Phôi dâu
Phôi dâu (tiếng Anh: morula, tiếng Latinh: morus: quả dâu tằm) là một giai đoạn của phôi chứa 16-32 tế bào (gọi là nguyên bào phôi - blastomere) trong một cái vỏ nằm trong màng trong suốt.[1][2]
Phôi dâu | |
---|---|
Chi tiết | |
Các ngày | 3 |
Tiền thân | Hợp tử |
Làm phát sinh | Phôi nang, túi phôi |
Định danh | |
MeSH | D009028 |
TE | Bản mẫu:TerminologiaEmbryologica |
Thuật ngữ giải phẫu |
Phôi dâu khác với phôi nang ở chỗ phôi dâu (xuất hiện 3–4 ngày sau khi thụ tinh) là một khối gồm 16 tế bào toàn năng trong khối hình cầu, còn phôi nang (4-5 ngày sau khi thụ tinh) có một khoang bên trong màng trong suốt (khoang phôi nang) cùng với một khối tế bào bên trong. Nếu phôi dâu không được làm tổ thì nó vẫn tiếp tục phát triển thành phôi nang.[3]
Phôi dâu được tạo ra do phôi phân cắt phân cắt nhiều lần, bắt đầu từ một hợp tử. Khi đã phân chia thành 16-32 tế bào, phôi có hình dạng như quả dâu tằm, do đó có tên là phôi dâu.[4] Vài ngày sau khi thụ tinh, các tế bào lớp ngoài của phôi dâu liên kết chặt chẽ với nhau bởi thể liên kết và liên kết khe, gần như không thể tách ra được. Quá trình này được gọi là sự cô đặc (compaction).[5][6] Tế bào ở bên ngoài và bên trong lần lượt trở thành tiền thân của nguyên bào nuôi (trophoblast, ở bên ngoài) và khối tế bào bên trong (inner cell mass, bên trong). Một khoang hình thành bên trong phôi dâu, nhờ sự vận chuyển tích cực của các ion natri từ các tế bào nguyên bào nuôi và thẩm thấu nước, hình thành một quả cầu rỗng chứa các tế bào được gọi là phôi nang.[7][8] Các tế bào bên ngoài của phôi nang sẽ trở thành biểu mô phôi đầu tiên (ngoại bì lá nuôi, trophectoderm). Tuy nhiên, một số tế bào sẽ vẫn bị mắc kẹt bên trong và sẽ trở thành khối tế bào bên trong (ICM) có tính chất đa năng, biệt hóa thấp. Ở động vật có vú (trừ bộ Đơn huyệt), ICM hình thành "phôi riêng", trong khi ngoại bì lá nuôi sẽ hình thành nên nhau thai và các mô ngoài phôi. Lớp Bò sát có ICM phát triển khác so với lớp Thú: Các giai đoạn này được kéo dài và chia thành bốn phần.[9][10][11][12]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Boklage, Charles E. (2009). How New Humans Are Made: Cells and Embryos, Twins and Chimeras, Left and Right, Mind/Self/Soul, Sex, and Schizophrenia. World Scientific. tr. 217. ISBN 9789812835130.
- ^ “The Early Embryology of the Chick”. UNSW Embryology. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
- ^ “The Morula and Blastocyst”. the Endowment for Human Development. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2015.
- ^ Sherman, Lawrence S.; và đồng nghiệp biên tập (2001). Human embryology (ấn bản thứ 3). Elsevier Health Sciences. tr. 20. ISBN 978-0-443-06583-5.
- ^ Chard, Tim & Lilford, Richard (1995). Basic sciences for obstetrics and gynaecology. Springer. tr. 18. ISBN 978-3-540-19903-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Mercader, Amparo và đồng nghiệp (2008). “Human embryo culture”. Trong Lanza, Robert; Klimanskaya, Irina (biên tập). Essential stem cell methods. Academic Press. tr. 343. ISBN 978-0-12-374741-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Patestas, Maria Antoniou; Gartner, Leslie P. (2006). A textbook of neuroanatomy. Wiley-Blackwell. tr. 11. ISBN 978-1-4051-0340-4.
- ^ Geisert, R.D.; Malayer, J.R. (2000). “Implantation: Blastocyst formation”. Trong Hafez, B.; Hafez, Elsayed S.E. (biên tập). Reproduction in farm animals. Wiley-Blackwell. tr. 118. ISBN 978-0-683-30577-7.
- ^ Morali, Olivier G. và đồng nghiệp (2005). “Epithelium-Mesenchyme Transitions are Crucial Morphogenetic Events Occurring During Early Development”. Trong Savagner, Pierre (biên tập). Rise and fall of epithelial phenotype: concepts of epithelial-mesenchymal transition. Springer. tr. 16. ISBN 978-0-306-48239-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Birchmeier, Carmen; và đồng nghiệp (1997). “Morphogenesis of epithelial cells”. Trong Paul, Leendert C.; Issekutz, Thomas B. (biên tập). Adhesion molecules in health and disease. CRC Press. tr. 208. ISBN 978-0-8247-9824-6.
- ^ Nagy, András (2003). Manipulating the mouse embryo: a laboratory manual. CSHL Press. tr. 60–61. ISBN 978-0-87969-591-0.
- ^ Connell, R.J.; Cutner, A. (2001). “Basic Embryology”. Trong Cardozo, Linda; Staskin, David (biên tập). Textbook of female urology and urogynaecology. Taylor & Francis. tr. 92. ISBN 978-1-901865-05-9.