Northwest Staging Route hay Tuyến đường vận chuyển tiếp tế Tây Bắc, bao gồm một mạng lưới các đường băng, sân bay, trạm phát sóng được xây dựng tại Alberta, British Columbia, YukonAlaska trong World War II. Nó được kéo dài tới Liên Bang Xô Viết với cái tên ALSIB (tuyến vận tải đường không ALaska-SIBerian).

Đài tưởng niệm chương trình Lend-Lease Memorial tại Fairbanks, Alaska kỷ niệm việc Mỹ viện trợ máy bay cho Liên Xô theo Northwest Staging Route.
Ánh xạ tất cả các tọa độ bằng cách sử dụng: OpenStreetMap 
Tải xuống tọa độ dưới dạng: KML

Khởi nguyên

sửa

Tuyến đường vận tải được bắt đầu xây dựng từ năm 1942 do nhiều nguyên nhân. Ban đầu, nhóm huấn luyện số 517 Không quân vận tải Lục quân Hoa Kỳ (sau chuyển thành Bộ chỉ huy Không quân vận tải) đặt tại sân bay Gore Field (Great Falls Municipal Airport) được lệnh tổ chức một tuyến đường vận tải đường không để viện trợ cho Liên Xô theo tuyến đường bay qua Bắc Canada, Alaskaeo biển Bering để tới Siberia, từ đó tới Mặt trận phía Đông. Ủy ban quốc phòng liên chính phủ Mỹ-Canada đã quyết định xây dựng một chuỗi các sân bay bằng chi phí của Canada giữa thành phố Edmonton và biên giới Alaska-Yukon. Cuối năm 1941, chính phủ Canada đã hoàn thành các bãi đáp máy bay thô sơ.[1]

Sau khi chiến tranh nổ ra, các tuyến liên lạc bằng đường biển giữa Mỹ và Alaska bị đe dọa nghiêm trọng và cần phải có các tuyến đường khác. Chuỗi các sân bay được thành lập qua vùng Đài nguyên và rừng rậm ở Tây Bắc Canada đã trở thành một nơi có thể đặt tuyến đường bay xuyên qua và gần như bất khả xâm phạm trước các cuộc tấn công. Nhờ tuyến đường này, Hoa Kỳ sẽ có lợi khi đây sẽ trở thành đường vận chuyển nhu yếu phẩm đến các tiền đồn tại Alaska. Đổi lại, quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng Đường cao tốc Alaska.[1]

Tuy nhiên việc hỗ trợ Lend-Lease Liên Xô không thể chờ đợi đường cao tốc Alaska được hoàn thành. Trong khi tuyến đường viện trợ qua vùng Caribbean đến Brazil, Nigeria, EgyptIran không thể thực hiện được, cũng như việc máy bay không thể bay qua GreenlandIceland. Do đó cần phải có một tuyến đường vận tải bằng đường hàng không, và sân bay cần được xây dựng.[1]

Phần lớn mọi người không biết tới về đường bay lớn từ Hoa Kỳ đến Alaska qua Canada. Các sân bay đã được xây dựng hoặc nâng cấp cứ mỗi 100 mi (160 km) kể từ Edmonton, Alberta đến Fairbanks, Alaska[2] Đường cao tốc Alaska, về cơ bản, đã nối các sân bay với nhau. Edmonton trở thành nơi đặt đại bản doan của Không đoàn vận tải Alaska.[1]

Máy bay từ Edmonton, Alberta sẽ được đưa đến sân bay Ladd Field, gần Fairbanks, Alaska tại đây các máy bay do Mỹ viện trợ sẽ được bàn giao cho phi công người Liên Xô. Marks Army Airfield, gần Nome, Alaska có vị trí gần Nga hơn 500 dặm nhưng đã bị loại do Mỹ lo ngại nó sẽ trở thành mục tiêu cho máy bay Nhật. Một tuyến đường bắt nguồn từ Căn cứ không quân Great Falls, Montana, nơi các máy bay viện trợ được chuyển từ nhà máy sản xuất tại Nam California.

Một tuyến đường khác được thành lập bắt đầu từ Minneapolis, Minnesota, tại đây, sân bay Wold-Chamberlain sẽ sử dụng như là một trạm trung chuyển giữa máy bay sản xuất tại Trung tây nước Mỹ và Đông Bắc nước Mỹ.[1] Tuyến Minneapolis-Edmonton, được sử dụng làm tuyến đường vận chuyển cho đến năm 1943, các hoạt động từ tuyến này được chuyển sang Great Falls.[3]

Loại máy bay chiến đấu được viện trợ

sửa
 
Bell P-63A-10-BE Kingcobra số hiệu 42-70610 mang phù hiện ngôi sao đỏ của Không quân Liên Xô năm 1944 tại sân bay Ladd, Fairbanks Alaska trước khi bay về Nga.

Có ba loại máy bay chiến đấu chính được Hoa Kỳ viện trợ cho Liên Xô theo chương trình Lend-Lease. Máy bay chiến đấu được viện trợ là loại Bell P-39 Airacobras, sau đó là phiên bản nâng cấp Bell P-63 Kingcobra, là những loại máy bay ưa thích của Không quân Liên Xô, với rất nhiều chiến công. Phần lớn máy bay P-39 được vận chuyển đến Liên Xô là phiên bản Q. Các máy bay ném bom được viện trợ bao gồm máy bay ném bom hạng nhẹ Douglas A-20 Havoc và hạng trung North American B-25 Mitchell. Các máy bay vận tải như Douglas C-47 Skytrain, cũng được viện trợ với số lượng lớn.

Máy bay chiến đấu do hãng Bell sản xuất và máy bay ném bom B-25 Mitchells được chuyển đến Ladd qua tuyến đường bay qua Minneapolis; máy bay C-47 và A-20 thì được chuyển giao qua tuyến Great Falls. Một số loại máy bay khác như máy bay huấn luyện North American AT-6 Texan , North American Curtiss P-40 Warhawk, ba chiếc Republic P-47 Thunderbolts và một chiếc Curtiss C-46 Commando cũng được chuyển giao cho Nga. Máy bay có kèm hướng dẫn vận hành và bảo trì bằng tiếng Nga, cũng như được sơn quốc huy của Không quân Liên Xô.[3][4]

Người Nga thiết lập trung tâm chỉ huy tại sân bay Ladd Field và Nome, tại đây các phi công Liên Xô được huấn luyện để có thể vận hành máy bay và bay chúng về Krasnoyarsk tại Siberia và nhiều sân bay khác tại miền Tây nước Nga. Nhóm phi hành đoàn Liên Xô đầu tiên đến sân bay Nome ngày 14/8/1942. Từ đây họ tiếp tục bay đến sân bay Ladd Field. Cùng với phi công là cả thợ máy và nhân viên dân sự từ Ủy ban mua sắm quốc phòng. Phần lớn các thành viên phi hành đoàn tập trung tại sân bay Ladd, nhóm thứ hai tại sân bay Marks Field. Những máy bay đầu tiên được cung cấp cho Liên Xô là lô gồm mười hai chiếc A-20 Havocs, bay đến sân bay Ladd ngày 3 tháng 9 năm 1942. Những phi công Nga sau năm ngày huấn luyện trên máy bay đã cất cánh từ Nome và bắt đầu hành trình dài đến tiền tuyến Mặt trận phía Đông.

Ban đầu USAAF đảm nhiệm vai trò huấn luyện vận hành và sửa chữa máy bay viện trợ trong chương trình Lend-Lease. Sau đó, sau khi có kinh nghiệm vận hành và sửa chữa, người Nga đảm nhận công việc này. Nga cũng kiểm tra tỉ mỉ từng máy bay và loại bỏ những máy bay dù là có vấn đề nào nhỏ nhất. USAAF sau đó sẽ có vai trò sửa chữa những máy bay bị lỗi.[3]

Ngoài lề

sửa

Tuyến đường vận tải ALSIB và Northwest Staging Route đồng thời cũng là tuyến đường ngoại giao giữa Washington, D.C. và Moscow. Các nhà ngoại giao, chính khách cấp cao và nhiều quan chức chính phủ đã sử dụng tuyến đường bay này trong chiến tranh. Tổng thống Roosevelt đã định tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Stalin tại Fairbanks vào năm 1944, nhưng địa điểm gặp gỡ đã được chuyển đến Yalta, Liên Xô. Đây cũng là tuyến đường mà Nga sử dụng để di chuyển các nhân viên tình váo và các thông tin tình báo được thu thập từ Hoa Kỳ.[3]

Các phi công Liên Xô tham gia nhiệm vụ chuyển máy bay viện trợ về nước là những phi công giàu kinh nghiệm, với việc nhận nhiệm vụ vận chuyển máy bay được họ coi là quãng thời gian nghỉ ngơi sau quãng thời gian chiến đấu.[3]

Kết thúc

sửa

Sau khi chiến tranh tại Thái Bình Dương kết thúc, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô dần kết thúc, và hai nước chuẩn bị bước và chiến tranh Lạnh, người Nga rởi khỏi Fairbanks sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vào tháng Chín năm 1945.[3]

Trong số 7.983 máy bay bay về Nga chỉ có 133 chiếc bị mất do thời tiết và lỗi của phi công.[5] Mười ba phi công Liên Xô hi sinh đã được chôn cất tại nghĩa trang Fort Richardson.[3]

Các sân bay

sửa
Các sân bay chính được in đậm[1][6]
Name Location Coordinates Notes
Gambell Army Air Field AK 63°46′4″B 171°43′59″T / 63,76778°B 171,73306°T / 63.76778; -171.73306 (Gambell Army Air Field) Final refueling stop prior to aircraft being flown into Soviet airspace
Marks Field AK 64°30′44″B 165°26′43″T / 64,51222°B 165,44528°T / 64.51222; -165.44528 (Marks Field) Final servicing point for aircraft; 1469th AAFBU ATC Alaskan Division.
Galena Airport AK 64°44′10″B 156°56′4″T / 64,73611°B 156,93444°T / 64.73611; -156.93444 (Galena Airport) Refueling/servicing airfield; 1468th AAFBU ATC Alaskan Division.
Ladd Field AK 64°50′15″B 147°36′51″T / 64,8375°B 147,61417°T / 64.83750; -147.61417 (Ladd Field) Was main transfer point for Lend-Lease aircraft from United States ATC pilots to Soviet Red Air Force pilots; aircraft then flown to Siberia after transfer.
Mile 26 Field AK 64°39′55″B 147°06′2″T / 64,66528°B 147,10056°T / 64.66528; -147.10056 (Mile 26 Field) Axillary for Ladd AAB
Big Delta Army Air Field AK 63°59′42″B 145°43′12″T / 63,995°B 145,72°T / 63.99500; -145.72000 (Big Delta Army Air Field) Refueling/servicing airfield; 1464th AAFBU ATC Alaskan Division.
Tanacross Air Base AK 63°22′25″B 143°20′0″T / 63,37361°B 143,33333°T / 63.37361; -143.33333 (Tanacross Airport) Refueling/servicing airfield; 1464th AAFBU ATC Alaskan Division.
Northway Army Air Field AK 62°57′40″B 141°55′50″T / 62,96111°B 141,93056°T / 62.96111; -141.93056 (Northway Army Air Field) Refueling/servicing airfield; 1463d AAFBU ATC Alaskan Division.
Snag YT 62°21′12″B 140°24′15″T / 62,35333°B 140,40417°T / 62.35333; -140.40417 (Snag Airstrip) Abandoned. Emergency landing strip, constructed 1941 by Canadian government
Burwash Landing YT 61°22′13″B 139°02′22″T / 61,37028°B 139,03944°T / 61.37028; -139.03944 (Burwash Landing Airport) Emergency landing strip, constructed 1941 by Canadian government
Silver City YT 61°01′49″B 138°24′17″T / 61,03028°B 138,40472°T / 61.03028; -138.40472 (Silver City Airport) Emergency landing strip, constructed 1941 by Canadian government
Aishihik YT 61°38′56″B 137°29′18″T / 61,64889°B 137,48833°T / 61.64889; -137.48833 (Aishihik Airfield) Abandoned, Emergency airstrip, constructed 1941 by Canadian government
Pine Lake YT 60°47′22″B 137°32′33″T / 60,78944°B 137,5425°T / 60.78944; -137.54250 (Pine Lake Airfield) Auxiliary refueling/servicing airfield, constructed 1941 by Canadian government
Champagne YT 60°47′17″B 136°28′33″T / 60,78806°B 136,47583°T / 60.78806; -136.47583 (Champagne Landingstrip) Emergency landing strip, constructed 1941 by Canadian government
Cousins YT 60°48′43″B 135°10′57″T / 60,81194°B 135,1825°T / 60.81194; -135.18250 (Cousins Landingstrip) Emergency landing strip
RCAF Station Whitehorse YT 60°42′45″B 135°04′9″T / 60,7125°B 135,06917°T / 60.71250; -135.06917 (Whitehorse Airport) Refueling/servicing airfield; 1462d AAFBU ATC Alaskan Division; also known as Whitehorse Army Air Base. Remained as joint RCAF/USAF base until about 1949; hosted Det.3, 1701st Air Transport Wing (MATS)[7]
Squanga Lake YT 60°29′10″B 133°27′25″T / 60,48611°B 133,45694°T / 60.48611; -133.45694 (Squanga Lake Airport) Emergency landing strip
Teslin Lake YT 60°10′22″B 132°44′26″T / 60,17278°B 132,74056°T / 60.17278; -132.74056 (Teslin Lake Landingstrip) Emergency landing strip
Pine Lake YT 60°06′11″B 130°56′0″T / 60,10306°B 130,93333°T / 60.10306; -130.93333 (Pine Lake Landingstrip) Emergency landing strip (a.k.a. Daughney Aerodrome)
Watson Lake/Liard River YT 60°06′31″B 128°50′51″T / 60,10861°B 128,8475°T / 60.10861; -128.84750 (Watson Lake Airport) Refueling/servicing airfield; 1461st AAFBU ATC Alaskan Division.
Smith River BC 59°53′30″B 126°25′46″T / 59,89167°B 126,42944°T / 59.89167; -126.42944 (Smith River Airport) Emergency landing strip
Fort Nelson BC 58°50′17″B 122°35′48″T / 58,83806°B 122,59667°T / 58.83806; -122.59667 (Fort Nelson Airport) Was main refueling/servicing point on route; 1460th AAFBU ATC Alaskan Division.[8] Remained as joint RCAF/USAF base until about 1949; hosted Det.2, 1701st Air Transport Wing (MATS)[9]
Prophet River BC 57°57′47″B 122°47′18″T / 57,96306°B 122,78833°T / 57.96306; -122.78833 (Prophet River Airport) Emergency landing strip
Beatton River BC 57°22′48″B 121°24′41″T / 57,38°B 121,41139°T / 57.38000; -121.41139 (Beatton River Airport) Emergency landing strip
Sikanni Chief BC 57°05′21″B 122°36′18″T / 57,08917°B 122,605°T / 57.08917; -122.60500 (Sikanni Chief Airport) Emergency landing strip
Fort St. John BC 56°14′14″B 120°44′24″T / 56,23722°B 120,74°T / 56.23722; -120.74000 (Fort St. John Airport) Refueling/servicing airfield; 1459th AAFBU ATC Alaskan Division.
RCAF Station Dawson Creek BC 55°44′31″B 120°11′6″T / 55,74194°B 120,185°T / 55.74194; -120.18500 (Dawson Creek Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield
Beaverlodge AB 55°11′4″B 119°26′52″T / 55,18444°B 119,44778°T / 55.18444; -119.44778 (Beaverlodge Airport) Emergency landing strip
Grande Prairie AB 55°10′55″B 118°52′55″T / 55,18194°B 118,88194°T / 55.18194; -118.88194 (Grande Prairie Airport) Refueling/servicing airfield; 1457th AAFBU ATC Alaskan Division.
DeBolt AB 55°14′6″B 118°02′19″T / 55,235°B 118,03861°T / 55.23500; -118.03861 (DeBolt Airport) Emergency landing strip
Valleyview AB 55°01′58″B 117°17′42″T / 55,03278°B 117,295°T / 55.03278; -117.29500 (Valleyview Airport) Emergency landing strip
Fox Creek AB 54°22′48″B 116°46′0″T / 54,38°B 116,76667°T / 54.38000; -116.76667 (Fox Creek Airport) Emergency landing strip
Whitecourt AB 54°08′37″B 115°47′16″T / 54,14361°B 115,78778°T / 54.14361; -115.78778 (Whitecourt Airport) Emergency landing strip
Mayerthorpe AB 53°56′13″B 115°10′41″T / 53,93694°B 115,17806°T / 53.93694; -115.17806 (Mayerthorpe Airport) Emergency landing strip
Birch Lake AB 53°46′16″B 114°33′43″T / 53,77111°B 114,56194°T / 53.77111; -114.56194 (Birch Lake Airport) Auxiliary airfield; now abandoned and obliterated
RCAF Station Namao AB 53°40′27″B 113°28′29″T / 53,67417°B 113,47472°T / 53.67417; -113.47472 (CFB Edmonton) Opened 1 November 1944. Additional Hub/refueling/servicing airfield in Edmonton. Remained as joint RCAF/USAF base until about 1949; hosted Det.1, 1701st Air Transport Wing (MATS)[10]
RCAF Station Edmonton AB 53°34′26″B 113°31′30″T / 53,57389°B 113,525°T / 53.57389; -113.52500 (Blatchford Airport) Activated 17 October 1942. Was HQ, Alaskan Wing, ATC; Hub/refueling/servicing airfield; 1450th/1451st/1452d AAFBU.[11]
Great Falls-Edmonton
Ponoka AB 52°39′7″B 113°36′15″T / 52,65194°B 113,60417°T / 52.65194; -113.60417 (Ponoka Airport) Emergency landing strip
Lacombe AB 52°29′17″B 113°42′42″T / 52,48806°B 113,71167°T / 52.48806; -113.71167 (Lacombe Airport) Emergency landing strip
RCAF Station Penhold AB 52°10′42″B 113°53′21″T / 52,17833°B 113,88917°T / 52.17833; -113.88917 (Red Deer Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield (now Red Deer Regional Airport)
Innisfail AB 51°58′42″B 114°00′34″T / 51,97833°B 114,00944°T / 51.97833; -114.00944 (Innisfail Aerodrome) Emergency landing strip
Olds AB 51°42′39″B 114°06′20″T / 51,71083°B 114,10556°T / 51.71083; -114.10556 (Olds Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield
Carstairs AB 51°34′50″B 114°03′8″T / 51,58056°B 114,05222°T / 51.58056; -114.05222 (Carstairs Airport) Emergency landing strip
Airdrie AB 51°15′52″B 113°56′10″T / 51,26444°B 113,93611°T / 51.26444; -113.93611 (Airdrie Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield
Calgary AB 51°07′15″B 114°01′17″T / 51,12083°B 114,02139°T / 51.12083; -114.02139 (Calgary Airport) Refueling/servicing airfield; 1457th AAFBU ATC Alaskan Division.
Okotoks AB 50°44′6″B 113°56′4″T / 50,735°B 113,93444°T / 50.73500; -113.93444 (Okotoks Airport) Emergency airstrip
High River AB 50°32′2″B 113°50′36″T / 50,53389°B 113,84333°T / 50.53389; -113.84333 (High River Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield
Nanton AB 50°22′19″B 113°39′42″T / 50,37194°B 113,66167°T / 50.37194; -113.66167 (Nanton Airport) 2 x 2.000 ft (610 m) runway auxiliary refueling/servicing airfield, now abandoned and obliterated as farmland
RCAF Station Claresholm AB 50°00′10″B 113°37′38″T / 50,00278°B 113,62722°T / 50.00278; -113.62722 (Claresholm Airport) Axillary refueling/servicing airfield (now Claresholm Industrial Airport)
RCAF Station Lethbridge AB 49°37′47″B 112°47′23″T / 49,62972°B 112,78972°T / 49.62972; -112.78972 (Lethbridge Airport) Axillary refueling/servicing airfield (now Lethbridge County Airport)
Shelby MT 48°32′27″B 111°52′12″T / 48,54083°B 111,87°T / 48.54083; -111.87000 (Shelby Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield
Conrad MT 48°10′6″B 111°58′33″T / 48,16833°B 111,97583°T / 48.16833; -111.97583 (Conrad Airport) Auxiliary refueling/servicing airfield
Gore Field MT 47°29′2″B 111°22′21″T / 47,48389°B 111,3725°T / 47.48389; -111.37250 (Great Falls International Airport) 557th AAFBU, Ferrying Division, ATC; Group assembly and dispatch airfield for Lend-lease aircraft (now Great Falls International Airport)
Great Falls Army Air Base MT 47°30′28″B 111°11′3″T / 47,50778°B 111,18417°T / 47.50778; -111.18417 (Malmstrom Air Force Base) HQ, Northwest Sector, Domestic Wing, ATC; Group assembly and servicing airfield for Lend-lease aircraft; passenger point of Embarkation (now Malmstrom Air Force Base)[12]
Minneapolis-Edmonton
Vegreville AB 53°30′45″B 112°01′36″T / 53,5125°B 112,02667°T / 53.51250; -112.02667 (Vegreville Airport) Emergency landing airfield
Vermillion AB 53°21′23″B 110°49′40″T / 53,35639°B 110,82778°T / 53.35639; -110.82778 (Vermillion Airport) Emergency landing airfield
Lloydminster SK 53°17′49″B 110°00′0″T / 53,29694°B 110°T / 53.29694; -110.00000 (Lloydminster Airport (OLD)) Emergency landing airfield (closed about 1981 now abandoned, replaced by new airport on Alberta side of border)
RCAF Station North Battleford SK 52°46′9″B 108°14′40″T / 52,76917°B 108,24444°T / 52.76917; -108.24444 (North Battleford Airport) Refueling/servicing airfield (now North Battleford Airport)
RCAF Station Saskatoon SK 52°10′15″B 106°41′59″T / 52,17083°B 106,69972°T / 52.17083; -106.69972 (Saskatoon Airport) Refueling/servicing airfield (now Saskatoon John G. Diefenbaker International Airport)
Humboldt SK 52°10′31″B 105°08′1″T / 52,17528°B 105,13361°T / 52.17528; -105.13361 (Humboldt Airport) Emergency landing airfield
Yorkton SK 51°15′54″B 102°27′42″T / 51,265°B 102,46167°T / 51.26500; -102.46167 (Yorkton Airport) Refueling/servicing airfield
Russell MB 50°45′55″B 101°17′39″T / 50,76528°B 101,29417°T / 50.76528; -101.29417 (Russell Airport) Emergency landing airfield
Shoal Lake MB 50°27′25″B 100°36′34″T / 50,45694°B 100,60944°T / 50.45694; -100.60944 (Shoal Lake Airport) Emergency landing airfield
Minnedosa MB 50°16′21″B 099°45′50″T / 50,2725°B 99,76389°T / 50.27250; -99.76389 (Minnedosa Airport) Emergency landing airfield
Neepawa MB 50°13′56″B 099°30′38″T / 50,23222°B 99,51056°T / 50.23222; -99.51056 (Neepawa Airport) Refueling/servicing airfield
RCAF Station Portage la Prairie MB 49°54′11″B 098°16′26″T / 49,90306°B 98,27389°T / 49.90306; -98.27389 (Portage la Prairie/Southport Airport) Refueling/servicing airfield (now Portage la Prairie/Southport Airport)
RCAF Station Winnipeg MB 49°53′20″B 97°14′5″T / 49,88889°B 97,23472°T / 49.88889; -97.23472 (CFB Winnipeg) Refueling/servicing airfield (now CFB Winnipeg)
Grand Forks ND 47°55′44″B 097°06′2″T / 47,92889°B 97,10056°T / 47.92889; -97.10056 (Grand Forks Airport (OLD)) Refueling/servicing airfield (note: NOT the current Grand Forks International Airport hoặc Grand Forks AFB. This facility was closed after the war, and the land redeveloped)
Fargo ND 46°55′14″B 096°48′57″T / 46,92056°B 96,81583°T / 46.92056; -96.81583 (Hector International Airport) Refueling/servicing airfield; 575th AAFBU
Alexandria MN 45°51′56″B 095°23′40″T / 45,86556°B 95,39444°T / 45.86556; -95.39444 (Alexandria Airport) Refueling/servicing airfield
St. Cloud MN 45°32′48″B 094°03′37″T / 45,54667°B 94,06028°T / 45.54667; -94.06028 (St. Cloud Airport) Refueling/servicing airfield
Wold/Chamberlain Field MN 44°52′54″B 093°14′1″T / 44,88167°B 93,23361°T / 44.88167; -93.23361 (Minneapolis-Saint Paul Airport) 1454th AAFBU, Alaskan Division, ATC (Station 11). Initially group assembly and dispatch airfield for Lend-lease aircraft; after 1943 controlled by Northwest Airlines under contract, coordinated passenger and cargo travelling on Northwest Staging Route. (now Minneapolis-Saint Paul International Airport)[13][14]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
Notes
  1. ^ a b c d e f Carter 1983, pp. 42, 44–45.
  2. ^ Conn and Fairchild 1989, p. 390. Lưu trữ 2010-12-31 tại Wayback Machine
  3. ^ a b c d e f g Chloe 1984 [cần số trang]
  4. ^ Sherman, Stephen. "WWII U.S. Aircraft Manufacturers: Factories in Production in Early 1944." acepilots.com. Retrieved: 26 December 2011.
  5. ^ Cohen 1981, pp. 44–46.
  6. ^ "List of Army Air Force Base Units, 1 May 1945." Lưu trữ 3 tháng 10 năm 2011 tại Wayback Machine armyairforces.com. Retrieved: 26 December 2011.
  7. ^ "AFHRA document 00182235." airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
  8. ^ "AFHRA Document 00172681." airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
  9. ^ "AFHRA document 00182227." airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
  10. ^ "AFHRA document 00182244." Lưu trữ 2011-03-30 tại Wikiwix airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
  11. ^ "AFHRA Document 00007726." airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
  12. ^ Mueller 1989 [cần số trang]
  13. ^ "AFHRA Document 00175615." airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
  14. ^ "AFHRA Document 00175619." airforcehistoryindex.org. Retrieved: 26 December 2011.
Bibliography
  • Carter, John D. "The Air Transport Command, The Army Air Forces in World War II, vol. 7" in Craven, Wesley Frank and James Lea Cate, eds. Services Around the World. Washington, D.C.: Office of Air Force History, 1983.
  • Chloe, John Hale. Top Cover for America: The Air Force in Alaska, 1920-1983. Missoula, Montana: Pictorial Histories Publishing Company, 1984. ISBN 0-933126-47-6.
  • Cohen, Stan B. The Forgotten War: A Pictorial History of World War II in Alaska and Northwestern Canada, Volume 1. Missoula, Montana: Pictorial Histories Publishing Co., Inc., 1981. ISBN 0-933126-13-1.
  • Cohen, Stan B. The Forgotten War: A Pictorial History of World War II in Alaska and Northwestern Canada, Volume 2. Missoula, Montana: Pictorial Histories Publishing Co., Inc., 1989. ISBN 978-0-933126-70-1.
  • Cohen, Stan B. The Forgotten War: A Pictorial History of World War II in Alaska and Northwestern Canada, Volume 3. Missoula, Montana: Pictorial Histories Publishing Co., Inc., 1992. ISBN 978-0-929521-30-5.
  • Conn, Stetson and Byron Fairchild. "The United States and Canada: Elements of Wartime Collaboration, The Western Hemisphere - The Framework of Hemisphere Defense, Chapter XV." Lưu trữ 2010-12-31 tại Wayback Machine United States Army in World War II. Washington, D.C.: United States Army Center of Military History, 1989.
  • Hays, Otis Jr. The Alaska-Siberia Connection: The World War II Air Route (Williams-Ford Texas A&M University Military History Series). College Station, Texas: Tamu Press, 1996. ISBN 0-89096-711-3.
  • Mueller, Robert. Air Force Bases Volume I, Active Air Force Bases Within the United States of America on 17 September 1982. Washington, D.C.: Office of Air Force History, 1989.
  • Smith, Blake. Warplanes to Alaska. Surrey, British Columbia: Hancock House Pub Ltd., 1998. ISBN 978-0-88839-401-9.
  • Smith, Blake. Wings Over the Wilderness: They Flew the Trail of '42. Surrey, British Columbia: Hancock House Pub Ltd., 2008. ISBN 978-0-88839-595-5.

Liên kết ngoài

sửa