Anh Tú (sinh 1962)

diễn viên, đạo diễn sân khấu người Việt Nam
(Đổi hướng từ Phạm Anh Tú)

Anh Tú (20 tháng 1 năm 1962 – 20 tháng 12 năm 2018), tên khai sinh là Phạm Anh Tú, là một diễn viênđạo diễn sân khấu người Việt Nam. Ông được biết đến qua nhiều vai diễn trong các vở kịch như Vũ Như Tô, Macbeth, Rừng trúc. Ông tham gia lĩnh vực truyền hình và điện ảnh từ thập niên 1990 với các phim như Của để dành, Đàn trời, Ánh sáng trước mặt.[1]

Nghệ sĩ Nhân dân
Anh Tú
Quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam
Nhiệm kỳ3 tháng 4 năm 2018 – 20 tháng 12 năm 2018
Tiền nhiệmNguyễn Thế Vinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Anh Tú
Ngày sinh
(1962-01-20)20 tháng 1, 1962
Nơi sinh
Phú Xuyên, Hà Nội
Mất
Ngày mất
20 tháng 12, 2018(2018-12-20) (56 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Đạo diễn
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Nghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai diễnThanh trong Của để dành
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1981 – 2018
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Vai diễnTrần Cảnh trong Rừng Trúc

Tiểu sử

sửa

Anh Tú, tên khai sinh là Phạm Anh Tú, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1962 tại Phú Xuyên, Hà Nội, là con cả trong một gia đình có ba anh em trai.[2] Ông tốt nghiệp khoa diễn viên năm 1981 tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Sau khi Nhà hát Tuổi trẻ được thành lập, nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành (lúc này là phó giám đốc nhà hát) mở cuộc thi tuyển sinh. Anh Tú đã trúng tuyển khóa đầu tiên cùng Lê Khanh, Lan Hương, Minh Hằng, Chí Trung.[3] Khi công tác tại nhà hát, Anh Tú được khán giả biết đến với nhiều vai diễn sân khấu như Trần Cảnh trong Rừng trúc (Nguyễn Đình Thi), Macbet trong Macbeth (Shakespeare), Tể tướng trong Âm mưu và tình yêu (Sile), Vũ Như Tô trong Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng). Ông còn gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vai diễn truyền hình trong các bộ phim như Của để dành, Đàn trời, Chiều ngang qua phố cũ, Ánh sáng trước mặt. Ông cũng từng từ chối nhiều vai diễn truyền hình để tập trung cho công việc sân khấu.[4]

Ngoài vai trò diễn viên, sau khi tốt nghiệp Khoa Đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh năm 2004, Anh Tú đã dàn dựng thành công nhiều vở diễn chính kịch, được giới chuyên môn đánh giá cao như Lâu đài cát, Tai biến, Biệt đội báo đen, Bão tố Trường Sơn.[3] Từ năm 1997 đến năm 2013, ông giữ chức Trưởng đoàn Kịch I Nhà hát Tuổi trẻ. Năm 2013, ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của Nhà hát Kịch Việt Nam. Đến ngày 3 tháng 4 năm 2018, ông được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.[4]

Năm 2008, ông đoạt giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan Sân khấu thử nghiệm toàn quốc lần thứ nhất. Năm 2015, ông đoạt giải Đạo diễn xuất sắc tại Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Anh Tú đã được nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2001, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dânHuân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2016. Ngày 20 tháng 12 năm 2018, ông qua đời tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, thành phố Hà Nội, hưởng dương 56 tuổi.[5][6]

Đời tư

sửa

Hai người em trai của ông đều lập gia đình sớm. Nhưng ông ngoài 40 tuổi mới lập gia đình với vợ sinh năm 1974. Vợ chồng nghệ sĩ Anh Tú quen nhau qua một người bạn họa sĩ. Sau 6 tháng tìm hiểu, hai người tiến tới hôn nhân. Hai người có với nhau 1 người con trai sinh năm 2004.[4]

Tác phẩm

sửa
Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Chú Nguồn
1998 Của để dành Thanh Đỗ Thanh Hải [7][8]
2012 Đàn trời Tuệ Bùi Huy Thuần [9][10]
2015 Ánh sáng trước mặt Ông Hội Nguyễn Danh Dũng, Trần Hoài Sơn [11][12]
2016 Chiều ngang qua phố cũ Thành Trịnh Lê Phong [13][14]

Khen thưởng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hà Thu (24 tháng 12 năm 2018). “Gia đình, đồng nghiệp tiễn biệt NSND Anh Tú”. VnExpress. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ “Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, năm học 2017 – 2018” (PDF). Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. 30 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b Hà Tùng Long (20 tháng 12 năm 2018). “Những vai diễn để đời của NSND Anh Tú trên màn ảnh và sân khấu”. Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b c Đỗ Quyên (20 tháng 12 năm 2018). “NSND Anh Tú lập gia đình muộn, ra đi khi tài năng đang độ chín”. Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Hà Thu (20 tháng 12 năm 2018). “NSND Anh Tú qua đời ở tuổi 56”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ Hà Thu (26 tháng 11 năm 2018). “NSND Anh Tú nhập viện trong tình trạng nguy kịch”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Dàn diễn viên "Của để dành" sau 20 năm: Người qua đời vì bạo bệnh, người vẫn cô đơn”. VietNamNet. 3 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ Thủy Bích (6 tháng 7 năm 2020). “Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 6/7/2020”. bvhttdl.gov.vn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Khánh Huyền (1 tháng 8 năm 2012). “Đàn trời - Hành trình từ tiểu thuyết lên phim”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Ngọc Tuyết (9 tháng 4 năm 2012). "Đàn trời": Phim Việt sắp phát sóng trên VTV1”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ VTV Kết nối (13 tháng 4 năm 2016). “Trở về thời kỳ toàn quốc kháng chiến qua phim lịch sử 'Ánh sáng trước mặt'. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ Mai An (15 tháng 4 năm 2016). “Phim đề tài gia đình "Giọt nước mắt muộn màng" lên sóng VTV”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Tuyết Loan (27 tháng 11 năm 2016). “Nhiều diễn viên kỳ cựu trở lại trong "Chiều ngang qua phố cũ". Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Tuyết Minh (26 tháng 11 năm 2016). "Chiều ngang qua phố cũ" – khắc hoạ cuộc sống gia đình người Hà Nội gốc”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.