Plutoni(IV) oxide

(Đổi hướng từ Plutoni(IV) oxit)

Plutoni(IV) Oxide là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố plutonioxy, với công thức hóa học được quy định là PuO2. Hợp chất tồn tại dưới dạng một chất rắn, có điểm nóng cao và là hợp chất chính yếu của nguyên tố plutoni. Hợp chất này có khả năng thay đổi màu sắc từ màu vàng sang màu xanh ôliu, phụ thuộc vào kích thước hạt, nhiệt độ và phương pháp sản xuất.[1]

Plutoni(IV) oxide
Cấu trúc của plutoni(IV) Oxide
Danh pháp IUPACPlutonium(IV) oxide
Tên hệ thốngPlutonium(4+) oxide
Tên khácPlutoni dioxide
Nhận dạng
Số CAS12059-95-9
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O--].[O--].[Pu+4]

ChemSpider10617028
Thuộc tính
Công thức phân tửPuO2
Khối lượng mol276,0588 g/mol
Bề ngoàitinh thể vàng đậm
Khối lượng riêng11,5 g cm³
Điểm nóng chảy 2.744 °C (3.017 K; 4.971 °F)
Điểm sôi 2.800 °C (3.070 K; 5.070 °F)
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểFluorite (lập phương), cF12
Nhóm không gianFm3m, No. 225
Tọa độTứ diện (O2−); lập phương (PuIV)
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphóng xạ, rất độc
NFPA 704

0
4
0
 
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tính chất

sửa

Plutoni(IV) Oxide là một vật liệu gốm ổn định với độ hòa tan rất thấp trong nước và sở hữu điểm nóng chảy cao (2.744 ℃). Điểm nóng chảy này đã được điều chỉnh tăng vào năm 2011, với mức tăng vài trăm độ, dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu nóng chảy nhanh chóng bằng laser để tránh bị lẫn tạp chất bằng bất kì vật liệu hay chất nào.[2]

Do sự phân rã phóng xạ alpha của plutoni, PuO2 ấm lên khi chạm vào. Cũng như tất cả các hợp chất plutoni, hợp chất này được kiểm soát theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Độc tính

sửa

Các hoạt tính do hợp chất plutoni(IV) Oxide trong cơ thể thay đổi theo cách thức mà nó được sử dụng. Vì nó không hòa tan, khi ăn phải, một phần lớn sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể khá nhanh trong chất thải của cơ thể.[3] Ở dạng hạt, hợp chất này có kích thước hạt nhỏ hơn 10 miChromiet (0,01 mm)[4] độc nếu hít vào do phát xạ alpha.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nitric acid processing”. Los Alamos Laboratory. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ De Bruycker, F.; Boboridis, K.; Pöml, P.; Eloirdi, R.; Konings, R. J. M.; Manara, D. “The melting behaviour of plutonium dioxide: A laser-heating study”. Journal of Nuclear Materials. 416 (1–2): 166–172.
  3. ^ United States Nuclear Regulatory Commission, Fact sheet on plutonium (accessed Nov 29 2013)
  4. ^ World Nuclear Society, Plutonium Lưu trữ 2015-08-18 tại Wayback Machine (accessed Nov 29 2013)
  5. ^ “Toxicological Profile For Plutonium” (PDF). U.S. Department of Health and Human Services. ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2009.