Sắt(II) sulfat

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Sắt(II) sunfat)

Sắt(II) sunfat là tên chung của một nhóm muối với công thức hóa học FeSO4·xH2O. Dạng muối phổ biến nhất là dạng ngậm 7 phân tử nước (x = 7) nhưng ngoài ra cũng có nhiều giá trị x khác nhau. Muối ngậm nước này được sử dụng trong y tế để điều trị chứng thiếu sắt, và cũng cho các ứng dụng công nghiệp. Được biết đến từ thời cổ đại với cái tên copperavitriol xanh lá cây, muối ngậm 7 phân tử nước với màu lục lam nhạt là dạng phổ biến nhất của hợp chất này. Tất cả sắt(II) sunfat hòa tan trong nước để tạo ra cùng một aquo phức [Fe(H2O)6]2+, có mô hình hình học phân tử bát diện và thuận từ. Tên copperas có từ thời đồng(II) sunfat được gọi là coppera xanh, và có lẽ tương tự, sắt(II) và kẽm sunfat được biết đến tương ứng là coppera màu xanh lá cây và coppera trắng.[14]

Sắt(II) sunfat
Cấu trúc khung phân tử của sắt(II) sunfat ngậm 6 nước
Cấu trúc 3D phân tử của sắt(II) sunfat khan
Danh pháp IUPACSắt(II) sulfate
Tên khácFerơ sunfat, vitriol xanh lục, vitriol sắt, Copperas, Melanterit, Szomolnokit
Nhận dạng
Số CAS7720-78-7
PubChem24393
ChEBI75832
ChEMBL1200830
Số RTECSNO8500000 (khan)
NO8510000 (7 nước)
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O-]S(=O)(=O)[O-].[Fe+2]

InChI
đầy đủ
  • 1/Fe.H2O4S/c;1-5(2,3)4/h;(H2,1,2,3,4)/q+2;/p-2
ChemSpider22804
UNII2IDP3X9OUD
Thuộc tính
Công thức phân tửFeSO4
Khối lượng mol151,9106 g/mol (khan)
169,92588 g/mol (1 nước)
223,97172 g/mol (4 nước)
241,987 g/mol (5 nước)
260,00228 g/mol (6 nước)
278,01756 g/mol (7 nước)
Bề ngoàitinh thể không màu (khan)
tinh thể vàng nhạt (1 nước)
tinh thể lục lam sáng (7 nước)
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng3,65 g/cm³ (khan)
3 g/cm³ (1 nước)
2,15 g/cm³ (5 nước)[1]
1,934 g/cm³ (6 nước)[2]
1,895 g/cm³ (7 nước)[3]
Điểm nóng chảy 680 °C (953 K; 1.256 °F)
(khan, phân hủy)[4]
300 °C (572 °F; 573 K) (1 nước, phân hủy)
60–64 °C (140–147 °F; 333–337 K) (7 nước, phân hủy)[3][5]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước1 nước:
44,69 g/100mL (77 ℃)
35,97 g/100mL (90,1 ℃)
7 nước:
15,65 g/100mL (0 ℃)
20,5 g/100mL (10 ℃)
29,51 g/100mL (25 ℃)
39,89 g/100mL (40,1 ℃)
51,35g/100mL (54 ℃)[6]
Độ hòa tantan ít trong cồn
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
Độ hòa tan trong etylen glycol6,4 g/100 g (20 ℃)[4]
Áp suất hơi1,95 kPa (7 nước)[7]
MagSus1,24×10−2 cm³/mol (khan)
1,05×10−2 cm³/mol (1 nước)
1,12×10−2 cm³/mol (7 nước)[3]
+10200×10−6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,591 (1 nước)[8]
1,526–1,528 (21 ℃, 4 nước)[9]
1,513–1,515 (5 nước)[1]
1,468 (6 nước)[2]
1,471 (7 nước)[10]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi, oP24 (khan)[11]
Đơn nghiêng, mS36 (1 nước)[8]
Đơn nghiêng, mP72 (4 nước)[9]
Ba nghiêng, aP42 (5 nước)[1]
Đơn nghiêng, mS192 (6 nước)[2]
Đơn nghiêng, mP108 (7 nước)[3][10]
Nhóm không gianPnma, No. 62 (khan) [11]
C2/c, No. 15 (1 và 6 nước)[2][8]
P21/n, No. 14 (4 nước)[9]
P1, No. 2 (5 nước)[1]
P21/c, No. 14 (7 nước)[10]
Hằng số mạnga = 8,704(2) Å, b = 6,801(3) Å, c = 4,786(8) Å (293 K, khan)[11]
Tọa độBát diện (Fe2+)
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-928,4 kJ/mol (khan)[3]
-3016 kJ/mol (7 nước)[12]
Entropy mol tiêu chuẩn So298107,5 J/mol·K (khan)[3]
409,1 J/mol·K (7 nước)[12]
Nhiệt dung100,6 J/mol·K (khan)[3]
394,5 J/mol·K (7 nước)[12]
Dược lý học
Các nguy hiểm
NFPA 704

1
2
1
 
LD50237 mg/kg (đường miệng, chuột)[5]
RELTWA 1 mg/m³[13]
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)[7]
Báo hiệu GHSCảnh báo
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH302, H315, H319[7]
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP305+P351+P338[7]
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(II) selenat
Sắt(II) telurat
Cation khácCoban(II) sunfat
Đồng(II) sunfat
Mangan(II) sunfat
Niken(II) sunfat
Hợp chất liên quanSắt(III) sunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Hợp chất này có trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO, các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết cho một hệ thống y tế cơ bản.[15]

Điều chế

sửa

FeSO4 có thể được điều chế theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là cho sắt(II) oxit hoặc sắt(II) hydroxide tác dụng với axit sunfuric loãng.

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Ngoài ra, cho Fe tác dụng với CuSO4 cũng là một cách để điều chế FeSO4.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
 
Mẫu sắt(II) sunfat khan

Hợp chất khác

sửa

FeSO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • FeSO4·2NH3·H2O – bột màu nâu đen;[16]
  • FeSO4·4NH3 – chất rắn màu đỏ nâu;[17]
  • FeSO4·5NH3·H2O – tinh thể màu đỏ nâu;[18]
  • FeSO4·6NH3 – bột trắng.[19]

FeSO4 còn tạo ra một số hợp chất với N2H4, như FeSO4·2N2H4·H2O là tinh thể lục phương màu lục nhạt, có tính nổ.[20]

FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như FeSO4·2CON3H5 là tinh thể màu trắng, tan vừa trong nước. Trong dung dịch nó dễ bị oxy hóa, tạo ra sắt(III) hydroxide.[21]

FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như FeSO4·2CS(NH2)2 là tinh thể không màu.[22]

FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như FeSO4·2CSN3H5 là tinh thể màu lục, tan trong nước.[23]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “Siderotil Mineral Data”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ a b c d “Ferrohexahydrite Mineral Data”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ a b c d e f g Lide, David R. biên tập (2009). CRC Handbook of Chemistry and Physics . Boca Raton, Florida: CRC Press. ISBN 978-1-4200-9084-0.
  4. ^ a b Anatolievich, Kiper Ruslan. “iron(II) sulfate”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fca
  6. ^ Seidell, Atherton; Linke, William F. (1919). Solubilities of Inorganic and Organic Compounds (ấn bản thứ 2). New York: D. Van Nostrand Company. tr. 343.
  7. ^ a b c d Bản dữ liệu Sắt(II) sulfat của Sigma-Aldrich, truy cập lúc {{{Datum}}} (PDF).
  8. ^ a b c Ralph, Jolyon; Chautitle, Ida. “Szomolnokite”. Mindat.org. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ a b c “Rozenite Mineral Data”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ a b c “Melanterite Mineral Data”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ a b c Weil, Matthias (2007). “The High-temperature β Modification of Iron(II) Sulfate”. Acta Crystallographica Section E. International Union of Crystallography. 63 (12): i192. doi:10.1107/S160053680705475X. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ a b c Anatolievich, Kiper Ruslan. “iron(II) sulfate heptahydrate”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  13. ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0346”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  14. ^ Brown, Lesley (1993). The New shorter Oxford English dictionary on historical principles. Oxford [Eng.]: Clarendon. ISBN 0-19-861271-0.
  15. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  16. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang B 95 – [1]. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Contributions from the Physical Laboratories of Harvard University for the Years..., Tập 16 (1922), trang 7. Truy cập 3 tháng 9 năm 2020.
  18. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 127 – [2]. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
  19. ^ A Comprehensive Treatise on Inorganic and Theoretical Chemistry: Fe (part 3) (Joseph William Mellor; Longmans, Green and Company, 1947), trang 273 – [3]. Truy cập 25 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 19,Phần 2 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1974), trang 1582 – [4]. Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.
  21. ^ Smith – "Co-ordination compounds of semicarbazide, phenylsemicarbazide, m-tolylsemicarbazide, and aminoguanidine" trong Journal of the Chemical Society, Phần 2 (Chemical Society (Great Britain); The Society, 1937), trang 1356. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.
  22. ^ Investigation on the growth and characterization of nonlinear optical single crystal of bis thiourea iron(II) sulphate. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  23. ^ Glenn A.Eisman, William MichaelReiff – A magnetic susceptibility and Mössbauer spectroscopy study of bis(thiosemicarbazide)iron(II) sulfate. A case of zero field splitting. Inorganica Chimica Acta (50), 1981, tr. 239–242. doi:10.1016/S0020-1693(00)83750-0.

Liên kết ngoài

sửa