Radi

nguyên tố hóa học của nguyên tử số 88, một kim loại phóng xạ hiếm có của nhóm kiềm thổ
(Đổi hướng từ Radium)

Radi hay radium là một nguyên tố hóa học có tính phóng xạ, có ký hiệu là Rasố hiệu nguyên tử là 88 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nó có màu trắng và dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu đen. Radi là một kim loại kiềm thổ được tìm thấy ở dạng vết trong các quặng urani. Đồng vị bền nhất của Ra là Radi 226, có chu kỳ bán rã là 1602 năm và quá trình phân rã sẽ tạo ra khí radon.

Radi, 88Ra
Tính chất chung
Tên, ký hiệuRadi, Ra
Phiên âm/ˈrdiəm/
RAY-dee-əm
Hình dạngÁnh kim bạc trắng
Radi trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
Ba

Ra

Ubn
FranciRadiActini
Số nguyên tử (Z)88
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)(226)
Phân loại  kim loại kiềm thổ
Nhóm, phân lớp2s
Chu kỳChu kỳ 7
Cấu hình electron[Rn] 7s2
mỗi lớp
2, 8, 18, 32, 18, 8, 2
Tính chất vật lý
Màu sắcÁnh kim bạc trắng
Trạng thái vật chấtChất rắn
Nhiệt độ nóng chảy973 K ​(700 °C, ​1292 °F)
Nhiệt độ sôi2010 K ​(1737 °C, ​3159 °F)
Mật độ5,5 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Nhiệt lượng nóng chảy8,5 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi113 kJ·mol−1
Áp suất hơi
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 819 906 1037 1209 1446 1799
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa+2 (oxide có tính base mạnh)
Độ âm điện0,9 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 509,3 kJ·mol−1
Thứ hai: 979,0 kJ·mol−1
Bán kính liên kết cộng hóa trị221±2 pm
Bán kính van der Waals283 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thểLập phương tâm khối
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm khối của Radi
Độ dẫn nhiệt18.6 W·m−1·K−1
Điện trở suấtở 20 °C: 1 µ Ω·m
Tính chất từKhông nhiễm từ
Số đăng ký CAS7440-14-4
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Radi
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
221Ra Vết 28,2 giây α - 217Rn
CD - 207Pb, 14C
223Ra Vết 11,43 ngày α 5.99 219Rn
CD - 209Pb, 14C
224Ra Vết 3,6319 ngày α 5.789 220Rn
CD - 210Pb, 14C
225Ra Vết 14,92 ngày β- - 225Ac
226Ra Vết 1601 năm α[1] 4.871 222Rn
CD - 212Pb, 14C
228Ra Vết 5,75 năm β- 0.046 228Ac

Đặc điểm

sửa

Ra là kim loại kiềm thổ nặng nhất có tính phóng xạ và tính chất hóa học khá giống với bari. Đây là kim loại được tìm thấy trong quặng urani và các kim loại urani khác. Các hạt phóng xạ từ radi giữ cho nhiệt độ của nó cao hơn môi trường xung quanh, thuộc ba loại: hạt alpha, hạt beta, và tia gamma.

Kim loại radi nguyên chất có màu trắng sáng nhưng khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu đen (có thể tạo ra nitrit). Radi có tính phát quang (tạo ra màu xanh dương), phản ứng mạnh với nướcdầu để tạo thành radi hydroxide và hơi mạnh hơn so với phản ứng của bari. Radi thường ở trạng thái rắn.

Ứng dụng

sửa

Các ứng dụng thực tiễn của radi được phân chia theo đặc tính phóng xạ của nó. Các đồng vị phóng xạ được phát hiện gần đây như Coban 60 và Xeri 137, đang thay thế dần radi thậm chí dẫn đến việc sử dụng hạn chế bởi vì một số đồng vị phát xạ rất mạnh không an toàn trong vận chuyển và các đồng vị mới này xuất hiện phổ biến hơn trong tự nhiên.

Khi trộn với beryli nó là nguồn neutron dùng trong các thí nghiệm vật lý.

Phân bố

sửa

Radi là một sản phẩm phân rã của urani và cũng được tìm thấy trong tất cả các quặng chứa urani (một tấn quặng uraninit chứa 0,0001 gram radi). Radi đầu tiên được tìm thấy trong các quặng chứa urani ở Joachimsthal, Bohemia, Cộng hòa Sec. Cát carnotitColorado cũng cung cấp một số nguyên tố nhưng các quặng giàu hơn thì được tìm thấy ở Congo và khu vực Great Lakes, Canada, và cũng có thể được chiết tách từ chất thải urani. Các mỏ urani chứa lượng lớn radi được phát hiện ở Canada (Ontario), Hoa Kỳ (New Mexico, Utah, và Virginia), Australia, cũng như một số nơi khác.

Hợp chất

sửa

Các hợp chất có màu ngọn lửa là crimson (đỏ hoặc crimson sắc tía) và mang đặc điểm của quang phổ điện từ. Do chu kỳ bán rã của nó ngắn và cường độ phóng xạ cao nên các hợp chất radi rất hiếm và hầu như chỉ gặp trong các quặng urani.

Các đồng vị

sửa

Radi (Ra) có 25 đồng vị khác nhau đã được biết đến, 4 trong số đó được tìm thấy trong tự nhiên thì 226Ra phổ biến nhất.223Ra, 224Ra, 226Ra và 228Ra tất cả được tạo ra từ phân rã của Urani (U) hoặc Thori (Th).226Ra là sản phẩm phân rã từ 238U, và là đồng vị có chu kỳ bán rã dài nhất 1602 năm; tiếp sau là 228Ra phân rã từ 232Th có chu kỳ bán rã 5,75 năm.[2]

Tính phóng xạ

sửa

Radi có tính phóng xạ cao hơn 1 triệu lần so với urani có cùng khối lượng. Phân rã diễn ra ít nhất là sáu giai đoạn; các sản phẩm chính của nó theo các kết quả nghiên cứu được gọi xạ khí radi (như radon) gồm radi A (poloni), radi B (chì), radi C (bismuth), vv.... Radon là một khí nặng và sản phẩm sau nó là chất rắn. Các sản phẩm này bản thân nó cũng là các nguyên tố phóng xạ, và tất nhiên những nguyên tố tạo ra sau sẽ có khối lượng nhẹ hơn các nguyên tố phóng xạ trước đó.

Radi giảm khoảng 1% độ hoạt động mỗi 25 năm để biến đổi thành các nguyên tố có khối lượng nguyên tử nhẹ hơn và chì là sản phẩm cuối cùng.

Độ phóng xạ theo đơn vị SI là becquerel (Bq), tương đương với một phân rã/giây. Đơn vị Curie (ký hiệu Ci) cũng được sử dụng nhưng không thuộc hệ SI: 1 Ci = 3.7 x 1010 Bq, xấp xỉ bằng độ phóng xạ của 1 gram Ra-226.

Phát hiện

sửa
 
Marie và Pierre Curie thực hiện thí nghiệm trên radi, tranh vẽ của André Castaigne
 
Ống thủy tinh radi chloride được lưu trữ tại Cục Tiêu chuẩn Hoa Kỳ, là tiêu chuẩn cơ bản về phóng xạ ở Hoa Kỳ năm 1927.

Radi được Marie Curie và chồng là Pierre Curie phát hiện ngày 21 tháng 12 năm 1898 trong một mẫu uraninit.[3] Trong lúc nghiên cứu khoáng vật học ban đầu, nhà Curies đã tách urani từ khoáng vật này và phát hiện rằng vật liệu còn trong nó vẫn có tính phóng xạ. Họ đã tách ra một nguyên tố tương tự như bismuth từ pitchblende vào tháng 7 năm 1898, sau này là poloni. Sau đó họ tách ra khỏi một hỗn hợp phóng xạ chứa hầu hết có 2 thành phần chính gồm: các hợp chất của bari, ngọn lửa cháy có màu lục sáng, và các hợp chất phóng xạ chưa biết tên có quang phổ vạch là mà carmine chưa được biết đến trước đó. Nhà Curies phát hiện các hợp chất có tính phóng xạ có đặc điểm rất giống với các hợp chất bari, trừ đặc điểm tính tan thấp hơn. Đây là đặc điểm để Curies có thể tách nó ra khỏi hợp chất phóng xạ và phát hiện ra nguyên tố mới trong hỗn hợp này. Nhà Curies đã thông báo phát hiện này đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 26 tháng 12 năm 1898.[4][5] Việc đặt tên radium vào khoảng năm 1899, mượn từ tiếng Pháp radium, gốc tiếng Latinh hiện đại là radius (tia): là do đặc điểm năng lượng phát xạ của radi ở dạng tia phóng xạ.[6][7][8]

Năm 1910, radi đã được tách ra ở dạng kim loại nguyên chất bởi Marie Curie và André-Louis Debierne bằng phương pháp điện phân dung dịch radi chloride nguyên chất (RaCl2) dùng điện cực là thủy ngân, tạo ra hỗn hống radi–thủy ngân. Hỗn hống này sau đó được nung trong môi trường khí hydro để loại bỏ thủy ngân, còn lại kim loại radi nguyên chất.[9] Cùng năm E. Eoler cũng đã cô lập radi bằng phương pháp nhiệt phân azua của nó, Ra(N3)2.[10] Radi kim loại lần đầu tiên được sản xuất công nghiệp từ đầu thế kỷ 20 bởi Biraco, một thành viên của Union Minière du Haut Katanga (UMHK) tại một nhà máy ở Olen, Bỉ.[11]

Lịch sử phóng xạ của nguyên tố này, nhà Curies chủ yếu dựa vào đồng vị 226Ra.[12]

Độ an toàn

sửa

Do tiếp xúc nhiều với radi trong quá trình nghiên cứu nên nguyên nhân khiến Marie Curie qua đời là bị nhiễm chất phóng xạ này.

  • Radi có tính phóng xạ rất cao kể cả các sản phẩm phân rã của nó, khí radon cũng có tính phóng xạ. Radi có đặc điểm hóa học giống với calci, nó có thể gây tổn hại lớn khi đặt nó trong xương. Việc hít, tiêm, ăn hoặc tiếp xúc với radi có thể gây ung thư và các rối loạn khác. Các kho lưu giữ radi cần được thông gió để tránh tích tụ khí radon.
  • Năng lượng phát xạ từ phân rã radi có thể ion hóa các chất khí, ảnh hưởng đến bản kẽm phim ảnh, hoặc làm đau rát trên da cũng như tạo ra một số ảnh hưởng bất lợi khác.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Theo lý thuyết có thể phân rã ββ thành 226Th.
  2. ^ “Chart Nuclides by the National Nuclear Data Center (NNDC)”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ Hammond, C. R. "Radium" in Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 1439855110.
  4. ^ Curie, Pierre; Curie, Marie & Bémont, Gustave (1898). “Sur une nouvelle substance fortement radio-active, contenue dans la pechblende (On a new, strongly radioactive substance contained in pitchblende)”. Comptes Rendus. 127: 1215–1217. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ Weeks, Mary Elvira (1933). “The discovery of the elements. XIX. The radioactive elements”. Journal of Chemical Education. 10 (2): 79. Bibcode:1933JChEd..10...79W. doi:10.1021/ed010p79.
  6. ^ Ball, David W. (1985). “Elemental etymology: What's in a name?” (PDF). Journal of Chemical Education. 62: 787–788. doi:10.1021/ed062p787. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ Carvalho, Fernando P. (2011). “Marie Curie and the Discovery of Radium”: 3–13. doi:10.1007/978-3-642-22122-4_1. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  8. ^ Weeks, Mary Elvira (1933). “The discovery of the elements. XIX. The radioactive elements”. Journal of Chemical Education. 10 (2): 79. Bibcode:1933JChEd..10...79W. doi:10.1021/ed010p79.
  9. ^ Curie, Marie & Debierne, André (1910). “Sur le radium métallique" (On metallic radium)”. Comptes Rendus (bằng tiếng Pháp). 151: 523–525. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ Kirby et al., p. 3
  11. ^ Ronneau, C.; Bitchaeva, O. (1997). Biotechnology for waste management and site restoration: Technological, educational, business, political aspects. Scientific Affairs Division, North Atlantic Treaty Organization. tr. 206. ISBN 978-0-7923-4769-9.
  12. ^ Frame, Paul W. “How the Curie Came to Be”. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa