Lan Hương (diễn viên sinh 1963)

diễn viên người Việt Nam

Nguyễn Phúc Lưu Lan Hương, thường được biết đến với nghệ danh Lan Hương (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1963),[1] là một nữ diễn viên người Việt Nam. Nổi tiếng qua vai diễn bé Ngọc Hà trong bộ phim Em bé Hà Nội (1974),[2] bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007.[3]


Lan Hương
Lan Hương vào năm 2019
SinhNguyễn Phúc Lưu Lan Hương
7 tháng 5, 1963 (61 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Năm hoạt động1974 – nay
Phối ngẫuĐặng Tất Bình
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2007)

Cuộc đời

sửa

Lan Hương sinh ngày 15 tháng 1 năm 1963 tại Hà Nội.[4] Bà sinh ra trong một gia đình có bố là sĩ quan quân đội, mẹ là kỹ sư.[5] Thuở nhỏ, gia đình Lan Hương được tiêu chuẩn là căn nhà nhỏ trong khu tập thể nghệ sĩ phố Hoàng Hoa Thám, vì mẹ của bà có thời gian dài công tác trên sân khấu kịch từ nhỏ đến khi thành niên. Thế nhưng ngay từ đầu, mẹ không cho bà tham gia sinh hoạt văn nghệ vì sợ con khổ.

Năm 1973, Lan Hương bất ngờ được đạo diễn Hải Ninh mời đóng thử bộ phim Em bé Hà Nội vì ông thấy bà có một số nét hợp với tính cách nhân của vật chính, trước đó, ông đã phải dành ra ba tháng đến các câu lạc bộ thiếu nhi, trường học và theo dõi những em học sinh trên đường nhưng vẫn chưa thể chọn được người phù hợp. Lúc này Lan Hương mới 10 tuổi, đánh dấu vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của bà.[6] Nam đạo diễn đã đến nhà và xin mẹ của bà nhưng bà đã phản đối vì không muốn con tham gia nghệ thuật quá sớm và lo cho sức khỏe của con.[7] Phải vài tháng sau, bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ là chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đích thân viết thư tay gửi mẹ bà về việc đóng phim, bà mới miễn cưỡng cho phép. Trong quá trình thực hiện bộ phim, đoàn phim phải thường xuyên xuống hầm xuống hầm trú ẩn vì khu vực quay phim bị thả bom, nghệ sĩ Kim Xuân – một diễn viên trong đoàn, đã bế Lan Hương xuống hầm trú ẩn rồi nằm đè lên để bảo vệ bà khỏi bom đạn; sau khi quay xong cảnh này, Kim Xuân đã bị bỏng ở nhiều chỗ.[8] Bộ phim đã hoàn thành và được công chiếu vào năm 1974. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 tổ chức vào 1 năm sau đó, phim đã vinh dự đoạt giải Bông Sen vàng.[9] Ngoài ra, phim còn đoạt một số giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế.[10] Sau thành công của bộ phim, Lan Hương đã được khán giả Việt Nam lẫn quốc tế quen gọi với biệt danh "Em bé Hà Nội".[11]

Sau khi học xong lớp 10 (lớp cao nhất bậc trung học thập niên 1970), Lan Hương được mẹ hướng cho đi học làm kĩ sư sinh học, nhưng thi mãi không được nên đành để bà thi tuyển vào khóa 1 diễn xuất Nhà hát Tuổi Trẻ. Bà chính thức vào nhà hát năm 1977. Trong các năm cuối thời bao cấp, Lan Hương cùng Minh HằngĐức Hải là những diễn viên trẻ tương đối thành công trên sân khấu thủ đô.

Sự nghiệp bà chỉ được coi là có tiếng vang khi tham gia các phim truyền hình Tình biển (đóng ở Kiên Giang với Lê Công Tuấn AnhQuyền Linh) và Những người sống bên tôi. Vai Nguyệt Hà trong Những người sống bên tôi ban đầu chỉ được coi là phụ trợ, nhưng nhờ lối diễn xuất linh hoạt của Lan Hương nên được đôn lên vai chính ở phần nối tiếp. Ngay sau đó, bà được mời vào loạt vai tương tự trong các dự án đặc biệt của Hãng phim truyện Việt Nam.

Kể từ đầu thập niên 2000, Lan Hương chuyển dần sang công tác đào tạo diễn viên cho Nhà hát Tuổi Trẻ, đồng thời bà còn làm đạo diễn và thử nghiệm một số dòng kịch độc diễn mới du nhập từ kịch nghệ quốc tế, và soạn nhiều kịch bản. Năm 2004, bà tách khỏi Đoàn kịch 2 của nhà hát để lập đoàn kịch thể nghiệm với mục đích trình diễn một số tác phẩm đầu tay có chủ đề bảo vệ môi trường và cả khoa học giả tưởng. Đến năm 2007, bà được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[12]

Đời tư

sửa

Lan Hương kết hôn lần đầu năm 18 tuổi với một nghệ sĩ múa, là kết quả của cuộc tình từ năm bà mới 15 tuổi. Tuy vậy, cả hai chia tay nhau sau hai năm vì những bất đồng cá nhân.[5] Sau đó một thời gian, bà tái hôn với đạo diễn Đặng Tất Bình. Cả hai quen nhau khi đang cùng công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ và chính thức sống chung từ năm 1985.[13]

Tác phẩm

sửa

Điện ảnh

sửa
Năm Tên Vai Đạo diễn Nguồn
1974 Em bé Hà Nội Bé Ngọc Hà Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh [14][15]
1977 Mối tình đầu Út Hạnh
1983 Đêm cuối năm Mỹ Lộc Châu Huế
1989 Dòng sông hoa trắng Hồng Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương [16][17]
1998 Trăng trên đất khách Nghệ sĩ ưu tú Tất Bình
2002 Cái tát sau cánh gà Kim Hà [18][19]
Của rơi Hạnh Nghệ sĩ ưu tú Vương Đức

Truyền hình/Video

sửa
Năm Tên Vai Đạo diễn Kênh Nguồn
1996 Những cuộc tìm kiếm Tuyết Nghệ sĩ ưu tú Tất Bình VTV1
Tình biển Yên Sơn
Những người sống bên tôi Nguyệt Hà Nghệ sĩ ưu tú Tất Bình VTV3 [20][21]
2001 Chúng tôi ngày ấy Nghệ sĩ nhân dân Tuệ Minh VTV1 [22]
2013 Thái sư Trần Thủ Độ Đàm Thái hậu Đào Duy Phúc [23][24]
2016 Bốn cuộc tình, một người đàn ông Bà Kim Nghệ sĩ ưu tú Tất Bình VTV3 [25][26]
2017 Sống chung với mẹ chồng Bà Bằng Nghệ sĩ ưu tú Vũ Trường Khoa VTV1 [27][28]
Ngược chiều nước mắt Bà Lâm Vũ Minh Trí [29][30]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Những điều thú vị ít ai biết về phim "Sống chung với mẹ chồng". Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Lan Hương 'Em bé Hà Nội' lần đầu thừa nhận phẫu thuật thẩm mỹ”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ T. Nguyễn (7 tháng 2 năm 2007). “Truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, năm học 2017 – 2018” (PDF). Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. 30 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ a b Hà Tùng Long (27 tháng 12 năm 2017). "Em bé Hà Nội" bất ngờ tung ảnh thời chưa chỉnh sửa nhan sắc”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ Băng Châu, Mai Trang (4 tháng 7 năm 2017). “Dàn diễn viên phim "Em bé Hà Nội" sau 43 năm công chiếu”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Dương Cầm (5 tháng 2 năm 2016). "Nỗi ấm ức" của "em bé Hà Nội" - NSND Lan Hương”. Dân Việt. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Ngô Thanh Hằng (31 tháng 12 năm 2004). "Em bé Hà Nội" ngày ấy và bây giờ”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Thế giới Điện ảnh. 5 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ Dương Phương Vinh (26 tháng 12 năm 2012). “Một thời đạn bom một thời hòa bình (P1): Ký ức 'Em bé Hà Nội'. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Phương Ngọc (20 tháng 10 năm 2014). “Em bé Hà Nội - Bản hùng ca nhân văn”. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Lan Dung (6 tháng 2 năm 2007). “Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 6”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  13. ^ Trần Mỹ Hiền (17 tháng 4 năm 2019). “Vợ chồng nghệ sĩ Lan Hương – Tất Bình: Tình yêu dịu ngọt”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Châu Mỹ (28 tháng 2 năm 2016). “Dàn diễn viên phim 'Em bé Hà Nội' sau hơn 40 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ Thu Nguyên (18 tháng 3 năm 2007). “Đạo diễn Hải Ninh nhớ "Em bé Hà Nội". Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ Vân Thảo (2 tháng 9 năm 2020). “Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương: Một đời cống hiến cho nghệ thuật thứ bảy. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ Hà Tùng Long (27 tháng 8 năm 2020). “Chuyện chưa kể về cuộc đời và sự nghiệp của "A Phủ" Trần Phương”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ "Cái tát sau cánh gà" hy vọng kéo khán giả đến rạp”. VnExpress. 20 tháng 2 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ Từ Nguyên Trực (28 tháng 10 năm 2004). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14: Những dấu ấn mới của phim truyện nhựa”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “Những dấu mốc của phim truyền hình VN”. VnExpress. 4 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ “Dàn diễn viên "Những người sống bên tôi" ngày ấy - bây giờ”. Đài truyền hình Việt Nam. 25 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ Hồng Ngát (28 tháng 3 năm 2018). “Nhớ NSND Tuệ Minh!”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  23. ^ 'Thái sư Trần Thủ Độ' hút khán giả ngay từ tập đầu”. Tạp chí tri thức. 26 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  24. ^ Lê Lân (6 tháng 1 năm 2014). “Góc nhìn lịch sử qua bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ”. Báo Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  25. ^ Hoài Nguyễn (4 tháng 5 năm 2016). “NSND Lê Khanh, Như Quỳnh, Lan Hương: Tài sắc vẹn toàn, tổ ấm hạnh phúc”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  26. ^ Sông Đào (ngày 9 tháng 1 năm 2016). “Phim Rubik 8: Bốn cuộc tình một người đàn ông” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 319 (2): 12. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ TL (20 tháng 3 năm 2017). “Hai NSND Lan Hương trở thành thông gia trong phim mới "Sống chung với mẹ chồng". Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  28. ^ Yên Chi (11 tháng 7 năm 2017). 'Sống chung với mẹ chồng', 'Người phán xử' gây sốt nhờ tư duy làm phim mới”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  29. ^ Ngọc Diệp (8 tháng 1 năm 2018). 'Ngược chiều nước mắt': Chia đôi khán giả”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  30. ^ Bảo Hân (15 tháng 9 năm 2017). “Dàn diễn viên trai xinh gái đẹp của "Ngược chiều nước mắt". Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.