Pachycephalosaurus

Khủng long đầu vòm sống vào cuối kỷ Phấn Trắng ở khu vực hiện nay là Bắc Mỹ.

Pachycephalosaurus (/ˌpækɪˌsɛfələˈsɔːrəs/[2] "thằn lằn lớn đầu dày", từ nguyên Hy Lạp pachys-/παχυς- "dày", kephale/κεφαλη "đầu" và sauros/σαυρος "thằn lằn") là một chi khủng long đầu vòm sống vào cuối kỷ Phấn Trắng (tầng Maastricht) ở khu vực hiện nay là Bắc Mỹ. Giống như hầu hết các chi khủng long khác, Pachycephalosaurus chỉ có một loài duy nhất: P. wyomingensis. Chi này chủ yếu được biết đến qua một mẫu sọ duy nhất và một vài nóc sọ cực dày đào được tại Montana, South DakotaWyoming; mặc dù đã tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh hơn trong những năm gần đây.

Pachycephalosaurus
Khoảng thời gian tồn tại: Phấn Trắng muộn, 70–66 triệu năm trước đây
Mô hình mẫu "Sandy", bảo tàng Hoàng gia Ontario
Phân loại sinh học e
Vực:
Eukaryota                    

Sinh vật nhân thực

Giới:
Animalia                    

Động vật

Ngành:
Chordata                    

Động vật có dây sống

nhánh:
Dinosauria                    

Khủng long

Bộ:
Ornithischia                    

Khủng long hông chim

nhánh:
Neornithischia                    

Khủng long hông chim mới

nhánh:
Marginocephalia                    

Khủng long đầu diềm

Họ:
Pachycephalosauridae                    

Khủng long đầu vòm

Tông: Pachycephalosaurini
Chi: Pachycephalosaurus
Brown & Schlaikjer, 1943
Loài
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Tylosteus ornatus
    Leidy, 1872 (nomen rejiciendum)
  • Troodon wyomingensis
    Gilmore, 1931
  • P. grangeri
    Brown & Schlaikjer, 1943
  • P. reinheimeri
    Brown & Schlaikjer, 1943
  • Stenotholus kohleri
    Giffin, Gabriel & Johnson, 1988[1]
  • ?Stygimoloch spinifer
    Galton & Sues, 1983
  • ?Dracorex hogwartsia
    Bakker et al., 2006
Nơi tìm thấy

Hiện là chi lớn nhất trong họ Pachycephalosauridae (khủng long đầu vòm), Pachycephalosaurus có những đặc điểm chung của họ này như đi bằng hai chân, ăn thực vật, hai chi sau dài, hai chi trước ngắn cùng một "mái vòm" dày, cứng ở trên đầu. Mái vòm này là đề tài gây tranh cãi trong những năm gần đây, vì một số người cho rằng Pachycephalosaurus cùng các chi họ hàng dùng nó trong việc đánh nhau nội loài, trong khi số khác lại không.

Pachycephalosaurus là một trong những chi khủng long phi điểu cuối cùng trên Trái Đất trước khi sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận xảy ra. Các nghiên cứu mới đây cho thấy Tylosteus, StygimolochDracorex có lẽ là đồng nghĩa của Pachycephalosaurus.[3][4]

Mô tả hóa thạch

sửa
So sánh kích thước các giai đoạn phát triển khả dĩ của P. wyomingensis so với người
Tái dựng

Cho tới nay chỉ có sọ Pachycephalosaurus là được miêu tả khoa học,[5] dù đã phát hiện ra bộ xương tương đối hoàn chỉnh trong những năm gần đây (mẫu "Sandy"). Đặc điểm nổi bật của chi này là một "mái vòm" xương lớn, có chỗ dày đến 25 cm (10 in), đặt trên nóc sọ giúp bảo vệ cho bộ não rất nhỏ phía dưới. Lởm chởm phía sau mái vòm là những cục u xương nhỏ, bên trên mũi thì có những gai xương ngắn, cùn, không sắc chĩa lên.[6]

Sọ ngắn. Hai ổ mắt tròn to, hướng về trước, chỉ ra rằng con vật có thị lực tốt và có tầm nhìn lưỡng thị. Mõm thon, gọn, chụm lại thành một cái mỏ nhọn. Răng rất nhỏ, mào răng dạng hình lá. Cổ dáng chữ "S" hoặc "U".[6] Sọ các cá thể non có lẽ bằng phẳng hơn, những cái gai phía sau có lẽ cũng dài hơn. Khi con vật lớn lên, các gai này co lại và cùn đi, trong khi mái vòm ngày một to ra.[3][4]

Có lẽ đi bằng hai chân. Pachycephalosauruskhủng long đầu vòm lớn nhất. Người ta ước tính cá thể chi này dài khoảng 4,5 mét (15 ft) và nặng khoảng 450 kilôgam (990 lb).[7] Ngoại suy từ các khủng long đầu vòm khác, chi này sẽ có cổ ngắn, mập, chi trước ngắn, thân mình chắc nịch, chi sau dài và một cái đuôi nặng có lẽ được giữ cố định bởi một hệ thống gân hóa xương.[8]

Lịch sử khai quật

sửa
Địa điểm khai quật một số mẫu[9]

Hóa thạch có khả năng là của Pachycephalosaurus có thể đã được tìm thấy sớm nhất vào thập niên 1850. Theo Donald Baird, năm 1859 hoặc 1860, Ferdinand Vandeveer Hayden, nhà sưu tập hóa thạch tiên khởi miền Tây Bắc Mỹ, đã tìm được một mảnh xương (hiện mang kí số ANSP 8568) ở vùng lân cận thượng lưu sông Missouri (ngày nay tên là thành hệ Lance) Đông Nam Montana.[10] Năm 1872, Joseph Leidy mô tả mảnh xương này là thuộc một loại bò sátgiáp mô hoặc một loại động vật giống con tatu và đặt tên chi này là Tylosteus.[11]

Năm 1931, dựa trên mẫu sọ không hoàn chỉnh USNM 12031 tìm thấy tại thành hệ Lance, hạt Niobrara, Wyoming, Charles W. Gilmore xếp loại động vật này vào chi Troodon với tên Troodon wyomingensis.[12] Lúc bấy giờ Troodon chỉ được biết qua các hóa thạch răng và do đó các nhà cổ sinh cho rằng đây là đồng nghĩa của Stegoceras vì hai chi này có răng tương tự nhau. Bởi thế, T. wyomingensis được xếp vào họ Troodontidae, một sai lầm mà mãi tới năm 1945 mới được Charles M. Sternberg sửa chữa lại.[13]

Hơn một thế kỷ sau thời điểm phát hiện ANSP 8568, với những mẫu u xương đào được thêm sau này, Baird xem xét lại lần nữa và xác định đây thực tế ra là một đoạn xương vảy của một loại khủng long.[10] Năm 1943, với những mẫu hoàn thiện hơn trong tay, Barnum BrownErich Maren Schlaikjer lập chi mới Pachycephalosaurus gồm: P. reinheimeri, dựa trên mẫu định danh DMNS 469 - một mảnh vòm và một số phần xương khác từ thành hệ Lance, hạt Corson, South Dakota - và loài điển hình P. grangeri, dựa trên mẫu AMNH 1696 - một hộp sọ gần như hoàn chỉnh từ thành hệ Hell CreekEkalaka, hạt Carter, Montana.[14] Họ cũng xếp loài "Troodon" wyomingensis ở trên vào chi mới này. Từ năm 1983 đến nay, P. grangeriP. reinheimeri được xem là đồng nghĩa của P. wyomingensis.[15]

Theo Bộ mã Quốc tế về Danh mục Động vật học, vì cái tên Tylosteus có trước Pachycephalosaurus, bình thường thì Tylosteus sẽ được ưu tiên hơn. Năm 1985, Baird kiến nghị thành công dùng Pachycephalosaurus thay cho TylosteusTylosteus được đặt dựa trên mẫu vật kém giá trị nhận dạng, thiếu thông tin địa chất và địa tầng và vì Tylosteus đã không được sử dụng đến trong hơn 50 năm.[16][17] Vấn đề này vẫn chưa kết thúc tại đó vì vào năm 2006, Robert Sullivan nhận định ANSP 8568 giống với xương của Dracorex hơn là Pachycephalosaurus.[5] Điều này có lẽ cũng không quan trọng lắm nếu Dracorex thực tế ra là một Pachycephalosaurus non như trong các đề xuất gần đây.[18]

Năm 2015, một số hóa thạch khủng long đầu vòm và một mảnh sọ có khả năng là của Pachycephalosaurus được tìm thấy tại thành hệ Scollard thuộc Alberta, Canada, ám chỉ các khủng long thời Maastricht có một vùng phân bố rộng khắp chứ không tập trung tại một số chỗ.[19]

Biểu đồ phân nhánh

sửa

Nhánh PachycephalosauriaPachycephalosaurus là thành viên định danh là một nhóm khủng long hông chim ăn thực vật từng sống vào cuối kỷ Phấn Trắng ở Bắc Mỹ và châu Á. Dù đi bằng hai chân, về phương diện tiến hóa, nhánh này có lẽ gần với khủng long mặt sừng hơn là khủng long chân chim.[20]

Pachycephalosaurus là thành viên được biết đến nhiều nhất trong nhánh (dù không hẳn là chi có hóa thạch hoàn chỉnh hơn cả). Nhánh này cũng gồm Stenopelix, Wannanosaurus, Goyocephale, Stegoceras, Homalocephale, Tylocephale, SphaerotholusPrenocephale. Trong tông Pachycephalosaurini, Pachycephalosaurus gần với Alaskacephale nhất. DracorexStygimoloch hiện đang được xem là đồng nghĩa của Pachycephalosaurus.[3][18]

Dưới đây là biểu đồ phân nhánh dựa theo Evans và cộng sự, 2013.[n 1]

Pachycephalosauria

Wannanosaurus  

Pachycephalosauridae

Colepiocephale  

Hanssuesia  

Stegoceras  

Goyocephale

Homalocephale  

Tylocephale

Foraminacephale  

Amtocephale

Acrotholus  

Prenocephale

Alaskacephale  

Pachycephalosaurus  

Sphaerotholus

Đặc điểm cổ sinh

sửa

Sinh trưởng

sửa
Từ dưới lên trên: các gai cùn đi và mái vòm to ra trong quá trình phát triển (Horner và Goodwin)
Mô hình sọ Pachycephalosaurus (rìa trái), Dracorex (rìa phải). Dù các gai Dracorex dài hơn Pachycephalosaurus và đầu dẹt thay vì vòm, chúng nằm ngay chỗ các gai Pachycephalosaurus mọc, dẫn đến giả thuyết đây là Pachycephalosaurus non.
Giữa là Stygimoloch, hiện được xem là Pachycephalosaurus cận trưởng thành.

Giả thuyết DracorexStygimoloch là cá thể non hoặc giống cái của Pachycephalosaurus được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2007 tại cuộc họp thường niên Hiệp hội Cổ sinh vật có xương sống.[21] Jack Horner thuộc Đại học Bang Montana trình bày bằng chứng phân tích sọ mẫu Dracorex duy nhất hiện có rằng chi khủng long này có thể là một dạng chưa trưởng thành của Stygimoloch. Ông cũng đưa ra dữ liệu cho thấy cả Stygimoloch lẫn Dracorex đều có lẽ chỉ là các dạng vị thành niên của Pachycephalosaurus. Năm 2009, Horner và M.B. Goodwin nhận xét hình thái các gai, u, và mái vòm của cả ba chi này có thể biến đổi đa dạng; DracorexStygimoloch chỉ được biết qua các các mẫu vị thành niên trong khi Pachycephalosaurus chỉ được biết từ mẫu vật trưởng thành. Những quan sát trên, cộng với việc cả ba chi này sống trong cùng một khoảng thời gian và địa điểm, dẫn đến kết luận rằng DracorexStygimoloch thực tế ra chỉ là Pachycephalosaurus non: khi lớn lên chúng sẽ mất gai và vòm sẽ to ra.[22] Nghiên cứu năm 2010 của Nick Longrich cùng cộng sự cũng ủng hộ giả thuyết rằng tất cả các chi khủng long đầu vòm có nóc sọ phẳng thực ra đều là hình thái chưa thành niên của các cá thể trưởng thành có vòm; các chi có nóc sọ phẳng như GoyocephaleHomalocephale đều là các cá thể còn non không vòm mà khi lớn lên chúng sẽ có.[23] Việc phát hiện sọ các cá thể sơ sinh có khả năng là của Pachycephalosaurus vào năm 2016 từ hai phân lớp chứa xương khác nhau tại thành hệ Hell Creek cũng củng cố thêm cho giả thuyết này: các hộp sọ này, theo David Evans và Mark Goodwin cùng cộng sự, đều giống với cả ba chi trên về vị trí u xương và do vậy các đặc điểm có vẻ như độc nhất ở StygimolochDracorex đơn thuần chỉ là những giai đoạn phát triển trên đường cong tăng trưởng của Pachycephalosaurus.[4]

Chức năng mái vòm

sửa
 
Tái hiện cảnh chiến đấu của hai cá thể cận trưởng thành

Pachycephalosaurus và họ hàng của chúng được cho là có tập tính giống với cừu sừng lớn hoặc bò xạ. Các cá thể đực sẽ đâm đầu vào nhau; cổ, thân mình chúng sẽ giãn dài ra để truyền ứng suất trong quá trình đâm. Tuy nhiên, cũng có lập luận chống lại giả thuyết này, dựa trên quan điểm sọ khủng long đầu vòm có lẽ không đủ chắc để chịu được tác động đâm cũng như việc thiếu bằng chứng hóa thạch dứt khoát về các vết sẹo hoặc tổn thương khác trên hộp sọ (tuy nhiên, một số phân tích gần đây đã phát hiện các tổn thương như vậy; xem bên dưới).[24][25] Ngoài ra, cách sắp xếp các đốt sống cổ và đốt sống lưng trước cho thấy cổ khủng long đầu vòm có dạng chữ "S" hoặc "U" chứ không phải là một đường thẳng, không thích hợp cho việc truyền tải ứng suất ép trực tiếp. Cuối cùng, bề mặt tròn của hộp sọ sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc trong quá trình đâm, dẫn đến việc các đòn đánh bị chệch hướng.[6]

Thay vào đó, Pachycephalosaurus và các khủng long đầu vòm khác có thể có thể dùng đầu của chúng để đâm vào mạn sườn đối thủ. Trong tình huống này, các cá thể có lẽ đã đứng gần như song song hoặc đối mặt trực tiếp và cố gắng đe dọa lẫn nhau. Nếu chiến thuật hăm dọa thất bại, nó sẽ cúi đầu xuống và dộng sang một bên vào cạnh sườn đối thủ. Giả thuyết đánh mạn sườn được hỗ trợ bởi phần thân mình tương đối rộng của hầu hết các khủng long đầu vòm, sẽ có thể giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi tác động của việc va chạm. Giả thuyết này lần đầu tiên được đề xuất bởi Sues vào năm 1978, sau được phát triển thêm bởi Ken Carpenter vào năm 1997.[6]

Biến dạng của nóc sọ mẫu BMRP 2001.4.1
Tái dựng cá thể với vết thương trên mái vòm

Nghiên cứu năm 2012 về bệnh lý một mẫu sọ P. wyomingensis cho thấy các tổn thương trên mẫu này có thể xuất phát từ tập tính hiếu chiến; và những tổn thương tương tự như vậy trong các mẫu khủng long đầu vòm khác có lẽ cũng có cùng nguyên nhân, thay vì bởi quá trình mồ học hay hấp thụ xương như được giải thích trước đây.[25] Peterson cùng cộng sự (2013) nghiên cứu bệnh lý sọ não khủng long đầu vòm và thấy rằng 22% tất cả các vòm được kiểm tra có tổn thương tương tự như viêm tủy xương, một dạng nhiễm trùng do chấn thương thâm nhập hoặc chấn thương mô trên xương dẫn đến nhiễm trùng mô xương ở dưới. Tỷ lệ tổn thương cao như vậy củng cố thêm cho giả thuyết khủng long đầu vòm dùng vòm của chúng cho việc đánh nhau nội loài.[26] Mẫu P. wyomingensis BMR P2001.4.5 có 23 tổn thương ở vùng trán và mẫu P. wyomingensis DMNS 469 có 5 tổn thương. Tần suất chấn thương vòm giữa các chi trong họ Pachycephalosauridae khá là đồng đều, dù cho chúng có kích thước, cấu trúc vòm và giai đoạn tồn tại khác nhau.[26] Điều này trái ngược hoàn toàn với kết quả phân tích những giống khủng long đầu vòm có sọ phẳng. Không có tổn thương nào được tìm thấy ở các chi này, củng cố thêm giải thuyết đây thực ra là cá thể non hoặc giống cái,[27] những cá thể mà thường không đánh nhau để mà cần đến vòm.

Kiểm tra mô học cho thấy vòm của khủng long đầu vòm có cấu tạo từ một loại xương dạng xơ dẹt độc nhất vô nhị[28] chứa các nguyên bào sợi đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và có khả năng tích tụ nhanh xương trong quá trình tái tạo xương.[29] Peterson cùng cộng sự (2013) kết luận rằng với tần suất chấn thương cao và thành phần cấu tạo của mái vòm, khủng long đầu vòm đã đánh nhau với vòm của chúng. So sánh bản chụp cắt lớp vi tính hộp sọ Stegoceras validum, Prenocephale prenes với một số loài động vật guốc chẵn hiện đại khác cũng cho thấy cấu trúc thích hợp cho việc đâm đầu.[30]

Thức ăn

sửa

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết giống khủng long này ăn gì. Sở hữu hàm răng rất nhỏ, có khía, chúng không thể nhai thực vật xơ cứng một cách hiệu quả như những giống khủng long khác cùng thời kỳ. Người ta cho rằng khủng long đầu vòm sống bằng một chế độ ăn hỗn hợp gồm lá, hạt và trái cây. Dạng răng sắc nhọn, có khía này sẽ rất hiệu quả trong việc băm nhỏ thực vật.[31] Có thể chi này cũng đã thêm thịt vào khẩu phần ăn của mình: răng cửa của mẫu hóa thạch hàm hoàn chỉnh nhất có khía, hình lá, tương tự như ở các loài khủng long chân thú.[32]

Đặc điểm cổ sinh thái

sửa
 
Tái hiện Pachycephalosaurus và những động vật khác trong thành hệ Hell Creek

Gần như tất cả hóa thạch Pachycephalosaurus đều được tìm thấy tại thành hệ Lancethành hệ Hell Creek thuộc miền Tây Hoa Kỳ.[5] Pachycephalosaurus có lẽ đã sống bên cạnh những khủng long đầu vòm khác như Sphaerotholus, DracorexStygimoloch, với hai chi cuối có thể là Pachycephalosaurus chưa trưởng thành.[22] Một số chi khủng long khác có cùng thời gian và địa điểm tồn tại gồm: Thescelosaurus; áp long Edmontosaurus, có lẽ Parasaurolophus; giác long Triceratops, Torosaurus, Nedoceratops, Tatankaceratops, Leptoceratops; giáp long đuôi chùy Ankylosaurus; giáp long xương kết Denversaurus, Edmontonia; khủng long chân thú Acheroraptor, Dakotaraptor, Ornithomimus, Struthiomimus, Anzu, Leptorhynchos, Pectinodon, Paronychodon, RichardoestesiaTyrannosaurus.[33]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Giffin, Emily B.; Gabriel, Diane L.; Johnson, Rolf E. (22 tháng 1 năm 1988). “A New Pachycephalosaurid Hell Creek Formation of Montana”. Journal of Vertebrate Paleontology. Taylor & Francis, Ltd. 7 (4): 398–407. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “Definition of pachycephalosaurus | Dictionary.com”. www.dictionary.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ a b c Horner, J. R.; Goodwin, M. B. (2009). Sereno, Paul (biên tập). “Extreme Cranial Ontogeny in the Upper Cretaceous Dinosaur Pachycephalosaurus”. PLoS ONE. 4 (10): e7626. Bibcode:2009PLoSO...4.7626H. doi:10.1371/journal.pone.0007626. PMC 2762616. PMID 19859556.
  4. ^ a b c Goodwin, Mark B.; Evans, David C. (2016). “The early expression of squamosal horns and parietal ornamentation confirmed by new end-stage juvenile Pachycephalosaurus fossils from the Upper Cretaceous Hell Creek Formation, Montana”. Journal of Vertebrate Paleontology. 36 (2): e1078343. doi:10.1080/02724634.2016.1078343. ISSN 0272-4634.
  5. ^ a b c Sullivan, Robert M. (2006). “A taxonomic review of the Pachycephalosauridae (Dinosauria:Ornithischia)”. Late Cretaceous Vertebrates from the Western Interior. New Mexico Museum of Natural History and Science Bulletin. 35: 347–366. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
  6. ^ a b c d Carpenter, Kenneth (ngày 1 tháng 12 năm 1997). “Agonistic behavior in pachycephalosaurs (Ornithischia: Dinosauria): a new look at head-butting behavior” (pdf). Contributions to Geology. 32 (1): 19–25.
  7. ^ Paul, Gregory S. (2010). The Princeton Field Guide to Dinosaurs. Princeton, NJ: Princeton University Press. tr. 244. ISBN 978-0-691-13720-9.
  8. ^ Organ, Christopher O.; Adams, Jason (2005). “The histology of ossified tendon in dinosaurs” (PDF). Journal of Vertebrate Paleontology. 25 (3): 602–613. doi:10.1671/0272-4634(2005)025[0602:THOOTI]2.0.CO;2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  9. ^ “PBDB Navigator”. Paleobiology Database. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ a b Baird, Donald (1979). “The dome-headed dinosaur Tylosteus ornatus Leidy 1872 (Reptilia: Ornithischia: Pachycephalosauridae)”. Notulae Naturae. 456: 1–11.
  11. ^ Leidy, Joseph (1872). “Remarks on some extinct vertebrates”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia: 38–40.
  12. ^ Gilmore, Charles W. (1931). “A new species of troodont dinosaur from the Lance Formation of Wyoming” (PDF). Proceedings of the United States National Museum. 79 (9): 1–6. doi:10.5479/si.00963801.79-2875.1.
  13. ^ Glut, Donald F. (1997). “Troodon”. Dinosaurs: The Encyclopedia. Jefferson, North Carolina: McFarland & Co. tr. 933–938. ISBN 978-0-89950-917-4.
  14. ^ Brown, Barnum; Schlaikjer, Erich M. (1943). “A study of the troödont dinosaurs with the description of a new genus and four new species” (PDF). Bulletin of the American Museum of Natural History. 82 (5): 115–150.
  15. ^ Galton, Peter M.; Sues, Hans-Dieter (1983). “Dữ liệu mới về khủng long Pachycephalosauridae từ Bắc Mĩ”. Canadian Journal of Earth Sciences. 20 (3): 462–472. Bibcode:1983CaJES..20..462G. doi:10.1139/e83-043.
  16. ^ ICZN Opinion 1371, "Pachycephalosaurus Brown & Schlaikjer, 1943 and Troodon wyomingensis Gilmore, 1931 (Reptilia, Dinosauria): Conserved." Bulletin of Zoological Nomenclature, 43 (1): April 1986.
  17. ^ Glut, Donald F. (1997). “Pachycephalosaurus”. Dinosaurs: The Encyclopedia. Jefferson, North Carolina: McFarland & Co. tr. 664–668. ISBN 978-0-89950-917-4.
  18. ^ a b Stokstad, Erik (2007). “SOCIETY OF VERTEBRATE PALEONTOLOGY MEETING: Did Horny Young Dinosaurs Cause Illusion of Separate Species?”. Science. 318 (5854): 1236. doi:10.1126/science.318.5854.1236. PMID 18033861.
  19. ^ Evans, D. C.; Vavrek, M. J.; Larsson, H. C. E. (2015). “Pachycephalosaurid (Dinosauria: Ornithischia) cranial remains from the latest Cretaceous (Maastrichtian) Scollard Formation of Alberta, Canada”. Palaeobiodiversity and Palaeoenvironments. 95: 579–585. doi:10.1007/s12549-015-0188-x. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ Pisani, Davide (2002). “A genus-level supertree of the Dinosauria”. Proceedings of the Royal Society B. 269 (1494): 915–921. doi:10.1098/rspb.2001.1942. PMC 1690971. PMID 12028774. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  21. ^ Erik Stokstad,"SOCIETY OF VERTEBRATE PALEONTOLOGY MEETING: Did Horny Young Dinosaurs Cause Illusion of Separate Species?", Science Vol. 18, 23 Nov. 2007, p. 1236; http://www.sciencemag.org/cgi/content/full/318/5854/1236
  22. ^ a b Horner J.R. and Goodwin, M.B. (2009). "Extreme cranial ontogeny in the Upper Cretaceous Dinosaur Pachycephalosaurus." PLoS ONE, 4(10): e7626. Online full text
  23. ^ Longrich, N.R.; Sankey, J.; Tanke, D. (2010). “Texacephale langstoni, a new genus of pachycephalosaurid (Dinosauria: Ornithischia) from the upper Campanian Aguja Formation, southern Texas, USA”. Cretaceous Research. 31: 274–284. doi:10.1016/j.cretres.2009.12.002.
  24. ^ Goodwin, Mark; Horner, John R. (2004). “Cranial histology of pachycephalosaurs (Ornithischia: Marginocephalia) reveals transitory structures inconsistent with head-butting behavior”. Paleobiology. 30 (2): 253–267. doi:10.1666/0094-8373(2004)030<0253:CHOPOM>2.0.CO;2.
  25. ^ a b Peterson, J. E.; Vittore, C. P. (2012). Farke, Andrew A (biên tập). “Cranial Pathologies in a Specimen of Pachycephalosaurus”. PLoS ONE. 7 (4): e36227. Bibcode:2012PLoSO...736227P. doi:10.1371/journal.pone.0036227. PMC 3340332. PMID 22558394.
  26. ^ a b Peterson JE, Dischler C, Longrich NR (2013) Distributions of Cranial Pathologies Provide Evidence for Head-Butting in Dome-Headed Dinosaurs (Pachycephalosauridae). PLoS ONE 8(7): e68620. doi:10.1371/journal.pone.0068620
  27. ^ Longrich NR, Sankey J, Tanke D (2010) Texacephale langstoni, a new genus of pachycephalosaurid (Dinosauria: Ornithischia) from the upper Campanian Aguja Formation, southern Texas, USA. Cretaceous Research 31(2): 274–284.
  28. ^ eid REH (1997) Histology of bones and teeth. In: Currie, PJ and Padian, K, editors. Encyclopedia of Dinosaurs. Academic Press, San Diego, CA. 329–339.
  29. ^ Horner JR, Goodwin MB (2009) Extreme Cranial Ontogeny in the Upper Cretaceous Dinosaur Pachycephalosaurus. PLoS ONE 4(10): e7626. Available: http://www.plosone.org/article/inf o%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone. 0007626. Accessed 2012 Dec 4.
  30. ^ Snively E, Theodor JM (2011) "Common Functional Correlates of Head-Strike Behavior in the Pachycephalosaur Stegoceras validum (Ornithischia, Dinosauria) and Combative Artiodactyls". PLoS ONE 6(6): e21422. [1] doi:10.1371/journal.pone.0021422
  31. ^ Maryańska, Teresa; Chapman, Ralph E.; Weishampel, David B. (2004). “Pachycephalosauria”. Trong Weishampel, David B.; Dodson, Peter; Osmólska, Halszka (biên tập). The Dinosauria (ấn bản thứ 2). Berkeley: University of California Press. tr. 464–477. ISBN 978-0-520-24209-8.
  32. ^ “Vegetarian dinosaur may have actually eaten meat, skull suggests”. Science & Innovation. 24 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2019.
  33. ^ Weishampel, David B.; Barrett, Paul M.; Coria, Rodolfo A.; Le Loeuff, Jean; Xu Xing; Zhao Xijin; Sahni, Ashok; Gomani, Elizabeth, M.P.; and Noto, Christopher R. (2004). "Dinosaur Distribution". In: D.B. Weishampel, P. Dodson, and H. Osmólska (eds.) The Dinosauria (2nd edition). 517–606. ISBN 0-520-24209-2.

Biểu đồ phân nhánh

sửa
  1. ^ a b c d e Evans, D. C.; Schott, R. K.; Larson, D. W.; Brown, C. M.; Ryan, M. J. (2013). “The oldest North American pachycephalosaurid and the hidden diversity of small-bodied ornithischian dinosaurs”. Nature Communications 4: 1828. Bibcode:2013NatCo...4.1828E. PMID 23652016. doi:10.1038/ncomms2749

Liên kết ngoài

sửa