Delta Corvi (La tinh hóa từ δ Corvi, tên rút gọn là Delta Crv, δ Crv) hay còn có tên gọi khác là Algorab /ˈælɡəræb/,[9] là tên của một ngôi sao sáng nằm ở khoảng cách xấp xỉ với mặt trời[1] là 86,9 năm ánh sáng (tương đương 26,6 parsec) và nằm trong chòm sao phương nam tên là Ô Nha.

δ Corvi
Vị trí của δ Corvi (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Ô Nha
Xích kinh 12h 29m 51.85517s[1]
Xích vĩ −16° 30′ 55.5525″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +2.962[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA0 IV(n) kB9[3]
Chỉ mục màu U-B−0.050[2]
Chỉ mục màu B-V−0.045[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+9[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −210.49[1] mas/năm
Dec.: −138.74[1] mas/năm
Thị sai (π)37.55 ± 0.16[1] mas
Khoảng cách86.9 ± 0.4 ly
(26.6 ± 0.1 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+0.2[5]
Chi tiết
Khối lượng274+007
−006
[6] M
Độ sáng690+97
−89
[6] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)406±005[6] cgs
Nhiệt độ10400[6] K
Tốc độ tự quay (v sin i)236[7] km/s
Tuổi260+14
−24
×106
or 32+01
−01
×106
[6] năm
Tên gọi khác
7 Crv, BD−15 3482, FK5 465, HD 108767, HIP 60965, HR 4757, SAO 157323.[8]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Delta Corvi có khối lượng gấp 2,7 lần khối lượng mặt trời và phát ra năng lượng gấp 69 lần mặt trời, tức là độ sáng của nó gấp 69 lần mặt trời. Nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó là 10400 Kelvin[6][10] nên nó phát ra ánh sáng màu trắng với quang phổ loại A0 IV(n) kB9[3]. Tuy nhiên nó có độ sáng lớn hơn so với nếu nó nằm trong dãy chính. Do đó, nó là một ngôi sao gần mức khổng lồ với 260 triệu năm tuổi và gần như là đã rút cạn hydro tại lõi của nó trong quá trình tiến hóa ra khỏi dãy chính như mặt trời.[6]

Năm 1823, Delta Corvi được xác định là một sao đôi quang học bởi hai nhà thiên văn học người Anh James SouthJohn Herschel. Từ thời gian đó, vị trí của hai ngôi sao này thì không hề thay đổi với nhau[11]. Ngôi sao đồng hành đó là HR 4757 B với quang phổ loại K2Ve với góc phân tách là 24,2" dọc theo vị trí góc là 214 độ[11][12]. Dù có chung chuyển động riêng[12] nhưng tuổi của chúng cách biệt quá lớn khiến nó không hề có tương tác vật lí gì với nhau.[6]

Trong tiếng Trung, 軫宿 (Zhěn Sù) nghĩa là "xe ngựa", ý chỉ chòm sao chứa Delta Corvi, Gamma Corvi, Epsilon CorviBeta Corvi.[13]. Do vậy, Delta Corvi trong tiếng Trung có tên là 軫宿三 (Zhěn Sù sān, nghĩa là ngôi sao thứ ba của xe ngựa).[14]

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Ô Nha và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 29m 51.85517s[1]

Độ nghiêng −16° 30′ 55.5525″[1]

Cấp sao biểu kiến +2.962[2]

Cấp sao tuyệt đối +0.2[5]

Vận tốc hướng tâm 9 km/s[4]

Loại quang phổ A0 IV(n) kB9[3]

Giá trị thị sai 37,55 +/- 0,16[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Gutierrez-Moreno, Adelina; và đồng nghiệp (1966), A System of photometric standards, 1, Publicaciones Universidad de Chile, Department de Astronomy, tr. 1–17, Bibcode:1966PDAUC...1....1G
  3. ^ a b c Gray, R. O.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 parsecs: The Northern Sample I”, The Astronomical Journal, 132 (1): 161–170, arXiv:astro-ph/0603770, Bibcode:2006AJ....132..161G, doi:10.1086/504637
  4. ^ a b Wilson, Ralph Elmer (1953). General Catalogue of Stellar Radial Velocities. Washington: Carnegie Institution of Washington. Bibcode:1953GCRV..C......0W.
  5. ^ a b Blondel, P. F. C.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2006), “Modeling of PMS Ae/Fe stars using UV spectra” (PDF), Astronomy and Astrophysics, 456 (3): 1045–1068, Bibcode:2006A&A...456.1045B, doi:10.1051/0004-6361:20040269
  6. ^ a b c d e f g h Montesinos, B.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2009), “Parameters of Herbig Ae/Be and Vega-type stars”, Astronomy and Astrophysics, 495 (3): 901–917, arXiv:0811.3557, Bibcode:2009A&A...495..901M, doi:10.1051/0004-6361:200810623
  7. ^ Royer, F.; Zorec, J.; Gómez, A. E. (tháng 2 năm 2007), “Rotational velocities of A-type stars. III. Velocity distributions”, Astronomy and Astrophysics, 463 (2): 671–682, arXiv:astro-ph/0610785, Bibcode:2007A&A...463..671R, doi:10.1051/0004-6361:20065224
  8. ^ “del Crv -- Variable Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012
  9. ^ “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  11. ^ a b Garfinkle, Robert A. (1997), Star-Hopping: Your Visa to Viewing the Universe, Cambridge University Press, tr. 109, ISBN 0-521-59889-3
  12. ^ a b Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869–879, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x
  13. ^ (tiếng Trung) 中國星座神話, written by 陳久金. Published by 台灣書房出版有限公司, 2005, ISBN 978-986-7332-25-7.
  14. ^ (tiếng Trung) 香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 Lưu trữ 2008-10-25 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập on line ngày 23 tháng 11 năm 2010.