Các nước thành viên Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước có chủ quyền tham gia. Mỗi quốc gia thành viên là thành viên của hiệp ước thành lập của liên minh và do đó chia sẻ các đặc quyền và nghĩa vụ của tư cách thành viên. 27 quốc gia đã đồng ý bằng hiệp ước về chủ quyền được chia sẻ thông qua các thể chế của Liên minh Châu Âu trong một số (nhưng không có nghĩa là tất cả) khía cạnh của chính phủ.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu
Bản đồ (nhấn vào được)Phần LanThụy ĐiểnEstoniaLatviaLitvaBa LanSlovakiaHungaryRomâniaBulgariaHy LạpSípCộng hòa SécÁoSloveniaÝMaltaBồ Đào NhaTây Ban NhaPhápĐứcLuxembourgBỉHà LanĐan MạchAnh QuốcIreland
Bản đồ (nhấn vào được)
Thể loạiQuốc gia có chủ quyền[1]
Vị tríLiên minh châu Âu
Thành lập1952/1958[2]
Số lượng còn tồn tại27 (tính đến 31 tháng 1 năm 2020)
Thuộc loạiCộng hòa (20)
Quân quyền (7)
Dân số437.922.290
Diện tích4.211.484 km2/
Hình thức chính quyềnDân chủ đại nghị (23)
Tổng thống (1)
Bán-tổng thống(3)

Trong những năm 1950, sáu quốc gia cốt lõi đã thành lập Cộng đồng châu Âu tiền thân của EU (Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà LanTây Đức). Các nước còn lại đã gia nhập trong các lần mở rộng tiếp theo. Để gia nhập, một nước phải đáp ứng các yêu cầu kinh tế và chính trị được gọi là tiêu chí Copenhagen, yêu cầu ứng cử viên phải có một chính phủ dân chủ, thị trường tự do cùng với các quyền tự do và thể chế tương ứng, đồng thời tôn trọng pháp quyền.

Vương quốc Anh, vốn đã tham gia vào năm 1973, không còn là một nước thành viên EU từ 31 tháng 1 năm 2020. Không có nước thành viên nào khác đã từng rút khỏi Liên minh châu Âu hay đã từng bị đình chỉ.

Danh sách các nước hội viên EU

sửa
Quốc kỳ
Quốc huy
Tên thông thường
Tên chính thức
Ngày gia nhập
Dân số
Diện tích (km²)
Thủ đô
 
 
Áo Cộng hòa Áo 1 tháng 1, 1995 8.340.924[3] 83.871 Viên
 
 
Bỉ Vương quốc Bỉ 25 tháng 3, 1957 10..666.866[4] 30.528 Bruxelles
 
 
Bulgaria Cộng hòa Bulgaria 1 tháng 1, 2007 7.640.238[5] 110.910 Sofia
 
 
Croatia Cộng hòa Croatia 1 tháng 7, 2013 4.284.889 56.594 Zagreb
 
 
Síp Cộng hòa Síp 1 tháng 5, 2004 778.700[t 1][6] 9.251[t 1] Nicosia
 
 
Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc 1 tháng 5, 2004 10.403.100[7] 78.866 Praha
 
 
Đan Mạch Vương quốc Đan Mạch 1 tháng 1, 1973 5.511.451[8] 43.094 Copenhagen
 
 
Estonia Cộng hòa Estonia 1 tháng 5, 2004 1.340.935[9] 45.226 Tallinn
 
 
Phần Lan Cộng hòa Phần Lan 1 tháng 1, 1995 5.312.415[10] 338.145 Helsinki
 
 
Pháp Cộng hòa Pháp 25 tháng 3, 1957 64.473.140[11][t 2] 674.843 Paris
 
 
Đức Cộng hòa Liên bang Đức 25 tháng 3, 1957 [t 3] 82.218.000[12] 357.050 Berlin
 
 
Hy Lạp Cộng hòa Hy Lạp 1 tháng 1, 1981 11.125.179[13] 131.990 Athens
 
 
Hungary Cộng hòa Hungary 1 tháng 5, 2004 10.036.000[14] 93.030 Budapest
 
 
Ireland Cộng hòa Ireland 1 tháng 1, 1973 4.501.000.[15] 70.273 Dublin
 
 
Ý Cộng hòa Ý 25 tháng 3, 1957 59.619.290[16] 301.318 Roma
 
 
Latvia Cộng hòa Latvia 1 tháng 5, 2004 2.266.000[17] 64.589 Riga
 
 
Litva Cộng hòa Litva 1 tháng 5, 2004 3.357.873[18] 65.303 Vilnius
 
 
Luxembourg Đại công quốc Luxembourg 25 tháng 3, 1957 483.800[19] 2.586 Luxembourg
 
 
Malta Cộng hòa Malta 1 tháng 5, 2004 407.810[20] 316 Valletta
 
 
Hà Lan Vương quốc Hà Lan[t 4] 25 tháng 3, 1957 16.471.968[21] 41.526 Amsterdam
 
 
Ba Lan Cộng hòa Ba Lan 1 tháng 5, 2004 38.115.641[22] 312.683 Warszawa
 
 
Bồ Đào Nha Cộng hòa Bồ Đào Nha 1 tháng 1, 1986 10.599.095[23] 92.391 Lisboa
 
 
România Cộng hòa România 1 tháng 1, 2007 21.538.000[24] 238.391 Bucharest
 
 
Slovakia Cộng hòa Slovakia 1 tháng 5, 2004 5.400.998[25] 49.037 Bratislava
 
 
Slovenia Cộng hòa Slovenia 1 tháng 5, 2004 2.025.866[26] 20.273 Ljubljana
 
 
Tây Ban Nha Vương quốc Tây Ban Nha 1 tháng 1, 1986 46.063.511[27] 506.030 Madrid
 
 
Thụy Điển Vương quốc Thụy Điển 1 tháng 1, 1995 9.253.675[28] 449.964 Stockholm
  EU-27 Liên minh châu Âu 437.922.290 4.211.484

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Bao gồm phần diện tích (3,355 km²) nhưng không bao gồm phần dân số (264.172 người, theo điều tra năm 2006) của vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát (không được công nhận) của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp (TRNC). Chính phủ Síp ước tính tổng dân số là 867.600 người[liên kết hỏng] tính cả dân Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ có quyền công dân EU nhưng không tính dân TRNC nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc xâm lăng Síp của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974.
  2. ^ Số liệu dân số Pháp bao gồm cả bốn tỉnh hải ngoại (Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, MartiniqueRéunion) nhưng không bao gồm các cộng đồng hải ngoại và các Lãnh thổ hải ngoại của Pháp (không được xem là bộ phận của Liên minh châu Âu). Dân số Chính quốc Pháp61.875.822 người.
  3. ^ Ngày 3 tháng 10 năm 1990, các bang lập hiến thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức đã nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, nghĩa là tự động trở thành bộ phận của Liên minh châu Âu.
  4. ^ "Vương quốc Hà Lan" là đúng. Xem Vương quốc Hà Lan. Tuy vậy, chỉ có phần đất Hà Lan nằm ở châu Âu thì mới tuân thủ hoàn toàn theo luật EU.

Việc mở rộng

sửa
 
Quá trình mở rộng Liên minh châu Âu

Liên minh được thành lập bởi "6 nước bên trong" (Inner Six), các nước này sẵn lòng dẫn đầu Cộng đồng trong khi các nước khác vẫn hoài nghi. Chỉ một thập kỷ trước khi các nước đầu tiên thay đổi chính sách và tìm cách gia nhập Liên minh, thì điều đó dẫn tới chủ trương hoài nghi đầu tiên về việc mở rộng Liên minh. Tổng thống Pháp Charles de Gaulle e ngại việc gia nhập của Anh sẽ là một con ngựa thành Troia của Hoa Kỳ nên đã phủ quyết (việc gia nhập của Anh). Chỉ sau khi Charles de Gaulle rời bỏ chức vụ và sau một cuộc nói chuyện 12-giờ giữa thủ tướng Anh Edward Heath và tổng thống Pháp Georges Pompidou thì đơn xin gia nhập lần thứ ba của Anh mới được chấp nhận.[29][30]

Cùng xin gia nhập với Anh là Ireland, Đan MạchNa Uy. Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, các cử tri Na Uy đã bác bỏ việc gia nhập[31] chỉ còn lại Đan Mạch và Ireland gia nhập cùng với Vương quốc Anh (đến ngày 31/1/2020, Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU sau 47 năm là thành viên của khối này).[32] Nhưng mặc dù các thoái trào, và việc Greenland rút ra khỏi chức hội viên của Đan Mạch năm 1985,[33] 3 nước khác đã gia nhập Cộng đồng trước khi cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt.[29]

Năm 1987, dự án mở rộng địa lý đã được thử nghiệm khi Maroc xin gia nhập, và bị bác bỏ vì không được coi là một nước châu Âu.[34]

Năm 1990 cuộc Chiến tranh lạnh đi tới kết thúc và Đông Đức được hoan nghênh trong Cộng đồng như một phần của nước Đức thống nhất. Ngay sau đó các nước trước kia trung lập là Áo, Phần LanThụy Điển đã gia nhập Liên minh châu Âu mới,[29] tuy nhiên Thụy Sĩ, xin gia nhập năm 2002, đã ngưng xin gia nhập do các cử tri bỏ phiếu phản đối[35] trong khi Na Uy, xin gia nhập một lần nữa, nhưng cũng lại bị các cử tri bỏ phiếu bác bỏ.[36]) Trong khi đó, các nước thành viên của khối Đông Âu cũ và Nam Tư đều bắt đầu tiến hành việc xin gia nhập Liên minh châu Âu.

10 nước trong số đó đã được gia nhập trong đợt mở rộng lớn lao ngày 1.5.2004, tượng trưng cho sự thống nhất giữa Đông và Tây Âu trong Liên minh châu Âu.[37]

Năm 2007 có các nước hội viên mới gia nhập là BulgariaRomânia. Liên minh đã dành ưu tiên cho các nước phía tây vùng Balkan. Croatia, MacedoniaThổ Nhĩ Kỳ đều là các ứng viên chính thức được công nhận.[38] Thổ Nhĩ Kỳ, xin gia nhập từ thập niên 1980, là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, nhưng đã đi vào thương thuyết năm 2004 (xem Việc gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ).[39] Hiện nay chưa có kế hoạch ngưng việc mở rộng; theo các tiêu chuẩn Copenhagen, chức hội viên Liên minh châu Âu mở ngỏ cho bất cứ quốc gia châu Âu nào ổn định, có thị trường tự do, có nền dân chủ tự do, tôn trọng luật phápnhân quyền. Hơn nữa, phải sẵn lòng chấp nhận mọi nghĩa vụ của một hội viên, như chấp nhận thi hành mọi luật lệ sẵn có và sẵn sàng gia nhập đồng euro.[40]

Có nhiều nước có mối liên hệ nhiều với Liên minh châu Âu, tương tự như các yếu tố của chức hội viên. Sau khi Na Uy thất bại trong việc gia nhập Liên minh, nước này trở thành một thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, trong đó cũng gồm có IcelandLiechtenstein (mọi thành viên cũ đã gia nhập Liên minh châu Âu, ngoại trừ Thụy Sĩ bác bỏ). Khu vực kinh tế châu Âu nối các nước này vào thị trường chung Liên minh châu Âu, mở rộng 4 quyền Tự do của Liên minh (four freedoms) tới các nước này. Đổi lại, các nước này trả lệ phí cho chức thành viên và chấp nhận thi hành nhiều lãnh vực của Luật châu Âu. Ảnh hưởng dân chủ (đối với các nước trên) của việc này thường được mô tả là nền dân chủ sao chép (fax democracy) (chờ các luật mới của Liên minh châu Âu được đánh fax từ Bruxelles tới).[41]

Một mẫu khác hẳn là Bosna và Hercegovina, đang dưới sự giám sát quốc tế. Đại biểu cấp cao cho Bosna và Hercegovina là một nhà cai trị quốc tế có nhiều quyền trên nước này để bảo đảm hòa ước được tôn trọng. Đại biểu cấp cao này cũng là đại biểu của Liên minh châu Âu, và trên thực tế, được Liên minh châu Âu bổ nhiệm. Trong vai trò này, và vì hoài bão lớn của Bosna và Hercegovina là được gia nhập Liên minh châu Âu, nên trên thực tế, nước này dã trở thành nước được Liên minh châu Âu bảo hộ. Đại biểu được Liên minh châu Âu bổ nhiệm có quyền áp đặt pháp luật và bãi nhiệm các viên chức được bầu và các công chức dân sự, có nghĩa là Liên minh châu Âu đã trực tiếp kiểm soát Bosna và Hercegovina nhiều hơn chính nước hội viên của Liên minh. Thực vậy, quốc kỳ của Bosna và Hercegovina đã được lấy theo mẫu Cờ Liên minh châu Âu.[42]

Đại diện

sửa

Mỗi nước hội viên đều có đại diện trong các thể chế của Liên minh châu Âu. Chức hội viên hoàn toàn cho chính phủ của nước hội viên một ghế trong Hội đồng Liên minh châu ÂuHội đồng châu Âu. Khi các quyết định không được đồng thuận, thì lá phiếu có sức nặng là của nước hội viên có dân số đông hơn so với nước ít dân.

Tương tự như vậy, mỗi nước đều được phân cho các ghế trong Nghị viện châu Âu tùy theo số dân nhiều hay ít. Tuy nhiên các nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu đều được bầu bằng cách phổ thông đầu phiếu từ năm 1979 (trước đó các nghị sĩ này do Nghị viện quốc gia của mình biệt phái sang), mà không do các chính phủ bổ nhiệm. Tuy nhiên, các chính phủ được bổ nhiệm một thành viên vào Ủy ban châu Âu (với sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban châu Âu), Tòa án Cộng đồng châu Âu (với sự đồng ý của các thành viên khác) và Tòa án kiểm toán.

Trong lịch sử, các nước hội viên lớn hơn được cử thêm một ủy viên nữa. Tuy nhiên, do cơ quan này lớn lên, nên quyền cử thêm ủy viên của các nước lớn bị bãi bỏ, và mỗi nước đều có đại diện bằng nhau. Tuy nhiên các nước hội viên lớn nhất được có một tổng luật sư tại Tòa án Cộng đồng châu Âu. Sau hết, việc quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu được thực hiện bởi các thống đốc của mỗi ngân hàng quốc gia (được hoặc không được chính phủ bổ nhiệm).

Tham khảo

sửa
  1. ^ Xem phần về chủ quyền để biết thêm chi tiết về mức độ chia sẻ chủ quyền.
  2. ^ Sáu quốc gia thành lập Cộng đồng Than thép châu Âu vào năm 1952 và sau đó lập ra tổ chức song hành là Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1958. Mặc dù ra đời sau như Cộng đồng Kinh tế châu Âu thường được xem là tiền thân của Liên minh châu Âu. Về sau Cộng đồng Than thép châu Âu bị sáp nhập vào Liên minh châu Âu.
  3. ^ “Bevölkerung zu Quartalsbeginn seit 2002 nach Staatsangehörigkeit und Bundesländern” (bằng tiếng Đức). Statistik Austria. ngày 1 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  4. ^ “Structure de la population” (bằng tiếng Pháp). Statistics Belgium. ngày 1 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ “Population and demographic processes in 2007”. National Statistical Institute, Bulgaria. 31 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  6. ^ "Demographic Report" for 2006”. Statistical Service of the Republic of Cyprus. 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. The population in the Government controlled area is estimated at 778,7 thousands at the end of 2006 line feed character trong |date= tại ký tự số 8 (trợ giúp)
  7. ^ “People and Society: Population”. Czech Statistical Office. 31 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  8. ^ “Quarterly Population (ultimo)”. Statistics Denmark. 1 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ “Most requested statistics”. Statistics Estonia. 1 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ “Den preliminära folkmängden i Finland 5 312 415 i slutet av juni” (bằng tiếng Thụy Điển). Statistics Finland. 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  11. ^ “Population totale par sexe et âge au 1er janvier 2008, France entière” (bằng tiếng Pháp). INSEE. 1 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ “2007: Smaller population despite more births” (Thông cáo báo chí). Federal Statistical Office of Germany. 26 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. According to provisional results, Germany had about 82.218.000 inhabitants on 31 tháng 12 năm 2007
  13. ^ “Greece estimated population by sex and region” (PDF). National Statistical Service of Greece. 1 tháng 1 năm 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  14. ^ “Major indicators”. Hungarian Central Statistical Office. 30 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  15. ^ “Population and Migration Estimates April 2007 (with revisions to April 2003 to April 2006)” (PDF). Central Statistics Office (Ireland). 18 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  16. ^ “Bilancio Demografico e popolazione residente per sesso al 31 dicembre 2007”. Viện Thống kê Quốc gia (Ý). 31 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  17. ^ “Population and main data of vital statistics”. Central Statistical Bureau of Latvia. 1 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ “M3010101: Number of persons by month”. Statistics Lithuania. 1 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  19. ^ “Recensement de la population” (bằng tiếng Pháp). Statec. 1 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ Demographic Review 2006 (PDF). Valletta: National Statistics Office, Malta. 13 tháng 1 năm 2008. ISBN 9789990973563. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  21. ^ “Main indicators of the Netherlands”. Statistics Netherlands. 1 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  22. ^ “Population by sex, economical age groups and region (NUTS 1) in 2007” (PDF). Population. Size and structure by territorial division. Warszawa: Central Statistical Office, Poland (Tính đến 31 tháng 12 năm 2007): 11, Table 1. 2008. ISSN 1734-6118. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  23. ^ “Estimativas de População Residente”. Instituto Nacional de Estatística. 31 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |langiage= (trợ giúp)
  24. ^ “Romania: Economic and Financial Data”. National Institute of Statistics (Romania). 1 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  25. ^ “Population: Slovak Republic”. Statistical Office of the Slovak Republic. 31 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  26. ^ “Population, Slovenia, 31 tháng 12 năm 2007”. Statistical Office of the Republic of Slovenia. 31 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  27. ^ “Estimate of the Municipal Register at 1 tháng 1 năm 2008” (PDF). Instituto Nacional de Estadística (Tây Ban Nha). 1 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  28. ^ “Preliminär befolkningsstatistik 2008” (bằng tiếng Thụy Điển). Cục Thống kê Thụy Điển. 30 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2008.
  29. ^ a b c “Britain shut out”. BBC News. 2002. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  30. ^ “Top News, Latest headlines, Latest News, World News & U.S News”. UPI. Truy cập 21 tháng 2 năm 2015.
  31. ^ European Commission (10 tháng 11 năm 2005). “The History of the European Union: 1972”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2006.
  32. ^ “A short history of the European Union”. EURAC Research. 29 tháng 5 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  33. ^ European Commission (10 tháng 11 năm 2005). “1985”. The History of the European Union. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2006. Chú thích có các tham số trống không rõ: |1=, |7=, |3=, |9=, |5=, và |11= (trợ giúp)
  34. ^ “W. Europe Bloc Bars Morocco as a Member”. Los Angeles Times. 21 tháng 7 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  35. ^ British Embassy, Berne (4 tháng 7 năm 2006). “EU and Switzerland”. The UK & Switzerland. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2006.
  36. ^ European Commission (10 tháng 11 năm 2005). “The History of the European Union: 1994”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2006.
  37. ^ “History of the European Union”. Europa (web portal). Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  38. ^ “Enlargement- Countries”. Europa (web portal). Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  39. ^ “Q&A: Turkey's EU entry talks”. BBC News. 11 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  40. ^ “Accession criteria”. Europa (web portal). Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  41. ^ Ekman, Ivar (27 tháng 10 năm 2007). “In Norway, EU pros and cons (the cons still win)”. International Herald Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2008.
  42. ^ Chandler, David (20 tháng 4 năm 2006). “Bosnia: whose state is it anyway?”. Spiked Politics. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa