Quới Thiện là một thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.

Quới Thiện
Xã Quới Thiện
Vườn nhãn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhVĩnh Long
HuyệnVũng Liêm
Trụ sở UBNDẤp Phú Thới
Thành lập1985[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°8′42″B 106°11′56″Đ / 10,145°B 106,19889°Đ / 10.14500; 106.19889
MapBản đồ xã Quới Thiện
Quới Thiện trên bản đồ Việt Nam
Quới Thiện
Quới Thiện
Vị trí xã Quới Thiện trên bản đồ Việt Nam
Diện tích21,40 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng10.085 người[2]
Mật độ471 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính29665[3]

Địa lý

sửa

Quới Thiện nằm trọn phần trên Cù Lao Dài thuộc sông Cổ Chiên ranh giới tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. Quanh năm được bồi đắp phù sa màu mỡ, xanh mướt với những vườn trái cây đặc sản.

Xã Quới Thiện có diện tích 21,40 km², dân số năm 1999 là 10.085 người,[2] mật độ dân số đạt 471 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Quới Thiện được chia thành 8 ấp: Bình Lương, Phú Thới, Phước Bình, Phước Lý Nhì, Phước Lý Nhứt, Phước Thạnh, Rạch Sâu, Rạch Vọp.[4]

Kinh tế

sửa

Nông nghiệp

sửa

Trước đây Cù Lao bị ngập nước nên người dân chỉ trồng lúa và lát. Ngày nay, nhờ có sự đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, Qưới Thiện trở thành vùng sản xuất nông nghiệp với những mặt hàng nông sản như trái cây ngon, cá da trơn, tôm nước ngọt… Phần lớn diện tích cù lao đã chuyển sang chuyên canh trồng cây đặc sản như bòn bon, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm.....Tuy nhiên, việc nuôi cá da trơn, chăn nuôi gia súc đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước tại đây. Việc khai thác cát được hợp pháp hoá cũng góp phần xói mòn 2 bờ sông.

Văn hóa

sửa

Tôn giáo

sửa

Phật giáo, Tín ngưỡng truyền thống, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo.

Hình ảnh

sửa
 
Nhà người dân trên xã
 
Một chiếc ghe buôn
 
Vườn nhãn Ông Chín Điểm
 
Vườn chôm chôm Ông Chín Điểm

Chú thích

sửa
  1. ^ 86/1985/QĐ-HĐBT
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Vĩnh Long” (PDF). Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. 26 tháng 7 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa