Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa
Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa, còn gọi là nhóm ngôn ngữ Bugun và Kameng, là một nhóm ngôn ngữ nhỏ ở Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ. Cái tên Kho-Bwa do George van Driem (2001) đặt ra, ghép từ *kho ("nước") và *bwa ("lửa"). Blench (2011) đề xuất cái tên Kameng, lấy theo vùng sông Kameng của Arunachal Pradesh, và Bugun–Mey, theo tên hai ngôn ngữ trong nhóm. Anderson (2014)[2] gọi Kho-Bwa là Kameng Đông Bắc.
Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa
| |
---|---|
Kameng Bugun | |
Phân bố địa lý | Arunachal Pradesh |
Phân loại ngôn ngữ học | Hán-Tạng?
|
Ngữ ngành con | |
Glottolog: | khob1235[1] |
Cả Van Driem và Blench đều đặt tiếng Bugun (còn gọi là Khowa), tiếng Mey (còn gọi là Sherdukpen), và tiếng Lishpa (còn gọi là Lish) vào nhóm Kho-Bwa. Tiếng Puroik (còn gọi là Sulung) được Van Driem xếp vào Kho-Bwa song lại được Blench coi là một ngôn ngữ tách biệt không liên quan đến nhóm "Kameng".
Trước đây, có lệ đặt nhóm Kho-Bwa vào ngữ tộc Tạng-Miến, và đúng là các ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Hán-Tạng xung quanh, song điều này không nhất thiết chứng minh cho sự gắn kết về phát sinh mà có lẽ đơn giản chỉ cho thấy ảnh hưởng khu vực.[3]
Abraham và đồng nghiệp (2018) đã góp phần thu thập từ vựng và nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội của các ngôn ngữ Kho-Bwa.
Phân loại
sửa- Puroik (Sulung)
- Bugun (Khowa)
- Kho-Bwa Tây
- Mey–Sartang
- Sherdukpen (Mey, Ngnok), chia ra hai phương ngôn:
- Shergaon
- Rupa
- Sartang (Bootpa, But Monpa, But Pa, Matchopa), tương đồng từ vựng 50%–60% với tiếng Mey.
- Sherdukpen (Mey, Ngnok), chia ra hai phương ngôn:
- Chug–Lish
- Mey–Sartang
Lieberherr & Bodt (2017)[4] coi tiếng Puroik là một ngôn ngữ Kho-Bwa, phân loại nhóm Kho-Bwa như sau.
- Kho-Bwa
Từ vựng
sửaBên dưới là từ vựng cơ bản trong ngôn ngữ Kho-Bwa, từ Blench (2015).[5]
Gloss | Mey (Shergaon) | Mey (Rupa) | Sartang (Jergaon) | Sartang (Rahung) | Lish (Khispi) | Chug (Duhumbi) |
---|---|---|---|---|---|---|
một | hǎn | han | hèn | hân | hin | hin |
hai | ɲǐt | ɲik | nìk | ně | ɲes | niʃ |
ba | ùŋ | uŋ | ùŋ | ùún | ʔum | om |
bốn | pʰʃì | bsi | sì | psì | pʰəhi | psi |
năm | kʰù | kʰu | kʰù | kʰu | kʰa | kʰa |
sáu | ʧùk | kit | ʧìk | ʨěy | ʧʰuʔ | ʧyk |
bảy | ʃìt | sit | sìk | sǐ, sě | ʃis | his |
tám | sàʤát | sarʤat | sàrgè | sàrʤɛ́ | saɾgeʔ | saɾgeʔ |
chín | tʰkʰí | dʰikʰi | tʰkʰì | tɛ̀kʰɯ́ | ṱʰikʰu | ṱʰikʰu |
mười | sɔ̀ ̃ | sõ | sã̀ | sɔ | ʃan | ʃan |
đầu | kʰruk | kʰruk | kʰrǔk | kʰruʔ | kʰoloʔ | kʰloʔ |
mũi | nupʰuŋ | nəfuŋ | nfùŋ | apʰuŋ | hempoŋ | heŋpʰoŋ |
mắt | khibi | kivi | kábì | kʰaʔby | kʰumu | kʰum |
tai | kʰtùŋ | gtʰiŋ | gtʰìŋ | ktèíŋ | kʰutʰuŋ | kʰutʰuŋ |
lưỡi | laphõ | lapon | ? | le | loi | loi |
răng | nuthuŋ | tokʧe | mísìŋ | nitʰiŋ | ʃiŋtuŋ | hintuŋ |
cánh tay | ik | ik | ìk | ik | hu | hut |
cẳng chân | là | lapon | lɛ̌ | lɛ̌ | lei | lai |
bụng | ʃrìŋ | sliŋ | srìŋ | sriŋ | hiɲiŋ | hiliŋ |
xương | skìk | skik | àhík | skik | ʃukuʃ | ʃukuʃ |
máu | hà | ha(a) | hɛ̀ | ha | hoi | hoi |
mặt | dòŋpù | bo | mi | zə̀í | doʔ | doŋpa |
răng | ntùŋ | tokʧe | mísìŋ | ptə̀íŋ | ʃiŋtuŋ | hintuŋ |
dạ dày | àlà | karbu | ʧàk | phriŋ | hiɲiŋ | hiliŋ |
miệng | ʧàw | nəʧaw | so | ʨʨǒ | hoʧok | kʰoʧu |
mưa | ʧuuma | nimi | nʧʰù | ʧuʧuba | namu | namu |
Xem thêm
sửa- Danh sách từ vựng so sánh nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa (Wiktionary)
Chú thích
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kho-Bwa”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Anderson, Gregory D.S. 2014. On the classification of the Hruso (Aka) language. Paper presented at the 20th Himalayan Languages Symposium, Nanyang Technological University, Singapore.
- ^ Blench (2011): "Certainly, the phonology and morphology of Arunachali languages looks superficially like Tibeto-Burman, which explains their placing in the Linguistic Survey of India. Unfortunately, this is rather where matters have remained [... this paper] proposes we should take seriously the underlying presumption probably implied in Konow's statement in Linguistic Survey of India. Volume III, 1, Tibeto-Burman family, Calcutta (1909:572)], that these languages may not be Sino-Tibetan but simply have been influenced by it; that they are language isolates."
- ^ Lieberherr, Ismael; Bodt, Timotheus Adrianus. 2017. Sub-grouping Kho-Bwa based on shared core vocabulary. In Himalayan Linguistics, 16(2).
- ^ Blench, Roger. 2015. The Mey languages and their classification. Presentation given at the University of Sydney, 21st August, 2015.
- George van Driem (2001) Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region. Brill.
- Blench, Roger. 2011. (De)classifying Arunachal languages: Reconsidering the evidence
- Lieberherr, Ismael; Bodt, Timotheus Adrianus. 2017. Sub-grouping Kho-Bwa based on shared core vocabulary. In Himalayan Linguistics, 16(2).
- Abraham, Binny, Kara Sako, Elina Kinny, Isapdaile Zeliang. 2018. Sociolinguistic Research among Selected Groups in Western Arunachal Pradesh: Highlighting Monpa. SIL Electronic Survey Reports 2018-009.