. (2015). “The Appearance and Disappearance of Exocomet Gas Absorption”. Advances in Astronomy. 2015: 980323. Bibcode:2015AdAst2015E..26W. doi:10.1155/2015/980323.
  14. ^ Montgomery, Sharon L.; Welsh, Barry Y. (1 tháng 6 năm 2017). “Unusually high circumstellar absorption variability around the delta Scuti /lambda Boötis star HD 183324”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 468 (1): L55–L58. Bibcode:2017MNRAS.468L..55M. doi:10.1093/mnrasl/slx016. ISSN 0035-8711.

Liên kết ngoài

sửa