Sắt(II,III) oxide
Sắt(II,III) oxide hay oxide sắt từ là một oxide của sắt, trong đó sắt thể hiện hóa trị (II,III) với công thức hóa học Fe3O4 hay có thể viết thành FeO·Fe2O3. Đây là thành phần chính của quặng magnetit. Trong hợp chất này, tỷ lệ FeO:Fe2O3 là 1:1.
Sắt(II,III) oxide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Iron(II) iron(III) oxide. |
Tên khác | Ferơ-ferric oxide, magnetit, sắt oxide đen, lodestone, rust |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Fe3O4 FeO.Fe2O3 |
Khối lượng mol | 231,5386 g/mol |
Bề ngoài | Bột màu dương đen |
Khối lượng riêng | 5,17 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 1.597 °C (1.870 K; 2.907 °F) |
Điểm sôi | |
Chiết suất (nD) | 2,42[1] |
Các nguy hiểm | |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Oxide sắt này gặp trong phòng thí nghiệm dưới dạng bột màu đen. Nó thể hiện từ tính vĩnh cửu và là sắt từ (ferrimagnetic). Ứng dụng rộng rãi nhất của nó là như một thành phần sắc tố đen. Với mục đích này, nó được tổng hợp thay vì được chiết xuất từ khoáng chất tự nhiên vì kích thước và hình dạng hạt có thể thay đổi theo phương pháp sản xuất.[2]
Điều chế
sửaTrong điều kiện yếm khí, hydroxide sắt (Fe(OH)2) có thể bị oxy hóa bởi nước để tạo thành sắt oxide và hydro phân tử. Quá trình này được mô tả bởi phản ứng Schikorr:
Magnetit kết tinh (Fe3O4) là chất có độ ổn định nhiệt động hơn so với sắt(II) hydroxide (Fe(OH)2)).[3]
Sắt tác dụng với oxy cho ra oxide sắt từ:
- 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (FeO.Fe2O3)
Phản ứng
sửaOxide sắt từ tác dụng với dung dịch HCl tạo ra hai loại muối là FeCl2 và FeCl3:
- Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Nếu để lâu, chúng có thể hóa hợp thành Fe3Cl8.
Tham khảo
sửa- ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0070494398
- ^ Rochelle M. Cornell, Udo Schwertmann 2007 The Iron Oxides: Structure, Properties, Reactions, Occurrences and Uses Wiley-VCH ISBN 3-527-60644-0
- ^ Ma, Ming; Zhang, Yu; Guo, Zhirui; Gu, Ning (2013). “Facile synthesis of ultrathin magnetic iron oxide nanoplates by Schikorr reaction”. Nanoscale Research Letters. 8 (1): 16. doi:10.1186/1556-276X-8-16.