Sắt(II) bromide

hợp chất hóa học

Sắt(II) bromide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học FeBr2. Muối khan là một chất rắn thuận từ màu vàng hoặc màu nâu sáng. Một số dạng ngậm nước của FeBr2 cũng được biết đến như tetrahydrat hay hexahydrat. Nó là tiền thân phổ biến của các hợp chất sắt khác trong phòng thí nghiệm nghiên cứu, nhưng lại không có ứng dụng nào cho hợp chất này.

Sắt(II) bromide
Cấu trúc của sắt(II) bromide
Danh pháp IUPACSắt(II) bromide
Tên khácFerơ bromide
Sắt đibromide
Ferrum(II) bromide
Ferrum đibromide
Nhận dạng
Số CAS7789-46-0
PubChem425646
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Fe+2].[Br-].[Br-]

InChI
đầy đủ
  • 1/2BrH.Fe/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider74218
Thuộc tính
Công thức phân tửFeBr2
Khối lượng mol215,655 g/mol (khan)
287,71612 g/mol (4 nước)
323,74668 g/mol (6 nước)
Bề ngoàichất rắn vàng nâu (khan)
tinh thể lục (4 nước)
tinh thể dương nhạt-lục (6 nước)[1]
Khối lượng riêng4,63 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy 684 °C (957 K; 1.263 °F) (khan)
27 °C (81 °F; 300 K) (6 nước)
Điểm sôi 934 °C (1.207 K; 1.713 °F) (khan)
Độ hòa tan trong nước117 g/100 mL
Độ hòa tan trong dung môi khácTHF, metanol, etanol
MagSus+13,600·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi, hP3
Nhóm không gianP-3m1, No. 164
Tọa độbát diện
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhkhông rõ
Chỉ dẫn RR20 R36/37/38
Chỉ dẫn SS26 S36
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(II) fluoride
Sắt(II) chloride
Sắt(II) iodide
Cation khácSắt(III) bromide
Nhóm chức liên quanVanadi(II) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cấu trúc

sửa

Như hầu hết các muối kim loại halide, FeBr2 có một polyme cấu trúc của phân lập kim loại trung tâm liên kết với halide. Nó kết tinh với cấu trúc như CdI2, có gồm lớp kín của ion bromide, ở giữa là ion Fe(II).[2] Lớp kín halide hơi khác so với FeCl2, mà thông qua các mô-típ của CdCl2.

Tổng hợp và phản ứng

sửa

FeBr2 được tổng hợp bằng dung dịch metanol của acid bromhydric đậm đặc và bột sắt. Nó được thêm metanol, tạo ra Fe(MeOH)6Br2 cùng với khí hydro. Làm nóng phức hợp metanol trong chân không tạo ra FeBr2 tinh khiết.[3]

FeBr2 phản ứng với chất tetraetylamoni bromide để cho [(C2H5)4N]2FeBr4.[4] FeBr2 phản ứng với ion bromide và brom tạo thành phức hóa trị hỗn hợp có màu đậm [Fe(Br3)4]-.[5]

Từ tính

sửa

FeBr2 sở hữu từ tính mạnh ở mức 4,2 K và từ lâu đã được nghiên cứu như là một hợp chất siêu từ nguyên mẫu·[6][7]

Hợp chất khác

sửa

Khi ở điều kiện thích hợp, FeBr2 sẽ tạo ra hợp chất với NH3, như monoamin FeBr2·NH3 – chất rắn màu xám đen[1], điamin FeBr2·2NH3 – chất rắn màu xám đậm[8] hay hexamin FeBr2·6NH3 – chất rắn màu xám dương nhạt, CAS#: 13601-50-8.[9]

FeBr2 còn tạo ra một số hợp chất với N2H4, như FeBr2·2N2H4·H2O là tinh thể màu dương sáng, có tính nổ; không tan trong benzen, propanolpentanol, nhưng tan trong nước (không nhiều).[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Ferrous Bromide, FeBr2 trên atomistry.com
  2. ^ Haberecht, J.; Borrmann, Η.; Kniep, R. (2001). “Refinement of the crystal structure of iron dibromide, FeBr2”. Zeitschrift für Kristallographie - New Crystal Structures. 216 (1–4). doi:10.1524/ncrs.2001.216.14.544.
  3. ^ Winter, G. (1973). “Sắt(II) Halides”. Inorganic Syntheses. 14: 99–104. doi:10.1002/9780470132456.ch20. ISBN 9780470132456.
  4. ^ N. S. Gill, F..
  5. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5
  6. ^ Wilkinson, M. K.; Cable, J. W.; Wollan, E. O.; Koehler, W. C. (ngày 15 tháng 1 năm 1959). “Neutron Diffraction Investigations of the Magnetic Ordering in FeBr2, CoBr2, FeCl2, and CoCl2”. Physical Review. 113 (2): 497–507. Bibcode:1959PhRv..113..497W. doi:10.1103/PhysRev.113.497.
  7. ^ Jacobs, I. S.; Lawrence, P. E. (ngày 10 tháng 12 năm 1967). “Metamagnetic Phase Transitions and Hysteresis in FeCl2”. Physical Review. 164 (2): 866–878. Bibcode:1967PhRv..164..866J. doi:10.1103/PhysRev.164.866.
  8. ^ Iron: The compounds. sect. 1. Compounds up to iron and chlorine (Springer-Verlag, 1932), trang 328 – [1]. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ Dictionary of Inorganic Compounds (Jane E. Macintyre; CRC Press, 23 thg 7, 1992 - 5400 trang), trang 3270. Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.
  10. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 19,Phần 2 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1974), trang 1582. Truy cập 20 tháng 5 năm 2020.