Paladi(II) chloride
Paladi(II) chloride, còn được gọi dưới cái tên là paladi dichloride hay paladơ chloride, là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học PdCl2. PdCl2 là một chất khởi đầu phổ biến trong hóa học về nguyên tố paladi – các chất xúc tác dựa trên paladi cũng có giá trị đặc biệt trong tổng hợp hữu cơ. Nó được điều chế bằng cách chlor hóa paladi.
Paladi(II) chloride | |
---|---|
Tên khác | Paladi dichloride Paladơ chloride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Số RTECS | RT3500000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | PdCl2 |
Khối lượng mol | 177,3054 g/mol (khan) 213,33596 g/mol (2 nước) |
Bề ngoài | Chất rắn đỏ sẫm hút ẩm (khan) tinh thể nâu sẫm (2 nước) |
Khối lượng riêng | 4 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 679 °C (952 K; 1.254 °F) (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | tan trong lượng vết, khả năng hòa tan tốt hơn trong nước lạnh |
Độ hòa tan | tan trong hợp chất hữu cơ tan nhanh trong HCl tạo phức với amonia, hydrazin, hydroxylamin, ure, carbohydrazide, thioure, thiosemicarbazide, thiocarbohydrazide |
MagSus | -38,0·10-6 cm³/mol |
Các nguy hiểm | |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Paladi(II) fluoride Paladi(II) bromide Paladi(II) iodide |
Cation khác | Nickel(II) chloride Platin(II) chloride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaPaladi(II) chloride được điều chế bằng cách hòa tan kim loại paladi trong nước cường toan hoặc acid chlorhydric với sự có mặt của chlor. Ngoài ra, nó có thể được điều chế bằng cách làm nóng kim loại paladi dạng xốp với khí chlor ở 500 ℃.
Sử dụng
sửaNgay cả khi khô, paladi(II) chloride có thể nhanh chóng nhuộm màu thép không gỉ. Do đó, các dung dịch muối chloride của paladi(II) đôi khi được sử dụng để kiểm tra tính chống ăn mòn của thép không gỉ.[1]
Paladi(II) chloride đôi khi được sử dụng làm chất thử carbon monoxide. Carbon monoxide tác dụng với paladi(II) chloride tạo thành paladi nguyên chất:
PdCl2 cũng có thể được chuyển đổi thành hợp chất PdI2 có màu đỏ, hợp chất dùng để xác định được độ cô đặc của màu:[2]
Paladi(II) chloride được sử dụng trong quá trình Wacker để sản xuất andehit và xeton từ anken.
Paladi(II) chloride cũng có thể được sử dụng làm hóa chất xăm các bạch cầu ở giác mạc.
Hợp chất khác
sửa- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như PdCl2·2NH3 là chất rắn màu vàng, tan ít trong nước. Đây là muối chứa NH3 được biết đến nhiều nhất của Pd(II). Monohydrat có màu vàng, nhưng tan được trong nước, không tan trong cồn. PdCl2·4NH3 cũng được biết đến, có màu trắng. Monohydrat tồn tại dưới dạng tinh thể hình thoi không màu, rất dễ tan trong nước, phân hủy ở 120 °C (248 °F; 393 K):
Phức Pd(NH3)4PdCl4 có màu đỏ nhạt, công thức viết gọn giống muối điamin.[3]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như PdCl2·N2H4 là chất rắn màu vàng cam[4] hay PdCl2·2N2H4 là tinh thể cam, có tính nổ.[5]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như PdCl2·2NH2OH xuất hiện ở hai dạng: một dạng là tinh thể hình kim dài, một dạng là bột, đều có màu vàng.[3]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như PdCl2·2CO(NH2)2 là tinh thể màu nâu nhạt-vàng.[6]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như PdCl2·CON4H6 là chất rắn màu vàng sáng.[7]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như PdCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể đỏ[8], d = 1,98 g/cm³.[9]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như PdCl2·2CSN3H5 là chất rắn màu vàng hoặc vàng nâu.[10]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN4H6, như PdCl2·2CSN4H6 là chất rắn màu vàng.[11]
- PdCl2 còn tạo một số hợp chất với CSeN3H5, như PdCl2·2CSeN3H5 là tinh thể màu đỏ nâu.[12]
Tham khảo
sửa- ^ Ví dụ, http://www.marinecare.nl/assets/Uploads/Downloads/Leaflet-Passivation-Test-Kit.pdf[liên kết hỏng]
- ^ T. H. Allen, W. S. Root (1955). “Colorimetric Determination of Carbon Monoxide in Air by an improved Palladium Chloride Method”. J. Biol. Chem. 216 (1): 309–317. PMID 13252030.
- ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend), trang 208–209; 211–212. Truy cập 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ British Chemical and Physiological Abstracts (Bureau of Chemical Abstracts, 1943), trang xxiv – [1]. Truy cập 25 tháng 4 năm 2020.
- ^ British Abstracts: Pure chemistry and physiology. ser. A (1943), trang 116 – [2]. Truy cập 25 tháng 4 năm 2020.
- ^ Neues Handwörterbuch der Chemie, Tập 4 (Vieweg, 1886 - 1263 trang), trang 1105. Truy cập 3 tháng 6 năm 2023.
- ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 29,Trang 635-1243 (Chemical Society, 1984), trang 709. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
- ^ Chemical News and Journal of Industrial Science (Chemical news office., 1900), trang 132. Truy cập 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1610. Truy cập 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ Itogi nauki i tekhniki: Neorganicheskai︠a︡ khimii︠a︡, Tập 14 (Vses. in-t nauch. i tekhn. informat︠s︡ii, 1987), trang 100. Truy cập 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ Gary R. Burns – Metal complexes of thiocarbohydrazide. Inorg. Chem. 1968, 7, 2, 277–283 (ngày 1 tháng 2 năm 1968). doi:10.1021/ic50060a022.
- ^ Bulletin de L'Académie Polonaise Des Sciences: Série des sciences chimiques (Polska Akademia Nauk; Państwowe Wydawn. Naukowe, 1979), trang 291. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.